1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về các hệ thống phòng thủ tích cực (APS, active protection system)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 15/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Nga ?otheo dõi? hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ-Nhật
    Trong cuộc họp báo diễn ra tại Moscow, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Nga sẽ theo dõi từng bước kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ chung giữa Mỹ và Nhật Bản và Nga rất quan tâm đến hậu quả từ việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khối đồng minh này.
    ?oChủ đề chống tên lửa mang tính thời sự không chỉ đối với châu Âu mà còn đối với cả vùng Viễn Đông. Chúng tôi biết về kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang cùng Nhật Bản thực hiện. Chúng tôi sẽ theo sát các kế hoạch này. Và chúng tôi muốn tìm hiểu kế hoạch của Mỹ và Nhật sẽ mang lại hậu quả nào đối với sự bình ổn chiến lược tại phần quan trọng nhất này của trái đất?, ông Lavrov nói.
    Nhật Bản có kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa 2 cấp: trên biển và trên bộ. Đầu tiên là tên lửa SM-3 trang bị tên tàu khu trục với hệ thống vũ khí điều khiển tên lửa Aegis do Mỹ chế tạo. Đất nước mặt trời mọc này có ít nhất 5 tàu chiến loại này. Trước đây, Tokyo đã tuyên bố về kế hoạch triển khai SM-3 trên 3 tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trước tháng 3/2011.
    Nhật Bản và Mỹ đã nhiều lần tiến hành tập trận chung. Trong các cuộc diễn tập, hệ thống Aegis đã tiêu diệt tên lửa đường đạn giả định tầm trung từ tàu khu trục của Nhật Bản.
    Cấp độ 2 của hệ thống phòng thủ tên lửa là triển khai các tổ hợp Patriot PAC-3 (Patriot Advanced Capability-3) trên mặt đất.
    Trong thời gian gần đây, các chính trị gia Nhật Bản tiến hành các cuộc tranh luận căng thẳng xung quanh việc xem xét lại hàng loạt quy định của hiến pháp và 2 bộ luật siết chặt việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
    Huy Linh (Theo RIA)
  2. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13

    Mỹ, EU và Ấn Độ dự định mua hệ thống ?oVòm sắt?
    IT - Việc thử nghiệm thành công hệ thống phòng không ?oVòm sắt? mới nhất diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái đã thu hút sự chú ý từ phía Lầu Năm Góc và các quốc gia châu Âu đến sản phẩm quốc phòng nói trên của Israel.
    Mỹ có ý định lắp đặt hệ thống ?oVòm sắt? tại các căn cứ quân sự của nước này ở Iraq và Afghanistan để đảm bảo an toàn tính mạng tốt nhất cho binh lính khỏi các vụ nổ mìn và bắn rocket.
    Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Quốc phòng các quốc gia Anh, Italia, Pháp, Tây Ban Nha cũng như khách hàng vũ khí lớn nhất của Israel - Ấn Độ - cũng bày tỏ quan tâm đến việc sở hữu hệ thống này.
    Một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Israel đã xác nhận sự quan tâm lớn của các đối tác nước ngoài đến việc sở hữu hệ thống phòng không mới và ông cũng cho biết thêm rằng việc bán hệ thống ?oVòm sắt? ra nước ngoài sẽ được bắt đầu sau khi thỏa mãn được tất cả các yêu cầu của quân đội Israel.
    Giá của hệ thống phòng không ?oVòm sắt? vẫn chưa được tiết lộ. Tính đến thời điểm này, Israel đã đầu tư 870 triệu đôla vào việc sản xuất ?oVòm sắt?.
    Theo đánh giá của các chuyên gia, việc nghiên cứu hoàn thiện và sản xuất những mẫu ?oVòm sắt? đầu tiên để giao cho quân đội Israel sẽ tăng chi phí cho Vòm sắt lên khoảng 1 tỷ đôla.
    "Vòm sắt? là một giải pháp phòng thủ tên lửa lưu động nhằm đáp trả những đe dọa từ tên lửa tầm ngắn và đạn pháo. Nó được phóng ra nếu đe dọa được xác nhận và điểm chặn đứng được dự đoán trong khu vực phòng thủ xác định trước.
    Hệ thống này được thiết kế đặc biệt nhằm tránh thiệt hại phụ bằng cách làm nổ đầu nổ hạt nhân bên ngoài khu vực phòng thủ ngăn chặn các mảnh vỡ của mục tiêu khỏi bị rơi tại khu vực đó. Các bộ phận chính của hệ thống này bao gồm radar theo dõi, thiết bị điều khiển vũ khí và quản lí chiến đấu, tên lửa đánh chặn có đầu đạn hạt nhân đặc biệt ?" làm nổ các mục tiêu của kẻ thù trong phạm vi 70km, và một thiết bị phóng tên lửa.
    Rafale sẵn sàng giao hệ thống ?oVòm sắt? theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng vào quý 1 năm nay.
    Rafale là công ty chuyên thiết kế, chế tạo và cung cấp các hệ thống phòng thủ tiên tiến. Các sản phẩm hàng đầu của họ bao gồm công nghệ đẩy trong không gian; vũ khí chính xác trên mặt đất, trên không và trên biển; hệ thống chiến tranh điện tử; hệ thống huấn luyện và bảo vệ xe bọc thép...
    Sơ đồ hoạt động của hệ thống Vòm sắt. Ảnh: Rafael.co.il
  3. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    [Mỹ sở hữu vũ khí laser diệt tên lửa hiện đại
    VIT - Chùm tia laser cường độ cao đã phá hủy một tên lửa mục tiêu trong vụ thử nghiệm tiến hành ngoài khơi bờ biển miền Trung California, Không quân Mỹ thông báo hôm thứ Sáu (12/2). Điều đó có nghĩa là Không quân Mỹ đã sở hữu loại vũ khí laser diệt tên lửa hiện đại và mạnh nhất trên thế giới.
    Vụ thử nghiệm thành công này được đánh giá là một mốc quan trọng trong phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tương lai.
    Theo các báo cáo của Không quân Mỹ và hai công ty hàng không vũ trụ tham gia vào chương trình thử nghiệm, một loại vũ khí laser trang bị trên máy bay phản lực của hãng Boeing đã theo sát và tấn công bằng một chùm năng lượng vào tên lửa mục tiêu trên biển khi nó tăng tốc, khiến tên lửa mục tiêu bị nứt và vỡ tan vì sức nóng của chùm laser.
    Chương trình vũ khí laser đường không là một trong số các sáng kiến Phòng thủ Chiến lược từ thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vào năm 1983, một ý tưởng gây rùm beng cho chương trình ?oChiến tranh giữa các vì sao? vì tính thiếu thực tế và chi phí quá cao của nó.
    Vì chương trình vũ khí laser đường không này mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã quyết định hủy cung cấp tài chính cho nghiên cứu và phát triển chương trình chuyển giao máy bay thứ hai, một nhà thí nghiệm kỹ thuật cho biết.
    [​IMG]
    Máy bay Boeing 747-400F
    ?oHệ thống vũ khí Laser này sẽ được đặt trên các máy bay phản lực Boeing 747. Chương trình sẽ cần 10 - 20 máy bay tác chiến?, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates phát biểu trong năm 2009.
    Chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ tập trung vào nghiên cứu thay thế cho 2 hệ thống trước đây được triển khai trên các tàu chiến, hệ thống Aegis và SM-3, có ưu điểm rất dễ triển khai trong các khu vực có nhiều mối đe dọa như Iran và Triều Tiên.
    [​IMG]
    Chùm tia laser
    Trong khi tiến hành thử nghiệm hôm thứ Năm (11/2), vũ khí laser mang tên Airborne Laser Testbed (ALTB) trang bị trên máy bay Boeing 747-400F và được sử dụng hai chùm laser năng lượng thấp để nhằm vào tên lửa mục tiêu khi nó được phóng vào vũ trụ từ một bệ phóng trên biển. Sau đó, hệ thống ALTB sẽ bắn một loại laser oxy hóa I-ốt, hoặc COIL, theo báo cáo của Không quân Mỹ và Cơ quan phòng thủ tên lửa.
    ?oTrong khi đó, các tên lửa đạn đạo bị ALTB phá hủy ở tốc độ khoảng 4.000 dặm/giờ, chúng không thể chịu được ở nhiệt độ cao, trong khi chùm tia laser năng lượng cao có thể tấn công tới tốc độ 670 triệu dặm/giờ?, Tập đoàn Northrop Grumman cho biết.
    ?oThử nghiệm này đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một loại vũ khí laser đã tham gia và phá hủy mục tiêu tên lửa đạn đạo, và cũng là lần đầu tiên có một hệ thống hoàn thành sứ mệnh tấn công khi tên lửa ở vào giai đoạn tăng tốc. Hệ thống ALTB có nguồn năng lượng laser cao nhất được phóng ra từ máy bay, và cũng là thiết bị laser tấn công cơ động mạnh nhất trên thế giới?, công ty Boeing cho biết.
    An Phủ
  4. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Mới đưa vào thì đúng là hiện đại thật, nhưng mạnh nhất thì không đúng vì năm 83, Mỹ mới có laser 0,5 MW trong khi LX đã có laser vài MW gắn trên máy bay A-60 (IL 76 cải tiến) bắn thử thành công ở tầng bình lưu vào bia bay La 17.
    Nhược điểm của hệ laser theo người Nga: -công suất tia laser sẽ giảm rất nhanh theo khoảng cách và điều kiện thời tiết cũng như hiệu ứng cảm ứng điện.
    Do đặc điêm bắn trong tầm ngắm thẳng nên trong hệ phòng không máy bay laser sẽ phải ở sát biên giới đối phương-chỉ có ở những cuộc chiến phi đối xứng.
    Laser chỉ có thể bắn hạ mục tiêu ICBM khi chưa tách đầu đạn, sau đó thì chịu.
    Và người Nga, với kinh nghiệm của người đi trước khuyên trò Mỹ như sau:
    "'о, и полf?ае,ся, ?,о до создания дейс,ви,елOно ?або,аZ?ей лазе?ной YРz США е?е о?енO далеко - на fс,?анение недос,а,ков ABL, п?одfм<вание кон?еп?ии нового п?о,иво?аке,ного ?и,а и его с,?ои,елOс,во понадоби,ся не один деся,ок ле,. А на данном э,апе ABL, пожалfй, п?едс,авляе, собой мо?н<й, г?омоздкий и абсолZ,но бесполезн<й "она?O. "
    Nư vậy, còn đường để Laser Mỹ trở thành vũ khí phòng thủ còn rất xa, với những khiếm khuyết của hệ ABL thì việc hiện thực hoá khái niệm phòng thủ laser không chỉ một thập kỷ mà xong..
  5. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Đây, người cha của ABL, người thầy của Boeing, người khai sáng khái niệm vũ khí laser, tổ hợp 1A gắn trên máy bay A-60:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hi hi, quả là nét đẹp khôi vĩ lạnh người, Chần nhể
  6. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Ngoài phòng thủ laser không gian, người Nga có hệ thống Laser mặt đất dựa trên máy phát laser 1 MW đuwọc nghiên cứu sáng chế tại Viện nghiên cứu năng lượng nhiệt hạch Troitxkii.
    Tổ hợp được trang bị hệ thống ngắm bắn của nhà máy Cheliabinsk, gồm hai thiết bị dùng la de khí: một thiết bị tạo tia laser định vị, thiết bị thứ hai-tia huỷ diệt chạy bằng động cơ tua bin phản lực R29-300.
    Hai thiết bị này được đặt trên xe ô tô việt dã dòng Kraz được biết đến với tên MLTK-50 (theo Zvezda Bitva)
  7. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Ở đây, cso nhiều thông tin hơn:
    http://oko-planet.su/politik/politikarm/11931-a-60-lazernyj-mech-sssr-ili-za-30-let-do.html
    "С 1977 г. в zs' им. ".o.'е?иева на?инае,ся создание ле,аZ?ей лабо?а,о?ии изделие «1А» для о,?або,ки основн> с '> - ле,аZ?ая лабо?а,о?ия ~л-76 с боев<м лазе?ом). '<глядел э,о, самоле, своеоб?азно. "ля пи,ания лазе?а и сопf,с,вfZ?ей аппа?а,f?< по бокам носовой ?ас,и б<ли fс,ановлен< два ,f?богене?а,о?а А~-24'Т мо?нос,OZ 2,1 o',."
    Vũ khí la de được đặt trên IL 76MĐ có ký hiệu CCCP-86879, nguồn nuôi la de là hai động cơ turbine AI-24VT công suất 2,1 MW.
    Rất tiếc máy bay bị cháy khi bảo dưỡng do technician làm chập mạch, một người chết.
    1991, máy bay mới cùng ký hiệu mang tổ hợp 1A2 cất cánh và tiếp tục thử nghiệm.
    Sau đó, máy bay hạ cánh và...đợi tiền
  8. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Một bài báo của Nga về hệ phỏng thủ chống ICBM của Nga - hệ A 50:
    http://vko.ru/DesktopModules/Articles/ArticlesView.aspx?tabID=320&ItemID=354&mid=2891&wversion=Staging
    Tạm dịch:
    Ngày 4/3/1961, đầu đạn của ICBM loại R-12 bị bắn hạ, mảnh rải đầy đất. Sau đó còn hơn 10 lần hệ thống"A" bắn hạ R-12
    Ra đa cảnh giới ICBM "Du nai 2"
    [​IMG]
    Tên lửa V-1000 trên giá đỡ SM-71P:
    [​IMG]
    sơ đồ hoạt động hệ thống A:
    [​IMG]
  9. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Việc xác định tọa độ ICBM cần bắn hạ do 3 ra đa, không công bố ký hiệu:
    [​IMG]
    Tính tóan phần tử bắn do máy tính mainframe kýhiệu M-50 do ông Lebedev (người chế tạo BESM 6) làm tổng công trình sư:
    [​IMG]
    Phần tên lửa V 1000 do tổng công trình sư Grusin phụ trách (cha đẻ của hệ S 300 và Tor)
    Phần đầu đạn cảu V 1000 do Kozorezov đảm trách: là đầu đạn dạng nổ cận đích, bao gồm 16 000 nhân ; mỗi nhân có thuốc nổ, lõi Volphram-Carbid và bọc bằng hợp kim đặc biệt
  10. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Romani cho Mỹ triển khai 3 khẩu đội tên lửa đánh chặn
    Ngày 5/3, Tổng thống Romani Traian Basescu cho hay, nước này sẽ cho Mỹ triển khai 3 khẩu đội tên lửa đánh chặn thuộc một phần của kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.
    "Đây không phải là một bí mật. Sẽ có 3 khẩu đội, mỗi khẩu đội 8 quả tên lửa," Tổng thống Basescu tuyên bố trong một bài phát biểu tại trụ sở bộ quốc phòng ở thủ đô Bucharest.
    Ngoại trưởng nước này, Teodor Baconschi, tuyên bố hồi tháng trước rằng Romani có kế hoạch cho Mỹ triển khai 20 tên lửa đánh chặn, và ông cho rằng các cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa này có thể sẽ phải mất 1 năm rưỡi.
    Hồi tháng 10 năm ngoái, Bucharest đã đồng ý tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước năm 2015.
    Ba Lan và Cộng hòa Czech cũng đã đồng ý tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
    Thông báo trên đã làm Nga tức giận mặc dù đã có những đảm bảo của các quan chức cao cấp Mỹ rằng hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ không nhằm vào Moscow mà là nhằm chống lại một mối đe dọa tên lửa tiềm tàng từ Iran.
    Tổng thống Basescu nhấn mạnh hôm 05/3 rằng: "Đây là một hệ thống phòng thủ và nó không thể chuyển đổi thành một hệ thống tấn công.?
    Năm ngoái, Nga lên tiếng hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama huỷ bỏ một kế hoạch triển khai một trạm radar chống tên lửa tại Cộng hòa Czech và các tên lửa đánh chặn tại Ba Lan của người tiền nhiệm George W. Bush.
    Linh Trang (Theo AFP)

Chia sẻ trang này