1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về hằng số hấp dẫn G

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi eurika, 02/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô cái bác này, làm đúng thủ tục: Là tôi tạo ra cái topic này để bàn về hằng số hấp dẫn G.
    Phải đưa ra cái mặt thuận và cái mặt trái thì mới gọi là bàn. Chứ nếu đưa ra mặt thuận là mọi người đã thống nhất thì bàn làm gì nữa. Và cái chính yếu nhất là phương pháp thực hiện của ****ndish và cách tính của ****ndish để cho ra giá trị sau cùng là 1 hằng số bất biến.
    Vậy thì tôi hỏi lại các bác...... Tôi tìm trên mạng, có rất nhiều công thức tính. Không cái nào giống cái nào cả. Bây giờ bác nào đã từng làm thí nghiệm của ****ndish. Xin các bác đưa ra những số liệu cụ thể, và sau đó tôi sẽ đưa ra những luận điểm của mình. Nếu không, thì bắt buộc chúng ta phân tích sự tăng giảm của các giá trị....Ok.!
    Câu hỏi của tôi: Công thức nào tính hằng số hấp dẫn G đúng nhất.? Đem ra để phân tích cho dễ, vậy thôi. Các bác cũng nên đọc lại cái nghiệm mà tôi đã tìm ra khi
    F= Mm / r2 (không có G)
    => F = gR2m / r2
    F= GMm /r2
    => F = gR2m / r2
    vì M = gR2 / G
    Xin nhắc lại, tôi chỉ chơi với công thức tính và thực nghiệm chứ không dùng văn chương, vì đây là đi tìm hiểu cách tính....Ok..???. Cái gì tôi không biết, các bác nói tôi tiếp thu. Cái gì tôi hỏi thì các bác cũng nên trả lời để tôi có dẫn chứng mà chứng minh.
    Các bác cũng đừng nên nói tôi dùng sai. Vì chúng ta đang bàn về cách tính G, chứ không phải bàn về cách sử dụng G.
    Và điều cần các bác lưu ý. Phải có cách tính trước mới có cách dùng sau. Vì nếu không tính được thì không bao giờ dùng được.
    OVER.
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 00:01 ngày 03/12/2006
  2. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các công thức tính G đều có liên quan đến nhau, công thức nọ suy ra công thức kia. Nguyên lý cơ bản của các công thức đó như thế này:
    Lực hấp dẫn giữa 2 vật là F=GM1M2/r^2.
    Từ lực này và các lực khác (ví dụ như đàn hồi,...) trong hệ vật suy ra chuyển động của từng vật trong hệ. Như vậy chỉ cần xác định các chuyển động của hệ rồi tính ngược lại để suy ra G.
    Còn muốn bàn cãi về các công thức này, yêu cầu hiểu về quá trình dẫn dắt ra công thức rồi hẵng phản biện. Chỉ lấy có mỗi cái kết quả cuối cùng để rồi bảo là các công thức khác nhau cho ra giá trị G khác nhau là không chấp nhận được.
    Ví dụ trong bài post thứ 4 của eurika có đưa ra công thức F=gR^2m/r^2 để đưa ra kết luận là F không phụ thuộc G là minh chứng cho thấy eurika chẳng hiểu cái gì hết. Vì g và G có liên hệ với nhau. F phụ thuộc g thì cũng phụ thuộc G.
    Hay như trong bài thứ 2 bàn luận về M tăng G giảm ... mà không thèm để ý gì đến 2 biến số phía tử số! Liệu chúng có cố định khi M thay đổi?
    Như vậy eurika chứng minh G không phải là hằng số bằng cách cố định những biến số! Chịu thua.
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý, bạn đã nói thay cho mình, mình khỏi phải bàn nữa, mất thì giờ vô ích.
    Còn eurika, nếu bạn muốn bàn luận thì bàn luận về vấn đề khác đến G đi, đừng bàn về vấn đề G có là hằng số hay ko, mọi người sẽ thấy rất là ko hay và ...ko có hứng thú đâu, vì vấn đề đã được khẳng định là một số tỉ lệ, số tỉ lệ, bạn có hiểu gì ko? Hay bạn ko biết hằng số tỉ lệ là ko đổi? G chẳng qua là hằng số tỉ lệ giữa lực hấp dẫn và nguyên khối tích khối lượng chia cho bình phương khoảng cách thôi. Hằng số tỉ lệ thì ko thay đổi, bây giờ lại đem mổ xẻ vấn đề xem coi hằng số đó có thay đổi ko nữa à??!
  4. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Công thức này : F=G(M1*M2/r**2) tính hằng số đúng đắn nhất
    Biết M1,M2,r,F thì đương nhiên tính được G
    Còn việc cho rằng G là hằng số thì do Newton nói trước chứ không phải ông ****ndish, cả tớ và ****ndish đều nói sau ! ****ndish là người đầu tiên đo được G bằng bao nhiêu (năm 1798).
    G là hằng số thì phù hợp với các quan sát thiên văn của Tycho de Brahe (1546-1601) và tính toán của Kepler(1571-1630)
  5. hocvui_vuihoc

    hocvui_vuihoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bạn quên rằng góc quay sẽ phụ thuộc vào M và m hay sao. Bạn có thể lặp lại thí nghiệm với các M và m khác nhau để kiểm chứng, kết quả chắc không sai khác nhau nhiều lắm.
  6. hocvui_vuihoc

    hocvui_vuihoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Theo bạn thì g được tính dựa vào cái gì, không qua G hay sao.
  7. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Vậy tôi hỏi ngược lại bác nhá. g trong công thức tôi đưa ra có từ đâu.? Newton đã tính toán ra nó khi không có giá trị của G đấy bác ạ .
    ****ndish sinh sau đẻ muộn hơn Newton gần 100 năm đấy bác ạ. Và G có sau F, có sau g đến hơn 100 năm đấy bác ạ.
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 01:07 ngày 03/12/2006
  8. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    http://www8.ttvnol.com/uploaded2/eurika/thi%20nghiem%20****ndish%201.gif
    Các bác nhìn cho kỹ cái tấm hình tôi load lên nhá.
    Theo như cách tính của ****ndish.
    A tác dụng một lực hấp dẫn lên 1. Và B cũng tác dụng một lực hấp dẫn lên 2 .
    Vậy tôi hỏi các bác. A có tác dụng lực hấp dẫn lên 2 không.? và B có tác dụng lựa hấp dẫn lên 1 không.?
    Câu trả lời là có. Nhưng rất yếu. Vậy xin hỏi các bác. Tại sao ****ndish không tính luôn các lực ấy.?
    Đấy là nói về trường hợp L dài đấy.
    Mặc khác tôi có :
    http://www8.ttvnol.com/uploaded2/eurika/thi%20nghiem%20****ndish%202.gif
    Bây giờ là trường hợp L ngắn họăc cực ngắn hơn nữa. Thì lực hấp dẫn tác động như thế nào.?
    Đấy, nói có sách mách có chứng. Phải đưa ra thật nhiều giả thuyết mới có câu trả lời chính xác đựơc...Ok....!!!
    Bây giờ tôi cho các bác tính đấy. Tôi đã rút ngắn L xuống đấy. Và thậm chí, 1 sợi dây khi buộc vào thanh L diện tích nó chiếm không đáng kể. Vậy khi tôi rút ngắn L xuống còn 2mm.
    http://www8.ttvnol.com/uploaded2/eurika/thi%20nghiem%20****ndish%203.gif
    Lực Hấp Dẫn tác động giữa A, B, lên 1 và 2 như thế nào.? Cho các bác giải đấy. Xem G có còn là hằng số nữa không.?
    Khi này cân xoắn có còn quay nữa không.? Quay với 1 góc theta như thế nào.?
    Bây giờ bác nào làm trong viện khoa học. Có dám làm những thí nghiệm mà tôi sẽ đưa ra để chứng minh kiểm chứng không.?
    Các bác đừng bảo tôi sai.... mà các bác hãy tự hỏi thí nghịêm của ****ndish đúng hay sai.?
    Thí nghiệm đó và những cách tính đó đã xét hết vấn đề chưa hay chỉ đơn giản là A tác dụng một lực hấp dẫn lên 1. Và B cũng tác dụng một lực hấp dẫn lên 2 .
    Xin thưa với các bác là nó không đơn giản như thế đâu ạ. Vì xét theo nghĩa của Lực hấp dẫn thì.
    A còn tác dụng một lực hấp dẫn lên B nữa các bác ạ. Chứ chẳng dễ ăn như thí nghiệm tiêu chuẩn với L dài thòn lòn của ****ndish đâu.

    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 03/12/2006
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ ta có hai công thức:
    F=G Mm/r^2
    F=mg (g ở đây là gia tốc gây ra bởi lực hấp dẫn, theo định luật II Newton, F cũng là một lực, m cũng là một vật, và m tuân theo định luật II Newton khi F tác dụng vào nó, m có gia tốc g)
    Xét vật có khối lượng m bị vật M hút:
    Lực hấp dẫn của M gây ra tại m làm cho m có một gia tốc g và g được cho bởi:
    F=mg
    Lực hấp dẫn ĐÓ của M gây ra tại m đồng thời lại được cho bởi:
    F=G Mm/r^2
    Từ đó ta thấy rằng
    mg= G Mm/r^2
    Do đó:
    g = G M/r^2
    Vậy g đã có sự tham gia của G trong việc đóng góp vào giá trị của nó. g đã sẵn chứa G trong đó
    VẬY THÌ, TRONG TẤT CẢ CÁC CÔNG THỨC CỦA BẠN MÀ BẠN KHẲNG ĐỊNH LÀ KO PHỤ THUỘC G LÀ MỘT ĐIỀU HẾT SỨC SAI LẦM!
  10. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Vậy là bác dở rồi. Bác ạ. Newton tính tóan ra g là dựa trên thí nghiệm của Galilée.
    Newton tính chính xác được g là trong bình chân không.
    g: Gia tốc rơi tự do biểu diễn cho vận tốc rơi của vật trong một đơn vị thời gian.
    g = m /s2 (mét / giây bình phương)
    Và khẳng định với bác. ****ndish tính tóan ra giá trị của G sau khi Newton lìa đời. Chứ chẳng phải khi Newton còn sống.
    Ok.!!!!!
    Đúng thật là xét theo nền Vật Lý bây giờ các bác đang ứng dụng thì, g sẽ phụ thụôc vào G.
    Nhưng nhắc lại cho bác nhớ. Giá trị của g Newton tính ra chẳng cần đến giá trị của G. Vì cái thời đó Newton chưa tính ra G. Ok..!!!!
    F=mg hay P=mg là trọng lực.
    Lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên vật làm cho vật có trọng lượng chính = mg...Ok.!
    Tôi nói có gì sai nhỉ.?

Chia sẻ trang này