1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về các hệ thống phòng thủ tích cực (APS, active protection system)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 15/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Bàn về các hệ thống phòng thủ tích cực (APS, active protection system)

    Hệ thống phòng thủ hay bảo vệ tích cực APS được sử dụng ngày càng nhiều trên các phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm tăng cường khả năng bảo vệ tối đa cho người và vũ khí chống lại mọi tấn công bên ngoài đặc biệt là tên lửa. Nổi tiếng nhất của APS là chương trình SDI của cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan

    Topic này bàn về các khía cạnh của KTQS không chứa những bài khiêu khích hay kích bác lẫn nhau giữa các mem. Cám ơn các đc quan tâm.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    nguyên lý chung là : ra đa cảnh báo sớm và hệ thông bắn trả hit-to-kill
  3. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Bảo vệ chủ động cho xe bọc thép chiến đấu

    Trong tác chiến hiện đại, xe bọc thép chiến đấu giữ vai trò rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra với xe là phải bảo đảm an toàn cho kíp chiến đấu, khả năng cơ động nhanh, tầm hoạt động xa. Để chống các loại đạn nổ lõm thế hệ mới, có khả năng xuyên giáp dày, các xe bọc thép chiến đấu phải sử dụng lớp giáp bảo vệ chủ động tiên tiến, có chức năng bảo vệ tốt, đồng thời khắc phục được những ảnh hưởng, làm hạn chế khả năng cơ động của xe.
    Ưu điểm nổi bật của hệ thống bảo vệ chủ động là thay cho việc bọc lên các xe bọc thép chiến đấu một lớp giáp bảo vệ, bảo đảm khả năng bảo vệ xe trong phạm vi 360 độ. Hệ thống bảo vệ chủ động có thể làm giảm khối lượng của xe do không sử dụng giáp thụ động và giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên, do giá thành đắt, công nghệ chế tạo phức tạp và khối lượng lớn, hiện tại các hệ thống bảo vệ chủ động mới được áp dụng chủ yếu cho các xe tăng và xe bọc thép chiến đấu hạng nặng. Các xe bọc thép chiến đấu trong chương trình ?oCác hệ thống chiến đấu tương lai? (FCS) của lục quân Mỹ nặng không quá 30-32 tấn, song có tính năng kỹ thuật, chiến thuật tương đương xe tăng chiến đấu chủ lực trọng lượng trên 60 tấn.
    Để nâng cao khả năng cơ động và bảo đảm an toàn cho kíp chiến đấu, việc nghiên cứu chế tạo hệ thống bảo vệ chủ động cho xe bọc thép được tiếp cận theo hướng kết hợp ba thành phần chủ yếu. Một là, hệ thống phải bao gồm các thiết bị cảm biến, có khả năng phát hiện các mối đe dọa của tên lửa, đạn pháo, lựu phóng? của đối phương đang hướng đến. Hai là, phải có hệ thống tự động xử lý dữ liệu mối đe dọa và kích hoạt các biện pháp đối phó. Ba là, phải có các biện pháp đối phó hiệu quả nhằm tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa mối đe dọa. Ngoài ra, cũng có những đề xuất kết hợp sử dụng giữa hệ thống bảo vệ chủ động và hệ thống hỗ trợ phòng vệ để vô hiệu hóa vũ khí chống tăng đối phương. Nga là một trong những nước dẫn đầu trong việc nghiên cứu chế tạo các hệ thống bảo vệ chủ động cho xe bọc thép chiến đấu.
    Drozd
    Drozd Là một hệ thống bảo vệ tích cực của xe tăng (APS, active protection system), bắn chặn tên lửa chống tăng.
    Nghĩa từ: Drozd, chim hét (thurd), tiếng Nga "Рz-" . Mã tên "Hệ thống 1030M-01 "Рz-"".
    Hơn 20 năm qua, Nga đã phát triển từ hệ thống bảo vệ chủ động cho xe tăng và xe bọc thép DROZD đến DROZD-2, có khả năng bảo vệ xe 360 độ. Hệ thống DROZD-2 mới nặng 800kg, rất phù hợp với yêu cầu của xe bọc thép chiến đấu. Hệ thống bao gồm 18 ống phóng rốc-két được bố trí xung quanh tháp pháo. Mỗi ống phóng bảo đảm một khu vực bảo vệ 20 độ theo mặt phẳng ngang và từ 6 độ âm đến 20 độ theo chiều thẳng đứng. Hệ thống có thể vô hiệu hóa các loại đạn pháo, lựu phóng hoặc tên lửa bay ở vận tốc từ 50 đến 700m/giây.
    [​IMG]
    T80 gắn Drozd-2
    Lịch sử.
    Drozd do Liên Xô cũ và Nga ngày nay sản xuất, trang bị và bán. Hệ thống được thiết kế vào khoảng 1977-1978. Hệ thống lắp trên bản hiện đại hóa T-55AD năm 1983 bởi nhóm thiết kế do A. Shipunov''''s KBP dẫn đầu. . Hệ thống cải tiến tốt hơn Drozd-M (1030o "?озд) và sau đó là Drozd-2 ra đời năm 1983 sau đó được trang bị trên các xe cũ T-62, T-64, T-72, một số xe T-80. Drozd-2 tăng cường bảo vệ 4 mặt và góc cao, bắn ra chùm đạn hình dẹt tăng chiều cao, từ đó, các Drozd-M được gọi là Drozd-1.
    Mô tả.
    Hệ thống gồm radar 24,5GHz phát hiện các tên lửa bắn tới. Đạn chùm mỗi viên nặng 3 gram đặt trong các ống cố định 107mm chĩa ra các hướng. Tên lửa đến với tốc độ 70m/s-700m/s được phát hiện. Khi tên lửa vào gần 7 mét, ống bắn ở hướng đó điểm hỏa phóng đạn chùm đánh chặn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    T55 gắn Drozd 2
    1 - Ống phóng Rocket
    [​IMG]
    2 - radar tần số cao
    [​IMG]
    3 - Panel điều khiển Radar.
    [​IMG]
    Một xe tăng thường trang bị tối thiểu 2 ăng-ten (antena) radar và hai dẫy ống phóng hai bên tháp pháo. Để đảm bảo bảo vệ 4 mặt, cần trang bị thêm ăng-ten và ống phóng. Bên trong giáp, hệ thống nặng khoảng 1 tấn phía sau tháp pháo.
    Ban đầu, hệ thống không được quân đội chú ý, do xuất hiện các phương tiện bảo vệ bộ binh đi kèm tốt hơn. Nhưng lực lượng Thủy quân lục chiến đặt hàng lắp cho xe tăng T-55, mục tiêu là xe đổ bộ nhẹ. Xe được hiện đại hóa tại Lviv, Ukraina sau đó được cất trong kho bảo mật. Trong chiến tranh Apganistan, 80% tên lửa bắn tới bị chặn lại. Trong chiến tranh Chechnya lần đầu 1994-1996, hệ thống thể hiện nhược điểm khi xe bị bắn từ trên cao trong thành phố. Đã được trang bị ở Trung Đông và Trung Quốc.
    Ưu Nhược điểm.
    Nhược điểm lớn nhất của hệ thống là chùm đạn lớn bắn vào bộ binh đi kèm xe tăng. Drozd là hệ thống APS cho xe tăng làm việc tin cậy và được trang bị thực tế đầu tiên trên thế giới. Khi Nga độc lập, để vượt lên các hệ thống đã bị thất thoát, người ta phát triển hệ thống Arena thay thế.
    Tính năng: Drozd Drozd-2
    Góc phương vị: ±40 ±180
    Góc ngang mối ổ bắn từ: -6 đến +20 -6 đến +20
    Tốc độ tên lửa bắn tới: 70m/s-700m/s 50m/s-500m/s
    Tỷ lệ đánh chặn thành công ít nhất: 0,7 0,8
    Thời gian nạp lại đạn: 15 phút 15 phút
    Tiêu thụ điện: 700w 500w
    Khối lượng hệ thống: 1 tấn 800kg
    Kích thước ống phóng Drozd so với Drozd-2
    [​IMG]
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 04/10/2008
  4. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1

    Drozd
    Ảnh một số xe tăng T-55 trang bị Drozd
    T55
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1

    Drozd
    Ảnh một số xe tăng T-80 trang bị Drozd
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống Iron Fist active protection system
    Do Israel sản xuất
    Hoạt động tương tự như các hệ thống ARENA, Drozd, TROPHY nhưng ít nguy hiểm cho bộ binh hơn hệ thống Drozd
    Xem video ở đây
    http://www.youtube.com/watch?v=rxPinJp051I
    Điểm mạnh của Iron Fish so với Drozd là bao quát được 360 độ. Trong trường hợp không có bộ binh tùng thiết thì IF khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của Drozd mà không sợ đánh lén từ góc chết của ra đa. Tuy nhiên phải chống đỡ với hai phát RPG từ hai hướng khác nhau thì IF cũng chịu. Trong trường hợp này IF ưu tiên chống lại quả nào ra đa phát hiện trước còn quả thứ 2 đành phải phó mặt cho giáp bảo vệ tích cực
    IRON FIST được quảng cáo là:
    + chống lại tất cả các hiểm họa cho tăng thiết giáp từ tên lửa chống tăng, RPG, đạn pháo chống tăng...
    + không gây các tác hại phụ như khoảng cách phòng chống an toàn, các mảnh vỡ không bay đến được xe cần bảo vệ
    +Kích thước nhỏ và nhẹ nên gắn được trên tất cả các loại tăng thiết giáp
    +Thiết kế dạng mô đun nên dễ dàng nâng cấp
    + Sử dụng đồng thời hai kỹ thuật dò tìm nên đạt chuẩn 100% phát hiện kịp thời hiểm họa
    + Hoạt động tốt ở cả trận chiến ngoài đồng trống hoặc trong thành thị
    + Hệ thống có giả cả chi phí rất hiệu quả trong khi giá của đạn đánh chặn rất mềm
    Kỹ thuật dò tìm:
    + Radar
    + Thụ cảm thể cho hồng ngoại
    An toàn:
    +Sử dụng phần cứng và phần mềm để xác định loại trừ phát bắn giả tạo
    +Đầu đạn đánh chặn được thiết kế giảm thiểu tối đa các hậu quả không mong đợi
    Ngoài khả năng vô hiệu hóa các tên lửa và rốc-két trang bị đầu đạn nổ lõm, Iron Fist còn có khả năng vô hiệu hóa đạn động năng. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, Iron Fist được coi là hệ thống đầu tiên trên thế giới có khả năng vô hiệu hóa đạn chống động năng, đặc biệt là đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) có thanh xuyên làm từ u-ran nghèo.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 18/10/2008
  7. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    ?oGiáp phòng hộ? cho máy bay

    Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai có điều khiển mang đầu đạn tự dẫn hồng ngoại đang là mối đe dọa tiềm tàng và là ?oác mộng? đối với các loại máy bay tiêm kích chiến thuật.
    [​IMG]

    Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai có điều khiển mang đầu đạn tự dẫn hồng ngoại đang là mối đe dọa tiềm tàng và là ?oác mộng? đối với các loại máy bay tiêm kích chiến thuật, máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải quân sự, cũng như các loại máy bay của các hãng hàng không dân dụng khác.
    Mặc dù trên các loại máy bay này cũng có các tổ hợp tự phòng hiện đại như: hệ thống cảnh báo sớm về các tia la-de, các phương tiện kỹ thuật vô tuyến cảnh báo ra-đa, cảnh báo về việc phóng tên lửa của đối phương, đồng thời còn có hệ thống tự động thả các mục tiêu nhiệt giả để đánh lạc hướng tên lửa, song trong nhiều trường hợp, đa số các loại máy bay này đều bị tiêu diệt. Bởi vì các phương tiện kĩ thuật trên các loại máy bay này không thể phát hiện ra công tác chuẩn bị của nó, đồng thời nó còn có khả năng phục kích bất ngờ tại các khu vực mà máy bay bay thấp, hoặc bay treo trên không. Hơn nữa, tên lửa thường phóng vào nửa sau của máy bay nên rất khó để kíp lái có thể phát hiện ra bằng mắt thường.
    Từ thực tế trên, các nhà khoa học Mỹ và I-xra-en đang tích cực phối hợp nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm hệ thống ?ogiáp bảo vệ? cho máy bay tiêm kích chiến thuật, máy bay trực thăng chiến đấu, vận tải quân sự và máy bay dân sự các loại trước sự tấn công của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai. Hệ thống bao gồm 4 bộ cảm biến với góc quan sát 1200, cho phép máy bay có khả năng phát hiện sự phóng tên lửa từ xa của đối phương nhờ các bộ cảm biến hồng ngoại, cảm biến ra-đa và sự bức xạ chùm sáng của động cơ tên lửa trong dải cực tím, có thể tính toán được quỹ đạo bay của tên lửa cũng như thời điểm tên lửa gặp mục tiêu, thời điểm tiêu diệt đầu đạn tự dẫn bằng các tia hồng ngoại hướng hẹp cực mạnh, hoặc làm chệch hướng bay của tên lửa bằng các mục tiêu nhiệt giả. Hệ thống này có khả năng bảo vệ được cả máy bay có trọng tải lớn như Bô-ing 737.
    Trước tiên loại hệ thống bảo vệ máy bay này sẽ được trang bị cho 300 máy bay dân sự dự bị của không quân Mỹ vốn được dùng để vận chuyển binh lính và vật chất quân sự tới các khu vực xảy ra xung đột.

  8. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Cái hệ thống áo giáp cho máy bay đó cũng dc lắp trên cái AirForceOne phải ko ạ
  9. americus

    americus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2008
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống phòng thủ Air Force One là một tuyệt mật của nước Mỹ
    [​IMG]
    Air Force One, Không lực số một, hay Không lực một số hiệu điều khiển không lưu được dùng để gọi bất kì một chiếc phi cơ phản lực nào của Không lực Hoa Kỳ đang chuyên chở tổng thống của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Dù vậy, tên này được dùng chủ yếu cho hai chiếc phản lực đời Boeing 747-200B được thiết kế đặc biệt với số hiệu đuôi là "28000" và "29000", được đánh kí hiệu VC-25A bởi Không lực Hoa Kỳ. Dù dùng một cách chính xác Không lực Một chỉ được dùng để chỉ chiếc máy bay nào đang chuyên chở tổng thống, thuật ngữ này được dùng phổ biến để chỉ một trong hai chiếc may bay kể trên được dùng và bảo quản bởi Không lực Hoa Kỳ.
    Khi tổng thống cần bay tới những địa điểm mà đường bay quá ngắn cho VC-25A, một chiếc Boeing C-32 hoặc Lockheed C-140 Jetstar sẽ được điều động thay thế.
    Vì được xem là "Nhà Trắng trên không" nên thông tin về cấu tạo và trang bị của AFO được xem là "top secret" của Hoa kỳ
    Đại để người ta biết một số thông tin như sau:
    Khả năng và đặc tính:
    Phi cơ sử dụng làm chiếc Không lực một khác với chiếc Boeing 747 thương mại về kích thước, đặc tính và điều kiện an ninh. Cũng có 3 tầng nhưng nội thất thì phải trang trí phù hợp với văn phòng làm việc di động của tổng thống. Tổng diện tích khoảng 370m2, tầng dưới cùng phần lớn dùng vận chuyển hàng hóa, hành lý và thực phẩm. Thực phẩm mang trên máy bay có thể cung cấp 2.000 xuất ăn được chứa trong các tủ đông. Hai phòng ăn, có thể phục vụ cho 100 thực khách một lúc. Khoang hành khách ở tầng 2, phòng thông tin và buồng lái của phi hành đoàn nằm ở tầng 3.
    Có 3 lối vào phi cơ, một nằm ở đầu và một nằm ở đuôi để hành khách lên tầng dưới máy bay và một cửa lên tầng giữa. Thông thường mọi người thấy tổng thống bước ra vẫy chào mọi người là sử dụng cửa thứ ba này. Phóng viên tháp tùng thường đi cửa ở đuôi, sau đó mới sử dụng cầu thang bên trong để đi lên tầng giữa. Khu vực họp báo giống như một phòng thượng hạng, tiện nghi và chỗ ngồi thoáng đản.
    Trên máy bay có một bàn giải phẫu gấp xếp được, các dụng cụ cấp cứu, và cả một kho thuốc đủ loại. Trên mỗi chuyến bay có một đội ngũ bác sĩ. Ngoài ra còn có những khu phòng ngủ riêng biệt dành cho khách, các viên chức cao cấp, nhân viên an ninh, phòng thông tin. Tổng thống có phòng làm việc, phòng ngủ, phòng trang điểm (dressing-room), phòng tắm v.v? đầy đủ tiện nghi như dưới đất. Những văn phòng này nằm bên phải của phi cơ, một hành lang dài nằm bên trái. Khi chiếc Không lực Một đáp và dừng, quan khách đón tiếp tổng thống luôn luôn ở bên trái phi cơ, đây cũng là biện pháp an ninh khiến cho số người đón tiếp không thể nhìn thấy tổng thống cho đến khi ông xuất hiện ở cửa.
    Văn phòng được trang bị máy photocopy, máy in, máy đánh chữ (word processing), máy fax, 87 điện thoại {trong đó có 28 đường tuyệt mật và được mã hóa) và 19 TV. Ngoài ra các máy chuyển dữ liệu, máy bộ đàm qua hệ thống bảo mật hay thông thường. Đồ gỗ trang trí trên máy bay phần lớn làm theo dạng thủ công của các bậc thầy nghề mộc.
    Máy bay hoạt động như một trung tâm chỉ huy hành quân cho dù xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không và được trang bị hệ thống đánh chặn những tên lửa phòng không. Hệ thống điện trên máy bay gồm 383km dây điện, gấp đôi những chiếc 747 thương mại. Toàn bộ hệ thống điện được bao phủ một chất bảo vệ dày chống những xung điện phát ra từ các vụ nổ hạt nhân. Máy bay cũng trang bị hệ thống phòng vệ điện tử (ECM), hệ thống này làm nhiễu hệ thống radar đối phương, và hàng chục lố pháo sáng để chống tên lửa tầm nhiệt.
    Air Force One là một chiếc máy bay quân sự do Không lực Mỹ quản lý. Mỗi khi phi cơ cất cánh là một lần họ được coi là thực thi nhiệm vụ quân sự. Nó là chiếc chuyên cơ được đặt hàng, có khả năng phòng thủ cao nhờ các thiết bị chống tên lửa.
    Được trang bị những thiết bị công nghệ quân sự tuyệt mật, gồm hệ thống chống tên lửa và trao đổi thông tin mã hóa, Air Force One vẫn còn mang trong mình những bí mật mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu được.
    Máy bay có 4 động cơ phản lực General Electric CF6-80C2B1, sức đẩy của mỗi động cơ là 56.700 lbf (250kN). Thân máy bay dài 70,7 mét, cao 19,3 m, sải cánh 59,6m, tốc độ 630 mph (mach 0,92) với trần bay cao 13.700m. Tải trọng tối đa khi cất cánh 375.000kg và bay xa 12.550km. Phi hành đoàn gồm 26 người có thể chở 102 khách.
    Không lực số một luôn được các máy bay chiến đấu hộ tống nên khả năng tấn công Không lực số một hầu như bằng không.
    Được americus sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 23/09/2008
  10. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống ARENA
    Nga còn nghiên cứu chế tạo hệ thống bảo vệ chủ động cho xe tăng và xe thiết giáp có tên gọi ARENA. Hệ thống có trọng lượng 1.300kg, hiện được trang bị cho xe tăng T-80 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Hệ thống bao gồm một ra-đa lắp ở phía sau tháp pháo, có khả năng phát hiện tên lửa đang bay tới khi cách xe khoảng 50m; một máy tính để tính toán và điều khiển đạn ngăn chặn tên lửa tiến công và cơ số đạn từ 22 đến 28 quả. Hệ thống có khả năng bảo vệ xe trong phạm vi 360 độ. Thời gian từ khi phát hiện đến khi mục tiêu bị tiêu diệt là 0,07 giây. Nhược điểm của hệ thống là có một ?ođiểm chết? nhỏ ở phía sau ra-đa không được hệ thống bảo vệ. Hệ thống ARENA dành cho xuất khẩu có thương hiệu là ARENA-E. Hàn Quốc đã mua hệ thống ARENA để trang bị cho xe tăng K-2 Black Panther.
    Hệ thống Arena-E bao gồm ra-đa đa năng và thiết bị phóng đạn đánh chặn, tốc độ phản ứng nhanh, có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại tên lửa và đạn chống tăng đang bay. Hệ thống phòng hộ Arena đã được Nga thử nghiệm trên chiến trường, nhất là ở Tre-xni-a và phát huy tốt hiệu quả. Tùy theo số lượng đạn đánh chặn mang theo, khối lượng toàn bộ hệ thống Arena-E nặng từ 1 tấn đến 1,1 tấn, so với hệ thống Trophy thì chúng không thể thích ứng khi trang bị cho xe thiết giáp, nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều.
    [​IMG]
    T80U với ARENA
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thông tin về ARENA gồm hình ảnh, video xin xem ở
    http://russianarmor.info/Tanks/EQP/arena.html
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 18/10/2008

Chia sẻ trang này