1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về chữ "nhục"

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 01/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Thị dục bản thân và sự tàn ác: Người có công thống lĩnh Trung Hoa và cũng là vị quân vương tàn ác bậc nhất là Tần Thủy Hoàng; ông vua này giết cả cha giết cả mẹ; thực hiện những điều phi luân lý phi đạo đức nhất.
    Đốt sách nho giáo; các nhà nho phải lén lút giữ lại sách cổ và một số người đã phải hy sinh cả tính mạng.
    Vậy lòng tự hào quá đáng với một tính cách quá mạnh và một hệ thần kinh bất thường có thể dẫn đến những hành động giết chóc
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Tiêu chuẩn hóa khái niệm:
    Vào thời chủ nghĩa thực dụng phát triển mạnh cũng là lúc tâm lý học phát triển nở rộ.
    Khái niệm "huyền ngã" xuất hiện như một mốc dấu quan trọng của tâm lý học
    Ánh hào quang về bản thân nó vừa hư lại vừa thực vừa quyến rũ say mê lòng người. Đánh bóng bản thân đã trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội. Và đảo lộn cả giá trị của lòng tốt và sự chất phác (Lão Tử phản đối điều này: "người tốt thực sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình; còn kẻ ngu dốt (foolish) luôn luôn cố gắng tỏ ra mình là người tốt"; với Lão Tử; cái bản tính tự nhiên của Đạo tự nó là tận thiện tận mỹ và không nhờ bất cứ sự cố gắng nào khác; và nước- thì luôn chảy chỗ thấp - vậy sự cố gắng có thể vô ích (x."Bàn về tính hiệu quả")
    Đã xuất hiện nhiều cấp độ của cái tôi trong triết học tâm lý học: Huyền ngã; chân ngã; siêu ngã; vô ngã...
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 04/11/2007
  3. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    xin mời
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Hì hì; tớ viết hay quá hay sao mà các cậu không dám có ý kiến gì thế
    Dù sao tớ cũng có tư chất bẩm sinh là thích nghiên cứu khoa học nên sẽ tiếp tục trình bày các vấn đề xoay quanh và liên quan đến chữ NHỤC ; một trạng thái tâm lý rất thú vị
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Sự xúc phạm và ranh giới của đạo đức pháp luật:
    Rất khó phân định ranh giới thế nào là xúc phạm hoặc không xúc phạm; trong một số trường hợp; thì những lời chửi bới ngoa ngoắt của bọn du côn hay bà hàng tôm hàng cá chúng ta có thể phớt lờ chẳng thèm để ý.
    Ngược lại một vị hiệu trưởng trường đại học đi lăng mạ một tổng thống có thể bị lên án gay gắt. Tương tự như vậy với người thân; bạn bè cũng có sự khác nhau trong việc ta đánh giá đó là xúc phạm hay không xúc phạm.
    Như vậy; ta có thể nhìn ra xúc phạm hay không xúc phạm còn phụ thuộc vào địa vị tương quan giữa các chủ thể; hay sâu xa hơn là sự đánh giá về mức độ thâm hiểm của đối tượng phát ra sự xúc phạmmức độ nhạy cảm của đối tượng chịu sự "xúc phạm"
    Ở đây rõ ràng - có liên hệ mật thiết với thái độ chấp hay không chấp của con người trong tương quan với người khác- và còn phụ thuộc vào thành kiến và tính cách của chính chủ thể nữa.
    Khổng Tử nói :"Quân tử không chấp kẻ tiểu nhân"; tức là với những kẻ hèn mọn hơn mình; mình đã xem dưới bậc mình; thì cần gì phí thời gian mà chấp những kẻ đó; có được cái lợi gì đâu?
    Thế nhưng; chúng ta lật lại ; vậy những người xúc phạm ta không phải là tiểu nhân thì sao; hay chỉ có tiểu nhân mới xúc phạm người khác?
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trong luật pháp; hiển nhiên là có những điều luật bảo vệ con người khỏi sự xúc phạm của những người khác; xúc phạm tinh thần; xúc phạm thể chất; ngược đãi
    Thêm một câu hỏi nữa; kẻ mà không biết nhục thì ta có thể đánh giá là khôn hay ngu. Câu trả lời đương nhiên là chưa thể đánh giá được.
    Thời chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh; Marx đã đến Anh ; chứng kiến sự ngược đãi hết sức nghiệt ngã và dã man của các ông chủ tư bản với công nhân; trong đó ông bất bình nhất là trẻ em và phụ nữ bị đối xử ngược đãi; từ đó mà viết ra bộ Tư bản nổi tiếng; sau đó CNTB có điều chỉnh sự bóc lột nghiệt ngã của mình để công nhân bớt nổi loạn và đấu tranh.
    Đánh giá về Marx và bộ Tư bản; các nhà nghiên cứu đã nói rằng "Marx đã đâm một con dao vào đúng tim của CNTB; nhưng CNTB đã dùng chính con dao đó để khâu lành vết thương"

    Ngày nay ranh giới giữa bóc lột và không bóc lột trở nên hết sức tế nhị và đôi khi toan tính của người công nhân là toan tính nhất thời còn toan tính của tư bản là toan tính lâu dài xét về mặt tương quan.
    Tinh thần của CN Marx cho rằng bị bóc lột là một sự đối đãi bất công và dẫm đạp lên lòng tự trọng của công nhân.
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thời kì chiếm hữu nô lệ: người nô lệ bị đối xử như súc vật; chủ nô muốn giết là giết; coi như vật nuôi; bị đánh ; bị hành hạ ; bị lao lực; bị bán như bán con ngựa; con bò...
    Phải nói thời kì chiếm hữu nô lệ là một thời kì mà dẫm đạp lên lòng tự trọng của con người một cách kinh khủng nhất.
    Trong tầng lớp nô lệ đã có phản ứng; cuộc khởi nghĩa của anh hùng Spactacut là một ví dụ điển hình; nhưng rồi đã bị giai cấp chủ nô dìm trong bể máu.
    Cho dù là dẫm đạp đến mức đó; nhưng trong những người nô lệ đã phải hình thành một ý thức cam chịu và chấp nhận với những đối xử của chủ nô.
    Có một tác phẩm nổi tiếng của Edop ; nô lệ Hy Lạp là bộ "Truyện ngụ ngôn của Edôp"
    Trong thời kì này; tuy mông muội vẫn hình thành một số quan niệm minh triết về cuộc sống
    Cơ sở minh triết thời chiếm hữu nô lệ là cơ sở cho những minh triết thời sau ở Châu Âu; đặc biệt là các nhà khắc kỷ hoàng tộc; Mark Aurele; Epictete ... [khắc kỷ: chấp nhận một qui tắc; một qui luật lý tưởng hay số phận; định mệnh]
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Trẻ em mẫu giáo và hình phạt trước tập thể: Ngay từ khi đi nhà trẻ mẫu giáo; trẻ em phải tuân theo khuôn phép của cô giáo; của nhà trường và trái lại khuôn phép thì phải bị phạt; một trong những kiểu hình phạt là công khai trước tập thể
    Một bé mẫu giáo nào đấy vi phạm thì cô giáo bắt cả lớp "ồ lêu" hay "xấu chưa kìa" ;chỉ tay vào mặt... thực tế đây là một hành động khơi dậy tính xấu hổ của trẻ em để bắt chúng cưỡng chế chúng theo những qui tắc đạo đức và pháp luật dần dần sau này
    Xét về khía cạnh tâm lý học: Từ lúc đó trẻ đã có ý thức về cái xấu; là cái bị mọi người lên án; trái chuẩn mực chung... và đặc biệt là sẽ bị xấu hổ.
  9. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Nhục. Nói cho đơn giản là cảm nhận sự chưa hoàn hảo của bản thân qua con mắt của người khác.
    Nhục cũng đưa đến nhiều khả năng.
    Chấp nhận và cảm thấy nó đúng ----> thay đổi
    Còn không đồng ý với nó ----> bảo vệ chính kiến, bản chất thật của mình.
    Tuỳ theo bản chất của cái nhục đó mà thôi.
  10. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hoàng huynh ( hay Kinh huynh mói đúng?) viết từng đoạn thì đọc thấy rất hay, nhưng đọc cả topic thì thấy ( rất xin lỗi ) đầu Ngô mình Sở, ông chẳng bà chuộc, chẳng có một trật tự nào cả, cũng giống như đọc một cuốn sách tuy hay nhưng mọt bặm gần hết, còn sót vài trang lộn xôn mà thôi.
    Định nghĩa khái quát đã có rồi, nếu Mr King có nhã hứng thì hãy trình bày theo một cái đề cương sáng sủa chút. Ví dụ như, quan điểm về cái "nhục" theo từng giai đoạn lịch sử, từng khu vực địa lí, từng nền văn hoá, từng giai cấp và tầng lớp ( ví dụ như một anh samurai thế kỉ 15 ở Nhật và một anh coi siêu thị thế kỉ 21 ở Mĩ, không thể cùng có quan điểm về cái nhục như nhau được, phỏng a?), từ đó, nếu hứng chưa cạn, tiên sinh phân tích chút về nguồn góc sinh ra cái quan niệm như vậy, tác động đói với bản thân và xã hội của người mang quan điểm đó, vân vân và vân vân, đây chỉ là gợi ý về một cách phân tích, nếu thích bác có thể đi theo kiểu khác, chẳng hạn như phân tích cơ chế tâm lí khiến cái trạng thaí "nhục" được sinh ra, và biểu hiện tâm lí, phản ứng của chủ thể, lại vân vân và vân vân.
    Dù sao thì You cũng đã tự nhận là người nghiên cứu khoa học, vậy làm cho ngon lành hoành tránh vào nhé , cái chủ đề này hay đấy, đã tự nhận thế rồi mà làm ko nên các memb cười cho thì..."" ( đùa tí hê hê)

Chia sẻ trang này