1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về chữ "nhục"

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 01/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bàn về chữ "nhục"

    Tư tưởng về chữ nhục và lòng tự trọng đã xuất hiện từ rất xưa và là một trong những vấn đề cơ bản của con người.

    Rất nhiều triết thuyết và các nhà tâm lý học đã tìm cách giải quyết vấn đề này; nó ko chỉ là một cách tự nhiên mà còn mang tính xã hội.

    Điểm qua một vài tư tưởng về chữ "Nhục".

    Tôi sẽ post một số bài khá ngắn để cùng các bạn tiện đường theo dõi bình luận và phản bác



    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 01/11/2007
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ở Lão Tử : "Tôi cam chịu mọi sự nhục trong thiên hạ"
    Ngược đời thay; cái tư tưởng dường như rất chối tai của Lão Tử lại có thể diễn đạt được cái vấn đề cơ bản và có thể giải quyết được một cách tận gốc vấn đề như vậy - tôi sẽ trở lại lời minh triết này sau.
  3. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Quan trọng gì dài ngắn , những người sợ phải đọc vì dài thì không nên xét tới . Bác cứ cụ thể , sâu sắc mà tiến hành việc , vấn đề này hay đấy !
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Quan hệ giữa nhục với thái độ của người khác với mình: nhiều nhà tư tưởng cho rằng một lớp da miễn nhiễm với những lời nói như giáo mác; cái thì như kim châm của người khác để làm những việc mà mình đã đặt mục tiêu
    Phân biệt ra "Bị nhờn mà chẳng nhục" với "Bị nhờn mà nhục" (Tuân Tử)
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Chữ nhẫn đi kèm với chữ nhục thành một phạm trù 2 mặt của một vấn đề.
    Nhiều quan điểm đánh giá sức mạnh của một con người nằm ở những gì người đó chịu đựng được hơn là những gì người đó tạo nên được.
    Bởi những người đã nhịn được cái nhục; tức là vấn đề tâm lý cam go nhất - thì có thể làm được bất kỳ cái gì; như Hàn Tín.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trở lại ví dụ Chúa Jesus dạy ta: "Khi người ta tát con vào má tả hãy giơ má hữu cho người ta tát nữa"
    Ở đây có hai trường hợp lớn và mỗi trường hợp có tính cực và tiêu cực:
    *Tiêu cực: +Nếu giơ má ra vì sợ thì vẫn có thể nhục.
    +Nếu tát lại vì không kiềm chế được thì là nông nổi; và cái nhục sẽ cảm thấy về sau.
    *Tích cực: +Nếu giơ má ra vì chẳng màng đến đối thủ; chẳng chấp đối thủ; hơn nữa đánh giá được tầm nhỏ nhoi của vấn đề "tôi có thể chịu được 3 cái tát nữa nếu hoán cải được anh"
    +Nếu tát lại vì cần phải thế và thực sự cần thế thì cũng không trái lời Chúa dạy.
  7. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Một chủ đề rất hay, nhưng trước khi bàn về những điều cao xa, chí ít bác cho một cái định nghĩa thế nào là "nhục" chứ ạ. Bởi vì mỗi người có một cách hiểu khác nhau, nên ta cần thống nhất trước những khái niệm cơ bản, tránh hiểu lầm. Được ko a?
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Định nghĩa
    "Nhục là một trạng thái tâm lý có ở con người biểu thị sự bất mãn với chính bản thân mình hoặc với đánh giá; thái độ; đối xử của người khác về chính bản thân mình; trong đó lòng tự trọnglòng tự ái là cơ sở để tương tác với những nhân tố bên ngoài gây nên trạng thái đó"
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Tiền tố tự nhiên và sinh học
    Ở tự nhiên ta thấy giống đực luôn có xu hướng đánh nhau với con đực khác để tranh giành vị trí trong bầy đàn; lãnh thổ hoặc tranh dành con cái. Con thất bại sẽ chẳng được gì cả; gắn liền với sự thất trận là nỗi ê chề và có thể là cái chết
    Như vậy trong thế giới tự nhiên sức mạnh chính là nhân tố phân biệt ra "người thắng kẻ bại" và "nỗi nhục nhã" ở giai đoạn sơ khởi nhất của nó (khi mà chưa có xã hội loài người)
    Con người xuất hiện với trí tuệ như là vũ khí kinh khủng nhất và công cụ tự vệ tốt nhất; thì sự so đo về sức mạnh cơ học không còn nữa. Thay vào đó; sự nhục nhã gắn liền với sự ngu dốt và tối tăm!
    Với một người đàn ông không gì nhục bằng bị chê là ngu
    Với một người đàn bà không gì nhục bằng bị chê là xấu
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cảm giác nhục nhã và sự trả thù:: Sau thế chiến; nước Đức bại trận và chịu trả những món nợ hết sức nặng nề cho các nước; các nước tư bản khác đã làm quá tay trong việc này; vắt nước Đức như vắt một quả chanh.
    Một số nhà kinh tế học của Mỹ đã hết sức phản đối kiểu vắt chanh này và đã chửi một số tổng thống và thủ tướng các nước của Mỹ và Châu Âu là "Don kihote vừa mù vừa điếc"
    Y như rằng; chủ nghĩa phát xít xuất hiện như một con quái thai trong lịch sử loài người; đội danh là dân tộc thượng đẳng để chinh phục thế giới bằng chế độ diệt chủng dã man.
    Nước phải gánh chịu nhiều nhất và hy sinh nhiều nhất là Liên Xô; cả 2 bên đều mang một "lý tưởng" để đối chọi lẫn nhau; Liên Xô vì hòa bình thế giới; vì nhân loại; còn Đức - vì một dân tộc thượng đẳng. Máu đổ thành biển; thành đại dương.
    Mỹ đứng ngoài; bán vũ khí.
    Cho đến lúc Nhật bắn hạm đội của Mỹ thì Mỹ ném một lúc hai quả bom nguyên tử mang theo vô số mạng người ở Nhật.

Chia sẻ trang này