1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về các hệ thống phòng thủ tích cực (APS, active protection system)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 15/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống phòng thủ tích cực chống tên lửa đạn đạo
    [​IMG]
    Phóng thử nghiệm tên lửa trên đảo Meck
    Tên lửa chống tên lửa đạn đạo (anti-ballistic missile - ABM) là một tên lửa được thiết kế để chống lại các tên lửa đạn đạo (một tên lửa dùng để phòng thủ tên lửa). Một tên lửa đạn đạo được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, hóa học, sinh học hoặc các đầu đạn thông thường, tên lửa sẽ bay theo quỹ đạo bay đường đạn. Thuật ngữ "tên lửa chống tên lửa đạn đạo" mô tả bất kỳ các hệ thống tên lửa nào được thiết kế để chặn những tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên thuật ngữ này phổ biến hơn là sự đề cập đến các hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo (ABM) đựoc thiết kế để chặn, phá hủy các tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm dài mang đầu đạn hạt nhân (ICBM).
    Chỉ có hai hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo (ABM) trước đây hoạt động để chống lại tên lửa đạn đạo liên lục địa, một loại của Hoa Kỳ là hệ thống Bảo vệ an toàn (Safeguard), loại này sử dụng các loại tên lửa LIM-49A Spartan và Sprint; một loại của Nga là Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo A-35, loại này sử dụng tên lửa đánh chặn Galosh, bản thân các tên lửa sử dụng trong hai hệ thống ABM này đều mang đầu đạn hạt nhân. Safeguard của Mỹ chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn; hệ thống của Nga đã được cải tiến và hiện vẫn đang hoạt động, hiện nay hệ thống này gọi là A-135 và sử dụng hai kiểu tên lửa là Gorgon và Gazelle. Tuy nhiên hệ thống GMD (Ground-Based Mid course Defense, trước đây gọi là NMD) đã được chấp nhận để triển khai hoạt động. Nó không đạn nổ, nhưng phóng một đạn động năng.
    Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Arrow của Israel
    [​IMG]
    Có ba hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn của Mỹ và Israel hiện vẫn đang hoạt động gồm: loại Patriot của lục quân Mỹ, loại Hệ thống chiến đấu Aegis/Standard SM-3 hải quân và loại Arrow của Israel. Hệ thống tầm xa Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) của Mỹ đang lên lịch trình để đi vào hoạt động từ năm 2009. Nói chung các ABM chiến thuật tấm ngắn không thể đánh chặn các ICBM, dù trong tầm bắn. Radar ABM chiến thuật và các thành phần hệ thống không cho phép nó thực hiện nhiệm vụ này, đầu đạn ICBM đến chuyển động nhanh hơn đầu đạn của một tên lửa chiến thuật.
    Phiên bản mới nhất của Mỹ là Tên lửa Hawk có khả năng hạn chế chống lại các tên lửa đạn đạo chiến thuật, nhưng thông thường nó không được miêu tả là ABM. Đối với Nga là các hệ thống đất đối không tầm xa là S-300 và S-400.
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 06/12/2008
  2. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    UAE đặt mua hệ thống tên lửa Patriot

    Hôm 18/12, nhà thầu quốc phòng ?" Công ty Raytheon của Mỹ - cho biết, Các tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã đặt mua hệ thống tên lửa Patriot trị giá 3,3 tỷ USD.

    Tổ hợp tên lửa ?oPatriot? có khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn từ cự ly 1.000 km trong giai đoạn cuối của quỹ đạo để bảo vệ các mục tiêu đặc biệt quan trọng.
    Đây là thương vụ mới nhất về hệ thống phòng thủ tên lửa của các quốc gia đồng minh Mỹ tại khu vực Trung Đông. Ả Rập Xê Út, Israel và Kuwait đều đã mua hệ thống tên lửa Patriot và các hệ thống ?olá chắn? tên lửa khác, chủ yếu để bảo vệ chống lại những đe dọa tên lửa từ các quốc gia sừng sỏ - chẳng hạn như Iran.
    Trước đó, trong năm nay, Lầu Năm Góc đã thông báo kế hoạch bán cho UAE hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD trị giá 7 tỷ USD. UAE từng sử dụng hệ thống phòng không Hawk của Raytheon và bắt đầu mua hệ thống này vào năm 1987.
    Các nhà phân tích quân sự Mỹ cho rằng, UAE có ý định sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa mới để bảo vệ đất nước trước những cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng từ phía Iran.

    NM (Theo AP, CNBC)
  3. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống Patriot MIM-104
    Hệ thống Patriot là hệ thống tên lửa chống tên lửa di động (Surface-to-air missile) do Cty Raytheon, Hughes &RCA Hoa Kỳ thiết kế 1969 sản xuất năm 1976 được sử dụng từ 1981 đến nay. Hơn 172 hệ thống đã được sản xuất, Các biến thể: Patriot, Patriot PAC-1, Patriot PAC-2, Patriot PAC-3 được sử dụng bởi Quân đội Hoa Kỳ và một số quốc gia đồng minh
    Việc sử dụng hệ thống Patriot nhằm thay thế hệ thống Nike Hercules và thay thế các hệ thống MIM-23 Hawk trong quân đội Mỹ với nhiệm vụ chủ yếu là chống tên lửa chiến thuật (ABM)
    Patriot sử dụng các tên lửa đánh chặn tiên tiến và các hệ thống radar có hiệu suất cao Patriot đã được phát triển tại Redstone Arsenal ở Huntsville, Alabama
    Tên "Patriot" là một dẫn trích của cụm từ Phased A rray TR acking I ntercept O f T arget
    Hệ thống Patriot đã được bán cho Đài Loan, Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Kuwait, Hà Lan, Ả Rập Xê út và Tây Ban Nha.
    Hàn Quốc cũng đã mua một số hệ thống Patriot second hand sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử nghiệm tên lửa vào biển Nhật Bản và thử nghiệm vk hạt nhân trong năm 2006.
    Trong tháng tám năm 2008, các Hoa Kỳ và Ba Lan ký kết một thỏa thuận tạm thời đặt tên lửa Patriot để giúp ngăn chặn cuộc tấn công từ các các nước khác
    [​IMG]
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13

    Đài Loan nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot
    Hôm 26/1, tập đoàn Raytheon tuyên bố đã giành được hợp đồng nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot của Đài Loan trị giá 154 triệu USD.
    Trước đó, vào năm ngoái, Raytheon cũng đã giành được hai bản hợp đồng nhỏ hơn nhằm nâng cấp tên lửa Patriot cho Đài Loan. Theo thỏa thuận, Raytheon sẽ nâng cấp tên lửa Patriot của Đài Loan lên mức "configuration 3", mức độ mà tập đoàn này đang tiến hành nâng cấp cho quân đội Mỹ. Configuration 3 là hệ thống Patriot tối tân nhất của Raytheon, có ra-đa vượt trội hơn hẳn so với hệ thống Patriot đời trước. Nó cho phép sử dụng các quả tên lửa và giàn phóng tên lửa PAC-3 (do hãng Lockheed sản xuất và được hợp nhất vào hệ thống Patriot) cách xa hàng dặm so với ra-đa của hệ thống.
    Theo phó chủ tịch dự án Patriot, ông Sanjay Kapoor, Raytheon hiện đang muốn mở rộng kinh doanh sản phẩm tên lửa Patriot hơn nữa đến các quốc gia Trung Đông và Châu Á. Hiện nay, tập đoàn này có hợp đồng với Mỹ và 11 quốc gia khác. Gần đây, công ty đã có bản hợp đồng kỷ lục ?" trị giá 3,3 tỷ USD ?" cung cấp hệ thống Patriot configuration 3 cho các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE).
    Bản hợp đồng với Đài Loan ?okhông chỉ là bản hợp đồng mới nhất mà còn là bằng chứng cho sự lớn mạnh của tên lửa Patriot trên thị trường thế giới?, Joseph "Skip" Garrett, phó chủ tịch dự án Patriot hồ hởi tuyên bố.
    DD (theo Defensenews)
  5. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Hàn Quốc thiếu khả năng chống tên lửa Triều Tiên
    Ủy ban quân chủng của Thượng viện Mỹ hôm 3/4 đã nhận được báo cáo rằng Triều Tiên có 13.000 hệ thống pháo và 800 tên lửa trong khi Hàn Quốc không có đủ hệ thống chống tên lửa để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Triều Tiên.
    Trung tướng Walter L. Sharp, người được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Mỹ và LHQ trên bán đảo Triều Tiên, cho biết việc nâng cấp hệ thống tên lửa phòng thủ PAC-3 đã cải thiện đáng kể việc bảo vệ các cơ sở quan trọng của Mỹ ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông thừa nhận số tên lửa PAC-3 hiện không đủ để chống lại mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
    Tướng Sharp nói thêm rằng mặc dù ?T?Tlão hóa và không hiện đại?T?T bằng vũ khí của Mỹ và Hàn Quốc song kho vũ khí của Triều Tiên ?T?Tvẫn là mối đe dọa lớn?T?T. Triều Tiên duy trì 70% bộ binh trong phạm vi 145km từ vùng phi quân sự (DMZ). Vùng này cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 50km về phía bắc. Triều Tiên có 250 hệ thống pháo tầm xa có khả năng bắn trúng Seoul.
    Về câu hỏi liên quan tới tên lửa phòng thủ, ông Sharp cho biết ?T?TTriều Tiên tiếp tục chế tạo tên lửa có tầm ngày càng xa, độ chính xác ngày càng cao và khả năng gây thương vong lớn. Triều Tiên hiện có 800 tên lửa để phòng thủ và bán cho nước ngoài?T?T.
    Trong cuộc thử nghiệm tên lửa hồi giữa năm 2006, Triều Tiên đã bắn thử một loại tên lửa xuyên lục địa có khả năng vươn tới Mỹ. Hàn Quốc ?T?Thiện không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo?T?T mà có thể phối hợp với các tên lửa phòng thủ của Mỹ, ông Sharp cho biết. Theo ông, Hàn Quốc cần gấp rút phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa như vậy do ?T?Tcác cơ sở quân sự và dân sự của Hàn Quốc hiện có nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa từ Triều Tiên?T?T.
    Minh Sơn (theo AP)
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Mỹ dọa Bình Nhưỡng bằng NMD
    Hôm 10/02, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates khẳng định rằng, quân đội Mỹ có thể đặt hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) trong tình trạng báo động nếu CHDCND Triều Tiên phóng bất cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nào.
    Trong cuộc họp ngắn với báo giới tại Lầu Năm Góc, ông Gates trả lời rằng chính quyền Mỹ ủng hộ việc lựa chọn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nếu thấy cần thiết.
    Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Gates đã tiết lộ với các phóng viên rằng: ?oTất nhiên tôi muốn đảm bảo rằng các đồng nghiệp của tôi ?" Bộ trưởng Ngoại giao, cố vấn an ninh quốc gia, Tổng thống và Phó Tổng thống ?" hiểu khả năng của chúng tôi là gì, và sẽ sử dụng lựa chọn đó nếu thấy cần thiết.?
    Tuy nhiên, ông Gates cũng cố gắng giảm bớt lo ngại và coi nhẹ quan niệm rằng tên lửa của CHDCND Triều Tiên gây bất kì nguy hiểm thực sự nào cho Mỹ.
    Một phóng viên tại cuộc họp báo nhận định CHDCND Triều Tiên sẵn sàng thử tên lửa Taepodong-2 ?" loại tên lửa có khả năng chạm tới bờ biển phía Tây nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Gates cho biết tên lửa đạn đạo Taepodong-2 chưa trải qua vụ thử nghiệm nào thành công.
    ?oKể từ lần đầu tiên họ phóng tên lửa, tầm phóng của tên lửa Taepodong-2 vẫn cần được xem xét. Tính đến nay, tầm phóng của nó rất ngắn,? ông Gates nói.
    Tên lửa Taepodong-2, được thiết kế với tầm phóng có thể chạm tới Alaska, đã thất bại trong cuộc thử nghiệm năm 2006 bởi tên lửa này đã nổ tung sau khi phóng được 40 giây.
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ?" người sẽ có chuyến công du châu Á vào tuần tới ?" cũng bày tỏ suy nghĩ của mình về CHDCND Triều Tiên. Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, bà cho biết bà hi vọng những đe dọa gần đây của CHDCND Triều Tiên sẽ không gây bất ổn trong khu vực.
    Trước đó, trong tháng này, thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc tin rằng CHDCND Triều Tiên có thể chuẩn bị thử tên lửa Taepodong-2.
    Yonhap dẫn một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho hay, một chuyến tàu chở một vật lớn đã được di chuyển khỏi một nhà máy và hướng tới địa điểm phóng tên lửa mới được xây dựng trên bờ biển phía tây của Triều Tiên. ?oĐó có vẻ như là tên lửa Taepodong-2?, nguồn tin này cho biết.
    Hôm 30/01, Bình Nhưỡng tuyên bố hủy bỏ mọi hiệp ước quân sự cũng như chính trị đối với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng cáo buộc chính quyền của Tổng thống Lee Myung-bak theo đuổi chính sách đối đầu, chính sách này sẽ đẩy hai quốc gia này bên bờ vực cuộc chiến.
    Minh Hạ (Theo Korea Times)
  7. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Hàn Quốc tiết lộ thời điểm hoàn tất hệ thống phòng thủ tên lửa
    Các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 15/02 tiết lộ, rằng Hàn Quốc có kế hoạch hoàn tất hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại CHDCND Triều Tiên trong 3 năm nữa, giữa lúc căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên khi có thông tin nói rằng Bình Nhưỡng chuẩn bị thử tên lửa tầm xa.
    Theo các quan chức này, Hàn Quốc đang xúc tiến kế hoạch thành lập một đơn vị phòng không cho riêng mình, dành riêng cho việc phát hiện và đánh chặn các tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, vào năm 2012.
    Đơn vị phòng không này, với chi phí tổng cộng 214 triệu USD, sẽ hoàn tất dự án phòng thủ tên lửa và phòng không nhiều tham vọng ?" vốn đã được thúc đẩy kể từ năm 2006.
    Các quan chức trên cho biết, Seoul có kế hoạch mua các radar mới ?" có thể phát hiện các vật thể cách xa hệ thống mới này 1.000km. Hệ thống mới sẽ giám sát chặt chẽ tên lửa của CHDCND Triều Tiên suốt ngày đêm.
    Về mặt kĩ thuật, hiện hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi vì cuộc xung đột Triều Tiên năm 1950-53 kết thúc bằng một thỏa thuận ngưng bắn mong manh.
    Hiện CHDCND Triều Tiên sở hữu tên lửa Scud và Rodong tầm ngắn với tầm phóng 1.300km, trong khi đó họ đang tích cực phát triển các tên lửa Taepodong tầm xa hơn ?" có thể vươn tới nước Mỹ.
    Báo chí Mỹ và Hàn Quốc đưa tin, trong những tuần gần đây, dường như Bình Nhưỡng đã bắt đầu lắp ráp các tên lửa Taepodong-2 tầm xa nhất và có thể sẵn sàng cho việc phóng tên lửa vào cuối tháng này.
    Hàn Quốc cảnh báo rằng bất cứ vụ phóng thử tên lửa nào đều khiến CHDCND Triều Tiên bị cô lập mạnh mẽ và bị trừng phạt thêm. Mỹ cho rằng động thái của CHDCND Triều Tiên là hành động khiêu khích.
    Cuối tháng trước, CHDCND Triều Tiên cho biết họ đã chấm dứt tất cả các thỏa thuận hòa bình với Hàn Quốc, trong đó có thỏa thuận kí kết năm 1991 công nhận biên giới Hoàng Hải như biên giới tạm thời ngoài khơi bờ biển phía Tây.
    Tuyên bố trên làm gia tăng lo ngại về việc xảy ra cuộc xung đột liên Triều khác vì biên giới này là nơi đã xảy ra các cuộc xung đột hải quân đẫm máu vào năm 1999 và 2002.
    Tờ Munhwa của Hàn Quốc số ra hôm 13/2 đưa tin: số lượng đại bác, phần lớn là loại 100 ly, Hàn Quốc triển khai trên các hòn đảo dọc theo đường bờ biển năm 2008 đã tăng 30% so với năm 2007.
    Nhật báo Munhwa dẫn lời một quan chức Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc cho hay Seoul sẽ tăng cường phòng thủ trên các hòn đảo gần hải phận tranh chấp với Bình Nhưỡng trên biển Hoàng Hải.
    Năm 2007, Hàn Quốc đã hạ thủy tàu khu trục Aegis đầu tiên của nước này. Họ có kế hoạch đưa một tàu khu trục Aegis thứ hai và thứ ba vào vận hành lần lượt trong năm 2010 và 2012.
    Năm ngoái, Hàn Quốc đã bắt đầu nhận các tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo để thay thế các tên lửa đất-đối-không Nike lỗi thời và nhằm đối phó tốt hơn với những đe dọa về tên lửa từ phía CHDCND Triều Tiên.
    Seoul đã thông báo kế hoạch mua 48 tên lửa Patriot trong năm nay, và đưa chúng vào vận hành trong năm 2010.
    Được biết, Mỹ - quốc gia triển khai triển khai 28.500 binh lính tại Hàn Quốc ?" đã nâng cấp các khẩu đội Patriot tại đây bằng các tên lửa tối tân.
    Minh Hạ (Theo AFP)
  8. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Albania sẵn sàng cho Mỹ triển khai NMD
    Thủ tướng nước cộng hòa Albania Sali Berisha tuyên bố rằng nước này sẵn sàng cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) trên lãnh thổ nước mình nếu Washington đưa ra yêu cầu này đối với Tirana.
    Chính quyền tiền nhiệm Bush có kế hoạch triển khai 10 tên lửa đánh chặn tại Ba Lan cũng như một trạm radar tại CH Czech trước năm 2013 với lý do chống lại cuộc tấn công tên lửa có thể từ phía Iran. Nga lo lắng vì cho rằng hệ thống này sẽ đe dọa đến an ninh của họ.
    Thủ tướng Albania đã giải thích trên tờ International Herald Tribune của Mỹ rằng Mỹ có thể chọn Albania làm phương án thay thế cho việc triển khai căn cứ thứ ba thuộc NMD của Mỹ trong trường hợp Ba Lan và CH Czech từ chối.
    ?oĐến giờ vẫn chưa có đề nghị cụ thể từ phía Mỹ về vấn đề này. Nếu chính quyền Mỹ đưa ra yêu cầu này thì Albania với tư cách là thành viên của NATO và đối tác chiến lược của Mỹ sẽ đồng ý?, nguồn tin News.bg dẫn lời Thủ tướng Berisha.
    Hè năm ngoái, Ba Lan và CH Czech, hai nước thuộc khối Xô Viết cũ và là thành viên của NATO kể từ năm 1999, đã ký các thỏa thuận với Washington nhằm cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.
    Mỹ đã chấp thuận yêu cầu từ phía Ba Lan về các điều khoản cam kết an ninh đặc biệt nhằm bù lại những rủi ro mà Ba Lan có thể gặp phải xung quanh việc triển khai căn cứ của Mỹ, đặc biệt là một hệ thống tên lửa phòng không Patriot và các mối hợp tác quân sự mật thiết hơn.
  9. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nga sẵn sàng thảo luận về đề xuất tên lửa của Mỹ
    Phát ngôn viên Thủ tướng Nga - Dmitry Peskov - hôm 06/3 tiết lộ, nước này sẵn sàng thảo luận về việc xem xét lại đề xuất của Mỹ đối với dự án lá chắn tên lửa gây nhiều tranh cãi lâu nay tại châu Âu, cũng như biện pháp giải quyết các vấn đề toàn cầu khác.
    Ông Dmitry Peskov phát biểu trên đài phát thanh Nga: ?oNếu kế hoạch ban đầu của Mỹ về việc triển khai lá chắn này tại châu Âu được xem xét lại bằng cách này hay cách khác hoặc nếu chúng tôi thực sự nhận được đề xuất cụ thể từ phía Mỹ - quốc gia tính đến lợi ích của Moscow ?" thì chúng tôi sẽ coi vấn đề này là tín hiệu tuyệt vời, vì đây là điều mà chúng tôi bàn bạc ngay từ đầu.?
    Mỹ viện dẫn chương trình hạt nhân vốn gây nhiều tranh cãi lâu nay của Iran là một trong những lí do đằng sau khiến họ có kế hoạch triển khai một căn cứ tên lửa tại Ba Lan và một trạm radar tại Cộng hòa Czech. Dự án lá chắn tên lửa này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía Moscow vì Nga cho rằng kế hoạch đó đe dọa an ninh của mình. Mâu thuẫn quan điểm giữa Nga và Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa đã khiến mối quan hệ giữa hai quốc gia từng là đối thủ trong thời Chiến tranh Lạnh càng thêm căng thẳng.
    Mỹ và các quốc gia phương Tây khác nghi ngờ Tehran bí mật theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích sản xuất điện năng. Tuy nhiên, không giống với người tiền nhiệm ?" cựu TT George W.Bush, ông Barack Obama khẳng định sẽ sử dụng các nỗ lực ngoại giao để giải quyết bất đồng.
    Các quan chức cấp cao Nga bày tỏ hi vọng TT Mỹ Obama sẽ không theo đuổi kế hoạch phòng thủ tên lửa của người tiền nhiệm.
    http://en.rian.ru/russia/20090306/120460707.html
  10. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ sẽ xây dựng trạm ra-đa cho hệ thống tên lửa đánh chặn
    Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng các trạm ra-đa trong không gian nhằm nâng cao tầm xa cho hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Trước đó, ngày 6/3, nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn có tầm xa lên tới 2.000km.
    Đây là lần thứ ba Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) tiến hành thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa.
    ?oLá chắn có thể tiêu diệt các tên lửa mục tiêu trong phạm vi 2.000km. Trong giai đoạn 2, chúng tôi sẽ phát triển những hệ thống có tầm xa trên 2.000km? Hiện tại, Cơ quan Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) đang hỗ trợ chúng tôi bằng cách phát triển một hệ thống trinh sát được lắp đặt trong không gian?, giám đốc dự án của DRDO, ông V.K. Saraswat phát biểu.
    Các ra-đa được gắn trên đỉnh những chiếc chiến đấu cơ, được Ấn Độ thu mua từ Israel, sẽ dẫn đường cho các tên lửa có tầm xa 2.000km. Để dẫn đường cho các tên lửa có tầm xa 6.000km, hệ thống lá chắn cần sự hỗ trợ của các ra-đa gắn trên vệ tinh.
    Hôm 6/3, Ấn Độ đã hoàn tất lần phóng thử thành công thứ 3 liên tiếp tên lửa đánh chặn tự tạo. Tên lửa đánh chặn này được phóng từ đảo Wheeler ngoài khơi bờ biển Orissa và đã phá hủy tên lửa ?okẻ thù? ở độ cao 75km.
    Cuộc thử nghiệm là một trong những nỗ lực của DRDO trong việc đưa lá chắn tên lửa vào hoạt động nhằm bảo vệ các khu vực dân cư cũng như những địa điểm thiết yếu như các nhà máy hạt nhân khỏi các cuộc tấn công hạt nhân.
    Theo ông Saraswat, quá trình phân loại mục tiêu diễn ra trong vòng 30 giây. Sau đó, các khẩu đội tên lửa đánh chặn, trong tình trạng sẵn sàng, sẽ nhận diện mục tiêu và được phóng đi trong vòng 100-120 giây.
    ?oKhông thể mua hay mượn được một hệ thống phòng thủ tên lửa. Ai muốn sở hữu nó buộc phải tự phát triển. Như người Mỹ có hệ thống riêng của họ dành cho lực lượng của họ. Và các mối đe dọa đối với nước ta cũng có những đặc thù riêng. Các hệ thống cần được tùy biến theo những nhu cầu riêng của đất nước?, ông Saraswat tuyên bố trong một hội nghị về khả năng thu mua các hệ thống Arrow của Israel và Patriot của Mỹ.
    Theo ông, trước tháng 12/2010, hệ thống tên lửa đánh chặn sẽ được hoàn tất. DRDO hy vọng lá chắn này có thể bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa từ tên lửa Pakistan và Trung Quốc. Pakistan hiện sở hữu những quả tên lửa có tầm xa 400-2.000km, trong khi kho vũ khí của Trung Quốc có các loại tên lửa với tầm xa 300-2.800km.
    Nguồn tin
    http://www.khaleejtimes.com/DisplayArticle.asp?xfile=data/international/2009/March/international_March780.xml&section=international&col=
    3D radar của Ấn độ
    [​IMG]
    Được gepard9 sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 12/03/2009

Chia sẻ trang này