1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về cái tên người Việt Nam một cái.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Giao_Hoang, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. .latrung.

    .latrung. Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0

    Hây, xin nghiêng mình chào các bác, thú vị thật. Cậu GH quét lên sớm nhé, tớ cũng đọc sơ qua cuốn đó thấy hay lắm , làm tư liệu cũng đáng giá.
    Thế mấy họ dân tộc sao các bác không bàn tới VD: K'nor , Hứa, Vàng..Nông,
    Mà này, các bác xem rồi có một lúc nào đó trên TTVN sẽ mở các Box theo dòng họ không nhỉ, vui phết đấy... hè hè
  2. Zindane

    Zindane Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, nếu nói về tên thì em nghe cũng nhiều rồi.Trong đó có cái tên hay nhất là Trần Du Côn, công nhận hay & lạ thật đấy.
    Có mấy tên cũng kêu như là
    Trương Cẩm Tố
    Vũ Quốc Chiêm
    Vivi
    Mãnh lực xoá bỏ niềm thương nhớ
    Đẳng cấp nào đánh đổ được tình yêu
  3. Zindane

    Zindane Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, nếu nói về tên thì em nghe cũng nhiều rồi.Trong đó có cái tên hay nhất là Trần Du Côn, công nhận hay & lạ thật đấy.
    Có mấy tên cũng kêu như là
    Trương Cẩm Tố
    Vũ Quốc Chiêm
    Vivi
    Mãnh lực xoá bỏ niềm thương nhớ
    Đẳng cấp nào đánh đổ được tình yêu
  4. Girl_xomlieu

    Girl_xomlieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    He he he !!!
    Khong chi ten cua chung ta ( nhung nguoi tran mat ... thit) la phong phu thoi dau nha ! Chang han nhu to : Tran Nhu Nhong thi da sao ?
    Doi khi cac cu nha ta dat ten cho ta lai chinh la noi sinh da sinh ra ta ( theo nghia den ... bong ay ) Vi du nhu : Truong Son ...
    Con o chon tham nghiem cung co nhieu ten hay phet, ti nhu : Thich Che Do, Thich Tang Luong...
    Cac bac nghi sao ???
    Nhộng
  5. Girl_xomlieu

    Girl_xomlieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    He he he !!!
    Khong chi ten cua chung ta ( nhung nguoi tran mat ... thit) la phong phu thoi dau nha ! Chang han nhu to : Tran Nhu Nhong thi da sao ?
    Doi khi cac cu nha ta dat ten cho ta lai chinh la noi sinh da sinh ra ta ( theo nghia den ... bong ay ) Vi du nhu : Truong Son ...
    Con o chon tham nghiem cung co nhieu ten hay phet, ti nhu : Thich Che Do, Thich Tang Luong...
    Cac bac nghi sao ???
    Nhộng
  6. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Tên là Mai Thanh Toán thì sao? Chắc chả ai dám cho vay tiền
    Xuka@
  7. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Tên là Mai Thanh Toán thì sao? Chắc chả ai dám cho vay tiền
    Xuka@
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trích "tên họ người Việt Nam"
    III. phép đặt tên chính.
    A. Tên và con số.
    Ở Trung quốc đời nhà Nguyên (1277-1368), chỉ những người có chức vụ mới được có tên chính, người không chức vụ thì gọi bằng một con số tính theo tuổi của cha mẹ. Như người cha 24 tuổi, người mẹ 22 tuổi, hai tuổi cộng lại là 46 thì đứa con được gọi là Tứ Lục (bốn sáu); người cha 23 tuổi, người mẹ 22 tuổi, hai tuổi cộng lại là 45 thì đứa con được gọi là Ngũ Cửu (năm chín) vì năm lần chín là 45.
    Trong lịch sử Việt Nam, không lúc nào có việc hạn chế về việc đặt tên như vậy. Nếu có người đặt tên con là Hai, Ba, Năm, Bảy,... thì các con số này chỉ được dùng như là một chữ có nghĩa thông thường và cốt để biểu lộ thứ tự của đứa trẻ đối với anh chị em trong gia đình.
    B. Tên Nôm và tên Hán Việt.
    Người bình dân ít học thường đặt cho con một tên Nôm mà họ biết rõ ý nghĩa như Chắc, Bền, Bông, Dạn, ... Người có học cũng có khi đặt tên Nôm như vậy cho con, nhưng thường thì họ chọn một tên Hán Việt có ý nghĩa tốt như Hùng, Dũng, Nhân, Nghĩa,...
    C. Tên đơn và tên đôi.
    Ngoài ra, tên mà người Trung Hoa và người Việt Nam đặt cho con có thể là một tên đơn, chỉ gồm một chữ, hay một tên đôi gồm hai chữ.
    1. Ở Trung quốc, khi giữ chức vụ Phụ chính vào cuối đời Tiền Hán (206 tr. CN - 7 s. CN), Vương Mãng đã ra lịnh cấm đặt tên đôi. Do đó, cháu ông ta là Vương Hội-Tông phải đổi tên lại là Tông. Về sau Tông phạm tội phải tự sát. Vương Mãng ra lịnh gọi lại tên anh ta là Hội-Tông để biếm nhục.
    Do đó, từ đời Hậu Hán (25-220) cho đến đời Ngụy (220-265) và Tấn (265-420), người Trung Hoa xem việc có tên đôi là xấu và phần lớn người có địa vị xã hội đều có tên đơn.
    Ta có thể nhận thấy riêng trong bộ Tam quốc chí diễn nghĩa, hầu hết các nhân vật đều có tên đơn như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Lữ Bố, Viên Thiệu, ... Những người tên họ gồm ba chữ như Tư-Mã Ý, Gia-Cát Lượng, Hạ-Hầu Đôn, Công-Tôn Toản, Thái-Sử Từ, ... đều là những người có họ đôi: Tư-Mã, Gia-Cát, Hạ-Hầu, Công-Tôn, Thái-Sử.
    Ở Việt Nam từ thời độc lập không có tục như thế, và việc đặt tên đơn hay tên đôi hoàn toàn do cha mẹ hay bậc trên trước của người quyết định chớ không có một sự khiên chế pháp lý hay xã hội nào.
    2. Tên đôi của người Việt Nam thường là tên Hán Việt và được chọn lựa theo nhiều cách khác nhau.
    a. Nó có thể gồm hai từ ngữ bổ túc cho nhau. Hai từ ngữ này có thể đều là danh từ như Xuân-Hương, Kim-Khánh, hoặc một tĩnh từ với một danh từ như Bội-Châu, Thượng-Hiền, hoặc một động từ như Tấn-Phát, hoặc một trạng từ với một tĩnh từ như Thường-Kiệt, hoặc một giới từ với một danh từ như Tự-Đạo, Như-Hổ, ...
    b. Tên đôi cũng có thể gồm hai từ ngữ đồng loại có ý nghĩa khác nhau, nhưng chỉ những ý niệm có giá trị tương đương, và thường đi chung nhau như Phú-Thứ là giàu và đông, hai tình trạng tốt của nhân dân một nước theo lý tưởng Nho gia; hay Thanh-Giản là trong sạch và bình dị là hai đức tánh của một cá nhân thời trước.
    D. Tên con trai và tên con gái.
    Trên nguyên tắc, cha mẹ sanh con thì muốn đặt tên thế nào cũng được.
    Ngày trước người ta chỉ cần giữ đúng phép tỵ húy, tức là không lấy tên người trên trước của mình mà đặt tên cho con mình là đủ rồi.
    Tuy nhiên, một số người cố ý đặt tên cho con trai và con gái khác nhau, để nghe tên thì phân biệt được người mang tên đó thuộc phái nam hay phái nữ.
    Nói chung thì người thuộc phái nam được đặt cho một tên biểu lộ sự mạnh mẽ cứng rắn như Hùng, Dũng, Cương, ... hay tên một mãnh thú như Hổ, Báo, ...
    Người thuộc phái nữ thì thường được đặt cho một tên biểu lộ sự đẹp đẽ khả ái như Diễm-Lệ, Phương-Dung; hoặc một tên chỉ một vật trong phòng khuê, tức là phòng của phụ nữ, như Thoa, Xuyến; hoặc một tên hoa hay tên chim như Lan, Huệ, Phụng, Oanh; hoặc một tên chỉ vật trân bảo như Châu, Ngọc,...
    Nhưng, thật ra, sự phân biệt giữa tên con trai và con gái nhiều khi rất khó, vì người ta cũng dùng các tên hoa, tên chim, hay tên chỉ một vật trân bảo, để đặt cho con trai.
    Đ. Chữ lót.
    Người có thể chỉ có họ và tên, nhưng cũng có thể giữa họ và tên một người còn có một chữ lót. Việc phân biệt giữa chữ lót và họ với tên thật sự không phải lúc nào cũng giản dị.
    1. Đối với những người có một họ đơn và một tên đơn như Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng thì dĩ nhiên là không có vấn đề gì khó khăn.
    2. Nhưng có thể tên và họ của một người gồm ba hay bốn chữ như Hồ Xuân-Hương, Tôn-Thất Thuyết, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Văn Giáp, Âu-Dương Tùng-Thiện, Nguyễn-Khoa Diệu Liễu, Lê Thanh Minh-Châu,... thì vấn đề phân biệt họ tên và chữ lót có phần khó khăn hơn.
    Trong các tên họ trên đây, có cái gồm một họ đơn và một tên đôi như Hồ Xuân-Hương, có cái gồm một họ đôi và một tên đơn như Tôn-Thất Thuyết, có cái gồm một họ đôi và một tên đôi như Âu-Dương Tùng-Thiện.
    Trong trường hợp Nguyễn Đình Chiểu và Trần Văn Giáp, ta có một họ đơn, một tên đơn và một chữ lót; với Nguyễn-Khoa Diệu Liễu, ta có một họ đôi, một tên đơn và một chữ lót, còn với Lê Thanh Minh-Châu, ta lại có một họ đơn, một tên đôi và một chữ lót.
    3. Việc phân biệt chữ lót với họ tên trong các họ tên gồm ba chữ trở lên dựa vào các nguyên tắc sau đây :
    a. Các họ đôi của Trung quốc đã được liệt kê đầy đủ trong các từ điển và tự vựng đặc biệt về các họ. Trong số này, chỉ có một vài họ như Âu-Dương, Gia-Cát, Hạ-Hầu, Hoàng-Phủ, Mộ-Dung, Tư-Mã được du nhập vào Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn có họ Tôn-Thất do vua Minh Mạng đặt ra.
    b. Tên đôi gồm hai chữ ghép lại nhau và mang một ý nghĩa do cả hai hợp lại mà có như Xuân-Hương là mùi thơm của mùa xuân hay Thanh-Giản là trong sạch và bình dị.
    Trái lại, chữ lót không ghép với tên để trở thành từ ngữ có ý nghĩa rộng thêm như Đình trong Nguyễn Đình Chiểu, Văn trong Trần Văn Giáp không ghép được với Chiểu và Giáp, và bổ túc ý nghĩa của Chiểu và Giáp.
    Tuy nhiên, việc áp dụng các nguyên tắc trên đây cũng có thể gặp trở ngại.
    1/ Có những gia tộc dùng một chữ lót trong nhiều đời và chữ lót được xem như là gắn liền với họ thành một họ đôi mặc dầu họ đôi này không được các từ điển công khai nhìn nhận.
    Như có người họ Vũ vì làm con nuôi một người họ Đặng mà không muốn bỏ luôn họ gốc của mình và lấy nó làm chữ lót. Con cháu vị này về sau cứ dùng chữ Vũ làm chữ lót thành ra gần như một họ đôi là Đặng-Vũ.
    Ngoài ra, có người họ Đỗ vì mến phục ông thầy học họ Phạm mà theo họ Phạm của thầy rồi dùng họ gốc của mình làm chữ lót, con cháu về sau cứ dùng chữ Đỗ làm chữ lót thành ra gần như một họ đôi là Phạm-Đỗ.
    2/ Có khi chữ lót và tên ghép lại vẫn có nghĩa như trong tên Trần Văn Minh, Huỳnh Ngọc Diệp; Văn Minh có nghĩa là tình trạng tiến hóa khá cao của một cộng đồng loài người về các mặt nghệ thuật, khoa học, xã hội, chính trị; Ngọc Diệp có nghĩa là cái lá bằng ngọc. Đọc các tên họ trên đây, người ta rất khó đoán biết chữ Văn và Ngọc là chữ lót hay là một thành phần của một tên đôi.
    3/ Các chữ lót thường được dùng là Bá, Công, Danh, Duy, Đẳng, Đình, Huy, Hữu, Minh, Ngọc, Như, Quang, Quí, Thanh, Thành, Xuân, ... nhưng được dùng nhiều nhứt là Văn đối với phái nam và Thị đối với phái nữ.
    a/ Ở Trung quốc, chữ Văn không phải dành riêng cho phái nam. Một phụ nữ nổi tiếng của Trung quốc mang tên là Trác Văn Quân, đó là người tình của Tư Mã Tương Như, tác giả bản nhạc trứ danh Phụng Cầu Hoàng.
    Riêng ở Việt Nam thì đại đa số người phái nam đều lót chữ Văn, không những người ít học mà người có học cũng dùng chữ lót này khi đặt tên con.
    b/ Chữ Thị vốn có nghĩa là họ và người Trung quốc không dùng nó để đặt tên cho người phái nữ.
    Trong ngôn ngữ Trung quốc, người ta gọi người vợ bằng họ của chồng kèm theo hai chữ phu nhân. Nhưng vì tục đa thê nên một người đàn ông có thể có nhiều vợ. Một ông họ Trần có thể cưới ba bà vợ, một người họ Vương, một người họ Lê, một người họ Phạm. Tất cả các bà này đều được gọi là Trần phu nhân. Khi muốn phân biệt các bà phu nhân đó với nhau, người Trung quốc lại dùng họ của mỗi bà kèm theo chữ Thị, thành ra Vương Thị phu nhân, Lê Thị phu nhân, Phạm Thị phu nhân.
    Có lẽ người Việt Nam chúng ta trước đây cũng bắt đầu dùng chữ Thị y như người Trung quốc, nhưng sau đó vì chữ Thị thường được dùng cho phụ nữ nên người Việt Nam lại lấy nó làm biểu hiệu cho phái nữ và cuối cùng dùng nó làm chữ lót cho con gái mình.
    E. Sự biểu lộ mối liên hệ giữa những người trong một gia tộc qua cách đặt tên chính.
    Cũng như người Trung Hoa, người Việt Nam có nhiều cách biểu lộ mối liên hệ giữa những người trong một gia tộc qua cách đặt tên chính.
    1. Sự biểu lộ liên hệ qua tên chính.
    a. Mối liên hệ cha con, anh chị em có thể được biểu lộ bằng cách có những tên chính dùng chung nhau trong ngôn ngữ thông thường, như cha tên Khôn thì con tên Khéo, cha tên Nhân thì con tên Nghĩa, anh tên Dạn thì em tên Dĩ, anh tên Hùng thì em tên Cường.
    Ngoài ra, nó có thể được biểu lộ qua các tên chính cùng thuộc một nhóm nhiều từ ngữ chỉ những sự vật hay ý tưởng đồng loại. Các anh em có thể cùng mang tên mãnh thú như Hổ, Báo, ... hoặc cùng mang tên các đức tánh căn bản của đạo Nho như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
    Một phương thức khác thường được áp dụng là cha với con, hoặc anh với em, hay chị với em, đều mang tên đôi với một chữ chung nhau, thí dụ như Quốc-Ân, Quốc-Long, Phương-Dung, Phương-Mai,...
    Chữ chung nhau trong các tên đôi này có thể là chữ thứ nhì chớ không phải là chữ thứ nhứt. Như trong gia đình họ Tống nổi tiếng ở Trung quốc có 4 chị em : Khánh-Linh (tức là bà Tôn Văn), Mỹ-Linh (tức bà Tưởng Giới-Thạch), Diệu-Linh và Ái-Linh. Ông Tưởng Giới-Thạch có hai con trai là Kinh-Quốc và Vĩ-Quốc.
    Ở Việt Nam, có một gia đình học giả có tên đôi với chữ sau trong tên đôi này là Chi, như Nguyễn Đổng-Chi, Nguyễn Việt-Chi,...
    b. Mọi liên hệ giữa cha con, anh chị em cũng có thể được biểu lộ qua cách viết tên chính bằng chữ Quốc ngữ hay bằng Hán tự.
    Thân phụ và thân mẫu chúng tôi đều có tên bắt đầu bằng chữ H nên các con do hai cụ sanh ra đều được đặt những tên bắt đầu bằng chữ H. Tiện nội vốn tên là Thu nên chúng tôi ghép hai tên Huy và Thu lại rồi dùng chữ Thụy để đặt cho con trai và Thúy để đặt cho con gái.
    Thời người Việt Nam còn dùng Hán tự làm chữ viết chính thức thì mối liên hệ gia đình được biểu lộ qua những tên thuộc một bộ như nhau.
    Tên các vua nhà Hậu Lê Trung Hưng từ đời Thần Tông (t.v. 1619-1643 và 1649-1662), Kỳ, Hữu, Vũ, Hội, Hợp, Đường, Phương, Tường, Thìn, Diêu đều thuộc bộ kỳ ( ).
    Tên các chúa Trịnh: Kiểm, Tùng, Tráng, Tạc, Căn, Cương, Giang, Doanh, Sâm, Cán, Khải đều thuộc bộ mộc ( ).Tên các chúa Nguyễn: Cam, Hoàng, Nguyên, Lan, Tần, Trăn, Chu, Trú, Khoát, Thuần đều thuộc bộ thủy ( ).
    2. Sự biểu lộ liên hệ giữa những người trong một gia tộc qua chữ lót.
    Mối liên hệ giữa cha con và anh chị em cũng có thể được biểu lộ bằng cách có một chữ lót chung nhau. Chữ lót này có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau:
    a. Chữ lót có thể là một chữ lót thông thường.
    Các hoàng tử nhà Hậu Lê Trung Hưng bắt đầu từ vua Trang Tông Duy Ninh đều lót chữ Duy như Lê Duy Ninh, Lê Duy Huyên, Lê Duy Bang, Lê Duy Đàm, Lê Duy Tân, Lê Duy Kỳ, Lê Duy Hữu, Lê Duy Vũ, Lê Duy Hội, Lê Duy Hợp, Lê Duy Đường, Lê Duy Phương, Lê Duy Tường, Lê Duy Thìn, Lê Duy Thao(?),...
    Ngày nay, con cháu nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chính vốn mang tên chính là Hồ Văn Trung đều lót chữ Văn và có tên đôi như Hồ Văn Kỳ-Trân, Hồ Văn Di-Hinh, Hồ Văn Kỳ-Thoại, Hồ Văn Di-Hấn,...
    b. Chữ lót biểu lộ mối liên hệ thân thuộc có thể vốn là một họ.
    Có những người vì một lý do nào đó mà đổi họ nhưng vẫn muốn giữ gốc tích mình nên lấy họ cũ làm chữ lót và con cháu đời đời vẫn noi theo lệ đó. Trên đây, chúng tôi đã kể trường hợp những người họ Đặng đời đời lấy họ Vũ làm chữ lót và những người họ Phạm đời đời lấy họ Đỗ làm chữ lót.
    c. Chữ lót biểu lộ mối liên hệ thân thuộc có thể là một chữ được chọn một cách đặc biệt do quyết định của một cá nhân quan trọng.
    Theo truyền thuyết thì khi có thai, bà vợ của chúa Nguyễn Hoàng đã nằm chiêm bao thấy thần cho mình chữ Phúc, khi thức dậy bà đã nói cho chúa biết và chúa nghĩ rằng nên lấy chữ Phúc làm tên chính cho đứa con sẽ được sanh ra. Nhưng bà vợ của chúa Nguyễn Hoàng bàn rằng làm như vậy thì chỉ có đứa con đó được hưởng phúc, còn nếu dùng chữ Phúc làm chữ lót thì con cháu nhiều đời về sau cũng được hưởng. Chúa Nguyễn Hoàng đã theo ý kiến của bà nên con cháu của ông về sau đều dùng chữ Phúc làm chữ lót như Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trân, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Trú, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần, ...
    d. Chữ lót được dùng biểu lộ mối liên hệ thân thuộc giữa cha con và anh chị em có thể vốn là chữ đầu của một tên đôi.
    Như ông Phạm Phú-Thứ vốn mang tên đôi, nhưng về sau con cháu ông được đặt cho một tên chính trong đó chữ Phú làm chữ đầu thành ra chữ này trở thành một chữ lót.
    Dầu nguồn gốc thế nào thì một chữ lót được một gia tộc dùng nhiều đời cũng biểu lộ được sự liên hệ giữa những người thuộc gia tộc đó, và họp với họ thành ra gần như một họ đôi.
    [​IMG]
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trích "tên họ người Việt Nam"
    III. phép đặt tên chính.
    A. Tên và con số.
    Ở Trung quốc đời nhà Nguyên (1277-1368), chỉ những người có chức vụ mới được có tên chính, người không chức vụ thì gọi bằng một con số tính theo tuổi của cha mẹ. Như người cha 24 tuổi, người mẹ 22 tuổi, hai tuổi cộng lại là 46 thì đứa con được gọi là Tứ Lục (bốn sáu); người cha 23 tuổi, người mẹ 22 tuổi, hai tuổi cộng lại là 45 thì đứa con được gọi là Ngũ Cửu (năm chín) vì năm lần chín là 45.
    Trong lịch sử Việt Nam, không lúc nào có việc hạn chế về việc đặt tên như vậy. Nếu có người đặt tên con là Hai, Ba, Năm, Bảy,... thì các con số này chỉ được dùng như là một chữ có nghĩa thông thường và cốt để biểu lộ thứ tự của đứa trẻ đối với anh chị em trong gia đình.
    B. Tên Nôm và tên Hán Việt.
    Người bình dân ít học thường đặt cho con một tên Nôm mà họ biết rõ ý nghĩa như Chắc, Bền, Bông, Dạn, ... Người có học cũng có khi đặt tên Nôm như vậy cho con, nhưng thường thì họ chọn một tên Hán Việt có ý nghĩa tốt như Hùng, Dũng, Nhân, Nghĩa,...
    C. Tên đơn và tên đôi.
    Ngoài ra, tên mà người Trung Hoa và người Việt Nam đặt cho con có thể là một tên đơn, chỉ gồm một chữ, hay một tên đôi gồm hai chữ.
    1. Ở Trung quốc, khi giữ chức vụ Phụ chính vào cuối đời Tiền Hán (206 tr. CN - 7 s. CN), Vương Mãng đã ra lịnh cấm đặt tên đôi. Do đó, cháu ông ta là Vương Hội-Tông phải đổi tên lại là Tông. Về sau Tông phạm tội phải tự sát. Vương Mãng ra lịnh gọi lại tên anh ta là Hội-Tông để biếm nhục.
    Do đó, từ đời Hậu Hán (25-220) cho đến đời Ngụy (220-265) và Tấn (265-420), người Trung Hoa xem việc có tên đôi là xấu và phần lớn người có địa vị xã hội đều có tên đơn.
    Ta có thể nhận thấy riêng trong bộ Tam quốc chí diễn nghĩa, hầu hết các nhân vật đều có tên đơn như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Lữ Bố, Viên Thiệu, ... Những người tên họ gồm ba chữ như Tư-Mã Ý, Gia-Cát Lượng, Hạ-Hầu Đôn, Công-Tôn Toản, Thái-Sử Từ, ... đều là những người có họ đôi: Tư-Mã, Gia-Cát, Hạ-Hầu, Công-Tôn, Thái-Sử.
    Ở Việt Nam từ thời độc lập không có tục như thế, và việc đặt tên đơn hay tên đôi hoàn toàn do cha mẹ hay bậc trên trước của người quyết định chớ không có một sự khiên chế pháp lý hay xã hội nào.
    2. Tên đôi của người Việt Nam thường là tên Hán Việt và được chọn lựa theo nhiều cách khác nhau.
    a. Nó có thể gồm hai từ ngữ bổ túc cho nhau. Hai từ ngữ này có thể đều là danh từ như Xuân-Hương, Kim-Khánh, hoặc một tĩnh từ với một danh từ như Bội-Châu, Thượng-Hiền, hoặc một động từ như Tấn-Phát, hoặc một trạng từ với một tĩnh từ như Thường-Kiệt, hoặc một giới từ với một danh từ như Tự-Đạo, Như-Hổ, ...
    b. Tên đôi cũng có thể gồm hai từ ngữ đồng loại có ý nghĩa khác nhau, nhưng chỉ những ý niệm có giá trị tương đương, và thường đi chung nhau như Phú-Thứ là giàu và đông, hai tình trạng tốt của nhân dân một nước theo lý tưởng Nho gia; hay Thanh-Giản là trong sạch và bình dị là hai đức tánh của một cá nhân thời trước.
    D. Tên con trai và tên con gái.
    Trên nguyên tắc, cha mẹ sanh con thì muốn đặt tên thế nào cũng được.
    Ngày trước người ta chỉ cần giữ đúng phép tỵ húy, tức là không lấy tên người trên trước của mình mà đặt tên cho con mình là đủ rồi.
    Tuy nhiên, một số người cố ý đặt tên cho con trai và con gái khác nhau, để nghe tên thì phân biệt được người mang tên đó thuộc phái nam hay phái nữ.
    Nói chung thì người thuộc phái nam được đặt cho một tên biểu lộ sự mạnh mẽ cứng rắn như Hùng, Dũng, Cương, ... hay tên một mãnh thú như Hổ, Báo, ...
    Người thuộc phái nữ thì thường được đặt cho một tên biểu lộ sự đẹp đẽ khả ái như Diễm-Lệ, Phương-Dung; hoặc một tên chỉ một vật trong phòng khuê, tức là phòng của phụ nữ, như Thoa, Xuyến; hoặc một tên hoa hay tên chim như Lan, Huệ, Phụng, Oanh; hoặc một tên chỉ vật trân bảo như Châu, Ngọc,...
    Nhưng, thật ra, sự phân biệt giữa tên con trai và con gái nhiều khi rất khó, vì người ta cũng dùng các tên hoa, tên chim, hay tên chỉ một vật trân bảo, để đặt cho con trai.
    Đ. Chữ lót.
    Người có thể chỉ có họ và tên, nhưng cũng có thể giữa họ và tên một người còn có một chữ lót. Việc phân biệt giữa chữ lót và họ với tên thật sự không phải lúc nào cũng giản dị.
    1. Đối với những người có một họ đơn và một tên đơn như Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng thì dĩ nhiên là không có vấn đề gì khó khăn.
    2. Nhưng có thể tên và họ của một người gồm ba hay bốn chữ như Hồ Xuân-Hương, Tôn-Thất Thuyết, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Văn Giáp, Âu-Dương Tùng-Thiện, Nguyễn-Khoa Diệu Liễu, Lê Thanh Minh-Châu,... thì vấn đề phân biệt họ tên và chữ lót có phần khó khăn hơn.
    Trong các tên họ trên đây, có cái gồm một họ đơn và một tên đôi như Hồ Xuân-Hương, có cái gồm một họ đôi và một tên đơn như Tôn-Thất Thuyết, có cái gồm một họ đôi và một tên đôi như Âu-Dương Tùng-Thiện.
    Trong trường hợp Nguyễn Đình Chiểu và Trần Văn Giáp, ta có một họ đơn, một tên đơn và một chữ lót; với Nguyễn-Khoa Diệu Liễu, ta có một họ đôi, một tên đơn và một chữ lót, còn với Lê Thanh Minh-Châu, ta lại có một họ đơn, một tên đôi và một chữ lót.
    3. Việc phân biệt chữ lót với họ tên trong các họ tên gồm ba chữ trở lên dựa vào các nguyên tắc sau đây :
    a. Các họ đôi của Trung quốc đã được liệt kê đầy đủ trong các từ điển và tự vựng đặc biệt về các họ. Trong số này, chỉ có một vài họ như Âu-Dương, Gia-Cát, Hạ-Hầu, Hoàng-Phủ, Mộ-Dung, Tư-Mã được du nhập vào Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn có họ Tôn-Thất do vua Minh Mạng đặt ra.
    b. Tên đôi gồm hai chữ ghép lại nhau và mang một ý nghĩa do cả hai hợp lại mà có như Xuân-Hương là mùi thơm của mùa xuân hay Thanh-Giản là trong sạch và bình dị.
    Trái lại, chữ lót không ghép với tên để trở thành từ ngữ có ý nghĩa rộng thêm như Đình trong Nguyễn Đình Chiểu, Văn trong Trần Văn Giáp không ghép được với Chiểu và Giáp, và bổ túc ý nghĩa của Chiểu và Giáp.
    Tuy nhiên, việc áp dụng các nguyên tắc trên đây cũng có thể gặp trở ngại.
    1/ Có những gia tộc dùng một chữ lót trong nhiều đời và chữ lót được xem như là gắn liền với họ thành một họ đôi mặc dầu họ đôi này không được các từ điển công khai nhìn nhận.
    Như có người họ Vũ vì làm con nuôi một người họ Đặng mà không muốn bỏ luôn họ gốc của mình và lấy nó làm chữ lót. Con cháu vị này về sau cứ dùng chữ Vũ làm chữ lót thành ra gần như một họ đôi là Đặng-Vũ.
    Ngoài ra, có người họ Đỗ vì mến phục ông thầy học họ Phạm mà theo họ Phạm của thầy rồi dùng họ gốc của mình làm chữ lót, con cháu về sau cứ dùng chữ Đỗ làm chữ lót thành ra gần như một họ đôi là Phạm-Đỗ.
    2/ Có khi chữ lót và tên ghép lại vẫn có nghĩa như trong tên Trần Văn Minh, Huỳnh Ngọc Diệp; Văn Minh có nghĩa là tình trạng tiến hóa khá cao của một cộng đồng loài người về các mặt nghệ thuật, khoa học, xã hội, chính trị; Ngọc Diệp có nghĩa là cái lá bằng ngọc. Đọc các tên họ trên đây, người ta rất khó đoán biết chữ Văn và Ngọc là chữ lót hay là một thành phần của một tên đôi.
    3/ Các chữ lót thường được dùng là Bá, Công, Danh, Duy, Đẳng, Đình, Huy, Hữu, Minh, Ngọc, Như, Quang, Quí, Thanh, Thành, Xuân, ... nhưng được dùng nhiều nhứt là Văn đối với phái nam và Thị đối với phái nữ.
    a/ Ở Trung quốc, chữ Văn không phải dành riêng cho phái nam. Một phụ nữ nổi tiếng của Trung quốc mang tên là Trác Văn Quân, đó là người tình của Tư Mã Tương Như, tác giả bản nhạc trứ danh Phụng Cầu Hoàng.
    Riêng ở Việt Nam thì đại đa số người phái nam đều lót chữ Văn, không những người ít học mà người có học cũng dùng chữ lót này khi đặt tên con.
    b/ Chữ Thị vốn có nghĩa là họ và người Trung quốc không dùng nó để đặt tên cho người phái nữ.
    Trong ngôn ngữ Trung quốc, người ta gọi người vợ bằng họ của chồng kèm theo hai chữ phu nhân. Nhưng vì tục đa thê nên một người đàn ông có thể có nhiều vợ. Một ông họ Trần có thể cưới ba bà vợ, một người họ Vương, một người họ Lê, một người họ Phạm. Tất cả các bà này đều được gọi là Trần phu nhân. Khi muốn phân biệt các bà phu nhân đó với nhau, người Trung quốc lại dùng họ của mỗi bà kèm theo chữ Thị, thành ra Vương Thị phu nhân, Lê Thị phu nhân, Phạm Thị phu nhân.
    Có lẽ người Việt Nam chúng ta trước đây cũng bắt đầu dùng chữ Thị y như người Trung quốc, nhưng sau đó vì chữ Thị thường được dùng cho phụ nữ nên người Việt Nam lại lấy nó làm biểu hiệu cho phái nữ và cuối cùng dùng nó làm chữ lót cho con gái mình.
    E. Sự biểu lộ mối liên hệ giữa những người trong một gia tộc qua cách đặt tên chính.
    Cũng như người Trung Hoa, người Việt Nam có nhiều cách biểu lộ mối liên hệ giữa những người trong một gia tộc qua cách đặt tên chính.
    1. Sự biểu lộ liên hệ qua tên chính.
    a. Mối liên hệ cha con, anh chị em có thể được biểu lộ bằng cách có những tên chính dùng chung nhau trong ngôn ngữ thông thường, như cha tên Khôn thì con tên Khéo, cha tên Nhân thì con tên Nghĩa, anh tên Dạn thì em tên Dĩ, anh tên Hùng thì em tên Cường.
    Ngoài ra, nó có thể được biểu lộ qua các tên chính cùng thuộc một nhóm nhiều từ ngữ chỉ những sự vật hay ý tưởng đồng loại. Các anh em có thể cùng mang tên mãnh thú như Hổ, Báo, ... hoặc cùng mang tên các đức tánh căn bản của đạo Nho như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
    Một phương thức khác thường được áp dụng là cha với con, hoặc anh với em, hay chị với em, đều mang tên đôi với một chữ chung nhau, thí dụ như Quốc-Ân, Quốc-Long, Phương-Dung, Phương-Mai,...
    Chữ chung nhau trong các tên đôi này có thể là chữ thứ nhì chớ không phải là chữ thứ nhứt. Như trong gia đình họ Tống nổi tiếng ở Trung quốc có 4 chị em : Khánh-Linh (tức là bà Tôn Văn), Mỹ-Linh (tức bà Tưởng Giới-Thạch), Diệu-Linh và Ái-Linh. Ông Tưởng Giới-Thạch có hai con trai là Kinh-Quốc và Vĩ-Quốc.
    Ở Việt Nam, có một gia đình học giả có tên đôi với chữ sau trong tên đôi này là Chi, như Nguyễn Đổng-Chi, Nguyễn Việt-Chi,...
    b. Mọi liên hệ giữa cha con, anh chị em cũng có thể được biểu lộ qua cách viết tên chính bằng chữ Quốc ngữ hay bằng Hán tự.
    Thân phụ và thân mẫu chúng tôi đều có tên bắt đầu bằng chữ H nên các con do hai cụ sanh ra đều được đặt những tên bắt đầu bằng chữ H. Tiện nội vốn tên là Thu nên chúng tôi ghép hai tên Huy và Thu lại rồi dùng chữ Thụy để đặt cho con trai và Thúy để đặt cho con gái.
    Thời người Việt Nam còn dùng Hán tự làm chữ viết chính thức thì mối liên hệ gia đình được biểu lộ qua những tên thuộc một bộ như nhau.
    Tên các vua nhà Hậu Lê Trung Hưng từ đời Thần Tông (t.v. 1619-1643 và 1649-1662), Kỳ, Hữu, Vũ, Hội, Hợp, Đường, Phương, Tường, Thìn, Diêu đều thuộc bộ kỳ ( ).
    Tên các chúa Trịnh: Kiểm, Tùng, Tráng, Tạc, Căn, Cương, Giang, Doanh, Sâm, Cán, Khải đều thuộc bộ mộc ( ).Tên các chúa Nguyễn: Cam, Hoàng, Nguyên, Lan, Tần, Trăn, Chu, Trú, Khoát, Thuần đều thuộc bộ thủy ( ).
    2. Sự biểu lộ liên hệ giữa những người trong một gia tộc qua chữ lót.
    Mối liên hệ giữa cha con và anh chị em cũng có thể được biểu lộ bằng cách có một chữ lót chung nhau. Chữ lót này có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau:
    a. Chữ lót có thể là một chữ lót thông thường.
    Các hoàng tử nhà Hậu Lê Trung Hưng bắt đầu từ vua Trang Tông Duy Ninh đều lót chữ Duy như Lê Duy Ninh, Lê Duy Huyên, Lê Duy Bang, Lê Duy Đàm, Lê Duy Tân, Lê Duy Kỳ, Lê Duy Hữu, Lê Duy Vũ, Lê Duy Hội, Lê Duy Hợp, Lê Duy Đường, Lê Duy Phương, Lê Duy Tường, Lê Duy Thìn, Lê Duy Thao(?),...
    Ngày nay, con cháu nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chính vốn mang tên chính là Hồ Văn Trung đều lót chữ Văn và có tên đôi như Hồ Văn Kỳ-Trân, Hồ Văn Di-Hinh, Hồ Văn Kỳ-Thoại, Hồ Văn Di-Hấn,...
    b. Chữ lót biểu lộ mối liên hệ thân thuộc có thể vốn là một họ.
    Có những người vì một lý do nào đó mà đổi họ nhưng vẫn muốn giữ gốc tích mình nên lấy họ cũ làm chữ lót và con cháu đời đời vẫn noi theo lệ đó. Trên đây, chúng tôi đã kể trường hợp những người họ Đặng đời đời lấy họ Vũ làm chữ lót và những người họ Phạm đời đời lấy họ Đỗ làm chữ lót.
    c. Chữ lót biểu lộ mối liên hệ thân thuộc có thể là một chữ được chọn một cách đặc biệt do quyết định của một cá nhân quan trọng.
    Theo truyền thuyết thì khi có thai, bà vợ của chúa Nguyễn Hoàng đã nằm chiêm bao thấy thần cho mình chữ Phúc, khi thức dậy bà đã nói cho chúa biết và chúa nghĩ rằng nên lấy chữ Phúc làm tên chính cho đứa con sẽ được sanh ra. Nhưng bà vợ của chúa Nguyễn Hoàng bàn rằng làm như vậy thì chỉ có đứa con đó được hưởng phúc, còn nếu dùng chữ Phúc làm chữ lót thì con cháu nhiều đời về sau cũng được hưởng. Chúa Nguyễn Hoàng đã theo ý kiến của bà nên con cháu của ông về sau đều dùng chữ Phúc làm chữ lót như Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trân, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Trú, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần, ...
    d. Chữ lót được dùng biểu lộ mối liên hệ thân thuộc giữa cha con và anh chị em có thể vốn là chữ đầu của một tên đôi.
    Như ông Phạm Phú-Thứ vốn mang tên đôi, nhưng về sau con cháu ông được đặt cho một tên chính trong đó chữ Phú làm chữ đầu thành ra chữ này trở thành một chữ lót.
    Dầu nguồn gốc thế nào thì một chữ lót được một gia tộc dùng nhiều đời cũng biểu lộ được sự liên hệ giữa những người thuộc gia tộc đó, và họp với họ thành ra gần như một họ đôi.
    [​IMG]
  10. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Theo tác giả Lê Trung Hoa, người Việt (Kinh) có 164 họ. Người Trung Quốc có 582 họ. Tính cả các dân tộc khác của VN, thì ta có 769 họ.
    Một vài họ của người Hoa: Âu, Dương, Bàng, Bành, Bao, Cái, Cáp, Cổ, Công, Hữa, Khương, Lục, Vưu, Thường, Nguơn...
    Của người Khơ-me: Chiêm, Danh , Khum, Néang, Nath, Path, Pem, Tưng, Thạch, Thuận, Trà, U, Xanh, Xath, Xum...
    Người Khơ-me có 48 họ, trong đó có 5 họ do vua nhà Nguyễn ban cho, đó là Danh, Thạch, Sơn, Lâm, Kim
    Tên nam: có thuộc tính dương, động, chủ động
    Tên nữ: âm, tĩnh, thụ động
    Tên nam đơn giản hơn tên nữ. Tên nam giữ vai trò như một đơn vị gốc, tên nữ về mặt nào đó có tính phái sinh từ tên nam.
    Tên nam thường hay hơn tên nữ (trước đây, và ở nông thôn).
    Số lượng tên đặt cho nam bằng 1,5 số lượng cho nữ. Chữ lót cho tên nam nhiều gấp 2 lần.
    Tên của thế hệ sau 1975 thường có cấu tạo phức tạp, cầu kỳ, nhưng ý nghĩa ít thâm thuý, sâu sắc. Thiên về giá trị thẩm mỹ, mà ít giá trị nhận thức. Một trong những lý do là nền tảng Hán học ngày càng lu mờ.
    Tên của thế hệ sau 1975 khó phân biệt nam nữ có thể do giá trị phân biệt giới tính thấp. Nhiều người ghép họ mẹ và họ cha với nhau. Lê Nguyễn, Nguyễn Hoàng... rất phổ biến.
    Những cái tên gây ấn tượng: Nguyễn Ái Quốc, ấn tượng vì ai cũng biết! Hoặc tên của hai vị trong hội đồng ND một tỉnh nọ, trong một nhiệm kỳ: Huỳnh Văn Quậy và Nguyễn Tấn Giặc.
    (số liệu theo Thầy Ng. Thế Truyền, CĐSP Bạc Liêu)
    ...........................
    Cù Lần

Chia sẻ trang này