1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về cơ cấu tổ chức QĐND VN trong tương lai đến 2025-2030

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 29/08/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hiện nay, xu hướng tinh gọn biên chế tổ chức lại cấp Sư đoàn bộ binh/bộ binh cơ giới/không kị,… thành lữ đoàn nhằm giảm số quân nhưng tăng khả năng tác chiến độc lập với đầy đủ các đơn vị binh chủng như cấp sư đoàn trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Điển hình như Nga, Pháp, Ý hoặc một số nước như Đức/Mỹ vẫn giữ cấp sư đoàn nhưng trong sư đoàn là các lữ đoàn như cấp trung đoàn như thông thường. Trong tương lai không xa (khoảng 10-15 năm tới), sẽ có nhiều nước tổ chức theo mô hình lữ đoàn.

    Gần đây có một số ý kiến khơi gợi về việc Quân đội ta nên tổ chức lại quân đội theo hướng tinh, gọn các sư đoàn bộ binh thành lữ đoàn có khả năng tác chiến độc lập với đẩy đủ các đơn vị binh chủng như sư đoàn. Bên cạnh đó, mô hình quân khu, quân chủng như hiện nay cũng nên được tổ chức lại theo hướng Bộ tư lệnh vùng (kiểu như đại quân khu) và tổ chức lại các sư đoàn phòng không thành các lữ đoàn tên lửa phòng không, liên đội không quân thuộc các Bộ tư lệnh vùng phòng không – không quân.

    Mời các bác chém không hạn chế về việc này tùy theo trí tưởng tượng, cơ cấu tổ chức, biên chế nên giữ như cũ hay đổi mới theo hướng trên. Tất nhiên phải căn cứ vào đối tượng tác chiến chủ yếu trong tương lai để xây dựng quân đội cho phù hợp. Đồng thời vũ khí trang bị đi kèm sẽ như thế nào?

    Lưu ý: Chém có cơ sở, chỉ giới hạn tầm nhìn đến 2025-2030.

    Một gợi ý nhỏ:
    Đại quân khu 1 (gộp QK1 & QK3, trừ 3 tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình):
    Văn phòng
    Bộ Tham mưu
    Cục Chính trị
    Cục Hậu cần
    Cục Kỹ thuật
    Lữ đoàn BBCG 395
    Lữ đoàn BBCG 405
    Lữ đoàn sơn cước 3
    Lữ đoàn sơn cước 346
    Lữ đoàn BB 350
    Lữ đoàn BB 242
    Lữ đoàn đặc công 21
    Lữ đoàn trinh sát 31
    Lữ đoàn xe tăng 409
    Lữ đoàn pháo binh 382
    Lữ đoàn pháo binh 454
    Lữ đoàn phòng không 210
    Lữ đoàn công binh công trình 575
    Lữ đoàn công binh vượt sông 513
    Lữ đoàn thông tin & tác chiến điện tử 601
    Tiểu đoàn chỉ huy pháo binh
    Tiểu đoàn vệ binh
    Tiểu đoàn phòng hóa 23
    Bệnh viện quân y 5
    Bệnh viện quân y 7
    Bệnh viện quân y 110
    Lữ đoàn vận tải ô tô 651
    Lữ đoàn vận tải hỗn hợp (thủy/bộ) 273
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Về lý thuyết Mình thấy ý tưởng Lữ đoàn (chủ yếu hoạt động độc lập) giống như một hình thức vừa cải tiến mô hình quân đội 1-3-9 ( sư-đại-trung-tiểu ) có từ thời Chiến tranh Bảy năm từ TK 18. Vừa là một hình thức hoài cổ, quay về cách thức sử dụng các quân đoàn trong quân đội La mã. Khi ấy các quân đoàn (hiện nay là lữ ) với đầy đủ biên chế+quân, khí tài hỗ trợ có thể hoạt động cơ động độc lập hoặc kết hợp thành các cánh quân lớn hơn rất linh động
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Vậy ngoài các lữ đoàn trong đại QK thì các lữ đoàn tác chiến độc lập, vậy lữ đoàn dù, không vậy... sẽ biên chế thuộc BTLPK miền ah hay thuộc BTLPK-KQ.
    @Triumf nêu 3 tỉnh sao có tới 4 vậy bác: trừ 3 tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình
  4. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Về Không quân thì sẽ hợp nhất các sư đoàn hiện nay thành Miền PKKQ, bắt đầu từ 2015, với thành phần trực thuộc là các lữ đoàn không quân (nâng cấp từ trung đoàn).

    Dự kiến là Miền PKKQ Bắc gồm Lữ đoàn tiêm kích 927 (Su-30MK2), Trung (Lữ) đoàn tiêm kích 921 (Su-22M4, Su-30SMV), Lữ đoàn tiêm kích 923 (Su-30MK2), Lữ đoàn vận tải 918 và Lữ trực thăng 917, Lữ đoàn phòng không hỗn hợp 64...

    Miền Trung gồm Trung đoàn tiêm kích 929 (Su-22, Su-30SMV), Lữ đoàn tiêm kích-bom 937 (Su-22, Su-30MK2) và Trung đoàn tiêm kích 925 (Su-27SKM/UBM)

    Miền Nam là Lữ đoàn tiêm kích 935 (Su-30MK2, Su-34V) và có thể biên chế thêm.

    Ngoài ra sẽ có các lữ đòan phòng không cơ động trực thuộc Quân chủng.
    huyenthoaimuathu8888 thích bài này.
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    Cho nhà e hỏi là nếu ta có nhu cầu vận chuyển các đơn vị bộ binh tới hướng nóng trong thời gian nhanh nhất có thể thì không gì bằng việc sử dụng các trực thăng Mi171 không vận, nhưng trong trường hợp này thì các máy bay Mi171 này là do ai quản lý, lục quân hay không quân? Nếu là không quân thì sợ lệnh điều động sẽ rất mất thời gian, làm mất ý nghĩa chiến lược của cuộc hành quân. Nên chăng hình thành các trung đoàn trực thăng vận tải trực thuộc lục quân?
  6. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    em nghĩ vẫn nên duy trì cấp sư đoàn ở các quân khu :D ngoài ra nên có thêm vài lữ đoàn đặc biệt như cơ giới hoặc sơn cước để phối hợp chứ không nên bỏ cấp sư đoàn :)
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Mình thì mình rất là không thích mô hình đại quân khu. Năm xưa khi xây dựng mô hình quân khu đã xác địch rõ mỗi quân khu có 1 điều kiện địa chính trị khác nhau, xây dựng và bố trí lực lượng của mỗi quân khu sẽ khác nhau phù hợp với nhiệm vụ của từng vùng. Bộ quản lý lực lượng dự trữ chiến lược và là đầu mối điều phối lực lượng khi cần.

    Dùng mô hình đại quân khu chẳng qua chỉ là hình thức phân cấp; 1 Bộ quản cả nước không khéo giờ phân thành 3 đầu mối gọi là 3 đại quân khu, ban bệ y hệt như bộ. Bản thân các bạn nếu để ý sẽ thấy khi hình thành Đại quân khu thì vùng quản lý của các đại quân khu này trùng khớp với khu vực phòng thủ đường không, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển. Bề ngoài nghe thì thấy giảm nhưng thật ra bộ máy cồng kềnh thiếu linh hoạt.
    meo-u, halosunOnlySilverMoon thích bài này.
  8. congbinh239

    congbinh239 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2011
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    64
    Các lữ công binh của Quân khu xây dựng theo kiểu hỗn hợp chứ bây giờ lại chia thành
    Lữ đoàn công binh công trình 575
    Lữ đoàn công binh vượt sông 513
    Có khi không hợp lí, linh hoạt lắm bác ạ.
  9. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    Mình nghĩ cấp sư đoàn và lữ đoàn phải cùng tồn tại, chúng không thay thế cho nhau được. Sư đoàn phải có tính mạnh mẽ, vững chắc để giữ thế trận trong khi lữ đoàn phải cơ động, sắc bén để tạo đột biến hay đáp ứng với sự thay đổi của chiến trường.
    Mình thấy VNCH đã nghiên cứu rất kỹ về việc biên chế này. Có 3 loại đơn vị cùng cấp
    1.Lữ đoàn: Dù, TQLC có đầy đủ binh chủng hỏa lực để tác chiến độc lập, nhanh nhẹn di chuyển từ vùng này đến vùng khác theo tình hình chiến truòng. Cấp Sư đoàn Dù,TQLC bên trên chỉ hỗ trợ tham mưu, quản lý, vận tải, bổ sung quân số quân nhu. Sở trường tạo đột biến.

    2.Trung đoàn: Chiến đấu dưới sự điều khiển trực tiếp và hỏa lực của sư đoàn. Nằm trong đội hình,không tác chiến quá xa khỏi sư đoàn. Sở trường trong chiến đấu cổ điển, chậm chắc.

    3.Liên đoàn: Đáp ứng với hình thức chiến đấu phân tán. Cấp chiến đấu chủ đạo là tiểu đoàn. Các tiểu đoàn liên kết lại thành liên đoàn để chia sẽ thông tin phối hợp theo kiểu peer to peer. Sở trường du kích hoặc chống du kích.
    meo-uhuyenthoaimuathu8888 thích bài này.
  10. hethong1

    hethong1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    110
    Thành lập lữ đoàn sơn cước chắc là chủ yếu để đối phó với anh Béo đây.

Chia sẻ trang này