1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về các loại máy MIG hiện đang được sử dụng trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 05/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Bác nổ cổ và bác OB đâu rồi, tiếp tục về Mig đi chứ
  2. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    MIG-31 FOXHOUND / CHÓ SĂN CÁO
    [​IMG]
    Nhắc tới các dòng máy bay của Mikoyan, chúng ta không thể không đề cập tới dòng máy bay Mig-31, một máy bay có thể coi là vị vua huyền thoại của các vị vua trong thời đại của nó. Thậm chí đến ngày nay, nó là máy bay duy nhất được cho là có khả năng chống lại máy bay "tàng hình" F-22 bằng các lợi thế của riêng nó mà không loại máy bay nào có được dù cho xét về tiêu chí nó không nằm trong nhóm máy bay thế hệ thứ 4 và 4 ++ bởi không có tải trọng tối đa 9g cũng như không được sử dụng các vật liệu để giảm diện tích phản xạ radar.
    Khi quyết định viết về Mig-31, tôi đã mất khá nhiều thời gian để mong tìm ra một con đường riêng bởi thực sự đã rất nhiều người viết về Mig-31. Vì thế nếu không khéo sẽ chỉ là người dẫm lại bước chân của người khác đã đi từ trước đó rất lâu mà thôi. Tuy nhiên điều này cũng không đơn giản bởi hầu như các tài liệu về Mig-31 rất ít và trái ngược nhau bởi giống như Sukhoi Su-15, Mig-31 được coi là con bài chiến lược không những của KQ Soviet trước kia mà còn của cả KQ Nga ngày nay. Vì thế thông tin về chúng rất hạn chế và chúng cũng chưa bao giờ được xuất khẩu hoặc chỉ xuất khẩu các bản mà hệ thống đã bị giản lược đi rất nhiều mà thôi.
    Vì thế tôi quyết định sẽ đi theo hướng tâp trung đi sâu vào thiết kế khung sườn, hệ thống điện tử và vũ khí của các thế hệ Mig-31. Bài này sẽ gồm 3 phần. Phần 1 nói về thế hệ đầu tiên của Mig-31 với các máy bay Mig-31, Mig-31B và Mig-31BS. Phần 2 sẽ nói về thế hệ thứ hai của Mig-31 là Mig-31M. Phần 3 sẽ đề cập tới phiên bản Mig-31BM, nâng cấp từ các Mig-31 thế hệ đầu tiên, và phiên bản Mig-31FE dành cho xuất khẩu.
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MIG-31
    Trái ngược với chiếc Su-15, một máy bay có thể nói là không làm thỏa mãn các kỳ vọng mà KQ Soviet mong muốn cũng như sớm bị loại khỏi phục vụ với một lịch sử thấm đẫm máu, Mig-31 ngay từ khi mới ra đời cũng mau chóng trở thành máy bay huyền thoại , được quan tâm và khơi gợi sự sự tò mò nhất của phương Tây.
    Điều này được thể hiện khi Hollywood, vào năm 1982, đã chuyển thể một tiểu thuyết ra đời trước đó vào năm 1977 để dựng một bộ phim hành động mang cùng tên Firefox. Đây là cuốn tiểu thuyết hư cấu và cường điệu dựa trên các thông tin ít ỏi mà Balenko, một phi công Soviet lái chiếc Mig-25 đào thoát tới Nhật cung cấp cho tình báo phương Tây về một loại máy bay mới 2 chỗ ngồi của Soviet có khung sườn cực khỏa để có thể bay siêu âm ở độ cao thấp và được trang bị một radar cực mạnh với khả năng look-down / shoot-down. Ngay khi mới ra đời, nó đã mau chóng trở thành best-seller.
    Bộ phim này do Clint Eastwood, một diễn viên nổi danh sau loạt phim cao bồi kiểu Italia (Italian-cowboy) nổi tiếng như "Vài đồng lẻ nữa" và "Thiện-Ác-Tà", làm đạo diễn và thủ vai chính. Tiểu thuyết / bộ phim nói về một điệp viên phương Tây, do Clint Eastwood thủ vai, thực hiện một nhiệm vụ nguy hiểm là đánh cắp một chiếc Mig-31 từ đất Nga. Trong bộ phim, chiếc Mig-31 có hình dạng khá kỳ lạ và được mô tả là có khả năng đạt vận tốc Mach-3, cất cánh thẳng đứng với khả năng tàng hình (invisible / không thể nhìn thấy chứ không phải là stealth / rón rén). Một năm sau đó vào năm 1983, một trò chơi điện tử dựa trên bộ phim này cũng ra đời.
    Poster của phim Firefox
    [​IMG]
    Vậy thực chất Mig-31 là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần quay lại bối cảnh của chiến tranh lạnh thế kỷ trước. Suốt thập niên 1960, phương Tây gia tăng phát triển chiến thuật không kích tầm thấp nhằm xâm nhập và vượt qua được hệ thống phòng không của Soviet. Để đáp trả, một loạt các biện pháp được Soviet cân nhắc và cuối cùng, vào năm 1968, phương án cho ra đời một dòng máy bay tiếp theo Mig-25 đã được chọn lựa.
    Sau nhiều cân nhắc về thiết kế, cuối cùng Mikoyan quyết định máy bay mới sẽ được phát triển và sửa đổi từ khung sườn của chiếc Mig-25 cũ nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới đặt ra. Tuy nhiên phải 7 năm sau tức là vào năm 1975, mẫu thử đầu tiên mới được ra đời và mang tên Ye-155MP. Nhìn nó khá giống với chiếc Mig-25 cũ.
    Mẫu thử Ye-155MP
    [​IMG]
    Năm 1978, một vệ tinh do thám của Mỹ đã "tình cờ" chụp được một máy bay mới đang bay ở độ cao 6,000m và tấn công một drone (một máy bay / tên lửa chuyên đóng vai mục tiêu giả cho các cuộc thử nghiệm radar và vũ khí) giả làm một tên lửa hành trình bay ở độ cao 60m ở khoảng cách 20km. Điều này đã làm các chuyên gia phương Tây kinh ngạc bởi đây là một kỹ thuật cực khó tại thời điểm đó. Sau này, các chuyên gia cho rằng các chuyên gia Soviet đã cố tình cho các vệ tinh Mỹ chụp được cảnh này bởi họ biết rất rõ lịch bay của các vệ tinh do thám nên không có chuyện "vô tình" ở đây. Lý do là tại sao thì không thấy ai đề cập tới.
    Tuy nhiên phải tới năm 1981, Mig-31 mới lên dây chuyền sản xuất đại trà và tới năm 1982 bắt đầu đi vào phục vụ không quân Soviet và thay thế cho Tu-128 Fiddler.
    Tu-128 Fiddler
    [​IMG]
    PHẦN 1: THẾ HỆ MIG-31 ĐẦU TIÊN: MIG-31A, MIG-31B, MIG-31BS
    [​IMG]
    Dáng vẻ bên ngoài của Mig-31 khá giống chiếc Mig-25 khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn khi mới nhìn chúng. Tuy nhiên chúng thực sự là các máy bay hoàn toàn khác nhau.
    CÁC ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA MIG-31 VÀ MIG-25
    ĐIỂM KHÁC NHAU ĐẦU TIÊN chính là Mig-31 có cấu hình cơ bản là một máy bay 2 chỗ ngồi. Điều này xuất phát từ nhận thức của các chuyên gia Soviet rằng việc một máy bay phải phụ thuộc vào sự dẫn đường và chỉ huy từ mặt đất trong việc tìm kiếm và ngăn chặn mục tiêu đã trở nên lỗi thời. Vì thế Mig-31 được thiết kế để có thể hoàn toàn độc lập trong việc tự mình tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu với phi công ngồi trước chỉ tập trung vào điều khiển máy bay trong khi phi công thứ hai đảm nhiệm việc điều khiển hệ thống radar, cảm biến và vũ khí.
    Hai buồng lái này được đặt nối tiếp nhau với buồng lái và cửa mở riêng biệt dù cho phương án đặt 2 ghế song song đã được tính tới. Buồng lái được sơn màu xanh ngọc sẫm như xu hướng chung của các máy bay Soviet bởi các chuyên gia cho rằng màu này giúp phi công đỡ mệt mỏi hơn. Ghế ngồi của phi công cũng được trang bị máy mát xa để phi công có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ kéo dài. Điều này là cực kỳ quan trọng khi chúng ta biết rằng ngồi lâu tại một không gian hẹp như buồng lái máy bay chiến đấu rất dễ khiến máu khó lưu thông dẫn đến phi công sẽ rất khó cử động và gây mệt mỏi. Điều này đã xảy ra khi Mỹ tấn công Lybia năm 1986 bằng không quân với chiến dịch mang tên "Hẻm núi El Dorado". Sau khi trở về căn cứ tại Anh, các phi công F-111 đã không thể tự mình bước ra khỏi buồng lái mà phải có người bế họ ra ngoài.
    Ngoài ra, trang bị cơ bản hai chỗ ngồi cũng khiến việc huấn luyện dễ dàng hơn. Điều này rất khác với Mig-25, vốn phải sản xuất thiết kế riêng một máy bay 2 chỗ dành cho huấn luyên. Thêm vào nữa, máy bay 2 chỗ ngồi sẽ giúp việc trợ giúp bay tốt hơn, đặc biệt là với Mig-31 loại máy bay mà tất cả các phi công đều thừa nhận là rất khó lái. Nhằm mục đích huấn luyên, buồng lái phía sau cũng được trang bị hệ thống điều khiển máy bay cũng như là một hệ thống gương phản chiếu có thể mở ra-thu vào trên nóc buồng lái giúp phi công thày giáo ngồi sau có thể quan sát được phía trước.
    Buồng lái 2 khoang của Mig-31 và gương phản chiếu trên nóc cửa buồng lái sau
    [​IMG]
    So với máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi khá kỳ cục của Mig-25
    [​IMG]
    ****pit phía trước
    [​IMG]
    [​IMG]
    ****pit phía sau với màn hình radar nằm ở trung tâm
    [​IMG]
    [​IMG]
    ĐIỂM KHÁC NHAU THỨ HAI chính là cặp cánh chính.
    Cánh của Mig-31 được làm mỏng hơn với gốc cánh được kéo dài một góc 70 độ về phía trước. Điều này nhằm làm giảm lực cản không khí khi máy bay bay ở tốc độ siêu âm cũng như cải thiện góc giới hạn bay (AoA). Ngoài ra, mỗi cánh chính của chúng còn được gắn thêm:
    - Cánh leading-edge: Được chia làm 4 cánh phụ nằm nối tiếp ở cạnh trước cánh chính.
    - Cánh trailing-edge: Được chia làm 2 cánh phụ nằm nối tiếp ở phía trong cạnh sau của cánh chính.
    - Cánh flaperon phía bên ngoài: Cánh phụ nằm ở bên ngoài cạnh sau của cánh chính.
    Các cánh này vận hành hoàn toàn tự động tùy theo từng tình huống bay.
    Sơ đồ vị trí của các cánh phụ trên cách chính của Mig-31
    [​IMG]
    Gốc cánh mở rộng và kéo dài 70 độ về phía trước
    [​IMG]
    ĐIỂM KHÁC NHAU THỨ BA chính là Mig-31 được gắn hai phanh khí động ở bên dưới thân máy bay ngay phía trước 2 bánh đáp sau.
    [​IMG]
    ĐIỂM KHÁC NHAU THỨ TƯ chính là mỗi bánh đáp sau của Mig-31 được cấu thành từ 2 bánh đặt nối tiếp đặt lệch trục thay vì chỉ 1 bánh như Mig-25.
    [​IMG]
    CÁC ĐIỂM KHÁC NHAU KHÁC
    - Mig-31 dài hơn cũng như có thân to hơn Mig-25 giúp nó chứ được nhiều nhiên liệu hơn, khoảng 16 tấn so với 14.2 tấn của Mig-25.
    - Mig-31 được làm thành từ 49% Niken, 33% nhộm nhẹ, 16% titan và 2% composit giúp khung sườn nó chắc khỏa hơn Mig-25 và giúp nó có thể bay với tốc độ siêu âm tại độ cáo thấp.
    - Động cơ của Mig-31 là loại D-30F6 có lực đẩy 93.1 kN - 151.9 kN so với động cơ R-15B-300, lực đẩy 73.5 kN - 100.1 kN. Vì thế Mig-31 có cửa lấy khí cũng như miệng phụt của động cơ lới hơn Mig-25. Chính điều này, cùng với thiết kế khí động, đã tạo nên một trong các đặc điểm nổi trội của của Mig-31 so với tất cả các máy bay khác, trừ đàn anh Mig-25 của nó, đó chính là tốc độ mach-28.83 / 3,000km/h. Phi công thử nghiệm khi lái nó lần đầu đầu đã mô tả là nó tăng tốc như một quả tên lửa.
    - Thân máy bay và cửa lấy khí được thiết kế để góp phần tạo lực nâng cho máy bay
    Miệng lấy khí cho động cơ lớn với bào khí được tích hợp bên trong
    [​IMG]
    Một điểm cần lưu ý là Mig-31 không phải được thiết kế để không chiến quần vòng vì thế khả năng thao diễn của nó khá hạn chế với tải trọng tối đa chỉ là 5g so với 9g của các máy bay thế hệ 4. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ như B-52 và B-1, không cho chúng kịp lọt vào vùng có thể bắn tên lửa, các máy bay do thám tốc độ cao như SR-71, U-2 và các tên lửa hành trình bay thấp. Việc không chiến quần vòng sẽ dành cho các máy bay khác.
    HỆ THỐNG ĐIỆN TỬ & CẢM BIẾN TRANG BỊ TRÊN MIG-31
    Một trong các yếu tố tạo nên danh tiếng của Mig-31, bên cạnh tốc độ khủng khiếp của nó, chính là hệ thống điện tử và cảm biến của nó.
    RADAR ZASLON SBI-16 (S-800)
    Radar Zaslon SBI-16 chính là điều khác biệt lớn nhất của Mig-31 so với tất cả các đối thủ cùng thời với nó mà tiêu biểu là chiếc F-14, máy bay duy nhất của Mỹ được cho là giống và tương đương nhất với Mig-31. Để hiểu điều này thì chúng ta phải quay lại thời điểm đầu thập niên 80 và thậm chí cho tới tận gần đây, các máy bay Mỹ nói chung, chiếc F-14 nói riêng, vẫn sử dụng kiểu radar lắc chảo antenna cơ khí với nguyên lý không lắc thì không hoạt động được.
    Chảo lắc cơ khí của radar AWG9 của F-14B
    [​IMG]
    Vì thế việc Mig-31, chiếc máy bay đầu tiên không những của Soviet mà còn của cả thế giới, được trang bị radar quét mảng pha điện tử thụ động là một bước ngoặt về mặt kỹ thuật. Thay vì phải lắc antenna mới hoạt động được hoặc phải xoay antenna nếu muốn điều chỉnh góc tìm kiếm thì antenna của radar Zaslon SBI-16 lại được đặt cố định. Tất cả việc điều chỉnh góc tìm kiếm được thực hiện bằng điện tử. Ví thế nó tận dụng được tối đa không gian trong mũi máy bay để trang bị antenna có đường kính lớn nhất có thể thay vì phải chừa chỗ để lắc như các loại máy bay khác. Ai cũng biết rằng đường kính antenna thường tỉ lệ thuận với năng lực và tầm quét của nó.
    Ngoài ra việc điều chỉnh hướng hướng quét bằng điện tử cũng ổn định hơn, nhanh hơn rất nhiều lần kiểu lắc cơ khí. Nó cho phép Mig-31 tìm kiếm và phát hiện và bắt bám tất cả các mục tiêu gần như là tức thời thay vì phải mất từ 12 cho tới 14 giây để hoàn thành một chu trình của kiểu lắc cơ khí.
    Các thông số cơ bản của radar Zaslon SBI-16:
    - Đường kính antenna của radar là 1.1m, dày 0.3m, khối lượng antenna là 300kg, khối lượng tổng cộng tính cả hệ thống xử lý dữ liệu là 1,000kg
    - Sử dụng bước sóng L (9-9.5 GHz).
    - Khả năng phát hiện và dẫn bắn các mục tiêu bay thấp ở độ cao 25m bao gồm các tên lửa hành trình.
    - Tầm phát hiện mục tiêu là máy bay ném bom cỡ lớn như B-52 hay B-1 là 300km.
    - Tầm phát hiện máy bay ném bom nói chung ở phía trước là 180-200km, bắt bám là 120-150km.
    - Tầm phát hiện máy bay ném bom nói chung ở phía sau là 90km, bắt bám là 70km.
    - Tầm phát hiện máy bay chiến đấu nói chung ở phía trước là 120-130km, bắt bám là 90km
    - Zaslon có thể phát hiện một mục tiêu có diện tích phản xạ radar 0.3m2 ở khoảng cách 65 km
    - Tầm quét ngang là ±70 độ, lên xuống là +70/-60 độ.
    - Khả năng bắt bám 10 mục tiêu và dẫn bắn 4 mục tiêu trong số đó cùng lúc.
    - Máy tính xử lý dữ liệu Argon-15A. Đây là máy tính kỹ thuật số đầu tiên của Soviet.
    - Công suất 2.5KW và cần phục hồi làm mới trung bình sau 55 giờ hoạt động (MTBF / Mean time between failures)
    Radar Zaslon được gắn cố định hướng về phía trước trên mũi Mig-31
    [​IMG]
    Antenna của radar Zaslon
    [​IMG]
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 25/07/2009
  3. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    (Tiếp theo bài trước)
    CAMERA CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI (IRST) 8TP/8TK
    Ngoài radar Zaslon ra, Mig-31 còn được trang bị camera cảm biến hồng ngoại 8TP/8TK. Nó được gắn nửa chìm vào mặt dưới của thân máy bay ở ngay bên dưới buồng lái của phi công phía trước. Nó có thể thu vào để tránh sức cản không khí và chỉ đẩy ra khi cần sử dụng. Dưới đây là thông số của nó:
    - Nặng 124kg, công suất 1.3KW, MTBF là 350 giờ và được làm máy bằng nitrogen lỏng.
    - Góc quét ngang là + (-) 60 độ, lên xuống là +6 / (-)13 độ.
    - Nó có thể phát hiện ra một máy bay do thám SR-71 ở khoảng cách 100 - 120km cũng như một máy bay máy bay chiến đấu từ phía sau ở khoảng cách 50km.
    - Nó được kết nối và cùng hoạt động với radar Zaslon để phát hiện và dẫn bắn vũ khí.
    Trong một cuộc phỏng vấn với một cựu phi công Mig-31 Soviet, người ta biết rằng khi làm nhiệm vụ săn RS-71, IRST 8TP/8TK là cảm biến được sử dụng chủ đạo với radar Zaslon được cài đặt ở chế độ chiến đấu nhưng được tắt đi. Ngay khi phát hiện ra mục tiêu bằng 8TP/8TK, máy tính sẽ tự động tính toán khoảng cách mục tiêu bằng phương pháp tham chiếu tam giác với các cảm biến khác trên máy bay. Tên lửa sẽ được nhập các dữ liệu và phóng đi, radar Zsalon sẽ chỉ được bật lên vào pha cuối của tên lửa để bảo đảm nó đánh trúng mục tiêu. Vì thế mục tiêu sẽ không nhận được bất kỳ cảnh báo nào cho đến khi đã quá trể để né tránh.
    IRST 8TP/8TK
    [​IMG]
    Thu vào khi không sử dụng để tránh sức cản không khí
    [​IMG]
    Khi đẩy ra để tìm kiếm mục tiêu
    [​IMG]
    [​IMG]
    HỆ THỐNG DATA-LINK
    Mig-31 có thể chia sẻ thông tin về mục tiêu mà nó thu được thông qua radar Zaslon và IRST 8TP/8TK cho các Mig-31 hay các máy bay bay cùng khác cũng như có thể chỉ huy tối đa cùng lúc 3 máy bay khác. Vì thế nó có thể đảm nhiệm vai trò như một máy bay phát hiện-cảnh báo sớm & chỉ huy trên không (AEW&C).
    Ngoài ra, Mig-31 cũng có thể kết nối với các máy bay Beriev A-50, một máy bay AEW&C thực thụ của Soviet, hay sở chỉ huy mặt đất tùy vào từng tình huống chiến thuật cụ thể.
    HỆ THỐNG VŨ KHÍ
    Có thể nói vũ khí của Mig-31 cùng với radar Zaslon và tốc độ kinh hoàng của nó chính là 3 điểm mạnh nhất của Mig-31 và khiến nó trở thành vua của các vị vua cùng thời. Vũ khí chính của nó gồm 2 loại. Thứ nhất là tên lửa tầm xa R-33 dẫn đường bằng radar bán chủ động và tên lửa tầm nhiệt tầm trung R-40TD.
    1 - Tên lửa R-33 : Đây là loại tên lửa tầm xa được thiết kế dành riêng cho Mig-31 với các mục tiêu là máy bay có tốc cao như RS-71 và B-1 hay B-52.
    - Nặng tổng cộng 490kg
    - Đầu nổ 47kg
    - Tầm bắn tối đa 120 - 160km tùy vào độ cao của Mig-31 khi bắn
    - Dài 4.25m.
    - Đường kính 0.38m.
    - Sải cánh 1.18m.
    - Bắn được các mục tiêu đang bay với tốc độ 3,000 km/h hoặc đang thao diễn để lẩn tránh ở tải trọng 8g.
    - Có thể bắn các mục tiêu có độ cao chênh lệc với Mig-31 là 10,000m
    - Dẫn đường: Pha giữa là dẫn đường quán tính với radio-link cập nhật vị trí mục tiêu, pha cuối dẫn đường bằng radar bán chủ động với đầu dò của R-33 tự động tìm kiếm mục tiêu bằng cách đo các tia radar dội ra từ mục tiêu khi bị radar Zaslon của Mig-31 khóa.
    - Radar Zaslon có thể điều khiển và dẫn bắn cho 4 tên lửa R-33 tấn công 4 mục tiêu khác nhau cùng lúc.
    R-33
    [​IMG]
    2 - Tên lửa tầm nhiệt R-40TD :
    * Dài 5.98 m
    * Sải cánh 1.45m
    * Đường kính 3.1m
    * Nặng 450 kg
    * Tốc độ Mach 4.5
    * Tầm bắn 30 - 60km tùy vào tính chất của mục tiêu cũng như cao độ bắn.
    * Dẫn đường bằng hồng ngoại / Khóa trước khi bắn.
    * Đầu nổ dạng phá mảnh / nổ chùm nặng 70kg.
    Ngoài ra, Mig-31 cũng có thể mang tên lửa tầm nhiệt R-60 để thay cho R-40TD tuy nhiên tầm bắn của R-60 thấp hơn nhiều so với R-40TD. Ngoài ra Mig-31 cũng có thể mang tên lửa R-40RD, phiên bản dẫn đường bằng radar bán chủ động.
    R-40TD
    [​IMG]
    Các cách mang vũ khí thông thường nhất mà chúng ta thường gặp ở Mig-31 cho nhiệm vụ đánh chặn trên không
    4 tên lửa R-33 dưới bụng + 2 tên lửa R-40RD trên cánh + 2 thùng dầu phụ loại 2,500 lít.
    [​IMG]
    4 tên lửa R-33 dưới bụng + 2 tên lửa tầm nhiệt R-40TD trên cánh
    [​IMG]
    4 tên lửa R-33 dưới bụng + 4 tên lửa tầm nhiệt R-60 trên cánh
    [​IMG]
    3 - Súng 23mm 6 nòng Gsh-23-6:
    Mig-31 được trang bị một súng 23mm 6 nòng, có tốc độ bắn 10,000 viên / phút, và 260 viên đạn. Súng được gắn ở trong một pod khí động ở mạn phải của máy bay ngay bên trên của bánh đáp sau. Tuy nhiên với các nhiệm vụ cũa Mig-31, chắc chắn là rất hiếm khi nếu không nói là chẳng bao giờ Mig-31 cần sử dụng tới nó. Có lẽ khẩu súng này được gắn để cho "an tâm" và "thừa còn hơn thiếu".
    Vi trí đặt súng
    [​IMG]
    [​IMG]
    4 - Giá treo vũ khí chìm trong thân:
    Sẽ là rất thiếu sót khi đề cập tới Mig-31 mà lại bỏ qua thiết kế các giá treo tên lửa độc đáo dưới thân của nó.
    Mig-31 có 4 giá treo tên lửa dưới thân. Chúng được gắn chìm vào bên trong thân giúp Mig-31 có thể đeo các tên lửa như R-33 vào sát trong thân để tránh sức cản không khí, giúp máy bay vẫn có thể bay ở tốc độ siêu âm cao dù đang mang đầy đủ tên lửa và làm giảm sự tiêu hao nhiên liệu khi bay tuần tiễu cũng như giảm diện tích phản xạ radar.
    Giá treo trong thân của chiếc F-22 của Mỹ ra đời 25 năm sau cũng sử dụng cách tương tự. Đó là các tên lửa được gắn trên một giá đỡ có thể đẩy ra hoặc thu vào. Khi bay tuần tiễu, chúng sẽ thu vào khiến cho tên lửa được kéo ép sát và thậm chí chìm vào thân máy bay. Khi cần bắn, giá đỡ này sẽ được đẩy ra thả tên lửa rơi xuống trước khi kích hoạt phóng nó đi.
    Cũng vì cách thiết kế này mà tên lửa R-33 cũng như là R-37 sau này đều được thiết kế để cách có thể gập vào được để có thể phù hợp với kiểu treo này. Chỉ khi được đẩy ra trước khi bắn, cánh của chúng mới được mở ra về đúng vị trí.
    4 giá treo tên lửa gắn chìm trong thân Mig-31
    [​IMG]
    Giá treo khi thu vào
    [​IMG]
    Khi đẩy ra để hạ tên lửa xuống
    [​IMG]
    Nhờ giá treo kiểu này mà tên lửa có thể nằm ép sát và chìm một phần vào trong thân.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cánh tên lửa R-33 được thiết kế có thể gấp lại được để phù hợp với cách treo vũ khí dạng này.
    [​IMG]
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 00:24 ngày 25/07/2009
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    một lần nữa thank bác RF
    ý kiến riêng của tớ về Mig 31 là trông nó quá thô, nhất là 2 cửa bào hút khí .
    Bọn Nga làm máy bay gò hàn thế nào mà trông cứ gồ ghề ,thô kệch ,
    ko chú ý bo góc cạnh như phương tây. mà cái này nhiều khi thuần túy thẫm mỹ thôi.
  5. TVinhR

    TVinhR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    1
    Mig 31 này hay đấy chứ,nhìn con này lại liên tưởng đến.....F15,hầm hố ra phết.Cá nhân mình thích Mig 31 và SU 25 hơn Su 30,
  6. Tuan_2pung

    Tuan_2pung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2003
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Trong game TopGun của PS1 cũng có bài hẻm núi El Dorado, đây cũng thể coi là một trong những mission khoai nhất bởi mục tiêu đc đặt sâu trong các hẻm núi cao, ở mission này mà dùng mấy con F14,F18, EF2000 hay Mirage... thì rất khó hoàn thành vì khi chúc đầu xuống để lock bắn mục tiêu xong thì khả năng máy bay đâm vào núi rất cao và k kịp ngóc đầu lên. Ở mission này tớ thấy dùng SU35 là ngon nhất, thoải mái tăng tốc lock mục tiêu, kể cả đứng sát vách núi vẫn có thể ngóc đầu lên dễ dàng. Chắc các bác ở đây cũng từng cầy nát game này rồi nhỉ
    Bây giờ tìm lại chả thấy đâu bán đĩa game này nữa.
  7. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Em không đồng ý với nhận định này lắm. Em làm MH máy bay F4 thấy tên lửa đã được gắn nửa nổi nửa chìm vào thân máy bay rồi, mà F4 ra đời trước Mig31 này nhiều lắm.
    Nói gì thì nói, bài của bác tuyệt hay, cảm ơn bác nhiều.
  8. Panzerlha

    Panzerlha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Bác nokopro có nhầm đoạn nói về giá treo tên lửa không thế ?
    Kiểu treo tên lửa chìm vào thân có lâu rồi:
    [​IMG]
  9. Panzerlha

    Panzerlha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  10. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Bài viết của RF khá tốt, không phải cứ đọc nhiều, dịch nhiều rồi viết được đâu, nhất là về kỹ thuật nói chung, quân sự nói riêng. Chắc chắn RF cũng đã phải dành nhiều thời gian, công sức để sưu tầm, tổng hợp, ngoài ra còn có những bình luận "tạm thời", những bình luận đó không phải lúc nào cũng chính xác 100% vì có phải ai cũng biết hết các tài liệu, các loại vũ khí của các quốc gia khác đâu.
    Tiếp đi RF - (Lối hành văn nghe quen lắm)

Chia sẻ trang này