1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về cơ cấu tổ chức QĐND VN trong tương lai đến 2025-2030

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 29/08/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    Vụ này mình không biết gì đâu nhé, từ đầu mình đã bảo chẳng có duyệt binh rồi, mà bác lo vụ chuyển giao hàng nhật với ta đến đâu rồi mà thấy bác top nào cũng góp vui thế
  2. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Bác hóng cái tin vỉa hè ở đâu mà "bảo" là chẳng có duyệt binh thế? Ngay 30/4 này luôn! Sáng ngày 10-3, Tiểu ban Tổ chức Bộ Quốc phòng tiến hành rút kinh nghiệm các công việc đã triển khai phục vụ lễ kỷ niệm. Công tác chuẩn bị cho duyệt binh, diễu hành đã được Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng tiến độ. Các đơn vị tham gia: Quân khu 7, Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân, Bộ tư lệnh BĐBP, Quân đoàn 4, Binh chủng Đặc công, Binh chủng Thông tin liên lạc, Trường Sĩ quan Lục quân II v.v....Bác Cung và bác Nghĩa bảo thế đấy :-?
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    diễu hành như mấy năm thì dẹp luôn cho rồi, toàn là cầm ak với ckc đi qua đi lại, hết quận đội lại tới dân quân tự vệ e thấy chán lắm, có ngày xưa duyệt binh xe tăng máy bay rợp trời xem mới đã
    Giờ tranh thủ xăng dầu đang rẻ kìa, lôi ra chạy xình xịch tí cho xôm, vài hôm nó đánh thuế môi trường là giá xăng đắt lại thôi :))
  4. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    Ah, diễu binh có khí tài là xe ô tô chở chỉ huy các quân binh chủng thôi mà nâng tầm lên làm duyệt binh làm gì, bác cứ chờ rồi thấy nhé
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Tại bác cứ khăng khăng bảo là không có duyệt binh, chứ có duyệt nhưng trên tinh thần "học tập và làm theo" vẫn là : tiết kiệm! >:D<Còn "kiệm" được tới đâu thì phải chờ...điều "tiết" cái đã :D
    Connuocviet, hk111333, kuyomuko1 người khác thích bài này.
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hì, Bác Tỵ thăm kiểm tra quân ta học chuyển loại ở Lữ xe tăng cận vệ độc lập số 5 đóng ở Kyakhta sát biên giới Nga/Mông Cổ. Nếu chỉ đi công tác thường thì phải ở Trung tâm, việc gì bác ấy phải lặn lội hàng nghìn km chỉ để xem hàng, quanh Mốt-s-cu thiếu gì đơn vị có trang bị tương tự! Các bác xem địa hình tác chiến ở đó có gì giống Việt Nam không?
    [​IMG]
    ak47kalanikovJon thích bài này.
  7. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    nếu nhà ta đi học tăng mới ở Nga thì mong rằng sắp tới ta sẽ lái T72 đua tăng ở Nga
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Nghe Tây đồn T90 của Nga chủ yếu biên chế ở Viễn Đông. Không lẽ....nhìn 2 cái đèn chế áp hồng ngoại thế kia thì:drm1
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    QC PK-KQ chuẩn bị triển khai chủ trương lớn về biên chế, bác có hòng được gì không?
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nói nhiều về sông Thương vì dòng sông đã quá gắn bó với mỗi người lính Lữ đoàn BB nặng Sao Vàng. Những cuộc hành quân của họ đều phải vượt sông Thương, hàng chục nghìn con người năm này tháng khác thay nhau chinh phục đôi dòng trong đục ấy. Hôm nay về bên họ tôi lại nhớ đến hai câu thơ của một tác giả:

    Ta lại hành quân qua sông Thương

    Những thôn nữ thơm thắm mùa cam chín…

    Đoàn trưởng Đoàn Sao Vàng Hà Quang Vinh, Chính uỷ Sư đoàn Nguyễn Minh Thao với gần ba mươi năm tuổi quân đã qua hàng trăm cuộc hành quân lớn nhỏ. Với các anh, để hàng nghìn chiến sĩ hành quân bộ theo đội hình qua hàng chục cung chặng, vượt hàng trăm kilômét trên mọi địa hình mới, lạ phải có kế hoạch tỉ mỉ. Vấn đề lớn nhất là phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về con người và vũ khí trang bị. Những cung chặng phải vượt sông khó khăn nhưng háo hức. Các anh bảo, thi nhau lên dốc chứ mấy ai thi nhau vượt sông nên tổ chức vượt sông là bài toán không dễ dàng. Dòng Thương giang nhìn êm ả là thế, nhưng lưu vực khá rộng lại có vài đợt mưa trước đó nên lưu lượng nước dâng cao hơn khi đi trinh sát chọn bến vượt. Do yêu cầu thực tiễn, phải bơi bao gói, mang đầy đủ quân tư trang, súng đạn qua sông nhưng một số anh em bơi chưa thành thạo, thế mới có chuyện vui, một chiến sĩ người dân tộc Mông, khi đơn vị tổ chức học bơi, cứ đến buổi tập là chàng ta báo ốm, cán bộ tìm mọi cách vận động, thuyết phục nhưng chiến sĩ Mông vẫn lắc đầu nói: “Trên mình toàn núi, không có sông, nên không phải “đi” nước!”. Sau cùng, chiến sĩ Mông cũng đến hồ bơi nhưng không chịu… xuống nước. Cán bộ cho anh em bê xuống chỗ nước nông kèm tập động tác tay chân. Vừa đặt chân chạm nước anh chàng đã rụt lại, mặt đỏ tía tai nhảy lên bờ. Trong đội hình Sư đoàn bộ binh vượt sông vừa rồi, chiến sĩ này được ghép vào phao của Tiểu đội súng cối 60 ly, chân tay cũng biết vùng vẫy kết hợp đạp, tung, đá với sự trợ lực của hai đồng chí bơi hai bên phao kèm qua sông. Lên bờ, mặt anh chàng hớn hở, nói nho nhỏ với anh em: “Ơ, “đi” sông thích hơn đi rừng!”. Nghe chừng đơn giản vậy, nhưng không hề dễ dàng.

    Nhìn trẻ hơn cái tuổi bốn mươi với đôi kính cận toát vẻ trí thức, Thượng tá Trần Quang Hiểu - Đoàn trưởng Đoàn Tây Sơn nhỏ nhẹ: “Chúng tôi tổ chức thành ba bến vượt, mỗi bến cách nhau 100 mét. Trước khi vượt cho trinh sát lội dò từng khoảng, đánh giá chắc chắn độ nông sâu, rồi huy động bi đông đựng nước của anh em, buộc chắc vào hai sợi dây kéo ngang sông thành một đường vượt 5 mét. Khi bộ đội bắt đầu vượt, chúng tôi tổ chức những đồng chí bơi khoẻ, bơi giỏi. Hai đồng chí một tổ, quãng 20 mét ôm phao cứu sinh làm lực lượng cứu hộ, sẵn sàng cứu nạn khẩn cấp. Từng tiểu đội, trung đội rồi đến chỉ huy trung đoàn, sư đoàn ôm ba lô gói chắc chắn như những con ếch ôm trứng lặng lẽ qua sông”.

    Các anh về, thơm thảo bát nước chè xanh

    Trên những cung chặng hành quân của Lữ đoàn Sao Vàng, cán bộ chiến sĩ và chúng tôi thực sự xúc động với hình ảnh các đồng chí cựu chiến binh, chị em hội phụ nữ, đoàn thanh niên cùng nhân dân làng xóm tay xách nách mang, kĩu cà kĩu kịt gồng gánh những sản vật của địa phương để… cho bộ đội.

    [​IMG]
    Thơm thảo những bát nước chè xanh
    - Ảnh: PV
    Đại uý Nguyễn Bá Huân, Chính trị viên d5 BBCG, sinh năm 1995 bày tỏ: “Đây cũng là thực hiện chính sách hậu cần tại chỗ trong khu vực phòng thủ theo sự chỉ đạo của Quân khu. Nhìn các cô chú, anh chị em nơi bộ đội hành quân qua hào hứng góp lương thực thực phẩm cho bộ đội, cán bộ chiến sĩ ai cũng xúc động. Đấy là những sản vật do bàn tay nhân dân một sương hai nắng làm ra. Vì yêu tin bộ đội mà họ đem tặng”.

    Suốt dọc đường hành quân, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn Sao Vàng đi tới đâu thì nhân dân ở đó tự nguyện mang nước uống cho bộ đội. Những ca nước chanh đường, chè xanh được chị em phụ nữ trao tận tay anh em cũng là lời động viên chân thành, thơm thảo nhất của tấm lòng nhân dân dành cho người lính trên con đường hành quân vô cùng khó khăn, gian khổ, thử thách ý chí và nghị lực con người.

    Bộ đội thường xuyên phải trú quân, xây dựng hệ thống công sự trong vườn cây của nhân dân, nhờ làm tốt công tác giáo dục nên không có anh em nào vi phạm kỉ luật dân vận hay hái, lấy hoa trái của nhân dân. Thượng tá Trần Quang Hiểu cười nói: “Ở xóm Giành Mới, Quý Sơn, Lục Ngạn, khi xây dựng sở chỉ huy trung đoàn, trong phạm vi phải đào mất mấy cây vải đang tuổi lớn của một gia đình. Cán bộ Trung đoàn đặt điều kiện bồi thường để phá cây, chủ hộ gia đình là một anh nông dân còn trẻ, anh này cùng vợ lên ngay chỗ đào, bảo “Bộ đội cứ đánh đi trồng chỗ khác, chúng tôi không lấy tiền của bộ đội đâu!”.

    Lòng dân là thế. Không chỉ trong chiến tranh vệ quốc mà ngay thời bình, khi mà nhiều nơi khác đôi khi những giá trị kinh tế được đề cao hơn tình người thì ở đây vẫn còn những tấm tình mộc mạc. Tôi nghĩ rằng tấm lòng thơm thảo, ngời sáng của nhân dân vẫn luôn hướng về cách mạng và những người lính ***** hôm nay. Họ vẫn như một thời hào hùng Xe chưa qua, nhà không tiếc, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì tình yêu với những người lính *****.

    Đến câu chuyện… băng vệ sinh

    Đây có vẻ như là một chủ đề khó nói nhất của anh em. Vì nó là mặt hàng thân thiết với… phái nữ. Mặc dù được taxi chiến trường Boomerang 8x8 và BMP-6M cõng tới tận nơi, nhưng đơn vị vẫn thường xuyên huấn luyện hành quân bộ.

    Hàng năm những nhãn hiệu quen thuộc với chị em như Kotex, Diana tiêu thụ hàng chục triệu sản phẩm. Chắc rằng… cánh mày râu này cũng góp phần “nho nhỏ” vào chuỗi tiêu thụ ấy.

    Chiến sĩ Phạm Văn Trường, người Tày ở Lộc Bình, Lạng Sơn nhỏn nhẻn: “Xấu hổ lắm nhà văn à. Mới đầu đi mua người ta không bán cho đâu, chị em còn cười trêu bộ đội bây giờ cũng mua Kotex… nhưng hành quân dài mà đi cái đó êm chân lắm!”.

    Đại đội trưởng Đại đội 7, Tiểu đoàn 5 BBCG Hà Văn Dưỡng thanh minh thêm:

    - Thực ra, đây là một giải pháp chúng tôi gợi ý cho anh em. Lót giày không thể dày và thấm hút tốt như… băng vệ sinh. Nên khi dán thêm băng vệ sinh lên lót giày sẽ giúp bộ đội giảm đau tức chân hơn. Thường mỗi cung chặng tạm nghỉ lại đổi sang lót mới, vừa nhanh vừa tiện dụng…

    Anh chia sẻ thêm:

    - Cách đây vài năm, mấy kiểu băng vệ sinh thường dày, to hơn bây giờ, một cái dán vào lót giày là đủ. Nhưng bây giờ nhà sản xuất toàn bán loại siêu mỏng, siêu nhẹ cỡ ba ngón tay nên phải lót chồng ba cái mới đủ một bên chân. Vị chi mất hai gói, mỗi gói mười lăm nghìn nhà văn ạ!

    Cái đích của cuộc hành quân

    Những bước chân của người lính Lữ đoàn Sao Vàng rồi cũng đến đích.

    Một trận đánh “đẹp” đang chờ đợi họ.

    Hai biên đội Su-30SM3 với 8 chiếc thuộc BTL Không quân Miền Bắc cất cánh lúc 8 giờ 5 phút tại sân bay Thanh Hóa. Đúng 8 giờ 30 phút theo hiệp đồng, những chiếc “Hổ mang chúa” lấy đường bay từ xa, cắt 24 quả bom lượn chính xác vào khu vực tung thâm địch đổ bộ đường không (giả định). Đồng thời 2 chiếc trực thăng vũ trang Mi-28SM3 tiếp cận điểm cao, phóng liên tiếp 32 quả rốc-két mỗi chiếc vào các mục tiêu định sẵn. Hệ thống pháo binh của Đại Quân khu, các loại hoả lực bắn thẳng, cầu vồng cũng đồng thời nhả đạn. Bầu trời trên cao điểm bỗng tối sầm, không khí đặc quánh mùi bom đạn và tiếng nổ của pháo bày. Hết đòn hoả lực. Đài quan sát báo về: Mục tiêu bị tiêu diệt hoàn toàn!

    Phía xa xa dưới chân cao điểm, những chiếc tăng T72B3V, T-90MS huyền thoại tăng ga, những khuôn mặt của cán bộ chiến sĩ, ai ai cũng căng thẳng, chuẩn bị cho mình một tư thế băng lên.

    Lệnh: Tiến!

    Xe tăng dẫn đầu đội hình tiến công.

    Lớp lớp những đôi giày vải đạp lên lớp bùn đất vừa bơi dưới bánh xích xe tăng. Những vệt giày chênh chếch, đạp theo hình zích zắc.

    Những đôi chân hôm qua còn vượt chặng đường dài giờ lại lanh lẹn vận dụng các tư thế chiến đấu trên chiến trường một cách thành thục. Ý thức địch tình rất cao.

    Vượt qua các vật cản.

    Tiếng pháo trên xe tăng ùng oàng. Tiếng RPG-39, B-81 nổ đinh đang, từng tràng tiểu liên AK-12, trung liên PKMNS, đại liên Kord không hề dứt đoạn.

    Tiếng loa kêu gọi địch đầu hàng vang lên!

    Đánh địch giả tưởng mà như thật. Đòi hỏi một ý thức rất cao về địch, về sự đoàn kết và cách thức tổ chức chiến đấu hợp lí, còn phải chấp hành tuyệt đối nghiêm túc các phương án bảo đảm an toàn về con người và vũ khí trang bị.

    Trong điều kiện hiện nay, kẻ thù sẽ tiến hành chiến tranh công nghệ cao, với uy lực lớn của vũ khí công nghệ, hơn hẳn ta về sức mạnh bom đạn và vũ khí thông minh. Những người lính của chúng ta vẫn phải bằng đôi chân, đôi vai của họ làm thành phần quyết định cuộc chiến đấu. Nhưng có sự hiện diện của những vũ khí hiệp đồng đạt hiệu quả chiến đấu uy lực như vậy, niềm tin của bộ đội được tăng lên, tin tưởng vào sự làm chủ vũ khí công nghệ của mình, của đồng đội!

    Đúng như Đại tá Nguyễn Minh Thao, Chính uỷ Lữ đoàn khẳng định: Qua cuộc diễn tập lần này, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức và kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức chuẩn bị chiến đấu, chiến đấu được nâng cao một bước mới. Cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn, tự tin hơn trong công tác huấn luyện và huấn luyện chiến đấu của đơn vị, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân binh chủng với phân đội trong điều kiện tác chiến hiện đại.

    Thay cho lời kết

    Chúng tôi rời Đoàn Sao Vàng anh hùng, trên con đường số Một thênh thang về Hà Nội. Nhìn xa hơn dòng Thương giang là dãy Nham Biền chín mươi chín ngọn huyền thoại mờ ảo trong hơi chiều bàng bạc. Tôi nhớ về những ngày xưa hồi cuối những năm 201x, cũng một ba lô con cóc đầy thức ăn siêu dinh dỡng, khoác GALIL ACE-31, máy tính cá nhân cầm tay, cùng đồng đội còng lưng vác RPG-29 vượt ngọn Sĩ Quan (cái tên do các lớp trước đặt để chỉ cái gian khổ của cung chặng này), và tâm niệm trong đầu “Qua ngọn núi này là thành… sĩ quan” để mà nhấn nhá từng nhịp gối, bò lên từng bước một như vậy trong bốn tiếng đồng hồ.

    Nhà văn Phùng Văn Khai thì chia sẻ với tôi cái khắc khoải, suy tư của một thời binh nhì những năm 2000, đêm gác phải lén đốt phân trâu khô để sưởi hay nướng sắn ăn đỡ cơn đói dạ bên bờ sông Thảo phía Lục Nam, Lục Ngạn.

    Tôi tâm niệm, những ai, nếu có qua một thời lính tráng sẽ giàu thêm những dư ba về miền đất, con người mà họ đã sống, đã chia ngọt sẻ bùi cùng đồng đội và nhân dân. Những dấu chân người lính Lữ đoàn Sao Vàng đã và đang đi tiếp chặng đường mới, nhiều thử thách, khó khăn hơn nhưng cũng đầy tự hào bên dòng Thương giang thơ mộng. Tôi chợt nhớ những câu thơ của Hoàng Kim:

    Ta lại hành quân qua sông Thương

    Một đêm vào trận tuyến

    Nghe Tổ quốc gọi lên đường!



    Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi

    Sông vẫn thức canh trời Tổ quốc

    Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát

    Đổ về bến lạ xa xôi

    Với biển reo ca rộng mở chân trời!

    Ở lại bên sông Thương là cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn Sao Vàng anh hùng. Những đồng đội của chúng tôi ngày mai lại vượt sông Thương...
    Nguồn:
    http://vannghequandoi.com.vn/But-ky-Phong-su/Theo-buoc-nhung-chien-si-vuot-song-Thuong-5034.html
    ak47kalanikov thích bài này.

Chia sẻ trang này