1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Khế ước xã hội - Jean Jacques Rousseau

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 11/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    5. CẦN LUÔN LUÔN TRỞ LẠI VỚI CÔNG ƯỚC (CONVENTION) ĐẦU TIÊN
    Khi tôi sẽ chấp nhận những điều mà từ trước đến nay tôi đã phản bác, thì bọn bạo chúa cũng chẳng có lợi gì hơn. Bao giờ cũng có sự khác biệt lớn giữa việc thống trị nhiều người với việc quản lý một xã hội. Bao nhiêu người hầu hạ một người, đó chỉ là nô lệ với chủ nô, chứ không phải một dân tộc với thủ lĩnh. Đó chỉ là một thứ ô hợp chứ không phải một tổ hợp xã hội, bởi vì trong đó không có phúc lợi chung mà cũng không có cơ thể chính trị. Con người cưỡi cổ đó, dù là thống trị một nửa thế giới cũng vẫn là một cá nhân; quyền lợi của hắn tách rời với mọi người, luôn luôn chỉ là quyền lợi riêng tư mà thôi. Một khi hắn chết, vương quốc của hắn cũng tan rã, khác nào cây sồi bị thiêu cháy đổ mục thành đống tro tàn.
    Grotius nói một dân tộc có thể hiến thân cho vua. Cứ như ông nói thì dân tộc ấy phải tồn tại trước khi hiến thân. Ngay sự hiến thân ấy cũng là một điều khoản dân sự, tất nhiên phải bàn định rồi mới làm được. Trước khi người ta bàn định chọn một ông vua, người ta phải xem xét điều khoản xác định mình là một dân tộc. Điều khoản đầu tiên ấy chính là nền tảng của xã hội.
    Nếu không có một công ước từ trước thì làm sao có được sự phục tùng của số ít theo ý muốn của số đông; làm sao mà một trăm người ưng thuận ông vua này lại có quyền nói thay cho mười người khác không ưng vua ấy. Luật số đông trong các cuộc bầu cử tự nó là thiết chế của công ước, làm tiền đề cho sự nhất trí.
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    6. CÔNG ƯỚC (PACTE) XÃ HỘI
    Tôi giả định rằng có một lúc nào đó các trở lực gây hại cho sự sinh tồn của con người có thể lấn át sự kháng cự của từng cá nhân, lúc đó tình trạng nguyên thủy sẽ không còn nữa, loài người sẽ bị tiêu diệt nếu họ không thay đổi cách sống.
    Nhưng con người không thể tạo ra lực mới, mà chỉ có thể kết hợp và điều khiển những lực sẵn có; cho nên phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hòa.
    Cái tổng lực đó là của nhiều người góp lại. Nhưng sức mạnh và tự do của mỗi người là công cụ đầu tiên để cho họ sinh tồn; nếu họ đem nó góp vào của chung thì bản thân họ có bị hủy bỏ không? Họ có lơ là mất sự quan tâm đến bản thân mình không? Qui vào chủ đề của tôi thì điều rắc rối này có thể giải thích như sau:
    "Tìm ra một hình thức kết liên với nhau đẽ dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên. Mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình ". Đó là vấn đề cơ bản mà khế ước (contrat) đưa ra cách giải quyết (ND).
    Các điều khoản trong khế ước là do bản chất của nó qui định nên chỉ cần vi phạm bản chất chút đỉnh thì nó sẽ trở thành vô hiệu. Có thể là Công ước không hề được công bố một cách hợp thức, nhưng đâu đâu nó cũng được mặc nhiên chấp nhận cho đến mức, ví phỏng Công ước xã hội (Pacte social) có bị vi phạm chăng nữa, thì mỗi thành viên sẽ sử dụng quyền nguyên thủy của mình; bởi vì một khi công ước không bảo đảm quyền tự do dân sự thì người ta từ bỏ công ước để giữ lại quyền tự do thiên nhiên vốn có.
    Các điều khoản của công ước sẽ qui vào một điểm duy nhất là: mỗi thành viên từ bỏ quyền riêng của mình để góp hết vào quyền chung, ai ai cũng như vậy cả, không ngoại trừ một người nào; cho nên sẽ không ai muốn cho người khác phải thiệt thòi khi tham gia công ước xã hội.
    Hơn nữa, khi mỗi người đã từ bỏ quyền riêng không ngần ngại, thì sự liên kết sẽ thật là hoàn hảo, không một thành viên nào phải kêu ca gì. Nếu còn giữ chút ít quyền riêng mà lại không có cái gì chung cao hơn, để nói lên quyền lợi công cộng, thì rồi mỗi người sẽ tự phán xét lấy mình và muốn phán xét cả mọi người khác, thế là sự liên kết sẽ thành vô hiệu, hoặc tất nhiên đôi chỗ võ đoán.
    Rốt cuộc, mỗi người tự hiến dâng cho mọi người chứ không cho riêng ai, thì sẽ không một thành viên nào giành được đặc quyền; mọi người thu về một giá trị tương đương với cái mình đã cống hiến; và họ có thêm lực để bảo toàn cái mà họ có.
    Vậy thực chất của công ước xã hội là:
    Mỗi người chúng ta đặt mình và quyền lực mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể.
    Hành vi liên kết sẽ tạo nên một cơ thể tinh thần chung, gồm bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu tiếng nói trong một hội đồng; mỗi thành viên nhận được sự nhất trí của mình trong hành vi liên kết đó, họ tìm thấy cái tôi tập thể tìm thấy cuộc sống và ý chí của mình trong tập thể. Con người công cộng được hình thành bằng sự liên kết với tất cả mọi người khác. Ngày xưa con người công cộng ấy được gọi là thành bang [6*] ngày nay chúng ta gọi nó là "nước cộng hòa" hoặc "cơ thể chính trị " . Mỗi thành viên ở thế thụ động thì gọi con người công cộng đó là "Nhà nước", ở thế chủ động thì gọi nó là "quyền lực tối cao". Khi đối sánh với đồng loại thì con người công cộng đó được gọi là "quyền lực". Về phần các thành viên, họ lấy một tên chung là "dân chúng"; mỗi người riêng lẻ thì gọi là "công dân" trong khi họ tham gia vào quyền lực tối cao; hoặc gọi là "thần dân" trong khi họ phục tùng luật pháp Nhà nước.
    Các từ ngữ về cách gọi như trên thường lẫn lộn với nhau, ta chỉ cần phân biệt khi phải nói thật chính xác.
    ------------------------------------------------------------
    [6*]. Nghĩa chính của từ "Thành bang" đến thời nay đã bị hiểu lệch lạc mất rồi. Hầu hết mọi người coi thành bang là một thành phố và người thị dân là một công dân, Họ không hiểu rằng nhà cửa họp lại là thành phố, mà thị dân họp lạI mới là thành bang. Sai lầm này đã gây thiệt hại lớn cho người Carthagenois.. Tôi chưa từng đọc thấy ở đâu cái danh hiệu Cives (tiếng Latinh, nghĩa là công dân - ND) được dùng cho các thần dân của một vị nguyên thủ. Ngay cả đối với dân Macédonien cũng như đối với người Anh hiện nay, là nơi gần gũi với tự do hơn mọi nơi khác cũng chưa thấy danh hiệu này. Chỉ có người Pháp dùng từ "công dân" một cách thông tục, vì nó không mang ý nghĩa gì rõ rệt thật sự, như ta thường đọc thấy trong các từ điển Pháp. Không thế thì họ sẽ phạm tội bất cẩn vì xuyên tạc danh từ này. Ở Pháp từ "công dân" nói lên một phẩm cách con người chứ không nói về một quyền hạn. Khi Bodin (pháp quan và triết gia Pháp 1530-1598 - ND) nói về các công dân và các thị dân của ta, ông đã phạm một sai lầm quá đáng, lẫn lộn hai khái niệm này với nhau. Ông d''Alembert thì không lầm lẫn như vậy. Trong bài viết về Genève, ông phân biệt rõ bốn hạng người (có thể nói là năm hạng, kể cả hạng ngoại kiều) trong thành phố của ta, trong đó chỉ có hai hạng hợp thành nước cộng hoà. Ngoài ra không có ai trong các tác giả Pháp mà tôi được biết đã hiểu đúng nghĩa của chữ "Công dân".
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    6. CÔNG ƯỚC (PACTE) XÃ HỘI
    Tôi giả định rằng có một lúc nào đó các trở lực gây hại cho sự sinh tồn của con người có thể lấn át sự kháng cự của từng cá nhân, lúc đó tình trạng nguyên thủy sẽ không còn nữa, loài người sẽ bị tiêu diệt nếu họ không thay đổi cách sống.
    Nhưng con người không thể tạo ra lực mới, mà chỉ có thể kết hợp và điều khiển những lực sẵn có; cho nên phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hòa.
    Cái tổng lực đó là của nhiều người góp lại. Nhưng sức mạnh và tự do của mỗi người là công cụ đầu tiên để cho họ sinh tồn; nếu họ đem nó góp vào của chung thì bản thân họ có bị hủy bỏ không? Họ có lơ là mất sự quan tâm đến bản thân mình không? Qui vào chủ đề của tôi thì điều rắc rối này có thể giải thích như sau:
    "Tìm ra một hình thức kết liên với nhau đẽ dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên. Mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình ". Đó là vấn đề cơ bản mà khế ước (contrat) đưa ra cách giải quyết (ND).
    Các điều khoản trong khế ước là do bản chất của nó qui định nên chỉ cần vi phạm bản chất chút đỉnh thì nó sẽ trở thành vô hiệu. Có thể là Công ước không hề được công bố một cách hợp thức, nhưng đâu đâu nó cũng được mặc nhiên chấp nhận cho đến mức, ví phỏng Công ước xã hội (Pacte social) có bị vi phạm chăng nữa, thì mỗi thành viên sẽ sử dụng quyền nguyên thủy của mình; bởi vì một khi công ước không bảo đảm quyền tự do dân sự thì người ta từ bỏ công ước để giữ lại quyền tự do thiên nhiên vốn có.
    Các điều khoản của công ước sẽ qui vào một điểm duy nhất là: mỗi thành viên từ bỏ quyền riêng của mình để góp hết vào quyền chung, ai ai cũng như vậy cả, không ngoại trừ một người nào; cho nên sẽ không ai muốn cho người khác phải thiệt thòi khi tham gia công ước xã hội.
    Hơn nữa, khi mỗi người đã từ bỏ quyền riêng không ngần ngại, thì sự liên kết sẽ thật là hoàn hảo, không một thành viên nào phải kêu ca gì. Nếu còn giữ chút ít quyền riêng mà lại không có cái gì chung cao hơn, để nói lên quyền lợi công cộng, thì rồi mỗi người sẽ tự phán xét lấy mình và muốn phán xét cả mọi người khác, thế là sự liên kết sẽ thành vô hiệu, hoặc tất nhiên đôi chỗ võ đoán.
    Rốt cuộc, mỗi người tự hiến dâng cho mọi người chứ không cho riêng ai, thì sẽ không một thành viên nào giành được đặc quyền; mọi người thu về một giá trị tương đương với cái mình đã cống hiến; và họ có thêm lực để bảo toàn cái mà họ có.
    Vậy thực chất của công ước xã hội là:
    Mỗi người chúng ta đặt mình và quyền lực mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể.
    Hành vi liên kết sẽ tạo nên một cơ thể tinh thần chung, gồm bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu tiếng nói trong một hội đồng; mỗi thành viên nhận được sự nhất trí của mình trong hành vi liên kết đó, họ tìm thấy cái tôi tập thể tìm thấy cuộc sống và ý chí của mình trong tập thể. Con người công cộng được hình thành bằng sự liên kết với tất cả mọi người khác. Ngày xưa con người công cộng ấy được gọi là thành bang [6*] ngày nay chúng ta gọi nó là "nước cộng hòa" hoặc "cơ thể chính trị " . Mỗi thành viên ở thế thụ động thì gọi con người công cộng đó là "Nhà nước", ở thế chủ động thì gọi nó là "quyền lực tối cao". Khi đối sánh với đồng loại thì con người công cộng đó được gọi là "quyền lực". Về phần các thành viên, họ lấy một tên chung là "dân chúng"; mỗi người riêng lẻ thì gọi là "công dân" trong khi họ tham gia vào quyền lực tối cao; hoặc gọi là "thần dân" trong khi họ phục tùng luật pháp Nhà nước.
    Các từ ngữ về cách gọi như trên thường lẫn lộn với nhau, ta chỉ cần phân biệt khi phải nói thật chính xác.
    ------------------------------------------------------------
    [6*]. Nghĩa chính của từ "Thành bang" đến thời nay đã bị hiểu lệch lạc mất rồi. Hầu hết mọi người coi thành bang là một thành phố và người thị dân là một công dân, Họ không hiểu rằng nhà cửa họp lại là thành phố, mà thị dân họp lạI mới là thành bang. Sai lầm này đã gây thiệt hại lớn cho người Carthagenois.. Tôi chưa từng đọc thấy ở đâu cái danh hiệu Cives (tiếng Latinh, nghĩa là công dân - ND) được dùng cho các thần dân của một vị nguyên thủ. Ngay cả đối với dân Macédonien cũng như đối với người Anh hiện nay, là nơi gần gũi với tự do hơn mọi nơi khác cũng chưa thấy danh hiệu này. Chỉ có người Pháp dùng từ "công dân" một cách thông tục, vì nó không mang ý nghĩa gì rõ rệt thật sự, như ta thường đọc thấy trong các từ điển Pháp. Không thế thì họ sẽ phạm tội bất cẩn vì xuyên tạc danh từ này. Ở Pháp từ "công dân" nói lên một phẩm cách con người chứ không nói về một quyền hạn. Khi Bodin (pháp quan và triết gia Pháp 1530-1598 - ND) nói về các công dân và các thị dân của ta, ông đã phạm một sai lầm quá đáng, lẫn lộn hai khái niệm này với nhau. Ông d''Alembert thì không lầm lẫn như vậy. Trong bài viết về Genève, ông phân biệt rõ bốn hạng người (có thể nói là năm hạng, kể cả hạng ngoại kiều) trong thành phố của ta, trong đó chỉ có hai hạng hợp thành nước cộng hoà. Ngoài ra không có ai trong các tác giả Pháp mà tôi được biết đã hiểu đúng nghĩa của chữ "Công dân".
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    7 . QUYỀN LỰC TỐI CAO
    Theo công thức nói trên, ta thấy hành động liên kết bao hàm một sự ước thúc giữa công chúng với cá nhân; và mỗi cá nhân trong khối liên kết tự thấy mình phải ước thúc trong hai mối quan hệ: anh vừa là thành viên của quyền lực tối cao liên hệ với các cá nhân khác, đồng thời anh là thành viên của quốc gia liên hệ với quyền lực tối cao. Nhưng trong dân luật có câu châm ngôn: Chẳng ai bị ràng buộc khi tự mình ước thúc mình, cho nên cần phân biệt giữa sự ước thúc đối với chính mình và sự ước thúc đối với tập thể.
    Lại cần nhận xét thêm rằng cuộc thảo luận công cộng có thể ràng buộc tất cả mọi thành viên vào quyền lực tối cao do hai mối quan hệ khác nhau để ước thúc họ; nhưng theo một lý do trái lại, cuộc thảo luận công cộng không thể buộc quyền lực tối cao phải ước thúc với chính bản thân nó, cho nên, nếu quyền lực tối cao tự áp đặt cho mình một luật không thể vi phạm thì thật là trái với bản chất của cơ thể chính trị. Tự đặt mình trong mối liên hệ đơn phương như vậy thì quyền lực tối cao chẳng khác gì một thành viên khoán ước tự đối đãi với mình, thế thì không có và không thể có cái gì là luật cơ bản để ước thúc tập đoàn dân chúng, mà cũng không thể có công ước xã hội. Điều nói trên không có nghĩa là cơ thể này không thể liên hệ với một cơ thể khác, không có gì trái với công ước; vì đối với cơ thể khác thì cơ thể này cũng chỉ như một cá nhân đơn thuần mà thôi.
    Nhưng cơ thể chính trị hay quyền lực tối cao chỉ tồn tại nhờ tính thiêng liêng của khế ước, cũng chẳng bao giờ có thể tự ràng buộc mình không vi phạm điều khoản nguyên thuỷ; như thế khác nào từ bỏ một bộ phận của cơ thể mình, hoặc tự đặt mình dưới quyền lực tối cao khác. Vi phạm điều khoản tạo sinh ra mình tức là tự xóa bỏ mình. Đã bị xóa bỏ rồi thì còn sản sinh ra được cái gì nữa!
    Khi nhiều người đã liên kết thành một cơ thể, nếu ai xúc phạm một thành viên tức là xúc phạm vào cơ thể, cơ thể bị xúc phạm thì các thành viên tất nhiên phải cảm biết. Như vậy nghĩa vụ và quyền lợi buộc cả hai bên giao ước phải giúp đỡ lẫn nhau; mỗi người phải tìm cách liên kết ưu thế của mình lại theo mối quan hệ hai chiều. Tuy nhiên, quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại tạo ra nó, cho nên nó không có và không thể có lợi ích nào trái ngược với các thành viên (ND). Do đó quyền lực tối cao không cần phải bảo đảm gì đối vớI các thần dân; bởi lẽ một cơ thể không bao giờ lại muốn làm hại tất cả thành viên của nó, cũng như làm hại đến một thành viên riêng lẻ. Quyền lực tối cao chỉ nhờ có tính chất như trên, mới tồn tại được, nền luôn luôn tự nó là tất cả những gì tạo ra nó (ND) .
    Những thần dân đối với quyền lực tối cao thì không như thế. Không có gì đáp ứng sự ràng buộc của thần dân vào quyền lực tối cao, nếu quyền lực tối cao không tìm ra những biện pháp để bảo đảm lòng trung thành của họ; mặc dầu thần dân vẫn có lợi ích chung trong cộng đồng.
    Thật ra mỗi cá nhân có thể có ý chí riêng không giống hoặc trái với ý chí chung (ND) mà anh ta với tư cách công dân, cũng mang ý chí chung đó. Lợi ích riêng có thể nói vớI anh ta không như tiếng nói của lợi ích chung. Không có tập thể thì cá nhân anh vẫn cứ tồn tại một cách tuyệt đối và độc lập cho nên anh ta coi nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp chung chỉ là đóng góp không công, chỉ tốn kém cho riêng mình mà thôi; nếu anh không đóng góp thì cũng chẳng thiệt đến ai; thế là anh ta coi nhân cách tập thể tạo thành nhà nước chỉ là một lý tính, không phải một con người. Anh ta hưởng quyền công dân mà không muốn làm nghĩa vụ thần dân. Thái độ bất công đó của cá nhân nếu phát triển mãi ra thì sẽ dẫn tới sự suy đồi của cơ thể chính trị.
    Muốn cho công ước xã hội không trở thành một công thức suông, nó phải ngầm bao hàm điều ràng buộc đốl với cá nhân. Chỉ có sự ràng buộc mỗi cá nhân, mới tạo ra sức mạnh cho mọi cá nhân khác, ai cưỡng lại ý chí chung liền bị toàn bộ cơ thể chống lại, cái đó có nghĩa là người ta buộc anh ta phải tự do.
    Khi trao một công dân cho Tổ quốc thì phải bảo đảm rằng công dân đó phụ thuộc vào Tổ quốc. Điều kiện ấy làm cho các khoản cam kết dân sự trở nên chính đáng, không có điều kiện ấy thì mọi sự cam kết sẽ thành ra mơ hồ, võ đoán, làm đà cho sự lạm dụng to lớn hơn.
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    7 . QUYỀN LỰC TỐI CAO
    Theo công thức nói trên, ta thấy hành động liên kết bao hàm một sự ước thúc giữa công chúng với cá nhân; và mỗi cá nhân trong khối liên kết tự thấy mình phải ước thúc trong hai mối quan hệ: anh vừa là thành viên của quyền lực tối cao liên hệ với các cá nhân khác, đồng thời anh là thành viên của quốc gia liên hệ với quyền lực tối cao. Nhưng trong dân luật có câu châm ngôn: Chẳng ai bị ràng buộc khi tự mình ước thúc mình, cho nên cần phân biệt giữa sự ước thúc đối với chính mình và sự ước thúc đối với tập thể.
    Lại cần nhận xét thêm rằng cuộc thảo luận công cộng có thể ràng buộc tất cả mọi thành viên vào quyền lực tối cao do hai mối quan hệ khác nhau để ước thúc họ; nhưng theo một lý do trái lại, cuộc thảo luận công cộng không thể buộc quyền lực tối cao phải ước thúc với chính bản thân nó, cho nên, nếu quyền lực tối cao tự áp đặt cho mình một luật không thể vi phạm thì thật là trái với bản chất của cơ thể chính trị. Tự đặt mình trong mối liên hệ đơn phương như vậy thì quyền lực tối cao chẳng khác gì một thành viên khoán ước tự đối đãi với mình, thế thì không có và không thể có cái gì là luật cơ bản để ước thúc tập đoàn dân chúng, mà cũng không thể có công ước xã hội. Điều nói trên không có nghĩa là cơ thể này không thể liên hệ với một cơ thể khác, không có gì trái với công ước; vì đối với cơ thể khác thì cơ thể này cũng chỉ như một cá nhân đơn thuần mà thôi.
    Nhưng cơ thể chính trị hay quyền lực tối cao chỉ tồn tại nhờ tính thiêng liêng của khế ước, cũng chẳng bao giờ có thể tự ràng buộc mình không vi phạm điều khoản nguyên thuỷ; như thế khác nào từ bỏ một bộ phận của cơ thể mình, hoặc tự đặt mình dưới quyền lực tối cao khác. Vi phạm điều khoản tạo sinh ra mình tức là tự xóa bỏ mình. Đã bị xóa bỏ rồi thì còn sản sinh ra được cái gì nữa!
    Khi nhiều người đã liên kết thành một cơ thể, nếu ai xúc phạm một thành viên tức là xúc phạm vào cơ thể, cơ thể bị xúc phạm thì các thành viên tất nhiên phải cảm biết. Như vậy nghĩa vụ và quyền lợi buộc cả hai bên giao ước phải giúp đỡ lẫn nhau; mỗi người phải tìm cách liên kết ưu thế của mình lại theo mối quan hệ hai chiều. Tuy nhiên, quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại tạo ra nó, cho nên nó không có và không thể có lợi ích nào trái ngược với các thành viên (ND). Do đó quyền lực tối cao không cần phải bảo đảm gì đối vớI các thần dân; bởi lẽ một cơ thể không bao giờ lại muốn làm hại tất cả thành viên của nó, cũng như làm hại đến một thành viên riêng lẻ. Quyền lực tối cao chỉ nhờ có tính chất như trên, mới tồn tại được, nền luôn luôn tự nó là tất cả những gì tạo ra nó (ND) .
    Những thần dân đối với quyền lực tối cao thì không như thế. Không có gì đáp ứng sự ràng buộc của thần dân vào quyền lực tối cao, nếu quyền lực tối cao không tìm ra những biện pháp để bảo đảm lòng trung thành của họ; mặc dầu thần dân vẫn có lợi ích chung trong cộng đồng.
    Thật ra mỗi cá nhân có thể có ý chí riêng không giống hoặc trái với ý chí chung (ND) mà anh ta với tư cách công dân, cũng mang ý chí chung đó. Lợi ích riêng có thể nói vớI anh ta không như tiếng nói của lợi ích chung. Không có tập thể thì cá nhân anh vẫn cứ tồn tại một cách tuyệt đối và độc lập cho nên anh ta coi nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp chung chỉ là đóng góp không công, chỉ tốn kém cho riêng mình mà thôi; nếu anh không đóng góp thì cũng chẳng thiệt đến ai; thế là anh ta coi nhân cách tập thể tạo thành nhà nước chỉ là một lý tính, không phải một con người. Anh ta hưởng quyền công dân mà không muốn làm nghĩa vụ thần dân. Thái độ bất công đó của cá nhân nếu phát triển mãi ra thì sẽ dẫn tới sự suy đồi của cơ thể chính trị.
    Muốn cho công ước xã hội không trở thành một công thức suông, nó phải ngầm bao hàm điều ràng buộc đốl với cá nhân. Chỉ có sự ràng buộc mỗi cá nhân, mới tạo ra sức mạnh cho mọi cá nhân khác, ai cưỡng lại ý chí chung liền bị toàn bộ cơ thể chống lại, cái đó có nghĩa là người ta buộc anh ta phải tự do.
    Khi trao một công dân cho Tổ quốc thì phải bảo đảm rằng công dân đó phụ thuộc vào Tổ quốc. Điều kiện ấy làm cho các khoản cam kết dân sự trở nên chính đáng, không có điều kiện ấy thì mọi sự cam kết sẽ thành ra mơ hồ, võ đoán, làm đà cho sự lạm dụng to lớn hơn.
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    8. TRẠNG THÁI DÂN SỰ
    Từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự, con người trải qua một chuyển biến lớn lao (ND). Trong xử sự của họ, công lý thay cho tiềm thức, trong hành vi của họ có thêm đạo nghĩa mà trước kia không có. Từ nay tiếng nói của nghĩa vụ thay thế những kích thích vật lý. Về quyền ham muốn, trước đây con người chỉ tính đến bản thân thì bây giờ họ phải hành động theo những nguyên lý khác; họ phải suy xét bằng lý trí trước khi nghe theo dục vọng. Tuy mất đi một vài lợi thế trong trạng thái tự nhiên, nhưng con ngườI thu lại những lợi thế lớn hơn; năng khiếu được vận dụng và phát triển, tư tưởng mở rộng ra, tình cảm cao quí thêm, tâm hồn được nâng lên đến mức mà ví phỏng hoàn cảnh hiện tạI có hạ anh xuống kém hơn hoàn cảnh trước kia, thì anh vẫn cứ phải cảm tạ cái thời điểm dứt anh ra khỏi giới động vật ngu muội và hạn chế để vĩnh viễn trở thành loài thông minh, thành một con người.
    Hãy hạch toán lại sự hơn thiệt này một cách dễ hiểu hơn. Với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiền nhiễn và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được, nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có (ND). Cần phân biệt tự do thiên nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực một cá nhân với quyền tự do dân sự mà giớI hạn rộng rãi là ý chí chung của nhiều người. Lại nên phân biệt sự có được trong trạng thái tự nhiên chỉ là kết quả của sức mạnh và chỉ là cái quyền của kẻ chiếm lĩnh đầu tiền, vớI quyền sở hữu trong trạng thái dân sự được xây đựng trên một danh nghĩa tích cực.
    Con người dân sự còn có tự do tinh thần khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình; vì rằng làm theo kích thích của dục vọng là nô lệ, mà tuân theo qui tắc tự mình đặt ra lại là tự do.
    Nhưng tôi đã nói quá nhiều về vấn đề này; chủ đề của tôi về ý nghĩa triết học của tự do không phải đặt ra ở đây.
  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    8. TRẠNG THÁI DÂN SỰ
    Từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự, con người trải qua một chuyển biến lớn lao (ND). Trong xử sự của họ, công lý thay cho tiềm thức, trong hành vi của họ có thêm đạo nghĩa mà trước kia không có. Từ nay tiếng nói của nghĩa vụ thay thế những kích thích vật lý. Về quyền ham muốn, trước đây con người chỉ tính đến bản thân thì bây giờ họ phải hành động theo những nguyên lý khác; họ phải suy xét bằng lý trí trước khi nghe theo dục vọng. Tuy mất đi một vài lợi thế trong trạng thái tự nhiên, nhưng con ngườI thu lại những lợi thế lớn hơn; năng khiếu được vận dụng và phát triển, tư tưởng mở rộng ra, tình cảm cao quí thêm, tâm hồn được nâng lên đến mức mà ví phỏng hoàn cảnh hiện tạI có hạ anh xuống kém hơn hoàn cảnh trước kia, thì anh vẫn cứ phải cảm tạ cái thời điểm dứt anh ra khỏi giới động vật ngu muội và hạn chế để vĩnh viễn trở thành loài thông minh, thành một con người.
    Hãy hạch toán lại sự hơn thiệt này một cách dễ hiểu hơn. Với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiền nhiễn và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được, nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có (ND). Cần phân biệt tự do thiên nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực một cá nhân với quyền tự do dân sự mà giớI hạn rộng rãi là ý chí chung của nhiều người. Lại nên phân biệt sự có được trong trạng thái tự nhiên chỉ là kết quả của sức mạnh và chỉ là cái quyền của kẻ chiếm lĩnh đầu tiền, vớI quyền sở hữu trong trạng thái dân sự được xây đựng trên một danh nghĩa tích cực.
    Con người dân sự còn có tự do tinh thần khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình; vì rằng làm theo kích thích của dục vọng là nô lệ, mà tuân theo qui tắc tự mình đặt ra lại là tự do.
    Nhưng tôi đã nói quá nhiều về vấn đề này; chủ đề của tôi về ý nghĩa triết học của tự do không phải đặt ra ở đây.
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    9. LĨNH VỰC THỰC TẾ
    Mỗi thành viên hiến dâng cho cộng đồng tất cả sức lực và tài sản của mình; như vậy không có nghĩa là sau hành động hiến dâng này sự chiếm hữu thay đổi tính chất, khi của cải được trao từ tay cá nhân sang tay cộng đồng và biến thành sở hữu quốc gia. Nhưng sức mạnh của thành bang so với sức mạnh của một người thì lớn hơn nhiều lắm; cho nên sở hữu công cộng trong thực tế cũng lớn hơn và vững chắc hơn sở hữu cá nhân rất nhiều. Nhà nước đốI với các thành viên, theo khế ước xã hội quy định là ông chủ tài sản của mọi thành viên, khế ước xã hội là cơ sở cho mọi thứ quyền trong một nước (ND). Nhưng đối với nước ngoài thì nhà nước chỉ là ông chủ tài sản theo quyền của người chiếm hữu đầu tiên.
    Quyền của người chiếm hữu đầu tiên có vẻ thực tế hơn là quyền của kẻ mạnh. Tuy vậy nó chỉ trở thành một quyền thực sự sau khi đã thiết lập quyền tư hữu (ND). Trong tự nhiên, mọi người đều có quyền đối với những cái mà mình cần đến; nhưng trong dân sự thì điều khoản quy định cho anh thành người tư hữu một số của cải đã loại trừ anh đốI với những của cải khác. Một khi đã nhận phần tư hữu, anh phải nhận hạn chế mình trong phạm vi tư hữu ấy, anh không có quyền đối với những cái khác của cộng đồng.
    Xem đó thì rõ tại sao quyền của người chiếm hữu đầu tiên là rất yếu ớt trong trạng thái tự nhiên lại được mọI người tôn trọng trong trạng thái dân sự. Người ta tôn trọng quyền chiếm hữu đầu tiên đối với tài sản thuộc cá nhân kẻ khác hơn là đối với những tài sản không thuộc về bản thân họ.
    Nói chung thì khi cho phép ai làm người chiếm hữu đầu tiên trên một khoảng đất, cần có nhũng điều kiện như sau :
    +Một là khoảng đất chưa có ai ở;
    +Hai !à người chiếm hữu chỉ chiếm một phần vừa đủ cho sự sinh tồn của mình;
    +Ba là người chiếm hữu giữ lấy mảnh đất không phải bằng một nghi thức, mà bằng lao động và sự trồng trọt, đó là dấu hiệu duy nhất có ý nghĩa pháp lý để chứng tỏ quyền chiếm hữu khiến kẻ khác phải tôn trọng.
    Tuy vậy, chấp nhận quyền chiếm hữu đầu tiên theo nhu cầu và theo lao động không phải là để cho người ta muốn chiếm hữu đâu cũng được (ND) . Phải chăng cần định giới hạn cho quyền chiếm hữu này. Phải chăng cứ đặt chân lên một mảnh đất chung là đủ để tuyên bố làm ông chủ của mảnh đất ấy? Làm chủ rồi anh có đủ sức đẩy người khác ra không cho ai trở lạI mảnh đất ấy nữa không? Một người hay một dân tộc đến ở vùng đất rộng lớn, có thể nào đuổi những ngườI khác ra khỏI đất ấy mà không dùng đến thủ đoạn cưỡng đoạt đáng trừng phạt hay không? Làm như vậy, họ phải tước đoạt sinh mạng và thức ăn mà thiên nhiên đã ban chung cho mọI người.
    Khi chiếm hữu bờ biển và lãnh thổ vùng Nam Mỹ, Nunez Balbao (15) nhân danh vương triều Castille (16) có đủ quyền hành để tước đoạt của cải dân chúng để đuổi hết các vua chúa bản địa đi không? Ở đây, nhiều thứ lễ nghi suông đã được bày vẽ ra, và ông vua Thiên Chúa giáo chỉ cần trong phút chốc tuyên bố cả vũ trụ đều thuộc về triều đình của mình. Có điều là sau đó ông ta không loại bỏ những tài sản đã từng thuộc về quyền sở hữu các vua chúa bản đia.
    Người ta thấy rằng những khoảnh đất tư nhân tiếp cận nhau nhập lại thành lãnh thổ chung, thế là các người sở hữu lại bị phụ thuộc hơn của cải, sức mạnh của họ trở thành vật bảo đảm lòng trung thành đốl với nhà vua. Ngày xưa các vua chúa ở Ba Tư, ở Scythe hay ở Macédoine có cái lợi thế mà họ không thấy được một cách đầy đủ, họ tự coi mình là thủ lĩnh của những con người hơn là thủ lĩnh của một xứ sở. Ngày nay, khôn ngoan hơn, các vị hoàng đế Pháp, Tây Ban Nha, Anh, v.v... nắm vững lãnh thổ và nắm cả dân chúng trên lãnh thổ nước mình.
    Nét độc đáo trong trường hợp này là đáng lẽ chấp nhận thì họ lại tước đoạt tài sản của các thành viên. Họ chỉ đảm bảo cho các thành viên được có tài sản một cách hợp pháp; họ thay thế sự chiếm đoạt bằng quyền chiếm hữu thật sự, thay thế sự hưởng thụ bằng quyền sở hữu. Thế là những người chiếm hữu được coi như chủ nhân của tài sản chung; quyền của họ được mọi thành viên nhà nước chấp nhận và được bảo vệ bằng sức mạnh hiện có để chống lại người ngoài đến xâm phạm. Bằng một phiên họp có lợi cho mọi người và lợi hơn cho những kẻ chiếm hữu, họ giành được cái mà họ đã cho đi. Đó là một nghịch lý có thể giải thích dễ dàng bằng sự khác biệt của các thứ quyền mà cơ quan quyền lực tối cao và người sở hữu cùng chung vốn liếng với nhau, như chúng ta sẽ thấy sau đây.
    Cũng có thể có trường hợp người ta bắt đầu hợp nhau lại khi chưa có gì để chiếm hữco; và khi đã chiếm được một vùng đất đủ cho mọi người, họ cùng nhau mà hưởng, hoặc chia cho mỗi người một khoảnh bằng nhau, hay chia theo một tỉ lệ nhất định do cơ quan quyền lực tối cao qui định.
    Dù theo cách nào thì quyền của cá nhân đối với phần chia của mình cũng phải phụ thuộc vào quyền của cộng đồng đối với tất cả (ND) . Không có sự phụ thuộc này thì sẽ không có tình đoàn kết và sự liên đới xã hội, mà cũng không có sức mạnh thực tế để thực hiện quyền lực tối cao.
    Tôi kết thúc chương này và quyển thứ nhất này bằng một điều nhận xét làm nền móng cho cả hệ thống xã hội; đó là: Công ước cơ bản (pacte fondamental) không phá bỏ sự bình đẳng tự nhiên, nó xây dựng sự bình đẳng tinh thần và hợp pháp để thay thế cái mà thiên nhiên đã làm cho con người không bình đẳng về thế lực. Trên phương diện khế ước và pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ vẫn được hoàn toàn bình đẳng ngang nhau [7*] (ND).
    ----------------------------------------------------------------------------------
    [7*] Dưới quyền cai trị của một chính phủ tồi, sự bình đẳng này chỉ là bề ngoài và giả tạo; nó chỉ là một danh hiệu để gĩư nguyên người ngèo trong đói khổ và người giàu trong bóc lột. Thực tế thì pháp luật bao giờ cũng có lợI cho kẻ có của và hại cho nguờl không có gì cả. Vì vậy một thể chế xã hội chỉ có thể là tiến bộ khi mọi người đều có một cái gì đó, và không ai được có quá nhiều.
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    9. LĨNH VỰC THỰC TẾ
    Mỗi thành viên hiến dâng cho cộng đồng tất cả sức lực và tài sản của mình; như vậy không có nghĩa là sau hành động hiến dâng này sự chiếm hữu thay đổi tính chất, khi của cải được trao từ tay cá nhân sang tay cộng đồng và biến thành sở hữu quốc gia. Nhưng sức mạnh của thành bang so với sức mạnh của một người thì lớn hơn nhiều lắm; cho nên sở hữu công cộng trong thực tế cũng lớn hơn và vững chắc hơn sở hữu cá nhân rất nhiều. Nhà nước đốI với các thành viên, theo khế ước xã hội quy định là ông chủ tài sản của mọi thành viên, khế ước xã hội là cơ sở cho mọi thứ quyền trong một nước (ND). Nhưng đối với nước ngoài thì nhà nước chỉ là ông chủ tài sản theo quyền của người chiếm hữu đầu tiên.
    Quyền của người chiếm hữu đầu tiên có vẻ thực tế hơn là quyền của kẻ mạnh. Tuy vậy nó chỉ trở thành một quyền thực sự sau khi đã thiết lập quyền tư hữu (ND). Trong tự nhiên, mọi người đều có quyền đối với những cái mà mình cần đến; nhưng trong dân sự thì điều khoản quy định cho anh thành người tư hữu một số của cải đã loại trừ anh đốI với những của cải khác. Một khi đã nhận phần tư hữu, anh phải nhận hạn chế mình trong phạm vi tư hữu ấy, anh không có quyền đối với những cái khác của cộng đồng.
    Xem đó thì rõ tại sao quyền của người chiếm hữu đầu tiên là rất yếu ớt trong trạng thái tự nhiên lại được mọI người tôn trọng trong trạng thái dân sự. Người ta tôn trọng quyền chiếm hữu đầu tiên đối với tài sản thuộc cá nhân kẻ khác hơn là đối với những tài sản không thuộc về bản thân họ.
    Nói chung thì khi cho phép ai làm người chiếm hữu đầu tiên trên một khoảng đất, cần có nhũng điều kiện như sau :
    +Một là khoảng đất chưa có ai ở;
    +Hai !à người chiếm hữu chỉ chiếm một phần vừa đủ cho sự sinh tồn của mình;
    +Ba là người chiếm hữu giữ lấy mảnh đất không phải bằng một nghi thức, mà bằng lao động và sự trồng trọt, đó là dấu hiệu duy nhất có ý nghĩa pháp lý để chứng tỏ quyền chiếm hữu khiến kẻ khác phải tôn trọng.
    Tuy vậy, chấp nhận quyền chiếm hữu đầu tiên theo nhu cầu và theo lao động không phải là để cho người ta muốn chiếm hữu đâu cũng được (ND) . Phải chăng cần định giới hạn cho quyền chiếm hữu này. Phải chăng cứ đặt chân lên một mảnh đất chung là đủ để tuyên bố làm ông chủ của mảnh đất ấy? Làm chủ rồi anh có đủ sức đẩy người khác ra không cho ai trở lạI mảnh đất ấy nữa không? Một người hay một dân tộc đến ở vùng đất rộng lớn, có thể nào đuổi những ngườI khác ra khỏI đất ấy mà không dùng đến thủ đoạn cưỡng đoạt đáng trừng phạt hay không? Làm như vậy, họ phải tước đoạt sinh mạng và thức ăn mà thiên nhiên đã ban chung cho mọI người.
    Khi chiếm hữu bờ biển và lãnh thổ vùng Nam Mỹ, Nunez Balbao (15) nhân danh vương triều Castille (16) có đủ quyền hành để tước đoạt của cải dân chúng để đuổi hết các vua chúa bản địa đi không? Ở đây, nhiều thứ lễ nghi suông đã được bày vẽ ra, và ông vua Thiên Chúa giáo chỉ cần trong phút chốc tuyên bố cả vũ trụ đều thuộc về triều đình của mình. Có điều là sau đó ông ta không loại bỏ những tài sản đã từng thuộc về quyền sở hữu các vua chúa bản đia.
    Người ta thấy rằng những khoảnh đất tư nhân tiếp cận nhau nhập lại thành lãnh thổ chung, thế là các người sở hữu lại bị phụ thuộc hơn của cải, sức mạnh của họ trở thành vật bảo đảm lòng trung thành đốl với nhà vua. Ngày xưa các vua chúa ở Ba Tư, ở Scythe hay ở Macédoine có cái lợi thế mà họ không thấy được một cách đầy đủ, họ tự coi mình là thủ lĩnh của những con người hơn là thủ lĩnh của một xứ sở. Ngày nay, khôn ngoan hơn, các vị hoàng đế Pháp, Tây Ban Nha, Anh, v.v... nắm vững lãnh thổ và nắm cả dân chúng trên lãnh thổ nước mình.
    Nét độc đáo trong trường hợp này là đáng lẽ chấp nhận thì họ lại tước đoạt tài sản của các thành viên. Họ chỉ đảm bảo cho các thành viên được có tài sản một cách hợp pháp; họ thay thế sự chiếm đoạt bằng quyền chiếm hữu thật sự, thay thế sự hưởng thụ bằng quyền sở hữu. Thế là những người chiếm hữu được coi như chủ nhân của tài sản chung; quyền của họ được mọi thành viên nhà nước chấp nhận và được bảo vệ bằng sức mạnh hiện có để chống lại người ngoài đến xâm phạm. Bằng một phiên họp có lợi cho mọi người và lợi hơn cho những kẻ chiếm hữu, họ giành được cái mà họ đã cho đi. Đó là một nghịch lý có thể giải thích dễ dàng bằng sự khác biệt của các thứ quyền mà cơ quan quyền lực tối cao và người sở hữu cùng chung vốn liếng với nhau, như chúng ta sẽ thấy sau đây.
    Cũng có thể có trường hợp người ta bắt đầu hợp nhau lại khi chưa có gì để chiếm hữco; và khi đã chiếm được một vùng đất đủ cho mọi người, họ cùng nhau mà hưởng, hoặc chia cho mỗi người một khoảnh bằng nhau, hay chia theo một tỉ lệ nhất định do cơ quan quyền lực tối cao qui định.
    Dù theo cách nào thì quyền của cá nhân đối với phần chia của mình cũng phải phụ thuộc vào quyền của cộng đồng đối với tất cả (ND) . Không có sự phụ thuộc này thì sẽ không có tình đoàn kết và sự liên đới xã hội, mà cũng không có sức mạnh thực tế để thực hiện quyền lực tối cao.
    Tôi kết thúc chương này và quyển thứ nhất này bằng một điều nhận xét làm nền móng cho cả hệ thống xã hội; đó là: Công ước cơ bản (pacte fondamental) không phá bỏ sự bình đẳng tự nhiên, nó xây dựng sự bình đẳng tinh thần và hợp pháp để thay thế cái mà thiên nhiên đã làm cho con người không bình đẳng về thế lực. Trên phương diện khế ước và pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ vẫn được hoàn toàn bình đẳng ngang nhau [7*] (ND).
    ----------------------------------------------------------------------------------
    [7*] Dưới quyền cai trị của một chính phủ tồi, sự bình đẳng này chỉ là bề ngoài và giả tạo; nó chỉ là một danh hiệu để gĩư nguyên người ngèo trong đói khổ và người giàu trong bóc lột. Thực tế thì pháp luật bao giờ cũng có lợI cho kẻ có của và hại cho nguờl không có gì cả. Vì vậy một thể chế xã hội chỉ có thể là tiến bộ khi mọi người đều có một cái gì đó, và không ai được có quá nhiều.
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
    QUYỂN THỨ HAI
    --------------------------------------------------------------------------------​
    1. CHỦ QUYỂN TỐI CAO LÀ KHÔNG THỂ TỪ BỎ
    Hệ quả đầu tiên và quan trọng nhất của các nguyên tắc được trình bày ở trên là: Ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực lượng nhà nước theo mục đích của cơ chế nhằm phục vụ lợi ích chung (ND). Nếu như xã hội được lập ra vì có mâu thuẫn giữa các lợi ích riêng, thì một khi các lợi ích riêng được hài hòa, xã hội mới có thể tồn tại. Đó là do trong các lợi ích khác nhau vẫn có cái chung tạo thành mối liên hệ xã hội. Nếu không có một điểm chung nào để cho các lợi ích hài hòa được với nhau thì không một xã hội nào có thể tồn tại. Do đó phải dựa trên lợi ích chung để cai quản xã hội.
    Vậy tôi nói : Chủ quyền tối cao là sự thực hiện ý chí chung nên không thể tự nó từ bỏ nó được (ND). Cơ quan quyền lực tối cao là một con người tập thể, nên chỉ tự mình nó đại biểu được cho nó mà thôi. Quyền hành thì có thể chuyển trao được lắm, nhưng ý chí thì không. Nếu ý chí cá nhân có thể nhất trí với ý chí chung trên một số điểm thì nó cũng không thể nhất trí lâu dài và thường xuyên được; vì ý chí cá nhân, do bản chất của nó, hướng về ưu tiên bản thân, còn ý chí chung lại hướng tới sự đồng đều bình đẳng. Càng không thể bảo đảm cho sự nhất trí như thế, có bảo đảm chăng nữa thì đó không phải là tác dụng của tài nghệ mà là tác dụng của ngẫu nhiên. Quyền lực tối cao có thể nói: Bây giờ ta muốn cái mà người kia đang muốn, chứ không thể nói: Ta cũng sẽ muốn cái mà người kia ngày mai sẽ muốn. Bởi vì, nói rằng ý chí chung tự trói buộc mình vào tương lai thì thật là mơ hồ. Vả lại, chẳng cần phải tùy thuộc vào một ý chí nào để đồng tình với một điều không trái với điều mình mong muốn. Nếu dân chúng hứa hẹn một cách giản đơn là sẽ phục tùng vô điều kiện thì dân chúng không còn tính cách là dân chúng nữa; lúc đó sẽ chỉ có ông chủ chứ không còn quyền lực tối cao nữa, và toàn bộ cơ thể chính trị sẽ phải tan rã. Nói như vậy không phải là mệnh lệnh của các thủ lĩnh không thể chuyển thành ý chí chung, mặc dầu thủ lĩnh có thể chống lại ý chí chung mà họ vẫn không chống lại. Trong trường hợp này, nếu tất cả đêu lặng thinh thì có thể giả định là dân chúng đều đồng tình. Điều trên đây sẽ được giải thích thêm qua các chương sau.

Chia sẻ trang này