1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Khế ước xã hội - Jean Jacques Rousseau

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 11/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
    QUYỂN THỨ HAI
    --------------------------------------------------------------------------------​
    1. CHỦ QUYỂN TỐI CAO LÀ KHÔNG THỂ TỪ BỎ
    Hệ quả đầu tiên và quan trọng nhất của các nguyên tắc được trình bày ở trên là: Ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực lượng nhà nước theo mục đích của cơ chế nhằm phục vụ lợi ích chung (ND). Nếu như xã hội được lập ra vì có mâu thuẫn giữa các lợi ích riêng, thì một khi các lợi ích riêng được hài hòa, xã hội mới có thể tồn tại. Đó là do trong các lợi ích khác nhau vẫn có cái chung tạo thành mối liên hệ xã hội. Nếu không có một điểm chung nào để cho các lợi ích hài hòa được với nhau thì không một xã hội nào có thể tồn tại. Do đó phải dựa trên lợi ích chung để cai quản xã hội.
    Vậy tôi nói : Chủ quyền tối cao là sự thực hiện ý chí chung nên không thể tự nó từ bỏ nó được (ND). Cơ quan quyền lực tối cao là một con người tập thể, nên chỉ tự mình nó đại biểu được cho nó mà thôi. Quyền hành thì có thể chuyển trao được lắm, nhưng ý chí thì không. Nếu ý chí cá nhân có thể nhất trí với ý chí chung trên một số điểm thì nó cũng không thể nhất trí lâu dài và thường xuyên được; vì ý chí cá nhân, do bản chất của nó, hướng về ưu tiên bản thân, còn ý chí chung lại hướng tới sự đồng đều bình đẳng. Càng không thể bảo đảm cho sự nhất trí như thế, có bảo đảm chăng nữa thì đó không phải là tác dụng của tài nghệ mà là tác dụng của ngẫu nhiên. Quyền lực tối cao có thể nói: Bây giờ ta muốn cái mà người kia đang muốn, chứ không thể nói: Ta cũng sẽ muốn cái mà người kia ngày mai sẽ muốn. Bởi vì, nói rằng ý chí chung tự trói buộc mình vào tương lai thì thật là mơ hồ. Vả lại, chẳng cần phải tùy thuộc vào một ý chí nào để đồng tình với một điều không trái với điều mình mong muốn. Nếu dân chúng hứa hẹn một cách giản đơn là sẽ phục tùng vô điều kiện thì dân chúng không còn tính cách là dân chúng nữa; lúc đó sẽ chỉ có ông chủ chứ không còn quyền lực tối cao nữa, và toàn bộ cơ thể chính trị sẽ phải tan rã. Nói như vậy không phải là mệnh lệnh của các thủ lĩnh không thể chuyển thành ý chí chung, mặc dầu thủ lĩnh có thể chống lại ý chí chung mà họ vẫn không chống lại. Trong trường hợp này, nếu tất cả đêu lặng thinh thì có thể giả định là dân chúng đều đồng tình. Điều trên đây sẽ được giải thích thêm qua các chương sau.
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    2. CHỦ QUYỀN TỐI CAO LÀ KHÔNG THỂ PHÂN CHIA
    Chủ quyền tối cao không thể từ bỏ thì cũng không thể phân chia được; bởi vì ý chí là chung [1*] hoặc không phải là chung; nó có thể là của toàn thể dân chúng hoặc là của một bộ phận. Trường hợp thứ nhất, ý chí chung được công bố, là một điều khoản của chủ quyền tối cao, nó trở thành luật. Trường hợp thứ hai, ý chí cá nhân nếu công bố lên thì chỉ là mệnh lệnh pháp quan, cùng lắm chỉ là một nghị định mà thôi. Trong chính trị của ta, tuy về nguyên tắc thì quyền lực tối cao là không thề phân chia, nhưng trên thực tế người ta vẫn chia tách nó trong đối tượng. Họ chia nó thành lực lượng và ý chí, thành quyền lực lập pháp và quân lực hành pháp, thành quyền quan thuế, quyền tư pháp, quyền chiến tranh, thành cai trị đối nội và ứng phó đối ngoại; khi thì người ta trộn lẫn các bộ phận, khi thì người ta tách rời chúng với nhau. Họ biến quyền lực tối cao thành một thứ quái dị, ghép lại bằng nhiều mảnh, giống như họ ghép một hình người từ nhiều cơ thể; mặt của anh này, tay của chị nọ, chân của người kia. Người ta đồn rằng bọn bán thuốc rong Nhật Bản xé đứa trẻ ta nhiều mảnh trước mắt công chúng rồi tung lên trời; khi các mảnh rơi xuống thì nhập lại với nhau thành đứa bé sống hẳn hoi. Cái trò ảo thuật chính trị của ta ngày nay cũng giống như vậy; sau khi tách rời các bộ phận trong cơ thể xã hội, họ dùng uy tín tạp nham mà ghép các bộ phận ấy lại một cánh tùy tiện, chẳng ai hiểu ra làm sao cả. Có sai lầm này là vì không xuất phát từ những khái niệm đúng đắn về quyền uy tối cao mà chỉ nắm lấy những biểu hiện bề ngoài, coi đó là các bộ phận của quyền uy tối cao. Ví dụ người ta coi việc tuyên chiến hoặc giảng hòa là những điều khoản thuộc về chủ quyền tối cao. Thật ra mỗI điều khoản ấy chưa phải là luật mà chỉ là ứng dụng luật, chỉ là điều khoản cá biệt xác định tình huống cụ thể của luật. Chừng nào định nghĩa chữ luật một cách dứt khoát thì ta mới hiểu rõ vấn đê này.
    Theo dõi các lối phân chia khác ta cũng sẽ thấy rõ sự lầm lẫn khi người ta tưởng rằng quyền lực tối cao có thể bị phân chia. Những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định phải có ý chí tối cao, mỗi bộ phận đều chỉ nhằn thực hiện ý chí tối cao. Có biết bao sự lầm lẫn đã phủ bóng lên quyết định của các nhà soạn thảo luật pháp chính tri, khi họ muốn phán định quyền của các ông vua và của dân chúng theo những nguyên tắc do họ vạch ra.
    Trong các chương III và IV quyền thứ nhất của Grotius, mọi người đều có thể thấy nhà thông thái này và dịch giả của ông là Barbayrac đã lấn lộn lung tung trong những lời ngụy biện của họ; họ sợ nói quá hoặc nói không đủ về quan điểm của mình, họ sợ các lợi ích mà họ phải điều hòa bị va chạm nhau. Grotius lưu vong ở Pháp; bất mãn với tổ quốc mình và muốn ve vãn vua Louis III (17) đã dâng cho vua cuốn sách của ông, trong đó ông không ngại gì tước hết mọi quyền của dân chúng và khoác lên mình vua tất cả mọi nghệ thuật của quyền hành. Đó cũng chính là khẩu vị của Barbayrac người đã dâng tặng bản dịch sách Grotius cho vua Anh Georges đệ nhất (Georges ler) (18). Chẳng may sự phế truất vua Jacques II (19), mà ông ta gọi là thoái vị, đã buộc ông phải dè dặt, quanh co, lần lữa, để khỏi phải gọi vua Guillaume (20) là thoán đoạt. Nếu hai tác giả này chấp nhận những nguyên lý đúng đắn thì họ đã vượt.qua được khó khăn và luôn luôn giữ được tính nhất quán. Nhưng như vậy thì buồn thay cho họ là họ phải nói lên sự chát, và họ chỉ được tán dương dân chúng mà thôi.
    Thế nhưng sự thật có bao giờ dắt người ta lên địa vị. Dân chúng cũng không thể phong chức đại sứ, cất nhắc học vị giáo sư và cũng chẳng có quyền tăng lương bổng.
    ------------------------------------------------------------------------
    [1*].Muốn cho một ý chí trờ thành ý chí chung, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuyệt đối trăm người như một; nhưng điều cần thiết là mọi tiếng nói đêu được đếm xỉa tới. Nếu loại bỏ dù là một cách hình thúc, một sồ tiểng nói nào đó, thì ý chí chung sẽ bị tan rã.
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    2. CHỦ QUYỀN TỐI CAO LÀ KHÔNG THỂ PHÂN CHIA
    Chủ quyền tối cao không thể từ bỏ thì cũng không thể phân chia được; bởi vì ý chí là chung [1*] hoặc không phải là chung; nó có thể là của toàn thể dân chúng hoặc là của một bộ phận. Trường hợp thứ nhất, ý chí chung được công bố, là một điều khoản của chủ quyền tối cao, nó trở thành luật. Trường hợp thứ hai, ý chí cá nhân nếu công bố lên thì chỉ là mệnh lệnh pháp quan, cùng lắm chỉ là một nghị định mà thôi. Trong chính trị của ta, tuy về nguyên tắc thì quyền lực tối cao là không thề phân chia, nhưng trên thực tế người ta vẫn chia tách nó trong đối tượng. Họ chia nó thành lực lượng và ý chí, thành quyền lực lập pháp và quân lực hành pháp, thành quyền quan thuế, quyền tư pháp, quyền chiến tranh, thành cai trị đối nội và ứng phó đối ngoại; khi thì người ta trộn lẫn các bộ phận, khi thì người ta tách rời chúng với nhau. Họ biến quyền lực tối cao thành một thứ quái dị, ghép lại bằng nhiều mảnh, giống như họ ghép một hình người từ nhiều cơ thể; mặt của anh này, tay của chị nọ, chân của người kia. Người ta đồn rằng bọn bán thuốc rong Nhật Bản xé đứa trẻ ta nhiều mảnh trước mắt công chúng rồi tung lên trời; khi các mảnh rơi xuống thì nhập lại với nhau thành đứa bé sống hẳn hoi. Cái trò ảo thuật chính trị của ta ngày nay cũng giống như vậy; sau khi tách rời các bộ phận trong cơ thể xã hội, họ dùng uy tín tạp nham mà ghép các bộ phận ấy lại một cánh tùy tiện, chẳng ai hiểu ra làm sao cả. Có sai lầm này là vì không xuất phát từ những khái niệm đúng đắn về quyền uy tối cao mà chỉ nắm lấy những biểu hiện bề ngoài, coi đó là các bộ phận của quyền uy tối cao. Ví dụ người ta coi việc tuyên chiến hoặc giảng hòa là những điều khoản thuộc về chủ quyền tối cao. Thật ra mỗI điều khoản ấy chưa phải là luật mà chỉ là ứng dụng luật, chỉ là điều khoản cá biệt xác định tình huống cụ thể của luật. Chừng nào định nghĩa chữ luật một cách dứt khoát thì ta mới hiểu rõ vấn đê này.
    Theo dõi các lối phân chia khác ta cũng sẽ thấy rõ sự lầm lẫn khi người ta tưởng rằng quyền lực tối cao có thể bị phân chia. Những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định phải có ý chí tối cao, mỗi bộ phận đều chỉ nhằn thực hiện ý chí tối cao. Có biết bao sự lầm lẫn đã phủ bóng lên quyết định của các nhà soạn thảo luật pháp chính tri, khi họ muốn phán định quyền của các ông vua và của dân chúng theo những nguyên tắc do họ vạch ra.
    Trong các chương III và IV quyền thứ nhất của Grotius, mọi người đều có thể thấy nhà thông thái này và dịch giả của ông là Barbayrac đã lấn lộn lung tung trong những lời ngụy biện của họ; họ sợ nói quá hoặc nói không đủ về quan điểm của mình, họ sợ các lợi ích mà họ phải điều hòa bị va chạm nhau. Grotius lưu vong ở Pháp; bất mãn với tổ quốc mình và muốn ve vãn vua Louis III (17) đã dâng cho vua cuốn sách của ông, trong đó ông không ngại gì tước hết mọi quyền của dân chúng và khoác lên mình vua tất cả mọi nghệ thuật của quyền hành. Đó cũng chính là khẩu vị của Barbayrac người đã dâng tặng bản dịch sách Grotius cho vua Anh Georges đệ nhất (Georges ler) (18). Chẳng may sự phế truất vua Jacques II (19), mà ông ta gọi là thoái vị, đã buộc ông phải dè dặt, quanh co, lần lữa, để khỏi phải gọi vua Guillaume (20) là thoán đoạt. Nếu hai tác giả này chấp nhận những nguyên lý đúng đắn thì họ đã vượt.qua được khó khăn và luôn luôn giữ được tính nhất quán. Nhưng như vậy thì buồn thay cho họ là họ phải nói lên sự chát, và họ chỉ được tán dương dân chúng mà thôi.
    Thế nhưng sự thật có bao giờ dắt người ta lên địa vị. Dân chúng cũng không thể phong chức đại sứ, cất nhắc học vị giáo sư và cũng chẳng có quyền tăng lương bổng.
    ------------------------------------------------------------------------
    [1*].Muốn cho một ý chí trờ thành ý chí chung, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuyệt đối trăm người như một; nhưng điều cần thiết là mọi tiếng nói đêu được đếm xỉa tới. Nếu loại bỏ dù là một cách hình thúc, một sồ tiểng nói nào đó, thì ý chí chung sẽ bị tan rã.
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    3. NẾU Ý CHÍ CHUNG CÓ THỂ LẦM LẪN
    Ý chí chung bao giờ cũng thẳng và luôn luôn hướng tới lợi ích chung nhưng không phải mọi điêu luận giải của dân chúng đều là đúng đắn. Ai cũng muốn mình được tốt lành, nhưng có phải lúc nào người ta cũng nhìn thấy cái tốt lành đâu. Người ta chẳng bao giờ cố tình làm hư hỏng dán chúng, nhưng thường thường người ta vẫn lừa dối dân, đó là lúc dường như người ta mong muốn điều xấu.
    Cũng thường khi có sự khác nhau giữa ý chí của mọi người và ý chí chung. ý chí chung chỉ tính đến lợi ích chung; ý chí của mọi người lại nhìn vào lợi ích riêng và chỉ là tổng số những ý chí riêng lẻ. Nếu trừ đi những ý chí riêng lẻ xung khắc nhau quá quắt [2*] thì số dư sẽ là ý chí chung. Nếu dân chúng được thông tin một cách đầy đủ, khi họ luận giải vấn đê, dù cho là không ai trao đổi riêng với ai, thì qua rất nhiều sự khác biệt nhỏ, cuộc luận giải vẫn cứ dẫn tới ý chí chung, kết quả sẽ luôn luôn tốt đẹp. Nhưng khi có những âm mưu, những nhóm nhỏ dựa đẫm vào tập thể lớn, thì ý chí chung của mỗi nhóm lẻ chỉ là ý chí riêng đối với cả quốc gia; lúc đó không thể nói ràng mỗi người là một cử tri, mà phải nói mỗi nhóm nhỏ là một cử tri, và kết quả sẽ ít gần với ý chí chung hơn. Cuối cùng, khi một nhóm nào to phình lên trùm lợp tất cả các nhóm khác, ta sẽ không có được tổng số eủa nhiễu sự khác biệt nhỏ , mà chỉ có một sự khác biệt duy nhất, lúc đó sẽ không còn ý chí chung nữa, và ý kiến quyết đinh chỉ là ý kiến riêng.
    Muốn cho ý chí chung được bày tỏ rõ rệt thì trong một Nhà nước không nên có các phe nhóm riêng, để cho mỗi công dân được quan niệm theo ý họ [3*]. Đó là thể chế tuyệt vời duy nhất của Lycurgue (21) vĩ đại. Ví như có những phe nhóm riêng lẻ thì nên nâng số lượng các nhóm lên, và ngăn tránh sự không đồng đều giữa các phe nhóm,như Solon (22), Numa (23), Servius (24) đã từng làm. Đó là cách đề phòng tốt nhất để bảo đảm ý chí chung được soi sáng và dân chúng không bị lầm lẫn.
    -----------------------------------------------------------------
    [2*]. Hầu tuớc d''Argenson nói: Mỗi lợi ích có nguyên tắc riêng của nó. Hai lợi ích riêng hòa hợp được với nhau là do nó đối lập với lợi ích của người thứ ba. Có thể nói thêm rằng sự ăn ý của tất cả tạo thành cái đối lập với ý chí của mỗi một người. Nếu không có tí gì là lợi ích khác biệt nhau, người ta sẽ nhìn ra ngay lợi ích chung, không vướng một trở ngại nào; mọi việc sẽ tự nó trôi chảy; lúc đó chính trị thôi không còn là một nghệ thuật nũa.
    [3*]. Machiavel nói: "Verss cose e che alcumi divisioni nuocono alle republiche es alcune giovano; quellê nuocono che sono delle song delle settec da partigieni aocompagnéte, quelle giovano che senze; sezza partigieni, simatengono. Non potendo adunque provedere un fandatore d''''une republics che non siano nimicige in quella, ha da proveder almeno che non vi sieno sette. (Hist. Florent. Uy.VII) - Câu La tinh trên do tác giả chú thích, có nghĩa là: "Tất nhiên, có những cách phân chia gây hại và những cách phân chia có ích cho nền cộng hòa. Cách phân chia gây hại là phân chia bè đảng. Do dó người sáng lập nền cộng hòa muốn tránh mối nguy hại thì phải tìm hết cảnh bảo đảm cho trong nước không sợ bè đảng (Xem "Linh sử Florentis", quyển 7).
    Được roseline sửa chữa / chuyển vào 23:00 ngày 11/04/2004
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    3. NẾU Ý CHÍ CHUNG CÓ THỂ LẦM LẪN
    Ý chí chung bao giờ cũng thẳng và luôn luôn hướng tới lợi ích chung nhưng không phải mọi điêu luận giải của dân chúng đều là đúng đắn. Ai cũng muốn mình được tốt lành, nhưng có phải lúc nào người ta cũng nhìn thấy cái tốt lành đâu. Người ta chẳng bao giờ cố tình làm hư hỏng dán chúng, nhưng thường thường người ta vẫn lừa dối dân, đó là lúc dường như người ta mong muốn điều xấu.
    Cũng thường khi có sự khác nhau giữa ý chí của mọi người và ý chí chung. ý chí chung chỉ tính đến lợi ích chung; ý chí của mọi người lại nhìn vào lợi ích riêng và chỉ là tổng số những ý chí riêng lẻ. Nếu trừ đi những ý chí riêng lẻ xung khắc nhau quá quắt [2*] thì số dư sẽ là ý chí chung. Nếu dân chúng được thông tin một cách đầy đủ, khi họ luận giải vấn đê, dù cho là không ai trao đổi riêng với ai, thì qua rất nhiều sự khác biệt nhỏ, cuộc luận giải vẫn cứ dẫn tới ý chí chung, kết quả sẽ luôn luôn tốt đẹp. Nhưng khi có những âm mưu, những nhóm nhỏ dựa đẫm vào tập thể lớn, thì ý chí chung của mỗi nhóm lẻ chỉ là ý chí riêng đối với cả quốc gia; lúc đó không thể nói ràng mỗi người là một cử tri, mà phải nói mỗi nhóm nhỏ là một cử tri, và kết quả sẽ ít gần với ý chí chung hơn. Cuối cùng, khi một nhóm nào to phình lên trùm lợp tất cả các nhóm khác, ta sẽ không có được tổng số eủa nhiễu sự khác biệt nhỏ , mà chỉ có một sự khác biệt duy nhất, lúc đó sẽ không còn ý chí chung nữa, và ý kiến quyết đinh chỉ là ý kiến riêng.
    Muốn cho ý chí chung được bày tỏ rõ rệt thì trong một Nhà nước không nên có các phe nhóm riêng, để cho mỗi công dân được quan niệm theo ý họ [3*]. Đó là thể chế tuyệt vời duy nhất của Lycurgue (21) vĩ đại. Ví như có những phe nhóm riêng lẻ thì nên nâng số lượng các nhóm lên, và ngăn tránh sự không đồng đều giữa các phe nhóm,như Solon (22), Numa (23), Servius (24) đã từng làm. Đó là cách đề phòng tốt nhất để bảo đảm ý chí chung được soi sáng và dân chúng không bị lầm lẫn.
    -----------------------------------------------------------------
    [2*]. Hầu tuớc d''Argenson nói: Mỗi lợi ích có nguyên tắc riêng của nó. Hai lợi ích riêng hòa hợp được với nhau là do nó đối lập với lợi ích của người thứ ba. Có thể nói thêm rằng sự ăn ý của tất cả tạo thành cái đối lập với ý chí của mỗi một người. Nếu không có tí gì là lợi ích khác biệt nhau, người ta sẽ nhìn ra ngay lợi ích chung, không vướng một trở ngại nào; mọi việc sẽ tự nó trôi chảy; lúc đó chính trị thôi không còn là một nghệ thuật nũa.
    [3*]. Machiavel nói: "Verss cose e che alcumi divisioni nuocono alle republiche es alcune giovano; quellê nuocono che sono delle song delle settec da partigieni aocompagnéte, quelle giovano che senze; sezza partigieni, simatengono. Non potendo adunque provedere un fandatore d''''une republics che non siano nimicige in quella, ha da proveder almeno che non vi sieno sette. (Hist. Florent. Uy.VII) - Câu La tinh trên do tác giả chú thích, có nghĩa là: "Tất nhiên, có những cách phân chia gây hại và những cách phân chia có ích cho nền cộng hòa. Cách phân chia gây hại là phân chia bè đảng. Do dó người sáng lập nền cộng hòa muốn tránh mối nguy hại thì phải tìm hết cảnh bảo đảm cho trong nước không sợ bè đảng (Xem "Linh sử Florentis", quyển 7).
    Được roseline sửa chữa / chuyển vào 23:00 ngày 11/04/2004
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    4. GIỚI HẠN CỦA QUYỀN LỰC TỐI CAO
    Nếu Nhà nước và thành bang chỉ là một con người tinh thần nhờ sự đoàn kết của các thành viên mà tồn tại, và nếu điều quan tâm chủ yếu, bậc nhất của Nhà nước là tồn tại, thì phải có một lực lượng chung có tính chất cưỡng chế để động viên và xếp đặt cho mỗi bộ phận đều được thỏa đáng với toàn bộ. Thiên nhiên đã ban cho con người cái quyền tuyệt đối sử dụng tứ chi, thì công ước xã hội cũng phải trao cho cơ thể chính trị cái quyền tuyệt đối đối với các thành viên của nó. Chính cái quyền tuyệt đối ấy được điều hành bằng chí chung, mang tên là quyền lực tối cao.
    Nhưng ngoài con người công cộng (tức là quyền lực tối cao) đó, ta phải xem xét đến những con người riêng lẻ, thành viên của xã hội, mà cuộc sống và tự do của họ tất yếu phải phụ thuộc vào xã hội. Vậy phải phân biệt quyền của các công dân và quyền của cơ quan quyền lực tối cao [4*], đồng thời phân biệt nghĩa vụ của thần dân với quyến tự nhiên mà con người được hưởng.
    Cái mà mỗi người hy sinh về quyền năng, tài sản, tự do của họ theo Công ước xã hội chỉ là một phần của quyền năng, tài sản và tự do chung mà cộng đồng người được sử dụng. Nhưng ta cũng phải nhận rằng chỉ có cơ quan quyền lực tôi cao là người phán xét về cách sử dụng chung đó.
    Một công dân phải làm những gì cho quốc gia do cơ quan quyền lực tối cao yêu cầu. Nhưng cơ quan tối cao cũng không thể yêu cầu, hoặc mong muốn công dân làm điều vô ích cho cộng đồng; vì theo qui luật lý tính cũng như qui luật tự nhiên, việc vô ích không có nguyên nhân thì không thể xảy ra được.
    Những mối dây ràng buộc chúng ta vào cơ thể xã hội chỉ là cưỡng chế khi nào nó là sự ràng buộc cả hai phía, có đi có lại. Tính chất của nó là trong khi thực hiện sự ràng buộc, người ta vừa làm cho kẻ khác lại vừa làm cho chính mình. Vì sao ý chí chung bao giờ cũng thẳng thắn, mà mọi người thì luôn luôn quan tâm đến hạnh phúc cho mỗi một cá nhân mình ? Chỉ tại không ai là không nắm vững từ ngữ "mỗi người". Trong khi tán thành với mọi người họ cũng chỉ nghĩ đến bản thân họ thôi. Điều này chứng minh rằng sự bình đắng về quyền, và khái niệm công lý do đó nảy sinh đều phát tích từ bản chất của con người, ai cũng muốn giành ưu tiên về phần mình. Ý chí chung thuôn thật sự là ý chí chung,thì phải là ý chí chung từ trong đối tượng và trong bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dụng cho tất cả. Ý chí chúng sẽ nhất sự đúng đắn tự nhiên khi nó thiên về nhột đối tượng riêng lẻ nhất định (ND), bởi vì lúc đó ta sẽ không có được những nguyên tắc chỉ đạo chính xác khi phải phán đoán một điều xa lạ. Gặp một trường hợp phải xử trí việc tư, mà công ước chung xưa nay chưa nói tới thì thật là khó phán xét.'' Đây là vụ án mà một bên là những cá nhân eo liên đới và bên kia là công chúng, nhưng ta luiullg tìm ra luật mà cũng chẳng thấy quan tòa để tuyên xử. Trường hợp này ta không thể dựa vào lời phán quyết dứt khoát của ý chí chung được. Lời phán quyết ấy chỉ có thể là thiên về bên này hoặc thiên về bên kia nếu bên này cho là đúng đắn thì bên kia cho là xa lạ, thiên lệch; do đó dẫn tới bất công và sai lầm. Nếu như ý chí cá nhân không thể nào đại biểu cho ý chí chung,thì ý chí chung một khi đã thiên về đối tượng cá nhân sẽ mất hết bản sắc không thể phán xét đúng đắn về một người hay một việc nào nữa. Ví dụ, khi dân chúng thành Athène bầu lên hay bãi miễn thủ lĩnh của họ, họ gắn vinh quang cho người bầu và xử phạt người bị truất. Bằng nhiều nghị định cụ th, họ thực hiện tất cả luật lệ của Nhà nước, không phân biệt đối xử với một ai. Lúc đó dân chúng không hành động với tư cách quyền lực tối cao mà với tư cách quan tòa. Điều trên đây có vẻ trái với ý kiến chung nhưng xin hãy để cho tôi trình bày tiếp ý kiến của mình.
    Như trên, ta thấy rằng cái tổng quát mọi ý chí là ít hơn tổng số tiếng nói mà lợi ích chung bao gồm lại; bởi vì trong cơ chế này, mỗi người tất nhiên phải theo những điều kiện mà họ muốn áp đặt cho kẻ khác. Khi người ta bàn cãi về công việc tư nhân, nếu quyền lợi và công lý phù hợp nhau thì cuộc luận giải chung sẽ đúng đắn, đó là do quyền lợi chung đã dung hợp và đồng nhất qui tắc của quan tòa với lý lẽ của phe phái.
    Từ khía cạnh nào lần lên tới nguyên lý ta cũng đều đi đến một kết luận như nhau. Nhớ rằng công ước xã hội qui định sự bình đẳng giữa các công dân; mọi người đều phải cam kết những điều kiện như nhau và được hưởng quyền ngang nhau. Do bản chất của công ước mà mọi điều khoản chính thức của ý chí chung đều ràng buộc hoặc tạo ra thuận lợi cho mọi công dân, đến mức mà cơ quan quyền lực tối cao chỉ cần biết dân tộc nói chung, không cần phân biệt bất cứ một thành viên riêng lẻ nào.
    Vậy điều khoản về quyền lực tố cao là gì ? Đó không phải một bản công ước giữa cấp trên với cấp dưới, mà là công ước giữa cơ thể với tứ chi. Bản công ước này thật chính đáng vì có khoán ước xã hội làm cơ sở; thật công bằng hợp lý vì có tác dụng chung cho tất cả, thật hữu ích vì nó chỉ nhằm một đối tượng duy nhất là mưu lợi ích cho mọi người, thật vững chắc vì nó được bảo đảm bằng lực lượng công chúng và quyền năng tố cao. Chừng nào các công dân chỉ phục tùng những công ước như vậy thì họ chẳng phải cúi đầu tuân lệnh người nào, mà chỉ tuân theo ý chí của mình thôi.
    Hỏi quyền của cơ quan quyền lực tối cao và quyền của công dân tương ứng với nhau sẽ lấy đâu làm giới hạn, tức là hỏi rằng quyền lực tối cao và quyền của công dân có thể ràng buộc lẫn nhau đến mức nào, ở điểm nào: Mỗi người ràng buộc với tất cả vì tất cả ràng buộc với mỗi người. Như vậy quyền của cơ quan tối cao đều là tuyệt đối, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cũng không và không thể vượt qua giới hạn của các công ước tổng quát; mọi người có thể sử dụng thoải mái quyền tự do và phúc lợi mà các công ước đã dành cho mình; đến mức quyền lực tối cao không thể trao trách nhiệm cho người này nặng nề hơn người khác, vì như thế sẽ là thiên vi, và không xứng đáng với quyền lực tối cao nữa.
    Ví phỏng những điều thiên vị, phân biệt đôi xử như trên được chấp nhận, thì trong công. ước xã hội sẽ không có một sự hy sinh chân thật nào của cá nhân. Nếu có hy sinh chẳng qua là họ đổi cảnh ngộ trước kia mà lấy cảnh ngộ hiện tại mà họ thích thú hơn. Đó không phải là hy sinh mà chỉ là đổi chác vụ lợi, đổi cái bập bênh chưa chắc chắn để lấy cái tất hơn và ăn chắc hơn; như đổi sự độc lập tự nhiên để lấy tự do, đổi cái quyền dược làm hại người khác để lấy quyền an ninh cho bản thân, đổi sức lực có hạn của mình mà nhiều người có thể đánh bại để lấy quyền bất khả xâm phạm được cộng đồng xã hội bảo lĩnh. Ngay khi người công dân hiến dâng sinh mệnh cho Nhà nước thì bản thân họ cũng được bảo vệ thường xuyên; còn như dùng sinh mệnh mình để bảo vệ chính mình thì có lợi ích gì ? Lấy gì bù lại cái sinh mạng bị mất đi? Trong trạng thái tự nhiên, một khi buộc phải lao vào cuộn xâu xé, con người ném cả sinh mạng vào chỗ nguy nan để tự bảo vệ. Vậy là chỉ mất mạng đê được sinh tồn hay sao ?
    Mọi người phải chiến đấu vì Tổ quốc, điều đó là đúng; nhưng chiến đấu và hy sinh tính mạng vì mình thì có ích gì? Bỏ chạy để được an toàn có phải là hơn không? Bỏ chạy ít nhất cũng đỡ nguy hiểm cho tính mạng hơn là xông vào đánh nhau để mất mạng.
  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    4. GIỚI HẠN CỦA QUYỀN LỰC TỐI CAO
    Nếu Nhà nước và thành bang chỉ là một con người tinh thần nhờ sự đoàn kết của các thành viên mà tồn tại, và nếu điều quan tâm chủ yếu, bậc nhất của Nhà nước là tồn tại, thì phải có một lực lượng chung có tính chất cưỡng chế để động viên và xếp đặt cho mỗi bộ phận đều được thỏa đáng với toàn bộ. Thiên nhiên đã ban cho con người cái quyền tuyệt đối sử dụng tứ chi, thì công ước xã hội cũng phải trao cho cơ thể chính trị cái quyền tuyệt đối đối với các thành viên của nó. Chính cái quyền tuyệt đối ấy được điều hành bằng chí chung, mang tên là quyền lực tối cao.
    Nhưng ngoài con người công cộng (tức là quyền lực tối cao) đó, ta phải xem xét đến những con người riêng lẻ, thành viên của xã hội, mà cuộc sống và tự do của họ tất yếu phải phụ thuộc vào xã hội. Vậy phải phân biệt quyền của các công dân và quyền của cơ quan quyền lực tối cao [4*], đồng thời phân biệt nghĩa vụ của thần dân với quyến tự nhiên mà con người được hưởng.
    Cái mà mỗi người hy sinh về quyền năng, tài sản, tự do của họ theo Công ước xã hội chỉ là một phần của quyền năng, tài sản và tự do chung mà cộng đồng người được sử dụng. Nhưng ta cũng phải nhận rằng chỉ có cơ quan quyền lực tôi cao là người phán xét về cách sử dụng chung đó.
    Một công dân phải làm những gì cho quốc gia do cơ quan quyền lực tối cao yêu cầu. Nhưng cơ quan tối cao cũng không thể yêu cầu, hoặc mong muốn công dân làm điều vô ích cho cộng đồng; vì theo qui luật lý tính cũng như qui luật tự nhiên, việc vô ích không có nguyên nhân thì không thể xảy ra được.
    Những mối dây ràng buộc chúng ta vào cơ thể xã hội chỉ là cưỡng chế khi nào nó là sự ràng buộc cả hai phía, có đi có lại. Tính chất của nó là trong khi thực hiện sự ràng buộc, người ta vừa làm cho kẻ khác lại vừa làm cho chính mình. Vì sao ý chí chung bao giờ cũng thẳng thắn, mà mọi người thì luôn luôn quan tâm đến hạnh phúc cho mỗi một cá nhân mình ? Chỉ tại không ai là không nắm vững từ ngữ "mỗi người". Trong khi tán thành với mọi người họ cũng chỉ nghĩ đến bản thân họ thôi. Điều này chứng minh rằng sự bình đắng về quyền, và khái niệm công lý do đó nảy sinh đều phát tích từ bản chất của con người, ai cũng muốn giành ưu tiên về phần mình. Ý chí chung thuôn thật sự là ý chí chung,thì phải là ý chí chung từ trong đối tượng và trong bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dụng cho tất cả. Ý chí chúng sẽ nhất sự đúng đắn tự nhiên khi nó thiên về nhột đối tượng riêng lẻ nhất định (ND), bởi vì lúc đó ta sẽ không có được những nguyên tắc chỉ đạo chính xác khi phải phán đoán một điều xa lạ. Gặp một trường hợp phải xử trí việc tư, mà công ước chung xưa nay chưa nói tới thì thật là khó phán xét.'' Đây là vụ án mà một bên là những cá nhân eo liên đới và bên kia là công chúng, nhưng ta luiullg tìm ra luật mà cũng chẳng thấy quan tòa để tuyên xử. Trường hợp này ta không thể dựa vào lời phán quyết dứt khoát của ý chí chung được. Lời phán quyết ấy chỉ có thể là thiên về bên này hoặc thiên về bên kia nếu bên này cho là đúng đắn thì bên kia cho là xa lạ, thiên lệch; do đó dẫn tới bất công và sai lầm. Nếu như ý chí cá nhân không thể nào đại biểu cho ý chí chung,thì ý chí chung một khi đã thiên về đối tượng cá nhân sẽ mất hết bản sắc không thể phán xét đúng đắn về một người hay một việc nào nữa. Ví dụ, khi dân chúng thành Athène bầu lên hay bãi miễn thủ lĩnh của họ, họ gắn vinh quang cho người bầu và xử phạt người bị truất. Bằng nhiều nghị định cụ th, họ thực hiện tất cả luật lệ của Nhà nước, không phân biệt đối xử với một ai. Lúc đó dân chúng không hành động với tư cách quyền lực tối cao mà với tư cách quan tòa. Điều trên đây có vẻ trái với ý kiến chung nhưng xin hãy để cho tôi trình bày tiếp ý kiến của mình.
    Như trên, ta thấy rằng cái tổng quát mọi ý chí là ít hơn tổng số tiếng nói mà lợi ích chung bao gồm lại; bởi vì trong cơ chế này, mỗi người tất nhiên phải theo những điều kiện mà họ muốn áp đặt cho kẻ khác. Khi người ta bàn cãi về công việc tư nhân, nếu quyền lợi và công lý phù hợp nhau thì cuộc luận giải chung sẽ đúng đắn, đó là do quyền lợi chung đã dung hợp và đồng nhất qui tắc của quan tòa với lý lẽ của phe phái.
    Từ khía cạnh nào lần lên tới nguyên lý ta cũng đều đi đến một kết luận như nhau. Nhớ rằng công ước xã hội qui định sự bình đẳng giữa các công dân; mọi người đều phải cam kết những điều kiện như nhau và được hưởng quyền ngang nhau. Do bản chất của công ước mà mọi điều khoản chính thức của ý chí chung đều ràng buộc hoặc tạo ra thuận lợi cho mọi công dân, đến mức mà cơ quan quyền lực tối cao chỉ cần biết dân tộc nói chung, không cần phân biệt bất cứ một thành viên riêng lẻ nào.
    Vậy điều khoản về quyền lực tố cao là gì ? Đó không phải một bản công ước giữa cấp trên với cấp dưới, mà là công ước giữa cơ thể với tứ chi. Bản công ước này thật chính đáng vì có khoán ước xã hội làm cơ sở; thật công bằng hợp lý vì có tác dụng chung cho tất cả, thật hữu ích vì nó chỉ nhằm một đối tượng duy nhất là mưu lợi ích cho mọi người, thật vững chắc vì nó được bảo đảm bằng lực lượng công chúng và quyền năng tố cao. Chừng nào các công dân chỉ phục tùng những công ước như vậy thì họ chẳng phải cúi đầu tuân lệnh người nào, mà chỉ tuân theo ý chí của mình thôi.
    Hỏi quyền của cơ quan quyền lực tối cao và quyền của công dân tương ứng với nhau sẽ lấy đâu làm giới hạn, tức là hỏi rằng quyền lực tối cao và quyền của công dân có thể ràng buộc lẫn nhau đến mức nào, ở điểm nào: Mỗi người ràng buộc với tất cả vì tất cả ràng buộc với mỗi người. Như vậy quyền của cơ quan tối cao đều là tuyệt đối, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cũng không và không thể vượt qua giới hạn của các công ước tổng quát; mọi người có thể sử dụng thoải mái quyền tự do và phúc lợi mà các công ước đã dành cho mình; đến mức quyền lực tối cao không thể trao trách nhiệm cho người này nặng nề hơn người khác, vì như thế sẽ là thiên vi, và không xứng đáng với quyền lực tối cao nữa.
    Ví phỏng những điều thiên vị, phân biệt đôi xử như trên được chấp nhận, thì trong công. ước xã hội sẽ không có một sự hy sinh chân thật nào của cá nhân. Nếu có hy sinh chẳng qua là họ đổi cảnh ngộ trước kia mà lấy cảnh ngộ hiện tại mà họ thích thú hơn. Đó không phải là hy sinh mà chỉ là đổi chác vụ lợi, đổi cái bập bênh chưa chắc chắn để lấy cái tất hơn và ăn chắc hơn; như đổi sự độc lập tự nhiên để lấy tự do, đổi cái quyền dược làm hại người khác để lấy quyền an ninh cho bản thân, đổi sức lực có hạn của mình mà nhiều người có thể đánh bại để lấy quyền bất khả xâm phạm được cộng đồng xã hội bảo lĩnh. Ngay khi người công dân hiến dâng sinh mệnh cho Nhà nước thì bản thân họ cũng được bảo vệ thường xuyên; còn như dùng sinh mệnh mình để bảo vệ chính mình thì có lợi ích gì ? Lấy gì bù lại cái sinh mạng bị mất đi? Trong trạng thái tự nhiên, một khi buộc phải lao vào cuộn xâu xé, con người ném cả sinh mạng vào chỗ nguy nan để tự bảo vệ. Vậy là chỉ mất mạng đê được sinh tồn hay sao ?
    Mọi người phải chiến đấu vì Tổ quốc, điều đó là đúng; nhưng chiến đấu và hy sinh tính mạng vì mình thì có ích gì? Bỏ chạy để được an toàn có phải là hơn không? Bỏ chạy ít nhất cũng đỡ nguy hiểm cho tính mạng hơn là xông vào đánh nhau để mất mạng.
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    5. QUYỀN SINH TỬ
    Hỏi rằng các cá nhân không có quyền sử dụng sinh mạng của mình, sao lại có thể trao cho cơ quan tối cao cái quyền mà mình không có ấy? Câu hỏi này có vẻ khó giải đáp chỉ vì cách đặt vấn đề không đúng. Mọi người có quyền liều mình để tự bảo vệ mình chứ! Một người bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát nạn cháy nhà, có ai kết tội anh ta là tự sát? Có ai kết tội những người chết đuối khi chèo thuyền vào bờ để tránh cơn bão ?
    Mục đích của công ước (traité) xã hội là bảo vệ những người ký kết công ước. Ai muốn tới đích thì cũng muốn có phương tiện; mà phương tiện thì không tránh khỏi đôi khi không may bị sứt mẻ. Ai muốn dựa vào kẻ khác để bảo vệ sinh mạng mình thì cũng phải đưa sinh mạng mình ra khi mọi người cần đến. Người công lân không thể cân nhắc trước tai họa mà luật nước đã yêu cầu anh phải đương đầu. Khi nguyên thủ quốc gia bảo Nước nhà cần đến cái chết của anh,thì người công dân phải chết. Cái chết đó chẳng qua là điều kiện đổi lấy sự sống an toàn mà anh ta được hưởng từ trước tới đó. Lúc này sinh mạng anh không còn là một công trình sáng tạo của thiên nhiên nữa, mà là một cống vật có điều kiện cho quốc gia.
    Tội tử hình đối với phạm nhân có lẽ cũng theo một quan điểm tương tự. Không muốn làm nạn nhân của bọn sát nhân, người ta đành chịu tội chết nếu tự mình lại phạm tội giết người. Trong sự thoả thuận này người ta chỉ nghĩ đến bảo đảm tính mệnh mà không nghĩ đến sử dụng tính mệnh; cả hai bên thỏa thuận không có ai là kẻ tính đến chuyện để cho mình bị treo cổ.
    Một người làm bậy, vi phạm quyền xã hội, trở thành kẻ loạn nghịch và phản bội tố quốc, hắn phá hoại pháp luật quốc gia, không còn là thành viên quốc gia, mà là kẻ tuyên chiến với quốc gia. Sự sinh tồn của quốc gia không thể dung hợp với sự sinh tồn của hắn; một trong hai bên phải bị tiêu diệt; và khi người ta xử tử hắn không phải là xử một công dân, mà là xử một kẻ thù. Các thủ tục tố tụng, tuyên án đều chứng minh hắn đã phá hoại hiệp ước xã hội nên không còn là thành viên xã hội nữa. Một khi hắn bị bắt giữ và nhân tội, hắn phải bị loại trừ như một kẻ vi phạm công ước, hoặc bằng án tử hình như một kẻ thù của tất cả mọi người. Một kẻ thù như thế không còn là con người tinh thần nói chung mà là con người cụ thể phải vận dụng luật chiến tranh với hắn: giết kẻ bại trận.
    Nhưng người ta sẽ nói: xử tội một người là điều khoản cá biệt. Phải, xử tội như vậy không dính gì đến cơ quan quyền lực tối cao; đó là quyền mà cơ quan tối cao có thể tham chiến nhưng không ứng dụng cho bản thân nó. Hay dùng hình phạt bao giờ cũng là biểu hiện của yếu đuối và lười biếng trong việc cai trị. Không có cái ác nào mà lại không thể cải thiện được trong một việc nào đó. Chỉ có quyền xử tử để răn đe chung khi ta không thể giữ kẻ tội phạm nhột cách yên ổn.
    Quyền ân xá hoặc miễn tội cho kẻ đã bị tuyên án là thuộc về kẻ đứng trên quan tòa và luật pháp. Quyền này cũng chỉ nên dùng một cách họa hoằn thôi: Trong một nước khéo cai trị, ít dùng hình phạt không phải vì thủ lĩnh có tính khoan dung mà vì ít người phạm tội. Khi Nhà nước suy thoái, tội phạm quá nhiều thì khó trừng phạt.
    Dưới chế độ cộng hòa La Mã, Viện nguyên lão, quan chấp chính không hay khoan hồng, mà dân chúng cũng không thích khoan hồng, mặc dầu nhiều khi họ thay đổi sự phán xét của chính mình. Hay khoan hồng tức là báo hiệu rằng sự trừng phạt sẽ không cần nữa; mọi người thấy như thế hoặc tự nó sẽ dẫn đến chỗ đó. Nhưng tôi nghe trái tim mình đang thì thầm và giữ ngòi bút tôi lại: ta hãy trao đổi những vấn đề này với một người chưa hề phạm tội và không cần đến lượng khoan hồng.
    -----------------------------------------------------------------------------------
    [4*]. Xin các bạn đọc chăm chú đừng vội phê phán tôi là trước sau mâu thuẫn. Do ngôn ngữ của ta còn nghèo, tôi không tránh được sự lúng túng trong thuật ngữ. Xin hãy chờxem đoạn sau.
    [5*].Từ ngữ "Cộng hòa", theo tôi hiểu, không có nghĩa quí tộc hay dân chủ nói chung, mà nói chung là tất cả những chính phủ dựa vào ý chí chung, dựa theo luật. Chớ lầm lẫn chính phủ với cơ quan quyền lực tối cao: Chính phủ chỉ là các bộ. Như thế thì một nuớc quân chủ cũng có thể theo chế độ cộng hòa. Vấn đề này sê được làm sáng tỏ trong quyển sau.
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    5. QUYỀN SINH TỬ
    Hỏi rằng các cá nhân không có quyền sử dụng sinh mạng của mình, sao lại có thể trao cho cơ quan tối cao cái quyền mà mình không có ấy? Câu hỏi này có vẻ khó giải đáp chỉ vì cách đặt vấn đề không đúng. Mọi người có quyền liều mình để tự bảo vệ mình chứ! Một người bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát nạn cháy nhà, có ai kết tội anh ta là tự sát? Có ai kết tội những người chết đuối khi chèo thuyền vào bờ để tránh cơn bão ?
    Mục đích của công ước (traité) xã hội là bảo vệ những người ký kết công ước. Ai muốn tới đích thì cũng muốn có phương tiện; mà phương tiện thì không tránh khỏi đôi khi không may bị sứt mẻ. Ai muốn dựa vào kẻ khác để bảo vệ sinh mạng mình thì cũng phải đưa sinh mạng mình ra khi mọi người cần đến. Người công lân không thể cân nhắc trước tai họa mà luật nước đã yêu cầu anh phải đương đầu. Khi nguyên thủ quốc gia bảo Nước nhà cần đến cái chết của anh,thì người công dân phải chết. Cái chết đó chẳng qua là điều kiện đổi lấy sự sống an toàn mà anh ta được hưởng từ trước tới đó. Lúc này sinh mạng anh không còn là một công trình sáng tạo của thiên nhiên nữa, mà là một cống vật có điều kiện cho quốc gia.
    Tội tử hình đối với phạm nhân có lẽ cũng theo một quan điểm tương tự. Không muốn làm nạn nhân của bọn sát nhân, người ta đành chịu tội chết nếu tự mình lại phạm tội giết người. Trong sự thoả thuận này người ta chỉ nghĩ đến bảo đảm tính mệnh mà không nghĩ đến sử dụng tính mệnh; cả hai bên thỏa thuận không có ai là kẻ tính đến chuyện để cho mình bị treo cổ.
    Một người làm bậy, vi phạm quyền xã hội, trở thành kẻ loạn nghịch và phản bội tố quốc, hắn phá hoại pháp luật quốc gia, không còn là thành viên quốc gia, mà là kẻ tuyên chiến với quốc gia. Sự sinh tồn của quốc gia không thể dung hợp với sự sinh tồn của hắn; một trong hai bên phải bị tiêu diệt; và khi người ta xử tử hắn không phải là xử một công dân, mà là xử một kẻ thù. Các thủ tục tố tụng, tuyên án đều chứng minh hắn đã phá hoại hiệp ước xã hội nên không còn là thành viên xã hội nữa. Một khi hắn bị bắt giữ và nhân tội, hắn phải bị loại trừ như một kẻ vi phạm công ước, hoặc bằng án tử hình như một kẻ thù của tất cả mọi người. Một kẻ thù như thế không còn là con người tinh thần nói chung mà là con người cụ thể phải vận dụng luật chiến tranh với hắn: giết kẻ bại trận.
    Nhưng người ta sẽ nói: xử tội một người là điều khoản cá biệt. Phải, xử tội như vậy không dính gì đến cơ quan quyền lực tối cao; đó là quyền mà cơ quan tối cao có thể tham chiến nhưng không ứng dụng cho bản thân nó. Hay dùng hình phạt bao giờ cũng là biểu hiện của yếu đuối và lười biếng trong việc cai trị. Không có cái ác nào mà lại không thể cải thiện được trong một việc nào đó. Chỉ có quyền xử tử để răn đe chung khi ta không thể giữ kẻ tội phạm nhột cách yên ổn.
    Quyền ân xá hoặc miễn tội cho kẻ đã bị tuyên án là thuộc về kẻ đứng trên quan tòa và luật pháp. Quyền này cũng chỉ nên dùng một cách họa hoằn thôi: Trong một nước khéo cai trị, ít dùng hình phạt không phải vì thủ lĩnh có tính khoan dung mà vì ít người phạm tội. Khi Nhà nước suy thoái, tội phạm quá nhiều thì khó trừng phạt.
    Dưới chế độ cộng hòa La Mã, Viện nguyên lão, quan chấp chính không hay khoan hồng, mà dân chúng cũng không thích khoan hồng, mặc dầu nhiều khi họ thay đổi sự phán xét của chính mình. Hay khoan hồng tức là báo hiệu rằng sự trừng phạt sẽ không cần nữa; mọi người thấy như thế hoặc tự nó sẽ dẫn đến chỗ đó. Nhưng tôi nghe trái tim mình đang thì thầm và giữ ngòi bút tôi lại: ta hãy trao đổi những vấn đề này với một người chưa hề phạm tội và không cần đến lượng khoan hồng.
    -----------------------------------------------------------------------------------
    [4*]. Xin các bạn đọc chăm chú đừng vội phê phán tôi là trước sau mâu thuẫn. Do ngôn ngữ của ta còn nghèo, tôi không tránh được sự lúng túng trong thuật ngữ. Xin hãy chờxem đoạn sau.
    [5*].Từ ngữ "Cộng hòa", theo tôi hiểu, không có nghĩa quí tộc hay dân chủ nói chung, mà nói chung là tất cả những chính phủ dựa vào ý chí chung, dựa theo luật. Chớ lầm lẫn chính phủ với cơ quan quyền lực tối cao: Chính phủ chỉ là các bộ. Như thế thì một nuớc quân chủ cũng có thể theo chế độ cộng hòa. Vấn đề này sê được làm sáng tỏ trong quyển sau.
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    6. BÀN VỀ LUẬT
    Với công ước xã hội, chúng ta làm cho cơ thể chính trị tồn tại và có một đời sống. Ta lại phải lấy việc lập pháp để làm cho cơ thể chính trị có vận động và có ý chí; vì điều khoản đầu tiên làm cho cơ thể chính trị hình thành và cố kết chưa phải là điều khoản làm cho nó được bảo toàn.
    Sự vật tốt lành và hợp với trật tự là do bản chất của nó, chứ không phụ thuộc vào các công ước giữa người với người.Tất cả công lý là tự Trời mà ra. Trời là nguồn gốc của công lý. Nhưng nếu ta, biết tiếp nhận công lý từ Trời thì ta chẳng cần đến Chính phủ và luật pháp nữa. Tất nhiên là có một công lý phổ thông toát ra từ lý trí; nhưng công lý đó muốn được chấp nhận nhận phải có đi có lại. Xem xét các sự vật một cách phàm tục, ta thấy dường như thiên nhiên đã qui đinh rằng luật công bằng không ăn nhằm gì với con người. Pháp luật chỉ làm tốt cho kẻ ác và làm xấu cho người đứng đắn. Anh ta tôn trọng luật pháp đối với mọi người, nhưng mọi người lại không tôn trọng luật pháp với anh ta. Vậy phải có những công ước và những đạo luật để gắn liền quyền hạn và nghĩa vụ, đưa công lý về với đối tượng của nó.
    Trong trạng thái tự nhiên, mọi cái đều là chung cho mọi người, tôi chẳng phải làm gì cho những người mà tôi không hứa hẹn gì với họ. Tôi chỉ nhận làm cho người khác cái gì mà tôi thấy bổ ích cho tôi. Trong trạng thái dân sự thì không thể, ở đây mọi quyền đều do luật qui đinh.
    Vậy rốt cuộc luật lệ là gì ? Chừng nào người ta còn gắn cho chữ luật những ý niệm siêu hình thì người ta cứ việc luận giải mà không cần phải hiểu thấu; và khi người ta nói về qui luật tự nhiên thi người ta chẳng biết gì hơn về luật của Nhà nước.
    Trên kia tôi đã nói không có gì là ý chí chung trên một đối tượng cá nhân. Đối tượng cá nhân ấy có thể là trong Nhà nước hoặc ngoài Nhà nước. Nếu ở ngoài Nhà nước thì một ý chí khác với cá nhân anh không thể lấy chí chung đối với anh được. Nếu đối tượng cá nhân đó là ở trong Nhà nước, thì y chí chung dẫu là khác với ý riêng của anh, vẫn là ý chí chung đối với anh. Lúc đó hình thành một quan hệ giữa một bên là cá nhân, bên kia là toàn thể trừ cá nhân ấy. Nhưng toàn thể bớt đi một cá nhân thì không còn là toàn thế nữa, và mối quan hệ trên đây chỉ là giữa hai bên không đều nhau; ý chí bên này không thể là ý chí chung cho cả bên kia được.
    Khi toàn dân qui định một điều gì cho toàn dân thì họ chỉ xem xét đến toàn thể, nếu hình thành mối quan hệ thì phải là quan hệ giữa toàn thể trên một cách nhìn này với toàn thể trên một cách nhìn khác; cái toàn thể không hề bị chia tách ra. Như vậy chất liệu để xây dựng là chất liệu chung, cũng như ý chí xây dựng là ý chí chung. Cái đó tôi gọi là luật. Khi tôi nói luật bao giờ cũng là tổng quát chung cho mọi người (ND), tôi hiểu rằng luật coi tất cả thần dân là một cơ thể, mà trừu tượng hóa các hành động, không coi con người như một cá nhân hoặc như một hành động riêng lẻ. Luật có thể qui đinh rằng sẽ có một số đặc quyền, nhưng không nói rõ đặc quyền cho một cá nhân cụ thể nào. Luật cũng có thể chia công dân làm nhiều hạng, nhưng không chỉ định cụ thể người nọ người kia là thuộc hạng này hay hạng khác. Luật có thể qui đinh việc thành lập chính phủ và hệ thống cấp bậc, nhưng không cử ra một ông vua hay chỉ định ra một gia tộc nào là hoàng gia. Tóm lại mọi chức năng liên quan đến đối tượng cá nhân không phải là chức năng của quyền lực lập pháp.
    Trên tư tưởng này ta sẽ thấy rằng không nên hỏi ai là người làm ra luật, vì luật là những điều khoản của ý chí chung. Cũng không nên hỏi vị nguyên thủ có đứng trên luật không, vì ông ta cũng chỉ là một thành viên của Nhà nước. Cũng không nên hỏi luật có thể nào bất công chăng, vì không ai lại bất công với chính bản thân mình. Cũng không nên hỏi ta được tự do và phải tuân theo luật như thế nào, vì luật chỉ là ghi lại ý chí của ta mà thôi.
    Ta cũng lấy rằng luật lệ thống nhất cái tổng thể của ý chí với tổng thể của đối tượng. Cái mà một người, vô luận chức tước gì, ra lệnh cho lột cá nhân làm, không phải là luật. Ngay cái mà cơ quan quyền lực tối cao ra lệnh cho một đối tượng cá nhân cũng không phải luật, mà chỉ là một nghị định. Nó không phải việc của cơ quan tối cao mà của cá nhân pháp quan.
    Vậy nước cộng hòa là tất cả những nước nào do luật trị vì bất kể trị vì dưới hình thức nào. Luật trị vì tức là lợi ích chung trị vì. Cái chung là một cái gì đó khá quan trọng.Tất cả những chính phủ chính đáng đều là chính phủ cộng hòa [5*]. Sau đây tôi sẽ giải thích chính phủ là gì.
    Luật chỉ là những điều kiện chính thức của việc tập hợp dân sự. Dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật (ND) . Chỉ những người họp thành xã hội mới có quyền xử lý các điều kiện xã hội. Nhưng người ta xử lý nó như thế nào? Phải chăng đó là một cuộc thảo luận chung, theo một sáng kiến nhất thời ? Cơ thể chính tri có một bộ máy nào để công bố ý chí chung hay không ? Ai sẽ làm cho cơ quan đó có được sự nhìn xa cần thiết để soạn thành các luật và cồng bố

Chia sẻ trang này