1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về hằng số hấp dẫn G

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi eurika, 02/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Nếu eurika còn những chuỗi lý luận cùn và vớ vẩn, thiếu kiến thức cơ bản trầm trọng thì phải loại eurika ra khỏi diễn đàn này thôi, nếu muốn diễn đàn này thu hút sự quan tâm của những người có kiến thức chuyên môn lĩnh vực cao và có tính đúng đắn và học thuật cao!
  2. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Nói với bác thế này. Bác học thuật cao thì xin mời bác đi giải cái thí nghiệm của ****ndish để G luôn là 1 hằng số bất biến đi.
    Nếu được thì bác cứ trích dẫn lại công thức mà bác đã học để "cắt nghĩa".
    Tôi vẫn đang ngồi đợi bác trả lời đấy. Tôi nói chuyện có công thức mà vẫn cứ bảo là tôi cùn. Còn bác từ đầu topic đến giờ vẫn chưa thấy móc công thức tính của G ra mà phân tích, chỉ nói khơi khơi về quy tắc toán học. Vậy xem ai cùn hơn ai.????
    Cái cụm từ "thiếu kiến thức cơ bản" này tôi nghe không biết bao nhiêu là lần rồi.
    Xin vui lòng các bác, hôm nào rãnh ngồi viết lại cái kiến thức cơ bản ấy ra, rồi đem so lại mấy cái bài tôi viết, xem trong đó có không há.
    Đến nay bác còn chưa trả lời nổi cho tôi A hấp dẫn 2, B hấp dẫn 1 và cái L ngắn mà ****ndish không tính kia kìa.!
    Tôi đang đợi người học thuật cao trả lời đấy.?
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 06/12/2006
  3. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Nếu được thì xin mời bác đi trả lời mấy cái đoạn cuối cùng của tôi chứ đừng bình phẩm nữa. Vì tôi đã nói ra rất rõ rồi...
    Rất cám ơn bác.
    To dangiaothong: Những gì các bác nói, tôi đều hấp thu cả, nên tôi mới đem vấn đề ra mà phân tích, xem nó đúng nó sai chổ nào. Các bác không chịu đi phân tích mà cứ giữ khư khư cái mà các bác đã học. Rồi bác bảo tôi không có tự trọng cãi lại các bác. Các bác thử nghĩ mà xem, tôi đặt ra các vấn đề để mà bàn. Nếu tôi không đặt ra và cứ việc ứng dụng theo những gì đã học đã biết thi có gì mà đáng bàn nữa.
    Chả nhẽ mỗi lần tôi đem chuyện gì đó ra bàn là tôi mất kiến thức á, là tôi nói chuyện không căn cứ á, là tôi nói chuyện không khoa học á.
    Tôi nói đến đâu lấy công thức ra phân tích đến đó mà bác lại bảo là không căn cứ. Tôi phân tích dựa theo công thức đã có mà gọi là không khoa học à.??? Tôi vạch ra những chổ phi thực tế thì các bác lại cho là tôi ứng dụng sai à..???
    Trớ trêu thế...!!!
    to cadzot: Mấy cái từ mà tôi "chấm phá" ấy... đó là do tôi bị nhiễm các bác đấy. Bác ngụ ý "chấm phá" chẳng khác nào bác cười vào mặt Fairy dream, Werty, Rag..v.v..... nhiều lắm kể không xuể.
    Các bác nói lệch vấn đề thì đựơc á... Tôi nói lệch vấn đề là bị lock nick á.? Ngộ nhỉ
    Khoa học là gì.? Khoa học là dùng lý thuyết Vật Lý đi chứng minh, lý giải cho tự nhiên. Nay tôi cũng dùng chính lý thuyết đó, dùng chính thí nghiệm đó chứng minh là nó sai không đúng thực tế và mâu thuẫn nhau thì các bác cho là tôi "không khoa học" á. Tôi chỉ ra những cái mâu thuẫn nhau trong thí nghiệm và lý thuyết thì bảo là tôi thiếu kiến thức cơ bản trầm trọng á.
    Ngộ nhỉ, thiếu kiến thức cơ bản mà chỉ ra được mấy cái cơ bản mâu thuẫn nhau nhỉ.!!!!!
    to LHX_NDD và KTY : Cái bạn cần là nắm lại căn bản, chứ ko phải dẫn chứng công thức càng nhiều trong khi bạn ko nắm rõ mọi chuyện...
    Tôi đã xem cái đoạn phim mà người ta đã làm lại thí nghiệm của ****ndish. Và tôi đã nắm rất rõ về nó nên tôi mới viết lên đây. Cách nay cũng khác lâu rồi, khi đó tôi chưa nắm rõ về nó nên tôi không dám bàn...Ok...!!!
    Bác nói tôi không nắm rõ về nó... Vậy tôi chỉ hỏi bác 1 câu thôi. Bác có dám làm lại thí nghiệm của ****ndish và cùng phân tích từng giai đoạn với tôi không.????
    Làm thực nghiệm với tôi đi bác ạ.... Đừng có nói không không và cứ cái thói suy bụng ta ra bụng người như vậy nữa... Ok..!!!!
    OVER.
  4. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Sao thế eurika? Đến nước này thì "bó chiếu" thật rồi!
  5. hocvui_vuihoc

    hocvui_vuihoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tôi viết dài dòng vì thấy bạn trình bày không rõ ràng và có vẻ không hiểu, nếu không hiểu đúng ý bạn thì xin lỗi nha.
    Và có lẽ tôi không hiểu ý bất biết của bạn là gì.
    Còn tại sao G là bất biến thì chả có cách nào chứng minh bằng công thức đâu. Điều khiến Newton trở nên vĩ đại vì ông phát hiện được G là hằng số đó bạn. Tôi lại phải nhắc lại (đã có người nói rồi), mấy trăm năm qua, chắc chắn thí nghiệm này đã được lặp lại hàng ngàn lần để kiểm chứng rồi. Nếu bạn lặp lại được thí nghiệm và xác định được các giá trị G hoàn toàn khác nhau thì bạn sẽ nổi tiếng hơn cả ****ndish và Newton đấy.
    Bạn muốn biết r biến đổi thế nào theo M và m ư? Rất đơn giản, nếu bạn đồng ý rằng hai quả cầu hấp dẫn nhau. Giữa hai quả cầu sẽ xuất hiện một lực hút nhau và kéo các quả cầu lại gần nhau, đồng thời khi đó dây treo (cân xoắn) hai quả cầu nhỏ cũng bị xoắn, và dĩ nhiên sẽ sinh ra một mô men chống lại sự xoắn này. Khi các quả cầu bị hút vào nhau thì r cũng sẽ thay đổi và theta đương nhiên cũng sẽ thay đổi. Hệ cân bằng khi các mô men này bằng nhau. Dĩ nhiên với các M và m khác nhau thì trạng thái cân bằng cũng sẽ khác nhau, tương ứng với các r và theta khác nhau, vậy thôi.
    Còn tại sao L phải đủ lớn? Bạn có nhớ rằng thuyết này áp dụng cho các vật có kịch thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng không? Nghĩa là M và m phải được coi là các chất điểm chứ không phải cái hình L=2mm như bạn vẽ đâu.
    Hi vọng không ai cười khi tôi viết dài dòng như thế này ra và cũng mong bạn hiểu được vấn đề.
    Tôi tôn trọng sự ham hiểu biết của bạn nhưng cũng muốn bạn nên tôn trọng những ý kiến góp ý của các thành viên khác. Bây giờ tôi có thể nhận định đúng là bạn quá hiếu thắng, không chịu tìm hiểu rõ vấn đề nhưng lại cứ thích tranh luận, nhưng càng tranh luận càng lòi cái kém của mình ra.
    Được hocvui_vuihoc sửa chữa / chuyển vào 01:58 ngày 06/12/2006
    Được hocvui_vuihoc sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 06/12/2006
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Nếu tăng hệ số giãn nở của lò xo lên thì góc theta sẽ giảm đi. Nếu giảm hệ số giãn nở k xuống thì góc theta sẽ nhạy hơn. Nói về việc nhạy hơn có lẽ bác khó hình dung. Bác ráng kiếm trên Google mấy cái đoạn phim xem người ta làm thí nghiệm sẽ biết nó nhạy như thế nào. Over.
    Search: ****ndish experiment.
  7. hocvui_vuihoc

    hocvui_vuihoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bạn vẫn không giải thích cái gì bất biết. Ý bạn là tích k*theta là không đổi?
    Và khái niệm hệ số giãn nở hình như chỉ dùng khi liên quan đến nhiệt thôi thì phải??? Tôi thấy người ta thường gọi cái đó là độ cứng.
    Được hocvui_vuihoc sửa chữa / chuyển vào 02:03 ngày 06/12/2006
    Được hocvui_vuihoc sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 06/12/2006
  8. hocvui_vuihoc

    hocvui_vuihoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi Eurika nhé, chúng tôi không cố tình đả kích bạn nhưng tự bạn đưa mình vào thế đó thôi.
    Xin thống kê một số ý mà bạn cho là không quan trọng lắm và mọi người cứ thích bắt bẻ câu chữ:

    - Chính vì hằng số hấp dẫn quá nhỏ nên trong tự nhiên chúng ta không thấy mọi vật hút nhau.
    - g: Gia tốc rơi tự do biểu diễn cho vận tốc rơi của vật trong một đơn vị thời gian.
    - Thứ nguyên: m^3-m=0
    - Hệ số giãn nở
    - Mà kết quả hằng số hấp dẫn G có được là do, lò xo có hệ số giãn nở k khi quay làm cho dây quay tạo góc theta.
    - Bất biến: Nếu tăng hệ số giãn nở của lò xo lên thì góc theta sẽ giảm đi. Nếu giảm hệ số giãn nở k xuống thì góc theta sẽ nhạy hơn.

    Được hocvui_vuihoc sửa chữa / chuyển vào 03:45 ngày 06/12/2006
  9. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là bác đang ở cấp độ vạch lá tìm sâu. Trong khi đó người ta đã đi vạch sâu tìm lá rồi...Ok..!!!! Không có gì mới mẽ cả
  10. hocvui_vuihoc

    hocvui_vuihoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đúng là tôi vẫn đang vạch là tìm sâu và rất tiếc dù là tay mơ nhưng lại thấy rất nhiều sâu. Bạn có nói rằng trong vật lý công thức là quan trọng, thế thì đương nhiên tên gọi và ý nghĩa vật lý của các đại lượng này phải được hiểu đúng chứ.
    Những thứ tôi liệt kê ra không phải để bắt bẻ mà chỉ để bạn thấy bạn còn có một số lỗ hổng mà thôi.
    Bạn còn trẻ, lại ham mê tìm hiểu như vậy, tôi thấy rất đáng hoan nghênh. Nhưng có lẽ bạn nên xem lại cách học của bạn, có vấn đề gì đó không ổn (nền tảng chưa đủ, nóng vội, ...). Những người cùng tham gia diễn đàn này có thể lúc bằng bạn họ không được ham mê như bạn nhưng bây giờ họ có kinh nghiệm, không chỉ trong vật lý mà còn qua các ngành ứng dụng khác nên họ có thể nhìn nhận vấn đề bao quát hơn.
    Hi vọng bạn hiểu vấn đề.

Chia sẻ trang này