1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BÀN VỀ KHÍ QUYỂN CỦA CHÚNG TA!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi emyeuoi1984, 19/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    BÀN VỀ KHÍ QUYỂN CỦA CHÚNG TA!

    khí quyển tiêu chuẩn là gì?ISA(international standard atmosphere), tại sao có khí quyển tiêu chuẩn? tầng đối lưu(troposphere) khác gì tầng bình lưu(stratosphere)? biên giới ngăn cách chúng là gì? các bạn cùng tham gia nhé!
    có một bài toán thế này:
    +hãy tìm áp suất và khối lượng riêng trong bầu khí quyển tiêu chuẩn ở cao độ 10 km và 20km, cho áp suất tại mực nước biển là 101325N/m2,nhiệt độ mực nước biển là 288K, và cho lapse rate(độ giảm nhiệt là L=0.0065K/m). mọi ngưòi ai giải đượv bài này ko ?
  2. Color_Of_Wind

    Color_Of_Wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Ở đây không viết được công thức nên tôi đã viết ở trang VLVN. org . Bạn xem qua xem có đúng không,
    http://www.vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?p=9349#post9349
  3. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Đường link ko vào được bạn à!!!! coi lại nhé, hoặc chụp hình công thức quăng lên cũng tốt. chế độ soạn thảo của ttvnol hơi kém nhi!!!
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Giả sử ta xét 1 cột kk có diện tích đáy là 1m2.
    T=T(h) = 288-h.L
    P=P(h) với p(0) = 10325N/m2
    Phân tử lượng TB của kk là M = 29
    dP =g.dm với g: gia tốc TT, dm : phần khối lượng khí của vi phân dV (khi ta cắt cột khí theo dh).
    ==> dP = g.d(M.n) với n phần mol của khí trong thể tích dV
    ==> dP = g.M.dn = g.M.Pdh/(RT) vì n=PV/RT
    ==> dP = g.M.P.dh/(R.(288-h.L)) hay
    dP/dh = g.M.P/(R.(288-h.L)). Đây là PTVP bậc nhất dạng dy/dx =f(x,y). Ta có thể giải theo pp Euler biết điều kiện đầu P(0)=10325 . Không biết có giải tường minh được không.

    Thêm hình minh họa
    [​IMG]
    Bài này bị nhầm khi lấy vi phân áp suất. dP phải lấy giá trị âm vì P giảm khi h tăng.
    dP = -gPMdh/(R(288-L.h))
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 19/11/2006
  5. Color_Of_Wind

    Color_Of_Wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi vatlyvietnam.org khó vào .
    Giờ thì okay rồi, link vẫn chạy tốt .
    http://www.vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?p=9349#post9349
    Được Color_Of_Wind sửa chữa / chuyển vào 18:59 ngày 19/11/2006
  6. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    cut cái hình rồi paste qua đây cho dễ theo dõi ha!
    [​IMG]
    Được emyeuoi1984 sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 19/11/2006
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Bài trên bạn giải về mặt toán học thì không sai, nhưng trong công thức tính khối lượng riêng Rho bị thiếu mất phân tử lượng trung bình của không khí : M = 29. Khi đó :
    Rho = m/V= n.M/V = M.P/(RT) =M.P/(R(To-L.h))
    ...
    Nếu thay vào và tính thì đáp số cuối cùng sẽ là
    P=Po(1-Lh/To)^K với K= gM/(RL)
    Với h =0 --> P = Po
    h=vô cùng --> P=0. Hệ số L càng lớn thì K càng nhỏ do đó P sẽ giảm theo độ cao chậm hơn khi L nhỏ. Giả sử xét bầu khí quyển ở một hành tinh khác có M khí rất lớn thì P cũng giảm rất nhanh theo độ cao.

Chia sẻ trang này