1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về độ chính xác của từ vựng tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi qwertzy2, 22/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Vâng, tôi không phản đối. CHÍNH XÁC SO VỚI KHÁI NIỆM cũng là sự chính xác tương đối. Và đó là điều tôi đã làm, bằng cách so sánh với các ngôn ngữ khác.
    Còn bản thân KHÁI NIỆM cũng tương đối là một vấn đề hoàn toàn khác. Trước mắt bất kỳ con vật nào rơi vào chi Felis, họ Felidae thì cứ cho là mèo. Và từ mèo nào, trong ngôn ngữ nào, ám chỉ những con này thì có thể được xem là chính xác. Ngược lại từ nào vừa ám chỉ con này vừa ám chỉ con chó thì nó là không chính xác. Khá đơn giản, bạn nhỉ ?
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 13:36 ngày 30/05/2005
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm một chút về bản thân khái niệm CHÍNH XÁC
    Có hai cách hiểu từ CHÍNH XÁC, và tiếng Anh phân biệt rất rõ ràng hai cách hiểu này, trái ngược với tiếng Việt trộn lẫn hai nghĩa khác nhau, và từ đó dẫn đến một số nhầm lẫn đáng tiếc đã thấy tại topic này (về chỗ này tiếng Việt không chính xác thật). Hai khái niệm đó là: PRECISE và EXACT/ACCURATE.
    Một bên ta có sự chính xác khi xét về mức độ minh bạch và chi tiết của một thông tin. Cái chính xác này đối nghĩa với cái mập mờ, không rõ ràng hoặc cái chung chung, và được diễn tả trong tiếng Anh bằng từ: precise, trong tiếng Pháp bằng từ: précis và trong tiếng Đức bằng từ präzis. Ví dụ cụ thể: khi ta nói tấm bản đồ này rất chính xác là ta đang dùng từ chính xác theo nghĩa này, và một tấm bản đồ càng chính xác thì càng cho ta nhiều thông tin trên một diện tích càng hẹp. Cái chính xác này không phải là cái tôi muốn bàn đến khi nói về độ chính xác của từ vựng tiếng Việt, bởi vì đã quá rõ ràng rằng hầu như không có một từ ngữ nào, khi dùng trong một văn cảnh nào, có thể HOÀN TOÀN BỘC TẢ được đối tượng chính xác và cụ thể mà người nói nhắm đến. Và đã quá rõ ràng rằng con mèo trong câu "mèo ở đâu ?" không thể chính xác đến độ nó đưa ra thông tin về màu sắc của chú mèo, hoặc tủi của nó, hoặc ai là chủ nhân của nó vân vân .... cho dù câu ấy được diễn tả bằng ngôn ngữ nào đi nữa.
    Một lần nữa, khái niệm chính xác như trên không phải đối tượng bàn luận. Đúng hơn, chúng ta đang bàn về một tiếng Việt ACCURATE, hay là độ chính xác đứng trên bình diện xác định đối tượng. Nói cách khác, câu hỏi được đặt ra là: từ vựng tiếng Việt có giúp người nghe xác định đúng, không nhầm lẫn và nghi ngờ (hoặc càng ít càng tốt,vì dĩ nhiên là cái gì cũng tương đối) khái niệm mà người nói muốn chuyên chở hay không ? Chứ câu hỏi không phải là: từ vựng tiếng Việt có giúp người nhận thông tin xác định được nhiều thông tin về khái niệm đó hay không ? Lấy lại ví dụ của từ con mèo: tôi có thể khẳng định rằng đối với từ này, tiếng Việt có một đơn vị từ ngữ: CON MÈO với mức độ chuyên chở khái niệm là CHÍNH XÁC. Người nghe hiểu mà không do dự gì đây là một con vật với những đặc điểm như thế nào, miễn sao không lộn qua con chó hoặc con khỉ là đạt yêu cầu. Kết luận: từ con mèo của tiếng Việt là một từ ACCURATE, tuy nó không nhất thiết phải PRECISE.
    Ngược lại, từ CHÍNH XÁC trong tiếng Việt là không đạt tiêu chuẩn chính xác từ vựng, bởi vì người nghe không hiểu rõ người nói muốn chuyên chở ý gì: accurate hay là precise ?
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 30/05/2005
  3. pth

    pth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Khổ chưa kìa! Biết thế nào là sème rồi, thế mà còn tương thêm hai khái niệm " người nói " và " người nghe". Mà người nói : nghiên cứu ngữ dụng thì nghe có buồn cười không chứ.
    Thưa, " con mèo " là cụm gồm hai danh từ đấy, người ạ. " con " là danh từ đơn vị và " mèo" là danh từ khối. Người nghe hiểu rằng cụm này là CHÍNH XÁC không phải bởi bản thân cái cụm này chính xác như người nói đâu, mà bởi nhờ có cái mạo từ zéro đứng phía trước nó đấy ạ. Thử tra các loại từ điển tiếng Việt trên đời này xem liệu có từ nào " con mèo " như người nghĩ không ?! Hay là chỉ có "mèo" thôi.
  4. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu tại sao khi đề cập đến sème thì không được đề cập đến người nói và người nghe. Mời bạn chỉ giáo thêm.
    Nghiên cứu NGỮ DỤNG buồn cười ở chỗ nào ???? Phải chăng vì tiếng Việt không có từ NGỮ DỤNG ???? Nếu vậy tôi sáng chế ra và dùng luôn, được không ???? Hình như tiếng Việt chưa có từ nào diễn đạt tốt hơn, nhỉ !!!!!!
    Tôi muốn xem đây là một từ được không ??? TỪ điển hiện nay vẫn xem MÈO là một từ riêng, và CON là danh từ loại thể đi kèm. Nhưng tôi vẫn cứ xem CON MÈO là một từ đấy, và tôi cũng xem ĐI CHỢ như một từ, ĐI HỌC như một từ, có được không ??? Tại sao tiếng Đức xem Murmeltier là một từ được mà tiếng Việt không thể xem CON GÌ ĐÓ là một từ ?????
    Bạn thích phê phán những gì tôi nói là buồn cười, vậy thì tôi sẽ làm ngược lại cho bạn thấy, cách diễn đạt của bạn cũng không hay ho gì hơn. ĐỌc lại câu này đi:
    Người nghe hiểu rằng cụm này là CHÍNH XÁC không phải bởi bản thân cái cụm này chính xác như người nói đâu, mà bởi nhờ có cái mạo từ zéro đứng phía trước nó đấy ạ.
    Thứ nhất, người nghe không HIỂU rằng cụm từ (mà theo tôi là từ) này là chính xác. Đúng hơn, người nghe hiểu nó MỘT CÁCH CHÍNH XÁC, hay là sự chính xác của từ làm cho người nghe không hiểu lầm.
    Thứ nhì, bạn có đề cập đến mạo từ zéro. XIn hỏi trong tiếng Việt thì cái mạo từ zéro này, hay là mạo từ nói chung, được dùng như thế nào và có những từ nào được liệt vào từ loại này ạ ????
    Thứ ba, mà cái mạo từ zéro của bạn cứ cho là nó có mặt và đứng trước từ CON MÈO đi nữa thì tại sao độ chính xác của CON MÈO lại phụ thuộc vào việc có mặt hay không của mạo từ này ????? Tối nghĩa hết sức !!!!!!
    Bộp chộp !!!!!
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 02:55 ngày 31/05/2005
  5. pth

    pth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Tại vì, khi sử dụng khái niệm " người nói" và "người nghe", tức là đang lấn sang sân của ngữ dụng học rồi. Còn "sème " thuộc sân nhà của từ vựng học.
    Hí hí hí....ngộ quá ha.....
    Không hiểu điều thứ 3 thì xem lại điều thứ 2.
  6. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Máy móc !!!!!! Vậy bây giờ tôi nói: quả tim đập nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào tâm trạng người đó có được không ????? Quả tim đập thuộc về giải phẫu học, còn tâm trạng con người thuộc về tâm lý học, chắc không dùng chung với nhau được đâu nhỉ ??????
    TỪ VỰNG có chính xác hay không là có chính xác hay không so với người nghe. CHo nên tôi đưa người nói và người nghe ra đây (tình huống giao tiếp cơ bản) để đặt cái khung cho định nghĩa về độ chính xác của mình.
    Thế ra bạn chưa biết TỪ là một phạm trù còn chưa rõ ràng của ngôn ngữ học á ????
    NHận xét tương tự: tại sao chỉ là những từ này ??????????
    Điều thứ 2 là điều gì và ở đâu vậy bạn ??????? Và nó nói cái gì vậy bạn. phiền bạn giảng giúp tôi với, nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!
  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    cái cô qwertty này bị sao thế nhẩy? ồ, thế ra từ vựng Việt xưa nay chưa chính xác nên cần phải đem ra bàn lại à? hay ở ví dụ trên, cô qwertty cho rằng định nghĩa con mèo chưa chính xác, nó dễ gây nhầm lẫn với con voi, con chuột (mà cũng có khi chưa chính xác) nên cần định nghĩa lại nhỉ? nếu thế thì quả là một công việc hệ trọng chứ chẳng chơi !
    trong một phát ngôn, quan trọng nhất là mục đích giao tiếp đựợc thực hiện, còn sử dụng những phương pháp và nội dung giao tiếp gì thì tuỳ thuộc vào ngữ cãnh chứ: - Con mèo của mày đâu? - Nó tếch ra Hà Nội với thằng khác rồi! Cái này thì trong semantics và pragmatics có bàn đây.
  8. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Lập luận như trên không hợp lý. Nhìn lại thì thiếu gì từ tiếng Anh có 1 nghĩa duy nhất mà tiếng Việt có cả khối từ tương đương. Lật từ điển Anh Việt ra tìm không khó đâu. Còn nữa, bạn đặt vấn đề "từ tiếng Anh tương ứng" hơi khập khiễng. Thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ nước ngoài mà, đáng ra phải là "từ tiếng Việt tương ứng" và vì thế việc ta có 1 từ tiếng Việt đặc trưng duy nhất cho thuật ngữ nước ngoài là chuyện dễ hiểu.
  9. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ có hai lượng sau đây:
    Lượng A: những từ tiếng Việt mà có nhiều tương đương tiếng Anh.
    Lượng B: những từ tiếng Anh có nhiều tương đương tiếng Việt
    Tôi nói lượng B nhiều hơn lượng A, anh nói lượng A nhiều hơn lượng B (nếu tôi hiểu đúng ?). Không hiểu anh có chứng minh không ạ ??? Đem ra đây bàn với.
    Ngoài ra tôi không hiểu lập luận được tô vàng ở trên kia. Mời giải thích thêm.
  10. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nói gì ngu vậy ??????????? Trước khi phát ngôn phải đọc bài viết của người ta cho đàng hoàng đã chứ, chưa gì đã chõ cái mõm thối của chú vào đây, sủa cho cố vài tiếng, tưởng tôi sợ chắc ???!!!!
    Không liên quan đến cái đang bàn.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 31/05/2005

Chia sẻ trang này