1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về hằng số hấp dẫn G

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi eurika, 02/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bàn về hằng số hấp dẫn G

    Thời gian vừa qua, tôi ở nhà tìm hiểu vài chi tiết liên quan đến hằng số hấp dẫn G của ****ndish. Và tôi thấy có 1 số vấn đề cần bàn luận. Nếu các bác thích thú thì chúng ta sẽ bắt đầu ''phiên giao dịch'' hằng số hấp dẫn G.

    Theo tôi được biết và hiểu về hằng số hấp dẫn G thì: Hằng số hấp dẫn G là 1 hằng số biểu diễn cho tính hấp dẫn của vật.

    Chính vì hằng số hấp dẫn quá nhỏ nên trong tự nhiên chúng ta không thấy mọi vật hút nhau.


    Các bác nào có ý kiến khác, chúng ta sẽ bắt đầu ''phiên giao dịch''.

    Tranh cãi có thể to tiếng nhưng xin vui lòng đừng gây nhau.
  2. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Search trên Google : ****ndish Experiment
    Nó hiện ra hàng loạt các trang web liên quan. Nay tôi xin trích dẫn những công thức liên quan đến hằng số hấp dẫn G.
    http://www8.ttvnol.com/uploaded2/eurika/****ndish-lab.jpg
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Tôi đi tìm hoài mấy cái cách tính chẳng thấy cái nào đưa ra chi tiết các con số r2 (khoản cách giữa 2 khối chì).
    Mặc khác, tất cả các công thức tính, hầu như mới nhìn vào là chúng ta đã thấy nó không cái nào giống cái nào.
    Tuy nhiên tôi xin lấy 1 VD:
    [​IMG]
    Chúng ta thấy rằng G tỷ lệ thuận với r (khoản cách) và tỷ lệ nghịch Mm (khối lượng).
    Nếu M tăng => G sẽ giảm.
    Tuy nhiên nếu tăng M thì đồng thời vật cũng sẽ tăng R.... (r=R+h)
    M tăng khiến R tăng. Tuy nhiên 2 giá trị này chắc chắn sẽ tăng không đều nhau. Có thể M sẽ tăng mạnh hơn R.
    => Nếu tăng M của vật lên thì hằng số hấp dẫn sẽ giảm.
    Mặc khác ngược lại. Lực hấp dẫn tỷ lê thuận với M, và tỷ lệ nghịch với R.
    Vậy khi M càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn. Trong khi đó hằng số hấp dẫn càng nhỏ.
    Mà hằng số hấp dẫn là 1 hằng số biểu diễn cho mức hấp dẫn của vật.
    Đây là 1 sự trái nghịch mâu thuẫn nhau. Cần phải xem xét lại. Có nhiều cách tính đưa ra những sai số chênh lệch nhau. Cho nên đứng trên quan niệm cá nhân tôi thấy rằng G chưa chắc gì đã là 1 hằng số.
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sai lầm cơ bản nằm ngay ở chỗ, G ko phải là một đại lượng biến thiên, mà là một giá trị ko đổi mang tính chất hằng số tỉ lệ. Tất cả những đại lượng khác tương quan giữa hai vế nếu thoả mãn phương trình thì đã ngầm mặc định G đã là hằng số, nếu nó ko thoả phương trình, thì G đã ko còn là hằng số nữa rồi, lúc đó nếu rút G theo các đại lượng khác thì ta lại khẳng định G ko phải là hằng số, thật sai lầm, vì các đại lượng có thoả phương trình đâu?
    Hằng số hấp dẫn chẳng qua chỉ là hằng số tỉ lệ thôi, lực hấp dẫn tỉ lệ với "tích hai khối lượng chia cho bình phương khoảng cách" [nguyên khối này tạm gọi là A]. Nếu bất kỳ một yếu tố nào trong A làm cho A tăng hay giảm thì LỰC HẤP DẪN cũng sẽ theo đó mà thay đổi theo và PHẢI TƯƠNG ỨNG VỚI HẰNG SỐ TỈ LỆ ĐÓ. Lý luận của bạn sai lầm ở chỗ nó khẳng định rằng G đã ko phải là một hằng số mà lại xem G như một đại lượng tham gia đóng góp vào việc thay đổi lực F, và rằng vai trò của G giống như M, khối lượng hay khoảng cách, r. Do dó, khi rút G ra, lại dựa trên đó mà lý luận G ko phải là hằng số thì trông có vẻ hợp lý nhưng hóa ra là sai lầm căn cơ từ lúc đầu.
    Trong một biểu thức, nếu tất cả các đại lượng đều có thể thay đổi, người ta gom nó về một vế, đại lượng cần tính người ta gom về một vế (lực F), giữa đại lượng cần tính và các đại lượng thay đổi có một mối liên hệ tỉ lệ theo một quy luật (biểu thức) thì biểu thức đó sẽ chứa một hằng số tỉ lệ, nếu hằng số tỉ lệ là 1 thì đúng là đại lượng cần tính chỉ đơn giản bằng biểu thức của các đại lượng có thể thay đổi (như các khối lượng, khoảng cách), còn nếu ko phải bằng 1 mà là một số khác thì đại lượng cần tính luôn bằng biểu thức của các đại lượng có thể thay đổi nhân với hằng số tỉ lệ đó.
    Tóm lại, G chỉ là hằng số tỉ lệ biểu thị nguyên đống tích khối lượng chia khoảng cách phải bằng lực hấp dẫn F chia cho G. Ý nghĩa vật lý của hằng số tỉ lệ G-mà người ta gọi là hằng số hấp dẫn G- mà bạn nói chỉ là một phần nhỏ.
    Topic này, mình lúc đầu tưởng rằng nó rất hay về những điều bí ẩn của hằng số G, vào lại thấy nó có vẻ thật ko chính xác của lý luận của một người ko nắm vững kiến thức về mảng liên hệ toán học giữa các đại lượng Vật lý!
    Chúc bạn vui!
  5. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Xét về công thức
    F= GMm/r2
    và trọng lực chẳng qua là lực hấp dẫn Trái Đất tác động lên vật.
    => Phép cân Trái Đất:
    M = gR2 / G
    Vậy ta có thể suy ra lực hấp dẫn của Trái Đất với mọi vật, kể cả các vệ tinh và các hành tinh khác (Mặt Trăng hoặc Mặt trời) sẽ như sau:
    [​IMG]
    Tức là, lực hấp dẫn giữa Trái Đất tác động đến 1 vệ tinh nào đó, hoặc Mặt Trăng khi đó hằng số hấp dẫn G là vô nghĩa.
    Mặt khác dựa theo lập luận trong phép cân Trái Đất:
    Trong lực chẳng qua là lực hấp dẫn Trái Đất tác động lên vật có khoản cách rất nhỏ.
    r = R+h
    h quá nhỏ nên bỏ qua => r = R (bán kính Trái Đất)
    khi đó ta có công thức: F =mg
    Chính là F = P
    Điều này cho chúng ta thấy rằng. Newton phát biểu không có hằng số hấp dẫn G là 1 phát biểu đúng. Và rất Logic.
    Vậy nếu không có hằng số hấp dẫn G Khối lượng Trái Đất sẽ như thế nào.?
    Trọng lực chẳng qua là lực hấp dẫn Trái Đất tác động lên vật:
    P = F
    mg = Mm / R2
    => M = gR2

    Đến đây ta lại thấy sự khác biệt về đơn vị tính. Nếu so với công thức có hằng số hấp dẫn G sẽ như sau:
    M = gR2 / G
    Nếu G không là 1 hằng số thì chúng ta thấy rằng, G càng lớn thì M càng nhỏ. Hoặc ngược lại. M càng lớn thì G càng nhỏ.
    Trong khi đó G chỉ là 1 giá trị mà ****ndish đo được về mức hấp dẫn quá nhỏ của vật.
    Còn lực hấp dẫn M càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn. Nếu lực hấp dẫn lớn thì chắc chắn mức hấp dẫn G sẽ lớn chứ không thể nào nhỏ được.

    F= G Mm / r2
    Chúng ta thấy rằng, F tỷ lệ thuận với G chứ không phải tỷ lệ nghịch. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xem xét lại hằng số hấp dẫn G hiện diện trong Lực Hấp Dẫn.
    Mặc khác:
    mg = Mm / r2
    => M = gR2
    Suy ra lực hấp Dẫn Trái Đất tác động lên mọi vật là:
    F = mgR2 / r2
    Hằng số hấp dẫn G có trong lực hấp dẫn là hoàn toàn vô nghĩa.[/b]
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với bác về vấn đề trên, vì tôi cũng đã biết. Không đợi đến bác nói, vì đã có người nói cho tôi nghe.
    Cái ý chính của tôi ở đây chính là cách tính hằng số hấp dẫn G của ****ndish như thế nào.?
    Bây giờ các bác có muốn phân tích đơn vị không.?
    Phân tích đơn vị ra sẽ còn thê thảm hơn nữa đấy bác ạ.
    Về vấn đề này chúng ta sẽ mổ xẽ ra từng phân để phân tích... Ok..!!!
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Cách tính hằng số hấp dẫn G của ****ndish ko có gì sai cả. Mình thấy mọi chuyện đều vẫn bình thường, chỉ thấy bạn là người hiểu sai vấn đề thôi, bạn nên xem lại đi nhé!
  8. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Lại hiểu sai vấn đề.
    Tôi nói bác nghe này, tôi nói chuyện là có công thức đi kèm. Chứ tôi không nói khơi khơi... Ok.!
    Bây giờ tôi không muốn tình hình như cái vụ ASC tái diễn. Chính vì vậy tôi yêu cầu bác 1 số vấn đề sau:
    1./ Cơ sở nào để có thể khẳng định hằng số hấp dẫn G là 1 giá trị bất biến.?
    2./ Trên cơ sở nào bác cho rằng cách tính của ****ndish là chính xác.?
    Bác đừng nói trên cơ sở người khác đã kiểm chứng bằng cách làm lại chính thí nghiệm của ****ndish nha. Vì như vậy không phải là chứng minh G mà là đi xác minh sai số có trong G.
    Trong một loạt các công thức tính G mà tôi tìm kiếm được trên Net. Theo bác thì công thức nào đúng nhất.? Vì tôi thấy chẳng công thức nào giống công thức nào cả.
    Bác trả lời xong 3 câu hỏi của tôi đi rồi tôi sẽ bắt đầu bàn chi tiết cái mà bác gọi là :
    Trong một biểu thức, nếu tất cả các đại lượng đều có thể thay đổi, người ta gom nó về một vế, đại lượng cần tính người ta gom về một vế (lực F), giữa đại lượng cần tính và các đại lượng thay đổi có một mối liên hệ tỉ lệ theo một quy luật (biểu thức) thì biểu thức đó sẽ chứa một hằng số tỉ lệ, nếu hằng số tỉ lệ là 1 thì đúng là đại lượng cần tính chỉ đơn giản bằng biểu thức của các đại lượng có thể thay đổi (như các khối lượng, khoảng cách), còn nếu ko phải bằng 1 mà là một số khác thì đại lượng cần tính luôn bằng biểu thức của các đại lượng có thể thay đổi nhân với hằng số tỉ lệ đó.
    Tóm lại, G chỉ là hằng số tỉ lệ biểu thị nguyên đống tích khối lượng chia khoảng cách phải bằng lực hấp dẫn F chia cho G. Ý nghĩa vật lý của hằng số tỉ lệ G-mà người ta gọi là hằng số hấp dẫn G- mà bạn nói chỉ là một phần nhỏ.

    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 02/12/2006
  9. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Chép lại từ sách cho chú em tham khảo nha
    Newton phát biểu năm 1687 :
    F=G(M1*M2/r**2)
    G là hằng số hấp dẫn vũ trụ
    thứ nguyên của G : [G]=[F][r**2]/[m**2]=L**3/MT**2 (chỉ là thứ nguyên thôi nha)
    nếu là m với Md là trái đất , Rd là khoảng cách từ tâm tới bề mặt, bỏ qua h
    F=G(m*Md/Rd**2)
    so sánh với F=m*g
    => g=G*Md/Rd**2
    Nếu biết G, ta có thể xác định được khối lượng Md của trái đất theo gia tôc g rơi tự do ở trên mặt đất
    Thực vậy vì g=G*Md/Rd**2 nên Md=(g*Rd**2)/G
    Rd=6.400.000m => Md = 6*10**24kg
    Hằng số hấp dẫn G lần đầu tiên được ****ndish tìm ra bằng thực nghiệm năm 1798 dựa trên các cân xoắn
    Trong thí nghiệm của ****ndish , nếu biết được các đặc trưng hình học và đăc trưng đàn hồi của sợi dây , có thể xác định được lực hút và do đó tìm được giá trị của hằng số hấp dẫn G
    Theo hệ SI , G=(6,67+-0.005)*(10**11)*(m**3)*(kg**-1)*(s**-1)
    Chỉ chép lại và lược bớt , bỏ qua hình vẽ !
  10. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Vì sao Newton tin vào cái công thức F=G(M1*M2/r**2)
    và vì sao tin G là hằng số ?
    Chép thêm đoạn trước của cái đoạn bên trên nha
    chỉ là chép thôi lại nha
    Các định luật của Kepler. Trên cơ sở của nhiều lần quan sát của nhà thiên văn Tycho do Brahe (1546-1601) Kepler (1571-1630) đã thiết lập được 3 định luật chuyển động của các hàng tinh quanh mặt trời
    1. Tất cả các hành tinh đềy chuyển động theo các elip, một trong các tiêu điểm của chúng là mặt trời
    2. Bán kính vecto vạch từ mặt trời đến hành tinh quét những diện tích hình quạt bằng nhau trong những thời gian bằng nhau
    3. Bình phương thời gian quay của các hành tinh tỉ lệ với nhau như các lập phương những bán kính trục lớn của các elip do các hành tinh vẽ ra

    Còn dưới đây là lời bình của tớ.
    3 định luật của Newton cộng với cái công thức F=G(M1*M2/r**2)với G là hằng số, nếu đưa vào hình giải tích sẽ cho ra 3 định luật của Kepler (tớ đã kiểm tra cái 1 và 2) , vì nó phù hợp với các quan sát như vậy nên Newton cho là như thế ! tớ đoán vậy !

Chia sẻ trang này