1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về các hệ thống phòng thủ tích cực (APS, active protection system)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 15/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống TROPHY
    Năm 2004, I-xra-en cho ra đời hệ thống bảo vệ chủ động Trophy trang bị cho xe tăng Merkava Mk3, Mk4 và bọc thép chở quân Stryker 8x8 bánh. Trophy có khả năng vô hiệu hóa tất cả các mối đe dọa, từ rốc-két thông thường đến tên lửa chống tăng có điều khiển từ một khoảng cách khá xa từ vị trí xe. Hệ thống ra-đa bao gồm 4 ăng-ten tấm phẳng bố trí ở phía trước và sau xe, có khả năng phát hiện cả tên lửa tiến công từ trên không. Ưu điểm nổi bật của Trophy là hệ thống chỉ được kích hoạt khi ?omối đe dọa thực? được phát hiện và trọng lượng của toàn bộ hệ thống là dưới 500kg, rất phù hợp với các xe bọc thép chiến đấu. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống là có thể gây tổn thất phụ. Trong quá trình thử nghiệm đánh giá, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, Trophy có thể vô hiệu hóa một lựu phóng RPG đang bay tới, song đồng thời có thể làm chết 20 người trong thời gian đó
    Nếu loại trừ được tổn thất phụ thì Xe tăng Merkava Mk4 lắp hệ thống phòng hộ Trophy rất an toàn, uy lực chiến đấu nâng lên rất cao, được mệnh danh là ?ovua lục quân?.
    [​IMG]
    Xe tăng Merkava Mk4 của I-xra-en được lắp giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng hộ chủ động Trophy.
    Hệ thống phòng hộ chủ động tiên tiến Trophy có khả năng nhanh chóng đo dò, bám sát và tiêu diệt các loại tên lửa có điều khiển, đạn chống tăng đang bay tới. Hệ thống lắp ra-đa mạng phẳng bố trí trên xe hoặc xung quanh tháp pháo và các thiết bị phóng đạn đánh chặn hoặc đạn gây nhiễu để làm chệch hướng tấn công của vũ khí chống tăng đối phương. Khối lượng toàn bộ của Trophy 454kg nên tác động không nhiều đến sức cơ động khi trang bị cho xe tăng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 30/10/2008
  2. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    nếu có những hệ thống aps ưu viẹc như vậy thì trên những tàu chiến hiện đại chắc sẽ có những hệ thống tương tự, thậm chí mạnh hơn nhiều, như vậy thì tên lửa đối hạm có làm gì được chiếc tàu đâu. chúng ta phải nhức óc rồi đây
  3. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Tên lửa đối hạm bị đối phó từ lâu rồi chứ. Đó là các hệ thống đối không tầm cực ngắn.
    Nhưng chỉ các tên lửa đối hạm Mỹ bay cao và chậm như rùa mới bị chặn thôi, còn các thể loại bay cao 5 mét tốc độ M3 ??? Chỉ có vài chục giây để đối phó với nó và hiện nay chưa có phương tiện phòng thủ nào đáp ứng được. Tốc độ bắn cao nhất của Mỹ là 100 viên / giây, khoảng cách đạn chống hạm đi được trên 10 mét, kể cả kịp quay súng thì xác suất bắn trúng là không đáng kể.
  4. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    ARENA, Drozd,
    Ở đây, bạn đã nhầm một chút., mình bổ sung chút. Bạn trích từ bài viết của mình trên wiki, nhưng bài đó đã bị sửa nhiều rồi, mình không muốn dây dưa với đống rác thối hoắc đó nên không sửa lại nữa.
    APS tiếng Nga là sА-. sА- ?o"Рz-"?
    http://www.btvt.narod.ru/3/kaz_drozd.htm
    Đây là hệ thống đầu tiên trên thế giới đạt tỷ lệ hiệu quả , tỷ lệ đánh chặn 0,7-0,8. Trước đó có nhiều hệ thống thử nghiệm ở nhiều nước nhưng đều không thành công. Trong chiếns tranh Afghan, 80% đạn bắn tới bị chặn lại. Cho đến nay, Arena chưa trực tiếp tham chiến nhiều, Drozd vẫn là hệ thống đã từng tham chiến đạt kết quả cao nhất, nếu không muốn nói là hệ thống duy nhất đạt kết quả trong thực tế chiến đấu. Các hệ thống của Israel trái với quảng cáo, đại bại đến mức coi như hoàn toàn bị vô hiệu hoá trước các đạn RPG hạng nặng rất chậm năm 2006.
    Sau này kỹ thuật thất thoát, Nga phát triển Arena thay thế. Hệ thống được Nga và Ucraina xuất khẩu đi nhiều nơi.
    -------------------------
    Drozd được phát triể thành công năm1977-1978 (Drozd không có đuôi -1, -2, còn được gọi là Drozd nguyên thuỷ). Hệ thống lắp trên bản hiện đại hóa T-55AD năm 1983 bởi nhóm thiết kế do A. Shipunov KBP dẫn đầu. . Hệ thống cải tiến tốt hơn Drozd-M (1030o "?озд) và sau đó là Drozd-2 ra đời năm 1983.
    T-55 được chọn sử dụng cho thuỷ quân lục chiến vì khả năng vượt lầy tốt. Trước những yêu cầu chiến thuật mới, một loạt cải tiền hình thành T-55AD, trong đó có APS. Xe tăng T-55 được hiện đại hoá ở Lviv, Ukraina sau đó lại cất kho dự trữ. Drozd-M về sau được gọi là Drozd-1. Drozd-2 có cải tiến lớn nhất là góc bảo vệ tròn 360 độ ngang. Cả hai phiên bản đều có góc đứng -6 đến +20 độ. Drozd-1 bao quát 80 độc ngang trước mặt.
    được trang bị trên các T-62, T-64, T-72, một số xe T-80 tân trang.
    Trong một số phiên bản Drozd-2, người ta bỏ qua góc 120 độ mặt sau để tránh tổn thương bộ binh đi kèm. Góc này được bảo vệ bởi các thiết bị lắp trên xe, như máy điều hoà, antena của chính Drozd, lưới chắn.... . Drozd-1 đánh chặn được đạn 700m/s, Drozd-2 đạn 500m/s. Tốc độ tối thiểu của đạn bị chặn là 70m/s-50m/s. Người ta không đánh chặn đạn chậm hơn vì chúng sẽ bị chặn lại ở các giáp phụ khác.
    Có các phiên bản kín góc Drozd-2, nhưng chỉ có ở Nga với loại radar riêng, không có ở Ucraina.
    Tỉ lệ thành công ở các phiên bản 1-2 là 70%-80%.
    http://www.btvt.narod.ru/3/kaz_drozd.htm
    Về nguyên lý, Drozd-2 sử dụng radar 24,5GHz phát hiện hướng và tốc độ đạn bắn tới. Đánh chặn bằng ống phóng mảnh đạn 107mm, mỗi ống này trùm lên một góc 120 độ. Có hai phiên bản ống phóng, một là cối nòng kín bắn đạn ria đặn sát tháp pháo và hai là cối phản lực đặt cao hơn. Đạn ria mỗi viên 3gram, nhồi 19kg thuốc súng. Drozd-1 tổng cộng 1000kg, Drozd-2 0,8 tấn.
    Tất cả các ống phóng đạn ria đều cố định. Thời gian nạp lại đạn 15 phút.
    Đạn bắn tới bị đánh chặn ở tầm 7 mét .
    Kiểu Drozd-2 có hai hệ thống antena và radar rời nhau, antena đặt hai bên tháp pháo. Tiêu thụ điện 500w Drozd-2 và 700w đời trước.
    http://russianarmor.info/Tanks/IMAGES/t-80u001.html
    Drozd-1 có một hệ radar nhưng chia làm 3 khối antena. radar báo động sớm đặt cao trên sau tháp pháo, 2 antena định hướng và đo xa chính xác đặt 2 bên.
    http://russianarmor.info/Tanks/IMAGES/t-55ad001.html
    Thời gian sẵn sàng đánh chặn trở lại: 0,35 giây.
    Nhược điểm.
    Hệ thống có một số nhược điểm, một là số dự trữ đạn đánh chặn ở mỗi hướng thấp. Hai là, nó gây nguy hiểm diện rộng cho bộ binh. Hệ thống được Ucraina chọn cho xe tăng T-80 hiện đại hoá của họ với nguyên lý chiến đấu tốc hành đấu tăng là chủ yếu.
    Nga phát triển tiếp hệ thống bảo vệ tổng hợp cho xe tăng khác, một là vì kỹ thuật này không còn là độc quyền, thêm nữa là khắc phục nhược điểm gây nguy hiểm cho bộ binh của nó. Arena được phát triển thành công lần đầu cuối thập niên 1980 ở Liên Xô song song với việc phát triển xe tăng tàng hình T-95 (phiên bản Ucraina T-94).
    http://liveguns.ru/tanki/t55
    http://russianarmor.info/Tanks/EQP/drozd.html
    Drozd-1
    [​IMG]
    Ống phóng đạn ria , đây là ống phóng phản lực được lắp trên T-80
    [​IMG]
    T-55AD
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 00:33 ngày 28/10/2008
  5. SSX

    SSX Guest

    Iron Fist chỉ là thử nghiệm không thành. Một hệ thống quay cơ để cover ít nhất 180 độ như vậy không đủ thời gian để phản ứng với đầu đạn cực nhanh. Drozd APS của Nga đặt nhiều tên lửa cố định mỗi thằng đảm nhận 1 góc chứ không quay và cũng không tin cậy bằng Arena APS phóng đạn bi.
    Trophy cũng đang thử nghiệm, chưa biết kết quả thể nào nhưng đã biết là lại nổ kinh giống Iron Fist.
    Chiến tranh với Lebanon 2006 Israel thua. Mất đến 40 chiếc tăng, khoảng 20 chiếc là loại hiện đại nhất Merkava 4.
    Xem Merkava chết thế nào này
    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 27/10/2008
  6. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Cho đến nay, trừ các hệ thống của Nga đã được thử nghiệm kỹ càng thì các hệ thống APS của các nước khác đều chưa thể sử dụng được. Tác dụng lớn nhất của chúng vẫn là quảng cáo.
    Cuối những năm 1980, Liên Xô tiếp tục bước tiến mới với hai hệ thống Zaslon (-аслон, ba ri e) và Arena (А?ена). Đáng tiếc cho Ucraina là học chưa nắm được nhiều bước tiến mới này.
    Zaslon kết hợp đánh chặn cả đạn nổ (HEAT) và đạn xuyên (KE), radar kích hoạt hệ thống đánh chặn ở tầm 2-2,5 mét, kích nổ HE và lật nghiêng KE. Tuy nhiên, hệ thống không đạt được tỷ lệ thành công cao. Zaslon tiếp tục được Ucraina phát triển.
    Sau này, hệ thống Arena được chọn sử dụng cho T-80 và T-95. ở T-80, А?ена là một phần của hệ thống Shrota. Hệ thống này bao gồm các chức năng phát hiện bị lock, bị đạn bắt tới, gây nhiễu và cuối cùng là đánh chặn bởi А?ена.
    Shrota có các chức năng phát hiện bị lock bởi laser đèn chiếu và laser lái bám đường, đạn không điểu khiển bắn tới. Nó chiếu laser gây nhiễu, phóng khói, phóng màn pháo sáng gây nhiễu hồng ngoại... chỉ đạn nào vượt qua các bảo vệ này vào gần quá 50 mét mới đến lượt Arena theo dõi và bị đánh chặn ở 25 mét (Arena-E). Nếu vượt qua Arena, đạn tiếp tục bị chặn bởi hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) có tê Kontac.
    А?ена ban đầu sử dụng trên T-80 theo nguyên lý chiến đấu (concept) chủ yếu là tốc chiến đấu tăng. Hệ thống gồm 6 hộp bắn đạn ria đặt cao, bắn chúc xuống để giảm nguy hiểm cho bộ binh. Phiên bản tiếp theo là Arena-E sử dụng các cối cố định bắn ra đạn nổ, đạn nổ này chúi xuống khi đánh chặn bắn đạn ria xuống đất.
    Arena-E có ưu thế vượt trội so với Drozd bởi phòng thủ đều 4 mặt, cả trên không đánh xuống, lượng đạn dự trữ cũng như tủ lệ thành công, khả năng bảo vệ bộ binh. Đây là hệ thống tiên tiến nhất hiện nay trên thị trường. Trong khi xuất khẩu hạn chế Arena-E Nga phát triển tiếp thế hệ APS mới. Arena đời đầu đã được tháo dỡ khỏi trang bị.
    Arena-E có đặc trưng là antena băng sống mm gồm nhiều radar số đặt trên một cái trục trông như đèn giao thông. Nhờ các radar này thay thế nhau, cũng như các ống phóng, nên hệ thống có độ tin cậy cao.
    Người ta có thể bố trí đều cả 4 phía và trên cao,. hoặc ưu tiên phía trước và trên cao. Mỗi mặt radar đảm nhiệm 220 độ.
    Khoảng cách giữa các lần chặn là 0,2-0,4 giây. Thời gian bật hệ thống gần như tức thời, 0,07 giây. Hệ thống chặn được đạn 70-700m/s. Tổng khối lượng 1,1 tấn, tiêu thụ 1kw điện 27 volt.
    http://fofanov.free.fr/Tanks/IMAGES/arena001.avi
    [​IMG]
    Zaslon và Arena.
    http://worldweapon.at.ua/publ/40-1-0-215
    http://btvt.narod.ru/1/armor_world/armor_world2.htm
    http://fofanov.free.fr/Tanks/EQP/arena.html
    T-72M1M với Arena-E
    Ảnh to, bấm vào link
    http://btvt.narod.ru/1/armor_world/t-72arena.jpg
    [​IMG]
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Thuỵ điển và Đức vừa quảng cáo phối hợp chế tạo đc loại APS dung energy beam để phá đạn bắn đến, cả đạn HEAT lẫn đạn kinetic.
    Cái energy beam là gì ko rõ, nhưng khả năng là do đạn nổ lõm định hướng.
    Bình:
    1 - shape charge chắc thừa khả năng bắn gẫy đạn DU hay gì đó.
    2 - ko biết dùng nhân kim loại gì mà độ 10m thì bay hơi hết đi nhỉ, ko thì giết bộ binh nhà còn quá cả đạn ria.
  8. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Bảo vệ chủ động cho tàu chiến
    Tương tự như các hệ thống bảo vệ cho xe bọc thép, các công ty chế tạo vũ khí đang ra sức hoàn thiện hẽ thống bảo vệ cho tàu chiến
    Hệ thống Barak của Israel
    [​IMG]
    Lá chắn tên lửa Barak-1 của Israel
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hôm26/10, tập đoàn công nghiệp hàng không Israel (IAI) đã tuyên bố hoàn tất thành công một loạt các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa mới dành cho lực lượng hải quân Israel.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa, có tên gọi Barak-1, có khả năng bảo vệ tàu và đánh chặn các tên lửa không đối đất cũng như các ngư lôi trong bán kính 360 độ xung quanh chiếc tàu.
    Hệ thống này cũng tỏ ra hiệu quả trong việc đánh chặn các tên lửa hành trình, bom thông minh và các loại bom khác được thả từ máy bay hoặc trực thăng.
    Ngoài ra, Barak-1 cho phép phóng tên lửa nhằm vào các mục tiêu trong tầm xa từ 500 mét tới 10km.
    Vài tháng gần đây, bốn vụ thử tên lửa đã được tiên hành trong khuôn khổ hợp tác giữa hải quân Israel với một hạm đội nước ngoài. Trong các cuộc thử nghiệm, các tàu chiến đã thiết lập thành công một hàng rào phòng ngự đánh chặn các tên lửa tấn công.
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 12/11/2008
  9. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1

    Bảo vệ chủ động cho tàu chiến
    Tương tự như các hệ thống bảo vệ cho xe bọc thép, các công ty chế tạo vũ khí đang ra sức hoàn thiện hẽ thống bảo vệ cho tàu chiến
    Hệ thống Barak của Israel
    Ảnh cho thấy các cell của Barak được lắp lên tàu như thế nào.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. ulianovsk_17

    ulianovsk_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Em thấy ARENA phá huỷ đầu đạn tên lửa bằng cách nổ chụp xuống nó, như vậy nó chỉ có thể phát huy hiệu quả khi tên lửa bắn đến với góc tới nhỏ hơn 1 góc nào đó? Với tên lửa Javelin phóng thẳng xuống nóc xe thì liệu có cách nào để phòng thủ không nhỉ các bác?

Chia sẻ trang này