1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về cái tên người Việt Nam một cái.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Giao_Hoang, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Năm nay (2007) mà là ....Quý Hợi sao? Năm Quý Hợi vừa rồi là 1983. Và năm Quý Hợi kế tiếp phải đợi đến ...2043 đó bạn!
    Luận chữ Hân với nghĩa là ...rạng đông, mặt trời mới mọc ( ~.) theo TV thấy thì rất hợp đó chứ! Vì năm nay thuộc Ốc Thượng Thổ, tính thổ rất yếu. Nếu được thêm Thổ từ bộ Nhật thì càng hay chứ! (Nhật là mặt trời. Mặt trời có tính Hỏa. Và Hỏa sinh Thổ). Tuy nhiên, chữ Hân này mang Dương tính nên dùng cho nữ không hay cho lắm!
    Theo TV thì dùng chữ Hân này 欣 thì hay hơn. Vì sanh con gái vào năm Đinh Hợi là hợp cách (Cả Can - Chi đều là Âm, phù hợp với nữ. Nếu kịp sanh vào tháng 9 này, hoặc sanh sau ngày 13 tháng 12 thì càng tốt. Vì thời điểm sanh đó cũng thuộc Thổ). Đã gọi con là Bảo (寶) thì khi có được Bảo vật ta phải nên ....vui mừng như nghĩa của chữ Hân này (欣) mới đúng chứ, phải không nào?
    Con cái là kết tinh của tình cảm vợ chồng. Do vậy, khi đặt tên con, trước tiên phải lấy ý kiến của 2 vợ chồng. Nếu 2 vợ chồng đều quyết định đặt tên là Nguyễn Bảo Hân ( ~寶欣) thì xem ra quyết định này cũng ....không tệ! Khả tụng! Khả hỷ!
    Nếu có thay đổi thì chớ bao giờ dùng chữ Ngọc. Vì Ngọc dùng cho Nam thì tốt, nhưng dùng cho Nữ thì không hay đâu! Nghe có vẻ ngược đời, nhưng sự thật là như vậy. Cô nào vướng phải chữ Ngọc cũng lận đận, truân chuyên vì tình duyên đó! Tin hay không thì tùy bạn nhé!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  2. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Ghi chú thêm: Vì những lý do trên, để phân biệt với các chữ "Hân" tầm thường khác, nên đề nghị người ta ghi vô Giấy khai sanh của baby là Nguyễn Bảo Hân ( ~寶欣) , các giáo viên cũng sẽ phải ghi tên baby trong sổ điểm y chang luôn,...
    E rằng dady của nó cũng chưa chắc đã "vẽ" nổi 3 chữ trong ngoặc trên, bắt 10 giáo viên ghi đúng tên baby như vậy thì có lẽ cũng 09 người...mếu.
    Được lehongphu sửa chữa / chuyển vào 00:17 ngày 25/10/2007
  3. maivnprice

    maivnprice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    " Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam"
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    He he. Đồng ý với bác Lehongphu.
    Việc đặt tên con là quan trọng, nhưng lại thay vì tìm một cái tên có ý nghĩa với người Việt, với văn hóa Việt, thì giờ đây - thật khốn khổ thay - người ta chỉ lăm lăm đi kiếm cái ý nghĩa tiếng Tàu, đem tất cả các thứ lý luận của Tàu vào để vầy vò cái tên, trong khi đó người khác có thèm quan tâm điều đó đâu.
    Cá nhân tôi, thấy nó không khéo nó dần trở thành trò, chứ không còn là hỏi han nữa.
    Đúng là nếu theo như Home và OTV ngồi chẻ hoe phân tích, thì tốt nhất là con con bé chưa sinh sang bên Tàu mà sống, mà học, mà viết. Sang đó tha hồ mà ngồi luận bộ ngọc với lại bộ ngạch, mặt giời mấy lị mặt giăng. Chứ còn bố mẹ nó, bạn bè nó... có biết đek đâu mà ngồi phán. Mà nếu có biết tí ti, thì cũng lại là do người khác nhồi vào đầu, chứ bản chất họ cũng chẳng phải là người như thế. Điều đấy hay ho lắm chăng?
    Mà mỗi lần khi ghi tên con, thì phải ghi bên cạnh: cháu là Hân, Hân không phải bộ Ngọc đâu, vì bộ ngọc thì khổ lắm, lận đận tình duyên....các cô dì chú bác cấm gọi cháu là Hân bộ ngọc, mà phải Hân bộ nọ bộ kia...... He he....
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 25/10/2007
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bố mẹ sinh ra con, đặt tên cho con, một cái tên là riêng cho nó, mang tấm lòng, tình cảm của cha mẹ. Một thứ "của riêng". Thế nhưng đứa trẻ chưa sinh, thì cái tên đã được đem lên bàn mổ xẻ cứ y như một món đồ mới vậy. Bố mẹ, ông bà, người quen người thân chưa đủ. Bây giờ đến ông thầy tướng số, thậm chí là tướng số nửa mùa cũng tha hồ vầy vọc...
    Chả phải không có lý khi ngày xưa các cụ dùng những cái tên rất thô sơ, đơn giản. Thế cho nó khỏi phải các "học giả" bàn luận cho mệt. Hỉ?
    Ông Hồ Chí Minh, tên tục là Nguyễn Sinh Cuông, đã ai ngồi chiết tự chưa, mà sao ông ấy giỏi thế? Không hiểu trước khi đặt tên tự "Tất Thành", rồi ông ấy chọn tên "Ái Quốc" thì có xem âm dương, bát quái với ngũ hành không nhỉ?
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cám ơn ThienVuong đã góp ý, sorry, Đinh Hợi, hii, già rồi, đầu óc lẩm cẩm.
    Đặt tên con là Anh được lợi là điểm danh xếp đầu. Hii, với lại nếu con gái tên Anh đảm bảo ít bị ghép tên kiểu thêm vào, biệt danh. Bạn nghĩ sao ở Việt Nam, bạn bè gọi tên của nhau hay thêm kiểu biệt danh vào. Ví dụ: Thanh lợn, Phúc móm v.v... 1 phần theo tôi nghĩ là thói quen của người Việt( thêm phần nữa là do đặc điểm của người được gọi) khi gọi tên người khác, tên 1 từ thường trống nên người ta hay ghép thêm 1 cái đuôi sau vào để gọi, nói chuyện, dần dà thói quen thành tên hay gọi của người đó luôn. Con gái tên Anh, không thể gọi Anh không được, mà phải gọi cả tên đệm Bảo Anh, như vậy ít có khả năng bị gán thêm cái đuôi vào.
  7. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Kể chuyện cho Chitto nghe thế này:
    Tôi có quen vài người tên Hân, đương nhiên là tên của mấy người này viết bằng tiếng Việt đều giống nhau, có lần tôi phải gởi giấy mời cho 02 cô Hân khác nhau đến dự 01 buổi hội thảo, để người văn thư không nhầm lẫn tôi phải ghi thế này:
    To: Ms Hân (bộ Giao thông Vận tải)
    Cái kia: To: Ms Hân (bộ Nông nghiệp & PTNT)
    Thế là khỏi lo nhầm. Hé Hé.
    May phước chỉ phải gởi giấy mời cho 02 cô Hân có "bộ" nói trên, phải gởi cho mấy cô Hân khác thì toi vì không biết ghi "bộ" gì vì họ lại làm ở các Cty TNHH.
  8. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Không có "tiếp vĩ" thì lại có "tiếp đầu", VD: cho tên Anh
    Trong "Tấm Cám" có câu: "VÀNG ẢNH, VÀNG ANH,..... "
    Lo kiểu thế thì tốt nhất là....không đặt tên.
  9. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Lẽ ra TV không cần phải đôi co tranh luận với người ...chầu rìa. Vì nếu đó là ý kiến của thân phụ đứa trẻ thì mình mới cần phải giải thích cho tường tận.
    Tuy nhiên, vì đây là nơi công cộng, nên im lặng đôi khi người ta cho là mình ...đuối lý. Mà điều TV lo hơn nữa là có người ...tưởng tư duy, suy luận của mình đã áp đảo được đối phương tắt cả đài, lại sinh ra đắc ý mà cười đến ...tụt cả lưỡi. Nói Nguyễn Sinh Cung lại thành ...Nguyễn Sinh Cuông...thì thật là tội lỗi! Nghe xong lại nhớ đến 2 câu thơ của Hồ Xuân Hương:
    "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông,
    Chúng xem rồi bảo ....ấy ái uông!"
    Do vậy, TV dù không muốn, vẫn ráng tranh thủ ít thời gian để nói với các bậc ...có những cao luận trên như sau:
    1/ Việc TV và Home làm là đáp lại lời nhờ cậy của cha đứa bé! Cả Home và TV đều gợi ý, còn quyết định ra sao là tùy cha mẹ đứa trẻ. Do vậy, việc các bạn đả kích tư duy của việc xem tên e rằng không đúng chỗ!
    2/ Nếu đã là người Việt thì TV nghĩ rằng dù có ngu si đần độn đến đâu đi nữa, có lẽ các bạn cũng phải biết rằng giữa tiếng Việt và chữ Hán có một sự liên kết chặt chẽ. Thử hỏi, trước khi có chữ quốc ngữ, người ta muốn đặt tên con thì phải dùng chữ gì để viết?
    Đừng có ráng gượng gạo mà trả lời là chữ Nôm nhé! Vì ngay bản thân chữ Nôm cũng được tạo ra từ chữ Hán. Và vào cái thời Đinh - Lê - Lý trở về trước, e rằng chắc cũng chưa có chữ Nôm. Khi đó thì họ dùng chữ gì để viết tên? Rõ ràng là chữ Hán. Nếu đã viết tên bằng chữ Hán, không lẽ lại suy luận ý nghĩa theo ...chữ quốc ngữ???
    3/ Từ đó ta thấy việc dùng chữ Hán để đặt tên con của ngày xưa và việc chọn ý nghĩa theo chữ Hán để đặt tên con của ngày nay là một truyền thống lâu đời. Nói cách khác, việc bạn CuuVan và những người khác ở đây nói riêng và tất cả những người Việt ngoài XH nói chung, muốn tìm hiểu ý nghĩa của chữ Hán để chọn chữ đặt tên con sao cho tốt, đẹp, là noi theo việc làm của tổ tiên, ông bà.
    Những ai châm chích, bài xích, chê cười, phỉ nhổ... v..v... việc làm đó, không biết họ có phải đang làm cái việc .....châm chích, bài xích, chê cười, phỉ nhổ ....v...v... tổ tiên, ông bà mình không vậy??? Xem ra ngày xưa các cụ bài xích chữ quốc ngữ cũng có lý do của họ -> Sợ sau này con cháu sẽ vì chỉ biết có chữ quốc ngữ mà quên đi nguồn gốc của mình!
    Vẫn biết ...ăn theo thuở, ở theo thời, nhưng kẹt nỗi trừ khi muốn đặt tên cho con bạn là cục đá, hòn gạch thì không nói chi, chứ nếu đã gọi là ...thạch, là ngọc, v..v.. thì nếu không truy nghĩa từ chữ Hán, thật không biết được chúng nghĩa là gì cả!
    Vấn đề người ta đã làm từ trước tới nay vẫn không có ai nói gì, đó là vì người ta biết.... áp dụng vào thực tế như thế nào. Không ngờ bây giờ lại có những ..."thiên tài" ...gợi ý rằng phải viết kèm theo chữ Hán cho phân biệt, hoặc phải qua bên Tàu để ở ....v...v... nên mới sinh ra rắc rối! Thật là ý kiến của "Thiên Tài" cao quá nên người thường khó có thể áp dụng được!
    Có lẽ họ tài năng ...phi phàm... quá nên quên đi một điều bình thường là cái tên không chỉ dùng để gọi mà còn dùng để viết. Mà khi viết thì khi dùng chữ quốc ngữ không nói chi, nhưng nếu người nước ngoài có hỏi về ý nghĩa, hoặc khi giao lưu với người Hoa mà dùng chữ Hán để viết, nếu chỉ nhìn chữ quốc ngữ, không biết phải giải thích làm sao và chọn chữ Hán nào để viết đây???
    Trung ngôn, nghịch nhĩ! Nếu có làm cho các bạn không vừa lòng thì cũng xin ....lượng thứ nhé!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13

    Úi chà, cũng đoán ngay là "động" đến đ/c OTV này là được nhận ngay một tràng giang đại hải mà.
    Quan niệm thế nào thì tùy, kệ đồng chí. Tớ thích thì tớ viết ý của tớ, đồng chí viết in ít thôi cho nó đỡ phải nghĩ.
    À, về chuyện Cuông hay Cung, đồng chí hãy về vùng quê Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nơi ***** được sinh ra để hỏi cho rõ nhé (tớ về đấy vài lần rồi).
    Dân Nghệ không gọi tên gốc cụ là Cung đâu, mà là Cuông đấy ạ. Đồng chí có thể xem lại bộ phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn", với lại tác phẩm Búp Sen Xanh, để xem người ta đóng phim, viết truyện về cái tên của ***** thế nào nhé. Đừng bảo là đóng phim với lại viết truyện thì người ta dám bịa tạc nhé.
    He he. Đồng chí cứ tiếp tục tuôn. Chờ bài tuôn....

Chia sẻ trang này