1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về các hệ thống phòng thủ tích cực (APS, active protection system)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 15/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ triển khai các đơn vị tên lửa đánh chặn vào năm 2012
    VIT - Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ sẽ bắt đầu vào năm 2010, còn những đơn vị đánh chặn tên lửa đầu tiên sẽ xuất hiện tại nước này vào năm 2012, The Hindu đưa tin.
    Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ bao gồm 2 tầng sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo các loại của kẻ địch. Tầng đầu tiên của tên lửa sẽ đánh chặn tên lửa tầm xa gần 2.000km, tầng thứ hai ?" hơn 2.000km.
    Những đơn vị đầu tiên nằm trong 2 tầng của hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ xuất hiện đồng thời. Nói chung, hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ sẽ hoạt động ở nhiều cấp độ, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao hơn 50km cho đến 30km. Hệ thống này sẽ bao gồm những tên lửa đánh chặn PAD và AAD. Việc thử nghiệm những tên lửa vẫn chưa hoàn thành. Dự kiến, các cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra vào năm 2010-2012, đồng thời số lần phóng thử tên lửa đánh chặn đã được phép tăng lên.
    Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thực hiện. Theo các nguồn tin của Bộ Quốc phòng, việc xây dựng hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ diễn ra trước năm 2016.
    Tháng 3/2009, Giám đốc (DRDO) và trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã tuyên bố rằng nước này có khả năng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa riêng của mình. Theo lời ông, Ấn Độ có tất cả những điều kiện cần thiết để xây dựng hệ thống này, không kể đến tên lửa chống tên lửa hiện nay vẫn đang được tiến hành nghiên cứu chế tạo. Khi đó, V.K. Saraswat đã tuyên bố rằng, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ sẽ hoàn tất vào năm 2011. Trước đó, Ấn Độ có kế hoạch tiến hành 5 lần phóng thành công tên lửa chống tên lửa AAD.
    Ngày 15/3/2010, vụ phóng thử tên lửa AAD lần thứ 4 đã diễn ra không thành công. Tên lửa đánh chặn phòng không tiên tiến (AAD) đã bất ngờ gặp rắc rối và không cất cánh được trong một vụ phóng từ Bãi thử nghiệm Hợp nhất đảo Wheeler ngoài khơi bờ biển Orissa. Dự kiến, vụ phóng tiếp theo sẽ diễn trong thời gian tới. 3 lần phóng trước đối với loại tên lửa này đã được coi là thành công hoàn toàn.
    Huy Linh (Theo Lenta)
  2. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nga: Tên lửa Patriot không nguy hiểm đối với Moscow
    Kế hoạch triển khai tên lửa Patriot của Mỹ tại Ba Lan không phải là mối nguy hiểm đối với Nga mà việc gia tăng nỗ lực xây dựng các bộ phận thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ tại châu Âu mới chính là điều Moscow lo ngại, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Nicolai Makarov cho hay.
    ?oLiên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang mở rộng ra phía Đông với tốc độ rất nhanh. Hiện nay, các nước vùng Baltic và Ba Lan thỉnh cầu để lực lượng quân đội của NATO được triển khai trên lãnh thổ của họ. Hơn nữa, điều này được làm rất công khai, không có bất kỳ lý do và sự giải thích nào. Những tiêu chuẩn kép nhưng vậy chúng tôi không hiểu?, Đại tướng Makarov nói.
    ?oĐề cập tới việc tên lửa Patriot được triển khai tại Ba Lan, theo ông Makarov, nó không phải là mối nguy hiểm đối với Nga. Nhưng chính việc Mỹ càng ngày càng cố gắng muốn xây dựng các bộ phận thuộc NMD tại châu Âu mới làm chúng tôi lo lắng. Vấn đề là ở chỗ, tổ hợp Patriot là mắt xích cuối cùng của NMD Mỹ. Mỹ thực hiện điều này để làm gì? Rõ ràng, không phải vì mục đích chống lại các vụ tấn công của Triều Tiên ?" Bình Nhưỡng không có tiềm năng để đe dọa Ba Lan và các nước vùng Baltic. Vì vậy, tôi đã đặt câu hỏi như vậy cho Tổng tham mưu trưởng quân đội Ba Lan. Tôi đã không nhận được câu trả lời?, RIA Novosti dẫn lời tướng Makarov.
    Trả lời phỏng vấn tờ Rossiyskaya Gazeta của Nga, ông Makarov nói rằng, thỏa thuận cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới sẽ được kí kết vào những ngày đầu tiên của tháng 4. Ông cho biết, thỏa thuận đã sẵn sàng tới 95%, chỉ một còn lại một vài điểm cần thống nhất. Điều này phụ thuộc vào kế hoạch triển khai có thể các bộ phận thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại Ba Lan, Romani, Bulgari và CH Czech.
    Giải thích vì sao mối liên quan giữa START-2 và NMD của Mỹ lại quan trọng với Nga như vậy, tướng Makarov cho rằng, mối liên hệ qua lại này rất chặt chẽ vì theo thỏa thuận cũ, Nga và Mỹ đều có trách nhiệm không triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.
    ?oBản chất của những thỏa thuận cũ là Mỹ sẽ chỉ có một hệ thống phòng thủ tên lửa bí mật tại bang Bắc Dakota còn chúng ta ?" tại khu vực Moscow. Điều này đảm bảo việc chống lại đòn tấn công hạt nhân chỉ trong những khu vực này. Nhưng Mỹ đã rút khỏi hiệp ước kí với Nga và điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định chiến lược trên thế giới. Vì vậy, chúng ta nói: thỏa thuận mới cần phải quy định số lượng đầu đạn hạt nhân và phương tiện mang cần thiết tối thiểu để không ai có suy nghĩ sử dụng vũ khí hạt nhân?, tướng Makarov nói.
    Ông cho rằng, yếu tố bình đẳng cần phải đi liền với yếu tố ổn định. ?oNếu hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được bắt đầu phát triển thì nó sẽ nhằm mục đích trước hết là để tiêu diệt tiềm năng hạt nhân ?" tên lửa của chúng ta. Khi đó, cân bằng lực lượng sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Mỹ?, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga cho hay.
    Huy Linh (Theo RIA, VZ
  3. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Israel cần nhiều ?oVòm sắt? hơn?
    VIT - Israel đã lên tiếng yêu cầu Washington giúp đỡ họ mua thêm các khẩu đội tên lửa ?ovòm sắt? (Iron Dome) để bảo vệ khu vực biên giới với Gaza và Li-băng.
    Vào tháng 1, hệ thống Iron Dome đã trải qua một loạt cuộc thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm, Iron Dome đã đánh chặn thành công các hàng rào rocket Kassam và Katyusha giả định.
    Iron Dome được cho là có khả năng đánh chặn tất cả các rocket tầm xa do Hamas bắn từ dải Gaza và Hezbollah bắn từ miền Nam Li-băng. ?oVòm sắt? sử dụng một radar tiên tiến do Elta Systems chế tạo. Radar này định vị và theo dõi rocket trên ?" loại vũ khí sau đó bị một tên lửa Tamir đánh chặn.
    Bộ Quốc phòng Israel ban đầu chi khoảng 250 triệu USD để phát triển và mua hai khẩu đội tên lửa Iron Dome. Hai khẩu đội tên lửa này đã được giao cho Sư đoàn Phòng không của Lực lượng Không quân Israel và sẽ được đưa vào sử dụng trong những tháng tới. Tuy nhiên, Lực lượng Không quân Israel muốn mua trên một chục khẩu đội nữa nhằm bảo vệ biên giới Gaza và Li-băng.
    Được biết, Bộ Quốc phòng Israel đã đàm phán với Bộ Tài chính nhằm nhận được khỏan ngân sách bổ sung trong ngân sách quốc phòng. Số tiền này sẽ được sử dụng để mua thêm các khẩu đội Iron Dome.
    Bộ Quốc phòng Israel cũng đã tiếp xúc với Lầu Năm Góc nhằm nhận được nguồn viện trợ cho dự án. Các quan chức khẳng định, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak được cho là đã đưa ra vấn đề này trong cuộc hội đàm với Lầu Năm Góc vào tuần trước.
    Trong khi Israel nhận được khoản viện trợ quân sự hàng năm trị giá 3 tỷ USD từ Mỹ, Quốc hội cũng đã tán thành khỏan ngân sách đặc biệt để phát triển và mua hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow. Chẳng hạn, năm ngoái, Lầu Năm Góc đã chi khoản ngân sách đặc biệt để phát triển hệ thống Arrow 3, hiện đang được Boeing và Công ty Công nghiệp Không gian Israel thực hiện.
    Khi Không quân Israel tiến gần hơn tới việc tuyên bố hệ thống sẵn sàng hoạt động, lực lượng phòng vệ Israel đang cân nhắc liệu có nên triển khai ngay các khẩu đội tên lửa trên chiến trường hay không. Hệ thống ?oVòm sắt? di động và có thể được triển khai trong vòng vài giờ.
    NM (Theo Jpost)
  4. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0

    Israel cần nhiều ?oVòm sắt? hơn?
    Ngày 7/1 đưa tin, Israel đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại Iron Dom và chuẩn bị đưa vào biên chế.
    [​IMG]
    Iron Dome là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa 3 cấp của Israel.
    Theo nguồn tin này, hãng Rafael đã tiến hành thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome trong những điều kiện khác nhau. Iron Dome đã tiêu diệt thành công một vài tên lửa, đồng thời có khả năng bỏ qua một vài tên lửa khác không nguy hại.

    [​IMG]
    Tên lửa hiện đại cho hệ thống Iron Dome.
    Dự kiến, trong 2 tháng tới Iron Dome sẽ được chuyển giao cho tiểu đoàn phòng không cùng tên để triển khai tại khu vực biên giới dải Gaza và sau khi hòan tất các giai đoạn thử nghiệm cần thiết (khoảng 6 tháng nữa), hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ được chính thức biên chế cho quân đội Israel.

    [​IMG]
    Iron Dome tiêu diệt thành công một số tên lửa trong quá trình thử nghiệm.

    Mô phỏng quy trình tác chiến của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.
    Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel cho biết, trong thời gian tới Israel sẽ tăng các tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại cho quân đội nước này để triển khai tại Negev và các khu vực phía Bắc Israel.

    Iron Dome được sử dụng để tiêu diệt các tên lửa có tầm bắn xa từ 4-40 km, thậm chí là gần 70 km.
  5. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Hạ viện Mỹ nhất trí chi tiền cho ?oVòm Sắt?
    VIT - Hạ viện Mỹ đã tán thành yêu cầu của Tổng thống Barack Obama chi 205 triệu USD để khuyến khích Israel sản xuất hệ thống tên lửa Iron Dome (Vòm Sắt) nhằm đáp trả các loại rocket tầm ngắn do Hamas và Hezbollah sử dụng.
    Việc cho phép chi tiền cho hệ thống Vòm Sắt là một phần của dự luật chi tiêu quốc phòng. Theo dự luật chi tiêu quốc phòng, Mỹ sẽ cung cấp 726 tỷ USD trong năm tới cho các chương trình phòng thủ quốc gia của Mỹ, trong đó có việc viện trợ cho các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Hạ viện Mỹ đã thông qua lần cuối dự luật trên vào hôm qua (28/5) với 229 phiếu thuận và 186 phiếu chống.
    Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Ủy ban Quân chủng của Thượng viện Carl Levin phát biểu với báo giới rằng, ủy ban cũng đã bỏ phiếu về việc cung cấp 205 triệu USD cho hệ thống Iron Dome của Israel.
    Một thành viên quốc hội cho biết, yêu cầu chi tiền cho Iron Dome ?odường như do Tổng tư lệnh Obama trực tiếp đưa ra?. Hiện chưa rõ động cơ nào khiến chính quyền Obama có quyết định như vậy.
    Được sản xuất bởi Công ty quốc doanh Rafael Advanced Defense Systems, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome sử dụng các tên lửa nhỏ điều khiển bằng radar để tiêu diệt các tên lửa kiểu Cachiusa có tầm bắn từ 5 km (3 dặm) đến 70 km (45 dặm), cũng như bom súng cối, trên không trung.
    Việc phát triển hệ thống Iron Dome đã được đẩy mạnh sau cuộc xung đột năm 2006 với Hezbollah tại Li-băng và cuộc chiến tranh với Hamas tại Dải Gaza một năm trước. Trong cả hai trường hợp này, các thị trấn của Israel nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm ngắn đã không được bảo vệ.
    Phát ngôn viên Nhà Trắng Tommy Vietor cho biết vào đầu tháng này rằng, Obama đã thừa nhận ?otên lửa và rocket của Hamas và Hezbollah đặt ra mối đe dọa cho Israel?. Kết qủa là ông chủ Nhà Trắng đã quyết định tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội trong việc chi tiền để sản xuất Iron Dome.
    Hồi tháng 2, một quan chức quân sự Israel cho hay, hai khẩu đội Iron Dome hiện đang được chế tạo. Mỹ cũng đang phát triển khả năng kết hợp giữa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và Israel để đảm bảo các hệ thống của Israel có thể được ?okhâu lại? thành một chiếc ô toàn cầu.
    NM (Theo Reuters
  6. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nga-Venezuela: Hợp đồng S-300 diễn ra đúng kế hoạch
    VIT - Tổng Giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nga Anatoly Isaikin tuyên bố với hãng tin RIA Novosti hôm qua rằng, không có bất kỳ khó khăn nào liên quan đến việc thực hiện hợp đồng cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Venezuela.
    Mỹ đã phản đối gay gắt việc cung cấp những tổ hợp này cho Venezuela.
    ?oTiến độ thực hiện hợp đồng cung cấp những tổ hợp này cho Venezuela vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch?, ông Isaikin nói.
    Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 được cho là một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất trên thế giới. Hệ thống này bắt đầu được phát triển trong thập niên 1960, khi quân đội Liên Xô yêu cầu chế tạo một hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung cơ động có khả năng bảo vệ không phận chống các cuộc tập kích ồ ạt của máy bay hiện đại sử dụng vũ khí có điều khiển.
    Hệ thống được thử nghiệm trong thập niên 1970. Nhằm đánh lạc hướng đối phương, trong các tài liệu, hệ thống tên lửa phòng không mới được ghi tên là S-75o6, nghĩa là biến thể hiện đại hoá tiếp theo của hệ thống già nua đã bước vào trực chiến từ cuối thập niên 1950. Nhiệm vụ kỹ thuật yêu cầu phát triển 3 biến thể của hệ thống, đó là S-300P dành cho phòng không, S-300V dành cho lục quân và S-300F để trang bị cho tàu chiến của hải quân.
    Các hệ thống dành cho phòng không và hải quân chủ yếu nhằm đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình, còn hệ thống dành cho lục quân phải có khả năng lớn trong việc đánh chặn tên lửa đường đạn để làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
    Hiện nay, các hệ thống S-300 là nền tảng phòng không và lục quân Nga, cũng như đang được tiêu thụ tốt trên thị trường thế giới. Trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không S-300, Nga đã phát triển hệ thống tối tân S-400 có khả năng sử dụng cả các tên lửa mới cũng như các tên lửa của hệ S-300.
    Hiện nay, hệ thống S-300 được trang bị cho các nước như Ukranie, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Slovakia, Hungari, Bulgari, Hy Lạp, Algeria, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
    Huy Linh (Theo RIA)
  7. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0

    Vũ khí laser của Mỹ tại triển lãm London
    Triển lãm hàng không lớn nhất thế giới được tổ chức 2 năm một lần ở Farnborough, ngoại ô London không thiếu những điều bất ngờ. Một trong những bất ngờ đó là việc Mỹ giới thiệu vũ khí laser có khả năng ?bắn hạ máy bay.
    Mặc dù các nhà khoa học mới nghiên cứu loại vũ khí lazer này chưa đầy 1 năm, nhưng sản phẩm của nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon Missile Systems dường như đã tiến gần nhất đến những loại vũ khí hiện đại nhất hiện nay.
    Trong quá trình thử nghiệm bí mật, tờ The Daily Telegraph của Anh viết rằng, với sự trợ giúp của tia lazer, 4 máy bay không người lái ở khoảng cách hơn 3km đã bị tiêu diệt.
    Сuộc thử nghiệm này đã diễn ra tại bờ biển bang California của Mỹ với sự tham gia của Lực lượng Hải quân. ?oĐây là lần đầu tiên tiêu diệt thành công mục tiêu trên mặt nước. Hiện nay, chúng tôi đang trong giai đoạn trên đường chế tạo lazer chiến đấu đầu tiên tích hợp vào những hệ thống vũ khí của chúng tôi?, The Daily Telegraph dẫn lời đại diện Raytheon Missile Systems tại triển lãm Farnborough- 2010.
    Vì máy bay không người lái thường xuyên được sử dụng để do thám nên vũ khí lazer sẽ trở nên cần thiết trong tương lai gần, những nhà chế tạo ra vũ khí này nói. Dự kiến, việc phát triển loại vũ khí mới sẽ hoàn tất vào năm 2016.
    Cần lưu ý rằng, việc thử nghiệm vũ khí này được quân đội Mỹ tiến hành không chỉ ở các phương tiện hải quân. Tháng 2 năm nay, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) đã tiến hành thử nghiệm mẫu vũ khí lắp trên máy bay thử nghiệm YAL-1 ALTB (Airborne Laser Testbed), trước đây còn có tên gọi là ABL (Airborne Laser) tại căn cứ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh không quân (Naval Air Warfare Center Weapons Division Sea Range) của Hải quân Mỹ ở vùng bờ biển miền Trung California.
    Thông cáo báo chí của MDA cho biết, cuộc thử nghiệm hệ thống laser được tiến hành tại căn cứ không quân Point Mugu, ở California của Hải quân Mỹ. Đây là vụ thử ALTB thứ hai.
    Đây là lần đầu tiên vũ khí lazer đã bắn hạ tên lửa đường đạn ở giai đoạn tăng tốc. Tất cả hoạt động chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 2 phút.
    Theo thông tin của MDA, 1 tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng đã bị tiêu diệt. Một giờ sau vụ thử thứ nhất, quả tên lửa thứ hai được phóng đi từ đảo San Nicolas, cách Point Mugu khoảng 100 km. Mục tiêu thứ hai là tên lửa nhiên liệu rắn và cũng đã bị tiêu diệt.
    Đây là vụ thử thứ hai từ trên máy bay đối với vũ khí lazer của Mỹ. Vụ thử lần đầu tiên diễn ra vào tháng 8 năm ngoái khi bộ cảm biến hồng ngoại của hệ thống lazer có thể phát hiện tên lửa mục tiêu khi đang bay và hệ thống tương ứng đã đánh chặn và theo dõi mục tiêu.
    Các chuyên gia của MDA cho hay, vũ khí mới nhất sẽ rất hấp dẫn trong nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, bởi vì nó có thể tấn công nhiều mục tiêu ở cự ly hàng trăm kilomet với tốc độ ánh sáng.
    Tháng 9/2009, Thượng tướng Leonid Ivashov, Chủ tịch Viện Các vấn đề địa chính trị, đã khẳng định rằng, Mỹ có thể thay thế các tên lửa chống tên lửa và radar của hệ thống phòng thủ tên lửa mà họ định bố trí ở CH Czech và Ba Lan bằng các vũ khí khác, cụ thể là các máy bay mang vũ khí laser.
    Huy Linh (Theo Pravda)

Chia sẻ trang này