1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về các loại máy MIG hiện đang được sử dụng trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 05/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.684
    Rổng là 11 tấn. Chất tải cả pilot và dầu hôi là 17.5 tấn, chất hàng là 23.5 tấn. Hàng chẳn 6 tấn.
    Muốn làm đuôi xiên là phải thiết kế lại cả con luôn cụ mèo à. Vậy thì bỏ mẹ. Rafale, Typhoon, Gripen đuôi đứng có chết tây nào đâu. Quan trọng là khung bền, vỏ nhựa và mút xốp, đông cơ ngon, avionic xịn. Nhìn ở Maks2015 nó bay có 1 tấn dầu mà leo cao, vận động góc hẹp 1phát là cái đít đỏ chót thấy mà ghê
    hk111333Fearless thích bài này.
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Cái vụ tải trọng cất cánh thông thường 17.5 tấn này nó không nói rõ là trong điều kiện nào nhưng tôi đoán là đã bao gồm 150 viên đạn 30mm, 2 tên lửa R-77 và 2 tên lửa R-73 cùng các thứ khác như đạn mồi, dù hãm và đổ đầy nhiên liệu. 6 tấn còn lại bao gồm 1 thùng dầu 2,150L và 4 quả tên lửa Kh-31 hoặc Kh-35 nữa.

    Như thằng Su-27 chẳng hạn, tải trọng cất cánh thông thường của nó trong điều kiện đổ 5.2 tấn nhiên liệu bên trong, mang 2 tên lửa R-27R và 2 tên lửa R-73.
    hk111333Fearless thích bài này.
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Hình chụp cận cảnh tổ hợp ngắm-dẫn-bắn quang điện gắn trên Mig-35 trưng bày ở Maks-2015. Bề ngoài nó được thiết kế khá thô so với hàng Israel hay hàng Pháp.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    hk111333Fearless thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.684
    Bọn Nga thì quang điện tử e thua cả tầu khựa. Mấy viện của nó nghiên cứu trên trời dưới biển mà nền tảng sensor IrSb cận hồng ngoại nó làm không xong. Trong khi thế hệ đầu phân giải 720x576 người ta đã xuất khẩu đầy ra.
    hk111333 thích bài này.
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Vì vậy mà bọn Kamov phải hợp tác với Sagem - Safran Pháp để làm tổ hợp quang điện ECO-52 gắn cho Ka-52 bản xuất khẩu thay cho Goes-451 gắn trên Ka-52 bản nội địa do UOMZ làm.
    hk111333 thích bài này.
  6. kientrunganh

    kientrunganh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2005
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    73
    Thế chẳng nhẽ bọn nội địa phải dùng hàng lởm hơn à bác. E nghĩ nó dùng hàng tây để xuất khẩu cho dễ chứ chưa chắc tính năng hơn hàng nội của nó
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.684
    Cái bọn mà nó đi mua hàng Nga để nó xuất khẩu được ấy nó phải sang tận nơi, bay thử, test thử các kiểu. Sau đó nó về nó làm báo cáo theo các tiêu chí mà xếp nó đặt ra. Rồi họp bàn, đối chứng rồi mới đi đến quyết định lắp hàng tây hay ít xà vào. Nên nhớ là hàng quang điện tử lang sa nó đắt lòi mắt. Chẳng đặng đừng vì hàng Nga quá lởm người ta mới phải đòi thứ ấy. Ngay như quân đội Nga cũng xài hàng quang điện tử lang sa hà rầm. Mấy cái xe T-72B3 mới nâng cấp thì máy ngắm mọi thời tiết của Sagem hết ráo.
    hk111333 thích bài này.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.684
    Phải nói là Sukhoi được như ngày hôm nay là nhờ

    1. May mắn. Nó đi lên từ đề bài của anh Ấn. Cái nền tảng Su-27 của LX thì chả có gì hơn Mig-29 trừ cái động cơ

    2. Nhờ thằng Saturn. Vẫn là cái động cơ nền tảng ban đầu không là máy phun nhọ đầy tai tiếng của Klimov. Trước đó thì Mig-29 phổ biến hơn và chính vì sự phổ biến này giết chết Mig - tai tiếng phổ biến.

    Chính nhờ 2con chuột bạch Ấn & Tầu với Su-30mki và Su-30mkk mà Sukhoi có kinh phí duy trì được lực lượng vượt qua khủng hoảng. Cũng phải công nhận Sukhoi thức thời hơn khi tham gia PAK-FA với ứng viên đa nhiệm T-50 chứ không chuyên nhiệm như Mig-1.44. Nó cũng nhìn thẳng vào sự thật yếu kém của ngành chế tạo cấu kiện hàng không Nga tuổi thọ kém để chuyên tâm phát triển vật liệu với cái mô hình S-47. Thành quả đó giúp nó có nền tảng sau này cho T-50 cũng như triển khai gia công thuê cho tây ở các xí nghiệp.

    Trong thời gian ấy, với tai tiếng sẵn có, Mikoyan thất bại lại càng lún sâu vào thất bại khi quyết tung vụ lừa đảo ở Algeria để kiếm kinh phí. Nó trả lại coi như đứt luôn cần câu. Tiếp cú tát nữa là quân đội Nga sau khi rụng Mig-29 liên tục đã phát hiện Mikoyan chưa hề xử lý cân bằng tỉnh điện trên khung vỏ Mig-29 dẫn đến ăn mòn điện hoá trên xà cánh chính gây lắm tai nạn. Chết toi lại càng chết dẫm. Thế xem như đám Mig trong không quân Nga và dự trữ phải sửa lại hàng loạt. May mà đoạn này dầu và vàng nó có giá. Chính phủ rủng rỉnh tiền. Sau khi đuổi hết đám lãnh đạo cũ, Mikoyan quyết ăn thua ở MRCA Ấn. Lại thua...vì cái động cơ - máy phun nhọ nay đã hết phun nhọ nhưng nó được chữa trị triệu chứng chứ không trị nguyên nhân. Bọn Ấn sau vụ ăn mòn khung thì nó quyết tự sửa Mig và nó đã khôn ra. Ứ lừa nó được. Xong om...Mikoyan bên bờ vực phá sản. Sống nhờ tiền chính phủ và sửa ba cái máy bay cũ cho đến khi được Ấn và chính phủ Nga ve vuốt cho cái Mig-29cái ca. Nó dốc tâm rèn đục cho đến ngày nay nhưng vẫn chưa qua cái dớp Klimov.

    Cho công tâm mà nói thì đề bài của Klimov quá khó so với Saturn. Kích thước cánh quạt chừng ấy, công nghệ rèn máy nén Nga như nhau, tỷ số nén như nhau và nhỉnh hơn cái Turbojet tí xíu lại đòi lực đẩy nhiều cho đủ Mig-29 với cái airfoil ấy bay nhanh là ép thằng Klimov vào đường cùng. Thằng Saturn khoẻ hơn vì kích thước AL-31F nó to. Chứ máy nén AL-31F chả hơn mẹ gì RD-33 cả. Đòi thì nó phải chơi thôi. Nó tăng công suất buồng đốt, lưu tốc tuếc bin tăng để kéo quạt thì lưu tốc dòng core quá lớn so với bypass nó gây ngưng hơi nước + tỷ số nén thấp + đốt nhiều nó ra nhọ thay vì CO2 trước buồng đốt sau chứ có mẹ gì đâu. Sau để giảm nhọ huyền thoại thì nó giảm công suất tuếc bin thấp áp và tăng tuếc bin cao áp lên cho cái động cơ nó chạy gần như là tuếc bô zét thay vì tuếc bô phen thì bớt nhọ. Đổi lại nó táp nhiên liệu kinh khiếp chả thua mấy anh AL-31F to bằng mẹ nó. Khi bọn Ấn nó bay thử nó thấy đáp ứng động lượng chậm nó phát hiện xong nó đuổi về :-D.

    Đậu xanh rau má!!! Đời hết nhọ nghĩa đen lại vấp nhọ nghĩa bóng. Thế nên bây giờ, sau khi các phòng thiết kế đã ngâm kiú nát bét các giải pháp của Snecma, GE thông qua cái công ty thiết kế của Airbus mà Nga nó sở hữu đâu 50-60% cổ phần, nền công nghệ động lực Nga đã có thể rèn máy nén tỷ số nén từ 28-40. Vậy cải tiến cái AL-31F thành AL-41F (tỷ số nén 28-29, muốn tăng nữa phải làm lại buồng đốt, là động cơ mới rồi, nếu không là bùm, nát bét) cho Su-35S thì bọn quân đội nó phải ngâm kiú kỹ càng cũng phải. Giờ nó đặt bài cho Klimov và Mikoyan là mày phải thoát ly nền tảng máy phun nhọ thì tao mới mua. Thế thì lâu là phải...

    Túm lại là lâu do quân đội Nga nó kỹ hơn chứ các công ty nhà máy văn phòng thiết kế Nga thì ẩu và ăn non có thừa
    matcua3, Tifavn, lopbopp7 người khác thích bài này.
  9. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Rất thích bài của lão Chuối. Sẵn đây lão phân tích cho tớ và anh em mở mắt về cái con chuyên nhiệm Mig-1.44 được không. Cá nhân tớ thấy nó là một thiết kế tốt, nhưng tại sao nó lại chết yểu.

    Ưu điểm của nó xét về mặt kỹ thuật tớ cũng chả hiểu nốt. Và hạn chế nào về kỹ thuật khiến nó toi cơm vậy lão
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Lão sáng tác ở đâu ra mấy cái thông tin về động cơ Klimov RD-33MK/MKV gắn trên Mig-29K/KUB và Mig-35/35D nào là táp nhiên liệu như AL-31F, nào là đáp ứng động lực chậm, nào là phun nhọ, nào là quân đội Nga chưa mua Mig-35 là vì vấn đề động cơ v...v... ở đâu ra vậy ;-)

    Thông tin cung cấp chính thức từ Klimov thì động cơ RD-33MK có các thông số cơ bản như mức tiêu hao nhiên liệu ở chế độ đốt thường / đốt sau, tỉ lệ lực đẩy chia khối lượng động cơ, tuổi thọ động cơ 4,000 giờ, v...v... đều tương đương với các loại động cơ RR EJ200 của Euro Typhoon, Snecma M88-2 của Rafale và GE F414 của F/A-18 Super Hornet. Nó cũng hoàn toàn giải quyết được vấn đề sinh khói đen của thế hệ động cơ RD-33 ser.1 trước đó.

    Yếu tố duy nhất mà Ấn chê RD-33MK chỉ là thời gian hoạt động giữa 2 lần bảo dưỡng lớn (MTBO) của nó chỉ là 1,000 giờ so với 2,000 giờ của các loại động cơ kia. Tuy nhiên nếu tính rằng giá của một động cơ RD-33MK chỉ bằng 1/3 giá của các loại động cơ kia thì vấn đề này cũng chẳng có gì cả.

    http://www.uk-odk.ru/eng/products/military_aviation/rd33mk/
    Lần cập nhật cuối: 01/09/2015
    Lucenzo, tonkin2007, meo-u1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này