1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về cái tên người Việt Nam một cái.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Giao_Hoang, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Hỏi khí không phải thế phong cảnh, ngắm cảnh có bị đổi thành phong kiểng, ngắm kiểng không bác ? Dân Huế hình như không kiêng, vì có đồi Vọng Cảnh. Hay là lúc trước gọi là Vọng Kiểng ?
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Nhân chuyện tên người, nhớ ra...
    Bộ Tài Chính có cậu Hoàng Ngọc Nắng Hồng
    Trường ĐHTH ngày xưa có khoa có tổ bộ môn 4 ông Khai, Tiêu, Cống, Xí
    Viện Toán một thời có 5 bác chưa vợ: Hào, Cường, Dương, Chóng, Phóng.
  3. chipvtc

    chipvtc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghe kể HVKTQS có một thời 3 ông hệ trưởng là Mứt, Kẹo, Lạc (cùng nhiệm kỳ)
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Dân Huế không có lệ kiêng hoàng tử Cảnh, bởi đơn giản là khi vua Gia Long trở Huế lên ngôi Hoàng đế thì Hoàng tử Cảnh đã mất năm 1801 rồi.
    Trên thực tế, người dân Nam bộ tôn kính Nguyễn Phúc Ánh rất mực, còn người ở Huế khi đó không có lòng tôn kính đến thế. Huế nằm dưới tay Nguyễn Nhạc, rồi Nguyễn Huệ nhiều năm, trước khi vua Nguyễn trở lại.
    Em trai của Nguyễn Phúc Cảnh là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi là vua Minh Mạng. Vì thế chữ Đảm cũng phải kiêng, đọc thành Đởm. Cách đọc này vẫn còn ở miền Trung và miền Nam.
    Dân miền Trung thì kiêng chữ Vũ đọc thành Võ (do chúa Vũ - Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát), và đặc biệt là chữ Phúc phải đổi thành Phước. Vì kiêng Nguyễn Hoàng nên Hoàng đọc thành Huỳnh.....
    Tương tự là vua Tự Đức tên thật Hồng Nhậm, tên tục là Thì, nên chữ Thì đọc thành Thời, chữ Nhậm không được dùng.
    Nếu tôi nhớ không nhầm thì anh trai của Tự Đức là Hồng Bảo, nên chữ Bảo cũng kiêng mà đọc chệch thành Bửu, vua Dục Đức tên là Chân nên Chân đọc thành Chơn. (hai từ sau này không dám chắc)
    Chỉ có ở miền Bắc, ít chịu ảnh hưởng của tục kiêng húy này, nên ngôn ngữ còn giữ nguyên cách đọc gốc của người Việt các từ Hán Việt..
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 23:01 ngày 28/04/2006
  5. SuperThin

    SuperThin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2001
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    1
    Hổng rõ ở Việt Nam có bao nhiêu họ và bao nhiêu tên vì chưa có một thống kê chính thống nào. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bất kỳ từ nào trong tiếng Việt (có trong tự điển) cũng đều có thể là Họ hay tên của một người nào đó. Điều này ở các nước phương Tây là rất hiếm dù họ có những cái tên như là White, Brown,... chủ yếu là màu sắc.
    Thế nào là một cái tên hay? Tên hay là tên đọc lên không quá kêu và tên tốt là tên không được sử dụng vần trắc, mà sử dụng vần bằng. Tên không ám chỉ một cái gì quá cao sang / quá bình dân... ở hai thái cực này nghe thì rất ấn tượng nhưng nếu phân tích kỹ ra thì có những chuyện không hay.
  6. Promesse

    Promesse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Nói về tên với họ tớ cũng xin đem ra mấy cái họ khá buồn cười...(họ của bọn Nga)cho bà con chiêm ngưỡng thử nhé
    >ен --- Lười
    YодSяблонская --- Dưới cây táo
    Yодбе?овская --- Dưới cây bạch dương
    sfзне?ов --- Thợ rèn

  7. Amore1982

    Amore1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    0
    ôi zời ơi bác này ngày xưa cách đây 5,6 năm dậy mình môn Kế Toán há há... thầy xướng tên cả lớp ở dưới đập bàn đập ghế
  8. KitC

    KitC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Chữ Nhậm thông với âm Nhiệm thì phải? Ngô Thì Nhậm, Ngô Thời Nhiệm cứ loạn cả lên đấy thôi!!!
  9. muahanoi10

    muahanoi10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2005
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    bạn tôi người Nga còn mang một họ nghe nổi da gà : НасилOникова - nghĩa là hiếp dâm,có lần bà giáo dạy tiếng nga làm nó xấu hổ với cả lớp vì cái họ đó.
    Nhân tiện tôi muốn hỏi tên Thảo Mi có nghĩa là gì (Mi chứ không phải My) theo khổ chủ thì tên này được đặt có chủ ý chứ không phải thấy hay thì đặt đâu ạ.
  10. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chữ Mi âm hán Việt mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Có chữ Mi nghĩa là cây kê, hạt kê; có chữ Mi nghĩa là lông mày,; lại có chữ Mi nghĩa là bờ nước; lại có chữ Mi nghĩa là chim hoạ mi;
    còn chữ thảo có nghĩa là cỏ; hoặc còn có nghĩa là qua loa. Ngoài ra còn có nghĩa đánh dẹp, xin, đòi, lấy, làm cho, bàn (trong các chữ thảo phạt, thảo luận).

Chia sẻ trang này