1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Khế ước xã hội - Jean Jacques Rousseau

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 11/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    14. VÀ LẠI TIẾP THEO
    Khi dân chúng được tập hợp lại để thực hiện chức năng cơ quan quyền lực tối cao thì mọi thẩm quyền của chính phủ đều phải tạm đình chỉ; quyền hành pháp tạm gác lại; nhân cách của người công dân thấp nhất cũng thiêng liêng, bất khả xâm phạm như nhân cách của vi pháp quan cao cấp. Nhân dân trước đây được đại diện, bây giờ đã có mặt trên quảng trường, thì không cần ai đại diện cho họ nữa. Phần lớn các tranh luận huyên náo trong hội nghị toàn dân La Mã đều coi thường hoặc không biết đến nguyên tắc đại diện. Trong hội nghi toàn dân, các vị chấp chính quan chỉ là người chủ tọa cho dân chúng bàn cãi; các hộ dân quan chỉ là những diễn giả bình thường[12*]. Ở đây viện nguyên lão không có ý nghĩa gì cả.
    Trong thời gian hội nghị toàn dân, người cầm đầu chính phủ thừa nhận hoặc buộc phải thừa nhận một thượng cấp hiện hữu.
    Đây là thời điểm đáng lo nhất của vị nguyên thủ. Hội nghị toàn dân là dây cương cho cơ chế chính trị, là bộ hãm của chính phủ, đó là thời gian lo lắng của các thủ tướng, cho nên họ thận trọng, họ tranh biện, họ gây khó khăn, họ hứa hẹn, không từ một thủ đoạn nào để làm cho các công dân phải chán nản. Nếu các công dân trong hội nghị toàn dân tiếc lời nhẹ dạ, thích nhàn hạ hơn là tự do , thì họ sẽ không chống nổi sự cố gắng gấp bội của chính phủ; lúc đó kháng lực của chính phủ sẽ tăng lên không ngừng, quyền uy tối cao của toàn dân tắt dần; hầu hết các thành bang sẽ đổ sụp và suy vong trước kỳ họp.
    Nhưng đứng giữa quyền uy tối cao của toàn dân là sự độc đoán của chính phủ, thường khi có xen vào một quyền lực trung gian mà ta phải bàn đến.
    15. ĐẠI BIỂU HOẶC ĐẠI DIỆN
    Đến một giai đoạn nhất đinh, công dân không coi việc phục vụ công cộng là việc chính của mình nữa. Họ thích đem tiền ra thuê người khác làm công vụ thay mình. Đó là lúc nhà nước suy thoái. Nếu phải ra trận, họ thuê người đi lính thay. Nếu phải tham dự hội đồng, họ chọn người đi họp thay. Cuối cùng dựa vào tiền bạc và tính lười biếng, họ sẽ có các đội quân để khống chế tổ quốc và có các đại diện để bán tổ quốc.
    Sự rối rắm trong thương mại và nghệ thuật, lòng hám lợi, tính mềm yếu và thích tiện lợi đã chuyển các nghĩa vụ cá nhân thành tiền bạc. Người ta bỏ ra một phần thu nhập để lấy lại nhiều hơn . Hãy bỏ tiền ra, anh sẽ có xiềng xích để trói buộc người! Cái từ "Tài chính" đồng nghĩa với từ "Nô lệ" đấy ? Ngày xưa trong các thành bang người ta không biết đến từ này.
    Trong một quốc gia hoàn toàn tự do, mọi công dân làm đủ mọi việc với bàn tay của chính mình, và không dùng đến tiền bạc đẽ thuê người khác làm thay. Chẳng những không thuê mướn, họ còn bỏ tiền ra để được tự mình tham gia làm nghĩa vụ.
    Tôi đang đi khá xa ý kiến chung. Tôi cho rằng hình thức diêu dịch ngày xưa ít trái ngược với tự do hơn là hình thức mua bán, thuê mướn ngày nay. Quốc gia càng được tổ chức tốt, người công dân càng quan tâm đến việc chung hơn là việc riêng của họ (ND). Vả lại việc riêng cũng chẳng có bao lăm, vì phúc lợi công cộng đã bảo đảm phần lớn cuộc sống của mỗi cá nhân, nên người công dân không phải lo toan mấy tí cho cá nhân mình.
    Trong một thành bang được cai trị tốt, người ta hồ hởi bay đến hội nghị toàn dân; trái lại trong các thành bang cai trị yếu, người ta không muốn cất bước đi họp, vì họ chẳng thích thú gì, chưa họp họ đã biết chắc rằng ý chí chung của nhân dân không được ai tôn trọng. Như vậy, trong thành bang xấu, mọi người đều bị bắt vào việc riêng để chăm lo lấy bản thân mình.
    Luật tốt khiến cho các hội nghi toàn dân bàn nên việc tốt. Luật xấu thì hội nghị toàn dân chỉ dẫn đến chỗ tồi tệ.
    Một khi có người bàn về việc nước mà nói: "Mặc kệ nó, can gì đến tôi", thì lúc đó có thể coi là đất nước không còn nữa.
    Lòng yêu nước nguội dần, lợi ích cá nhân nhao lên, quốc gia bị dàn trải ra, các cuộc chinh phạt, các vụ nhũng lạm của chính phủ, tất cả những cái đó khiến cho người ta nghĩ đến việc chỉ định đại biểu thay mặt dân chúng để dự các hội nghi quốc gia. Ở một số nước, người ta gọi lớp đại biểu dân chúng là "thứ dân". Như vậy lợi ích tư nhân được đặt lên hàng đầu và hàng hai, lợi ích công cộng bị đẩy xuống hàng thứ ba.
    Chủ quyền tối cao của toàn dân là không thể dùng người đại diện được, do đó nó cũng không thể bị xóa bỏ; nó nằm ngay trong ý chí của toàn dân, là ý chí chung thì không ai nói thay được. Nó là thế này, hay là thế khác chứ không chế ở dạng trung gian. Các đại diện nhàn dân không phải và không thể là người thay mặt nhân dân được; họ chỉ có thể là những ủy viên chấp hành, chứ không thể thay mặt nhân dân để kết luận một vấn đề gì dứt khoát. Mọi đạo luật mà dân chúng chưa trực tiếp thông qua đều vô giá trị, không thể gọi là luật được.
    Nhân dân Anh tưởng mình là tự do; thật ra họ lầm to. Họ chỉ tự do trong khi đi bầu các đại biểu nghị viện mà thôi; bầu xong đại biểu họ trở lại là nô lệ, không còn là cái thá gì nữa. Trong những ngày tự do ngắn ngủi đó, cái quyền tự do họ được dùng thật xứng với cái mất tự do phải chịu sau đó.
    Tư tưởng "đại biểu'' là tư tưởng hiện đại, nó nảy sinh từ chính phủ phong kiến, một thứ chính phủ bất công, mơ hồ, trong đó tính cách con người bị thoái hóa, danh hiệu con người bị xỉ vả.
    Trong các nền cộng hòa cổ xưa, ngay chế độ quí tộc cũng thế, không bao giờ nhân dân phải dùng đại biểu; người ta không hề biết đến cái từ ngữ "đại biểu" ấy.
    Ở La Mã, các hộ dân quan được coi trọng một cách thiêng liêng. Không ai nghĩ rằng họ dám xâm phạm chức năng của dân chúng. Ngay trong đám đông ít người có thể nhận mặt họ, họ cũng không bao giờ bỏ qua một cuộc biểu quyết toàn dân. Chỉ đến thời anh em Gracques (55) người ta mới phê phán các hộ dân quan. Thời ấy dân chúng thường huyên náo , gây lúng túng cho các hộ dân quan, có khi một số công dân leo lên cả mái nhà để bỏ phiếu cho bằng được.
    Ở đâu luật pháp và tự do được đặt lên trên hết thì ở đấy không gặp trở ngại gì, mọi việc đều diễn ra đúng mức. Ở những nơi này, nhân dân có thể để cho các võ quan cận vệ làm những việc mà hộ dân quan không dám làm, vì dân chúng không sợ rằng các võ quan đó sẽ đại diện họ.
    Tuy nhiên, cũng có lúc các hộ dân quan đại diện cho dân chúng. Muốn hiểu điều này chỉ cần liên tưởng đến trường hợp chính phủ đại diện cho cơ quan quyền lực tối cao.
    Luật chỉ là sự công bố của ý chí toàn dân, cho nên trong quyền lực lập pháp không ai có thể đứng ra thay mặt toàn dân để làm ra luật. Nhưng trong quyền lực hành pháp thì có thể và phải có người đại diện cho dân chúng: vì quyền hành pháp chỉ là sự ứng dụng luật mà thôi.
    Xem thế đủ biết rằng, nếu phân tích kỹ mọi việc, ta sẽ thấy rất ít quốc gia có luật chân chính. Thời cổ La Mã, các hộ dân quan không có quyền hành pháp, không bao giờ được đại diện cho dân chúng với quyền hạn của chức vụ mình. Chỉ khi nào hộ dân quan nắm lấy một phần chức vụ của chủ tịch viện nguyên lão thì mới có thể đại diện cho dân .
    Ở Hi Lạp, việc nào dân chúng phải giải quyết thì dân chúng tự làm lấy hết. Dân thường họp luôn trên quảng trường. Ở đây khí hậu dịu mát, con người không tham lam, các nô lệ làm việc của họ; việc chính của công dân là thực hiện tự do của mình, không có lợi thế ngang nhau làm sao nô lệ và công dân có thể hưởng quyền ngang nhau được ?
    Nước nào khí hậu khắc nghiệt thì phải có nhiều nhu cầu hơn[13*]. Ở xứ lạnh mỗi năm mất sáu tháng không dùng được quảng trường để hội họp. Tiếng nói khàn khàn của dân xứ lạnh khó mà vang lên ở ngoài trời cho nên người ta quan tâm nhiều đến thu nhập hơn là tự do, người ta sợ túng thiếu hơn là sợ cảnh nô lệ.
    Thế nào? chỉ có thể duy trì được tự do nhờ vào sự hầu hạ của nô lệ ư? Có lẽ thế. Hai cái thái quá gặp nhau mà! Trên đời này cái gì mà không có trở ngại; và xã hội dân sự là nơi có nhiều trở ngại nhất. Có những cảnh ngộ mà người ta muốn bảo vệ tự do của mình thì phải xâm phạm tự do của người khác. Người công dân được hoàn toàn tự do thì người nô lệ phải hoàn toàn nô lệ. Đó là cảnh huống của thành bang Sparte. Ngày nay, ở các dân tộc hiện dại, các bạn không có nô lệ thì các bạn phải làm nô lệ; các bạn phải đem tự do của mình bù vào cho người nô lệ mà bạn thiếu. Khoe khoang cái hay của các bạn ngày nay là không dùng nô lệ cũng chẳng ích gì; tôi thấy đó chẳng phải là nhân đạo mà là hèn nhát!
    Nói như trên, không phải tôi nghĩ rằng cần có người nô lệ, hoặc tôi cho chế độ nô lệ là thỏa đáng đâu. Tôi đã từng chứng minh điều ngược lại. Ở đây tôi chỉ phân tích vì sao các dân tộc hiện đại tưởng mình là dân tộc tự do thì có chế độ đại diện, mà các dân tộc cổ xưa lại không cần đến người đại diện. Dù sao, khi một dân tộc tự đặt cho mình là những người đại diện thì dân tộc ấy đã hết tự do, không còn tự do nữa.
    Xem xét kỹ các vấn đề trên, tôi thấy rằng từ nay về sau, muốn cho cơ quan quyền lực phát huy được tác dụng thì thành bang phải thật là nhỏ bé. Nhưng nếu thành bang quá nhỏ thì nó sẽ bị thôn tính mất thôi.
    Sau đây tôi sẽ trình bày[14*] muốn kết hợp sức mạnh bề ngoài của một dân tộc lớn với chính sách dễ dãi và trật tự hoàn hảo của một quốc gia nhỏ bé thì phải làm như thế nào.
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    16. VIỆC THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ KHÔNG PHẢI LÀ KHOÁN ƯỚC
    Một khi đã thiết lập xong quyền lập pháp hoàn chỉnh, cần thiết lập cả quyền hành pháp. Những điêu luật dùng để thiết lập quyền hành pháp không mang tính chất như luật cơ bản, và tự nhiên là quyền hành pháp tách biệt với quyền lập pháp.
    Nếu như cơ quan quyền lực tối cao (tức lập pháp) có thể nắm cả quyền hành pháp, thì luật và hoạt động thực tế sẽ trùng hợp nhau đến mức không phân biệt được nữa, và cơ thể chính tri sẽ bị biến chất, phong bao lâu sẽ làm mồi cho bạo lực chống lại bản thân nó.
    Khế ước xã hội đã qui định mọi công dân đều bình đẳng; cho nên điều mà mọi người phải làm thì mọi người đều có quyền bảo nhau làm; trái lại không ai có quyền buộc người khác làm điều mà tự mình không làm. Thế mà cơ quan quyền lực tối cao lại có quyền ra lệnh cho thủ tướng thành lập chính phủ, cái quyền này thật là cần thiết để làm cho cơ thể chính tri tồn tại và hoạt động.
    Nhiêu người quả quyết rằng điều khoản thành lập chính phủ là một khế ước giữa dân chúng với các thủ lĩnh mà họ cử ra, khế ước này qui định một bên phải điều khiển, một bên phải phục tùng. Tôi chắc rằng rồi người ta sẽ thấy đó là một kiểu ký kết kỳ cục. Ta hãy xem quan điểm trên có đứng vững được không.
    Trước hết, quyền uy tối cao mà bị sửa đổi thì nhất định sẽ bị xóa bỏ. Nếu hạn chế nó tức là phá hủy nó. Nếu cơ quan quyền lực tối cao còn đặt ra một cấp trên cho mình nữa thì thật là trái khoáy và mơ hồ. Tự buộc mình phải phục tùng một ông chủ tức là tự đặt mình trở lại tư thế tự do hoàn toàn.
    Hơn nữa, bản ký kết giữa nhân dân với một số người nào đó sẽ chỉ là một điều khoản cá biệt, nó không thể là luật được, không thể là hành vi của chủ quyền tối cao được, bản ký kết đó không phải là khế ước hợp thức .
    Ta lại thấy rằng hai bên ký kết bản khế ước bất hợp thức này sẽ tự đặt mình dưới qui luật thiên nhiên khác với mọi cung cách dân sự, chẳng bên nào bảo lĩnh phần trách nhiệm của mình đối với bên kia; ai nắm quyền lực, kẻ ấy sẽ làm chủ trong việc thực hiện khế ước; hắn ta sẵn sàng buộc đối phương ký một điều khoản: Tôi cho ông mọi thứ mà tôi có, với điều kiện ông sẽ trả tôi cái gì mà ông muốn trả.
    Trong một quốc gia chỉ có một công ước. Đó chính là công ước kết hợp nhau lại thành xã hội. Chỉ có một công ước đó thôi, nó gạt bỏ mọi công ước khác (ND). Ta không thể nghĩ tới một thứ khế ước công cộng nào vi phạm bản khế ước duy nhất này.
    17. VIỆC THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ
    Nên hiểu điều khoản qui định việc thành lập chính phủ như thế nào? Trước hết, tôi thấy điều khoản này là một điều khoản hỗn hợp, bao gồm cả hai điều khoản khác: chế định ra luật và thi hành luật.
    Với điều khoản chế định ra luật, cơ quan quyền lực tối cao qui đinh cơ cấu chính phủ theo một hình thức nào đó. Điều khoản này là một đạo luật.
    Với điều khoản thứ hai (thi hành luật), nhân dân sẽ cử ra các thủ lĩnh trong chính phủ. Việc cử người này chỉ là một nghị định cụ thể chứ không phải đạo luật thứ hai. Nhưng nó chính là sự nối tiếp của đạo luật trên; đó là chức năng của chính phủ .
    Điều đó hiểu ở đây là làm thế nào mà có được một nghi định của chính phủ khi bản thân chính phủ chưa tồn tại; làm thế nào mà nhân dân lại có thể trở thành thủ tướng hoặc pháp quan trong trường hợp nào đó.
    Từ điều này ta lại phát hiện thêm một đặc điểm kỳ lạ của cơ thể chính trị là nó có thể hòa hợp được những biện pháp bề ngoài có vẻ trái ngược nhau. Thể hiện đặc điểm này có thể chuyển hoá từ quyền lực tối cao thành chế độ dân chủ mà không để lộ ra một nét thay đổi nào; trong mối quan hệ giữa mọi người với mọi người, công dân trở thành pháp quan, chuyển điều khoản tổng quát ra thành điều khoản cụ thể, chuyển từ điều khoản chế định luật sang điều khoản thi hành luật.
    Việc chuyển hóa quan hệ như trên không phải là điều suy diễn ngoắt ngoéo, mà đã có tiền lệ trong thực tế. Ở nước Anh, hàng ngày Hạ viện chuyển thành Ủy ban để dễ bàn cãi công việc, rồi chuyển thành Tiểu ban của Triều đình tối cao, mà trước đó Hạ viện đã đóng vai trò như thế. Như vậy Hạ viện tự đặt mối liên hệ với chính mình với tính cách là thứ dân nghị viện khi thì làm việc như một ủy ban, khi thì làm việc như một Tiểu ban.
    Đây là điều lợi thế riêng cho chính phủ dân chủ. Chính phủ có thể được thành lập chỉ bằng một nghị định giản đơn theo ý chí toàn dân; chính phủ lâm thời ra đời và được chấp nhận. Sau đó cơ quan quyền lực tối cao ban hành một đạo luật chính thức thành lập chính phủ . Mọi điều trong quá trình này đều hợp với qui tắc. Không thể thành lập mọi chính phủ hợp pháp nào mà không vận dụng các nguyên lý đã nêu ở trên.
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    16. VIỆC THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ KHÔNG PHẢI LÀ KHOÁN ƯỚC
    Một khi đã thiết lập xong quyền lập pháp hoàn chỉnh, cần thiết lập cả quyền hành pháp. Những điêu luật dùng để thiết lập quyền hành pháp không mang tính chất như luật cơ bản, và tự nhiên là quyền hành pháp tách biệt với quyền lập pháp.
    Nếu như cơ quan quyền lực tối cao (tức lập pháp) có thể nắm cả quyền hành pháp, thì luật và hoạt động thực tế sẽ trùng hợp nhau đến mức không phân biệt được nữa, và cơ thể chính tri sẽ bị biến chất, phong bao lâu sẽ làm mồi cho bạo lực chống lại bản thân nó.
    Khế ước xã hội đã qui định mọi công dân đều bình đẳng; cho nên điều mà mọi người phải làm thì mọi người đều có quyền bảo nhau làm; trái lại không ai có quyền buộc người khác làm điều mà tự mình không làm. Thế mà cơ quan quyền lực tối cao lại có quyền ra lệnh cho thủ tướng thành lập chính phủ, cái quyền này thật là cần thiết để làm cho cơ thể chính tri tồn tại và hoạt động.
    Nhiêu người quả quyết rằng điều khoản thành lập chính phủ là một khế ước giữa dân chúng với các thủ lĩnh mà họ cử ra, khế ước này qui định một bên phải điều khiển, một bên phải phục tùng. Tôi chắc rằng rồi người ta sẽ thấy đó là một kiểu ký kết kỳ cục. Ta hãy xem quan điểm trên có đứng vững được không.
    Trước hết, quyền uy tối cao mà bị sửa đổi thì nhất định sẽ bị xóa bỏ. Nếu hạn chế nó tức là phá hủy nó. Nếu cơ quan quyền lực tối cao còn đặt ra một cấp trên cho mình nữa thì thật là trái khoáy và mơ hồ. Tự buộc mình phải phục tùng một ông chủ tức là tự đặt mình trở lại tư thế tự do hoàn toàn.
    Hơn nữa, bản ký kết giữa nhân dân với một số người nào đó sẽ chỉ là một điều khoản cá biệt, nó không thể là luật được, không thể là hành vi của chủ quyền tối cao được, bản ký kết đó không phải là khế ước hợp thức .
    Ta lại thấy rằng hai bên ký kết bản khế ước bất hợp thức này sẽ tự đặt mình dưới qui luật thiên nhiên khác với mọi cung cách dân sự, chẳng bên nào bảo lĩnh phần trách nhiệm của mình đối với bên kia; ai nắm quyền lực, kẻ ấy sẽ làm chủ trong việc thực hiện khế ước; hắn ta sẵn sàng buộc đối phương ký một điều khoản: Tôi cho ông mọi thứ mà tôi có, với điều kiện ông sẽ trả tôi cái gì mà ông muốn trả.
    Trong một quốc gia chỉ có một công ước. Đó chính là công ước kết hợp nhau lại thành xã hội. Chỉ có một công ước đó thôi, nó gạt bỏ mọi công ước khác (ND). Ta không thể nghĩ tới một thứ khế ước công cộng nào vi phạm bản khế ước duy nhất này.
    17. VIỆC THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ
    Nên hiểu điều khoản qui định việc thành lập chính phủ như thế nào? Trước hết, tôi thấy điều khoản này là một điều khoản hỗn hợp, bao gồm cả hai điều khoản khác: chế định ra luật và thi hành luật.
    Với điều khoản chế định ra luật, cơ quan quyền lực tối cao qui đinh cơ cấu chính phủ theo một hình thức nào đó. Điều khoản này là một đạo luật.
    Với điều khoản thứ hai (thi hành luật), nhân dân sẽ cử ra các thủ lĩnh trong chính phủ. Việc cử người này chỉ là một nghị định cụ thể chứ không phải đạo luật thứ hai. Nhưng nó chính là sự nối tiếp của đạo luật trên; đó là chức năng của chính phủ .
    Điều đó hiểu ở đây là làm thế nào mà có được một nghi định của chính phủ khi bản thân chính phủ chưa tồn tại; làm thế nào mà nhân dân lại có thể trở thành thủ tướng hoặc pháp quan trong trường hợp nào đó.
    Từ điều này ta lại phát hiện thêm một đặc điểm kỳ lạ của cơ thể chính trị là nó có thể hòa hợp được những biện pháp bề ngoài có vẻ trái ngược nhau. Thể hiện đặc điểm này có thể chuyển hoá từ quyền lực tối cao thành chế độ dân chủ mà không để lộ ra một nét thay đổi nào; trong mối quan hệ giữa mọi người với mọi người, công dân trở thành pháp quan, chuyển điều khoản tổng quát ra thành điều khoản cụ thể, chuyển từ điều khoản chế định luật sang điều khoản thi hành luật.
    Việc chuyển hóa quan hệ như trên không phải là điều suy diễn ngoắt ngoéo, mà đã có tiền lệ trong thực tế. Ở nước Anh, hàng ngày Hạ viện chuyển thành Ủy ban để dễ bàn cãi công việc, rồi chuyển thành Tiểu ban của Triều đình tối cao, mà trước đó Hạ viện đã đóng vai trò như thế. Như vậy Hạ viện tự đặt mối liên hệ với chính mình với tính cách là thứ dân nghị viện khi thì làm việc như một ủy ban, khi thì làm việc như một Tiểu ban.
    Đây là điều lợi thế riêng cho chính phủ dân chủ. Chính phủ có thể được thành lập chỉ bằng một nghị định giản đơn theo ý chí toàn dân; chính phủ lâm thời ra đời và được chấp nhận. Sau đó cơ quan quyền lực tối cao ban hành một đạo luật chính thức thành lập chính phủ . Mọi điều trong quá trình này đều hợp với qui tắc. Không thể thành lập mọi chính phủ hợp pháp nào mà không vận dụng các nguyên lý đã nêu ở trên.
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    18. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA NHỮNG VỤ CHÍNH PHỦ CƯỚP QUYỀN
    Từ những điều phân tích trên, có thể khẳng đinh rằng điều khoản thành lập chính phủ không phải là khế ước mà là một đạo luật, như đã khẳng đinh ở chương XVI. Những người được ủy thác nắm quyền hành pháp không phải là ông chủ nhân dân mà chỉ là những công chức. Dân chúng có thề cất nhắc hay bãi miễn họ; họ không được phản kháng mà chỉ có phục tùng. Khi thực hiện chức năng được quốc gia giao phó chính là họ làm nghĩa vụ công dân mà không có quyền đặt điều kiện với nhân dân.
    Nếu nhân dân phải lập ra một chính phủ quân chủ truyền ngôi trong giòng họ hoặc một chính phủ quí tộc truyền chức theo hạng bậc công dân, thì nhân dân vẫn không bị ước thúc gì cả. Các hình thức chính phủ đó chỉ là hình thức nhất thời do dân chúng lựa chọn; khi nào dân thích một hình thức khác thì họ sẽ thay đổi đi.
    Thật ra những lần thay đổi hình thức chính phủ như vậy đều nguy hiểm. Chỉ nên thay đổi chính phủ khi nó không thể dung hòa với lợi quyền chung. Thận trọng như thế chỉ là vấn đề phương châm hành động chứ không phải là qui tắc pháp luật . Nước nhà không có nghĩa vụ phải trao dân quyền cho các thủ lĩnh và trao binh quyền cho các tướng lĩnh.
    Thật ra, cũng khó mà theo đúng thủ tục qui định để phân biệt hành vi bình thường chính đáng với hành động phản kháng om sòm, phân biệt ý chí chung của toàn dân với tiếng hò la của bọn nghịch đảng. Chính vì thế mà trong trường hợp gay go dễ gây hiềm thù, người ta phải làm đúng theo luật, chỉ cho phép làm những điều mà luật pháp không ngăn cấm. Và cũng chính vì thế mà thủ tướng chinh phủ giành được lợi thế để giữ nguyên quyền lực . Ông ta có thể cứ chiếu theo luật mà hành động bất chấp dư luận nhân dân, mà nhân dân không thể nói là ông ta lạm quyền. Thủ tướng chính phủ có thể nói là mình sử dụng quyền hạn theo đúng luật pháp, thật ra ông ta tìm cách mở rộng quyền lực. Ông viện cớ "Cần cho dân chúng nghỉ ngơi" để kéo dài thời hạn triệu tập hội nghi toàn dân, chỉnh đốn trật tự. Ông thích cho người ta im lặng, tìm cách ngăn cản ai phá vỡ sự im lặng đó. Hoặc ông cố tạo một cái gì bất thường làm cho người ta sợ sệt rồi mượn cớ đó mà trừng phạt những ai dám nói năng, phê phán .
    Các ông đại pháp quan La Mã ngày xưa, vốn chỉ được bầu ra hàng năm, nhưng họ xin kéo dài thêm một năm, rồi âm mưu kéo dài mãi mãi thời hạn cầm quyền bằng cách cấm các cuộc họp toàn dân. Cũng bằng biện pháp dễ dãi này, các thứ chính phủ trên đời, một khi nắm được quyền lực công cộng, đều tìm cách lạm dụng, thoán đoạt quyền lực tối cao của toàn dân.
    Những cuộc hội nghị định kỳ mà tôi nói trên kia chính là để ngăn chặn, đẩy lùi tai họa cướp quyền như thế, nhất là loại hội nghị định kỳ không cần đến thủ tục triệu tập chính thức. Có như vậy, các vị thủ tướng chính phủ mới không thể cấm đoán hột nghị toàn dân. Nếu cấm tức là họ công nhiên tự thú nhận mình vi phạm luật, nghịch với quốc dân.
    Mở hội nghị toàn dân như thế là nhằm mục đích bảo vệ hiệp ước xã hội. Trong hội nghị toàn dân nhất thiết phải nêu hai vấn đề:
    Một là : Toàn dân có muốn giữ nguyên hình thức chính phủ hiện hữu hay không.
    Hai là : Nhân dân có vừa lòng với sự cai trị của những người hiện đang được ủy thác hay không. Trên kia tôi đã chứng minh, và bây giờ tôi lại giả định điều này: Trong một nước không có đạo luật cơ bản nào là không thể bãi bỏ. Ngay cả công ước xã hội cũng có thể bãi bỏ. Nếu toàn thể công dân họp lại cùng đồng lòng bãi bỏ công ước cũ thì nó nhất định bị bãi bỏ một cách hợp pháp. Grotius tính dẫn cả trường hợp mỗi người công dân có quyền từ bỏ quốc gia mình, giành lại quyền tự do thiên nhiên và tài sản của mình rồi bỏ đi sang một nước khác. Điều mà một người làm được thì toàn dân họp lại tất nhiên phải làm được.

    Phần sau ông long lanh cho tôi mượn quyển sách cái
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    18. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA NHỮNG VỤ CHÍNH PHỦ CƯỚP QUYỀN
    Từ những điều phân tích trên, có thể khẳng đinh rằng điều khoản thành lập chính phủ không phải là khế ước mà là một đạo luật, như đã khẳng đinh ở chương XVI. Những người được ủy thác nắm quyền hành pháp không phải là ông chủ nhân dân mà chỉ là những công chức. Dân chúng có thề cất nhắc hay bãi miễn họ; họ không được phản kháng mà chỉ có phục tùng. Khi thực hiện chức năng được quốc gia giao phó chính là họ làm nghĩa vụ công dân mà không có quyền đặt điều kiện với nhân dân.
    Nếu nhân dân phải lập ra một chính phủ quân chủ truyền ngôi trong giòng họ hoặc một chính phủ quí tộc truyền chức theo hạng bậc công dân, thì nhân dân vẫn không bị ước thúc gì cả. Các hình thức chính phủ đó chỉ là hình thức nhất thời do dân chúng lựa chọn; khi nào dân thích một hình thức khác thì họ sẽ thay đổi đi.
    Thật ra những lần thay đổi hình thức chính phủ như vậy đều nguy hiểm. Chỉ nên thay đổi chính phủ khi nó không thể dung hòa với lợi quyền chung. Thận trọng như thế chỉ là vấn đề phương châm hành động chứ không phải là qui tắc pháp luật . Nước nhà không có nghĩa vụ phải trao dân quyền cho các thủ lĩnh và trao binh quyền cho các tướng lĩnh.
    Thật ra, cũng khó mà theo đúng thủ tục qui định để phân biệt hành vi bình thường chính đáng với hành động phản kháng om sòm, phân biệt ý chí chung của toàn dân với tiếng hò la của bọn nghịch đảng. Chính vì thế mà trong trường hợp gay go dễ gây hiềm thù, người ta phải làm đúng theo luật, chỉ cho phép làm những điều mà luật pháp không ngăn cấm. Và cũng chính vì thế mà thủ tướng chinh phủ giành được lợi thế để giữ nguyên quyền lực . Ông ta có thể cứ chiếu theo luật mà hành động bất chấp dư luận nhân dân, mà nhân dân không thể nói là ông ta lạm quyền. Thủ tướng chính phủ có thể nói là mình sử dụng quyền hạn theo đúng luật pháp, thật ra ông ta tìm cách mở rộng quyền lực. Ông viện cớ "Cần cho dân chúng nghỉ ngơi" để kéo dài thời hạn triệu tập hội nghi toàn dân, chỉnh đốn trật tự. Ông thích cho người ta im lặng, tìm cách ngăn cản ai phá vỡ sự im lặng đó. Hoặc ông cố tạo một cái gì bất thường làm cho người ta sợ sệt rồi mượn cớ đó mà trừng phạt những ai dám nói năng, phê phán .
    Các ông đại pháp quan La Mã ngày xưa, vốn chỉ được bầu ra hàng năm, nhưng họ xin kéo dài thêm một năm, rồi âm mưu kéo dài mãi mãi thời hạn cầm quyền bằng cách cấm các cuộc họp toàn dân. Cũng bằng biện pháp dễ dãi này, các thứ chính phủ trên đời, một khi nắm được quyền lực công cộng, đều tìm cách lạm dụng, thoán đoạt quyền lực tối cao của toàn dân.
    Những cuộc hội nghị định kỳ mà tôi nói trên kia chính là để ngăn chặn, đẩy lùi tai họa cướp quyền như thế, nhất là loại hội nghị định kỳ không cần đến thủ tục triệu tập chính thức. Có như vậy, các vị thủ tướng chính phủ mới không thể cấm đoán hột nghị toàn dân. Nếu cấm tức là họ công nhiên tự thú nhận mình vi phạm luật, nghịch với quốc dân.
    Mở hội nghị toàn dân như thế là nhằm mục đích bảo vệ hiệp ước xã hội. Trong hội nghị toàn dân nhất thiết phải nêu hai vấn đề:
    Một là : Toàn dân có muốn giữ nguyên hình thức chính phủ hiện hữu hay không.
    Hai là : Nhân dân có vừa lòng với sự cai trị của những người hiện đang được ủy thác hay không. Trên kia tôi đã chứng minh, và bây giờ tôi lại giả định điều này: Trong một nước không có đạo luật cơ bản nào là không thể bãi bỏ. Ngay cả công ước xã hội cũng có thể bãi bỏ. Nếu toàn thể công dân họp lại cùng đồng lòng bãi bỏ công ước cũ thì nó nhất định bị bãi bỏ một cách hợp pháp. Grotius tính dẫn cả trường hợp mỗi người công dân có quyền từ bỏ quốc gia mình, giành lại quyền tự do thiên nhiên và tài sản của mình rồi bỏ đi sang một nước khác. Điều mà một người làm được thì toàn dân họp lại tất nhiên phải làm được.

    Phần sau ông long lanh cho tôi mượn quyển sách cái
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Post tiếp Reme ơi. Dạo này em bận quá. Nếu kô em cũng post cho Reme rồi. Nếu kô thì ai đó rỗi rãi giúp mình post lên kô? Nếu kô rỗi thì cũng ít ra có sự kiên nhẫn vì post mấy cái này đòi hỏi tỉ mỉ lắm.
    Có gì PM liên lạc với mình nhé.
    Sẽ xoá khi thấy không còn ai quan tâm.
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Post tiếp Reme ơi. Dạo này em bận quá. Nếu kô em cũng post cho Reme rồi. Nếu kô thì ai đó rỗi rãi giúp mình post lên kô? Nếu kô rỗi thì cũng ít ra có sự kiên nhẫn vì post mấy cái này đòi hỏi tỉ mỉ lắm.
    Có gì PM liên lạc với mình nhé.
    Sẽ xoá khi thấy không còn ai quan tâm.
  8. Le_Plus_Beau_new

    Le_Plus_Beau_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    2.612
    Đã được thích:
    0
    Có còn ai chăm sóc chủ đề này không ? Post tiếp đi các bạn, tôi đang đọc dở thấy rất hay và thú vị, nhất là cho những lính mới "nhập môn" như tôi. Cảm ơn các bạn nhiều
  9. Le_Plus_Beau_new

    Le_Plus_Beau_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    2.612
    Đã được thích:
    0
    Có còn ai chăm sóc chủ đề này không ? Post tiếp đi các bạn, tôi đang đọc dở thấy rất hay và thú vị, nhất là cho những lính mới "nhập môn" như tôi. Cảm ơn các bạn nhiều
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới vào đây, ... đọc những dòng cũ cũ của một lão Rút xồ ở tận phương Tây nào đó, fsai tớ thấy hình như, người ta đang dạy cho trẻ con những thứ thật cũ, thật xa cách ...

    Thiệt tình.
    Lẽ ra, người ta nên trình bày về định lý Câu sờ (Coase) - lý thuyết hiện đại về phân tích khía cạnh kih tế của pháp luật - đang thịnh hành tại Mẽo, Pháp ... hay những quan điểm của phờ gờ sờ Phạm Duy Nghĩa về truyền thống Nho giáo và cổ luật trong mối liên hệ với luật học hiện đại Việt Nam.
    Thiệt tình ....

    Nên cẩu xực lão Rút xồ và bọn Tây và phong cách tư duy luật đậm mùi Tây - du mục nhở.

Chia sẻ trang này