1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về kiếm hiệp dã sử và lịch sử.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi trungphongqkamejoko, 04/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Bàn về kiếm hiệp dã sử và lịch sử.

    Truyện kiếm hiệp tất nhiên không nhất thiết phải liên quan tới lịch sử. Tuy nhiên lịch sử luôn là nguồn cảm hứng, nguồn tư liệu vô tận để cho các tác giả khai thác và tạo một sức sống riêng biệt cho những cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp dã sử. Ngược lại, thông qua những cuốn tiểu thuyết dã sử mà người ta biết nhiều hơn, rộng rãi hơn về lịch sử. Chắc chắn thay vì ngồi học một cuốn giáo khoa lịch sử, đọc truyện dã sử người đọc sẽ nhớ nhanh hơn, lâu hơn nhiều. Truyện dã sử đôi khi tạo ra cho chúng ta niềm hưng phấn trong việc nghiên cứu lịch sử và tự hào về lịch sử của cha ông mình.
    Lịch sử Trung Quốc hàng ngàn năm di nhiên là hay rồi, người Trung Quốc có nhiều người tài, hẳn rồi. Cơ mà Lịch sử các nước khác cũng hay chứ, người nước khác cũng tài chứ. Hay lịch sử Việt Nam mình cũng hay, người Việt Nam mình cũng tài vậy. Nhưng người ta lại biết tới Trung Quốc nhiều hơn, vì sao vậy? Tôi cho rằng một phần là vì họ có nhiều những cuốn tiểu thuyết dã sử rất hay và sinh động. Từ đó họ truyền bá được lịch sử của họ không chỉ cho người Trung Quốc mà cả người nước ngoài cũng cảm thấy lịch sử của Trung Quốc thật hoành tráng. Các tác phẩm dã sử của họ xuyên suốt từ Đông chu liệt quốc, Phong Thần, Phong kiếm xuân thu, Tam quôc chí, hay của các tác giả mới như Bộ Xạ Điêu Anh Hung Truyện, Thần Điêu Hiệp Lữ, Lộc Đỉnh Ký... của cụ Kim nhà ta.
    Người ta nói người mạnh hơn hổ tại người biết vẽ còn hổ thì không. Đó cũng là một điểm chân lý vậy.
    Nếu các bạn đọc Tung Hoành Trên Biển của nhà văn Thụy Điển - F.G.Bengtsson thì sẽ thấy là những cuộc đọ sức, những cuộc chinh phạt của vùng Scandinavi cùng cuộc sống, chiến đấu của dân Viking, cùng các triều đại nổi tiếng như vua Seven, Vua Erick... rất sinh động và hấp dẫn. Hay là truyện "Ba Chàng Lính Ngự Lâm" của Alexandre Dumas cũng giúp người đọc hình dung khá rõ về phong kiến của Pháp, Anh...
    Về truyện dã sử của Việt Nam thực tế là cũng chưa có nhiều, truyện kiếm hiệp dã sử lại càng ít nữa. Ngoảnh đi ngoảnh lại thì có Trùng Quang Tâm Sử của Phan Bội Châu, Anh Hùng Đông A Dựng Cờ Bình Mông của Trần Đại Sỹ, Tiêu Sơn Tráng Sỹ, Thủ lĩnh Áo Nâu và một bộ nói về thời loạn 12 sứ quân (tôi đọc lâu rồi, quên cả tên của tác phẩm lẫn tác giả, nhưng nội dung thì nhớ như in). Đó là những truyện dã sử hay.
    Một số thời kỳ lịch sử của mình có lưu truyền lại những nhân vật khá thần kỳ như chàng Lía, Quận Heo, hay những truyền thuyết về Nhất thần kiếm, Nhị Thần Đao, Tam Thần Thương, Tứ Thần Cung của nghĩa quân Tây Sơn rất hay nhưng đáng tiếc không được khai thác để tạo được những bộ dã sử có chất lượng.
    Ngoài những bộ trên, Kiếm hiệp dã sử Việt Nam còn có những truyện xem cũng được như bộ Ngô Vương Bí Lục, Serie truyện của Hoàng Ly, Quyền Cước Điêu Linh (nói về Triệu Thị Trinh)Linh Quy Thần Kiếm hay bộ gì gì (he he e, quên cha nó tên rồi) mà có chàng Vân Nham Cuồng Kiếm (nói về thời Lê lợi, cả thư dụ hàng Vương Thông của Nguyễn Trãi nữa)... Những bộ này, ở một góc độ nào đó đã khắc hoạ những thời điểm lịch sử của Việt Nam khá hấp dẫn.
    Không thể phủ nhận được tác dụng của truyện Dã sử, tuy nhiên, đọc truyện dã sử và viết truyện giã sử cần phải chọn lọc cao vì có thể là dã sử cũng có thể là... giã vào lịch sử như chơi.
    Hiện nay, có nhiều người đang bỏ tâm sức ra viết những bộ kiếm hiệp. Hy vọng là họ chịu khó nghiên cứu để chúng ta có thể được tham khảo những cuốn kiếm hiệp dã sử thật hay và hấp dẫn. Đừng bắt chước giọng văn của ai đó mà đọc truyện cứ thấy quen quen, chán lắm.
    Mà có vị huynh đài nào biết nhiều truyện dã sử của Việt Nam, kể ra cùng bình luận về tính lịch sử của nó chơi đi bà con.
  2. vanthesubieu

    vanthesubieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Hồi nhỏ mỗ có đọc một bộ dã sử "Quyền kiếm điêu linh",kô biết có phải bộ trên kô?
    Còn "Linh Qui Thần Kiếm" hình như là một bộ truyện của Phan Cảnh Trung thì phải,truyện của ông này mà huynh đài bảo xem được thì tại hạ kô dám bàn thêm nữa.
  3. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Hê hê hê, có lẽ là do nhầm lẫn nên mới viết Linh Quy Thần Kiếm vào vì bộ này có 2 phần hầu như chẳng liên quan đến nhau gì cả. Đến đoạn chót phần hai mới có một câu là "Lê Lợi vớt được linh quy thần kiếm rồi" chẳng có tính dã sử gì sất. Cáo lỗi he he he.
  4. vanthesubieu

    vanthesubieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tranh thủ post thêm một chút trước khi treo cái nick này lên..hihi
    Ngoài các bộ truyện kể trên,còn có một bộ "Kỳ nữ Gò Ôn Khâu" của Hoài Điệp Thứ Lang(nhà thơ Đinh Hùng).Truyện kể về một vương thất nhà Trần,hình như là cháu của Trần Kiện thì phải.Vạn mỗ đọc truyện này lâu quá rồi,chỉ nhớ là nó phảng phất một chút Hoàng Ly(về miền sơn cước biên giới,bùa ngải..)
    Một vị huynh đệ trong Cốc là sweetformysweet xếp nó ngang với các tác phẫm võ hiệp dã sử của Lý Phật Sơn,Hoàng Ly,...nhưng tại hạ thì kô có ấn tượng gì mấy.
  5. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Trước mỗ đọc cái bộ gì gì đó nói về thời Loạn 12 sứ quân (Quên mất tên rồi, hồi đó mới có 10 tuổi thôi) rất hay. Cứ tưởng lịch sử Trung Quốc đã là hay, đến lúc đó mới ngã ngửa ra rằng Việt Nam mình còn hay hơn. Sau khi Ngô Quyền qua đời thì 2 con của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn lên ngôi làm vua anh vua em, quyền lực ngang nhau. Chẳng phải là một trời vẫn có thể có hai mặt trời đó sao? Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương, Ngô Xương Văn xưng là Nam Tấn Vương. Triều đại của hai anh em kéo dài tới hơn 4 năm (950-954). Sau đó Thiên Sách Vương chết, Nam Tấn Vương làm vua đến tận 965 mới chết trận tại Đường Lâm (Hà Nội ngày nay). Tiếp đó thì loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh với Lê Hoàn tả xung hữu đột không thua gì Tam Quốc hết.
    Không biết có ai nhớ bộ này tên gì, hiện nay có thể tìm được ở đâu không?
  6. Votamlaonhan

    Votamlaonhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Tớ còn nhớ dã sử Việt Nam mình như Thượng phương Bảo Kiếm, Châu Diên thất Hùng, Ngọc trản thần công hay Diệp Gia kiếm, quần anh hội ... mà đọc từ rất lâu . Tuy nhiên có những truyện pha giống với các truyện tàu cho dù con người mình.
  7. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    He he đ/c Vanthesubieu này thật đáng bị treo nick. Tại hạ có bao giờ xếp Kỳ nữ Gò Ôn khâu với mấy tác phẩm của Lý Phật Sơn đâu. Ko có sự so sánh ở đây. Tuy nhiên bộ Kỳ nữ cũng rất đáng đọc, đặc biệt khi coi nó là một cuốn dã sử võ hiệp, dã sử trước, võ hiệp sau.
    Bộ bằng hữu kamejoko nói hình như tên là Giao châu Thất hùng. Cũng tạm được. Muốn tìm thì ra các hàng kiếm hiệp nhờ người ta kiếm cho chắc là được thôi. E rằng những bộ sách cũ như vậy đã bị bán ra ngoại tỉnh.
    Ngọc trản Thần công rất khá, đại khái nói về một đứa trẻ côi cút học trộm võ công dần dần thành cao thủ. Nếu tôi nhớ ko lầm thì bộ này đã được dựng thành phim, có Ngọc Hiệp đóng.
    Nhìn chung Việt Nam mình cái gì cũng nhỏ nhỏ cả, đời thủa nào mới có 3 người lính ngự lâm.
    Được sweetformysweet sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 06/07/2004
  8. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Các huynh đài phải nói là kiến văn quảng bác đúng là thâm bất khả trác. hiềm nỗi bài hơi dài nên tiểu đệ thường rất ngại đọc. mấy tác giả của loại này rất am hiểu lịch sử và rất khó sáng tác vì bị bó buộc bởi cái khung sẵn có của nó. VIệt nam cũng có 1 số tác giả viết theo loại này và khá nổi tiếng(đáng tiếc là tại hạ ko biết để kể ra đây).
    một số các tác giả khac thì dựa vào cái khugn(trả biết dựa vào hay uốn nắn đây) này để sáng tạo ra cái của riêng mình(tất nhiên mấy ông cũng am hiểu lịch sử). loại này thì kim dung tiên sinh hơi nổi, ngoài ra có tác giả nào đó mà nghe đồn từ chuyện của ông làm thành phim cỗ máy thời gian.
  9. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Chỉ trách đầu óc tại hạ bã đầu quá. Đọc truyện thì nhớ như in cơ mà tên truyện thì quên cbn mất. Có ai nhớ cái bộ có chàng Vân Nham Cuồng Kiếm sang tận tàu cướp được thanh bảo kiếm đem về. Còn có đoạn Lê Lợi vây Vương Thông trong thành Đông Quan, bọn Vương Thông định đào đường hầm vượt vòng vây nhưng bị cao thủ nước nam phát hiện. Sau đó Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng Vương thông. Bộ đó đọc cũng hay nhưng nghĩ mãi cũng không nhớ ra tên của nó là gì. Tiên sư nó, ta hận cái đầu của ta quá.
  10. lyphattu

    lyphattu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cách đây khá lâu,tiểu tăng có đọc được một pho dã sử võ hiệp,không nhớ tựa là gì,cũng nói về thời đại nhà Lê.Trong đó Lê Lợi võ công cao cường,hình như là cao thủ về môn Thanh Trúc thủ thì phải,còn Nguyễn Trải lại là cao nhân về thuật khinh công,hihi...người nào luyện cuốn này thì khỏi phải mua báo Tuổi Trẻ Cuời dăm ba tháng!
    Một tác giả khác là Hồng Lĩnh Sơn,chuyên viết dã sử về thời đại Tây Sơn ,ông này thì lại thích cho võ sĩ của mình giao đấu với cao thủ Trung Nguyên lẫn Phù Tang đảo,trăm trận phe ta chưa một lần chiến bại,đáng được vote cho 5* về tinh thần ái quốc!
    Hi hi...nói chung thì trong muời cuốn dã sử võ hiệp VN,may ra có được nửa cuốn là đọc được.
    Bác nào thấy có bộ võ hiệp VN nào đọc khá(trở lên) thì giới thiệu cho các huynh đệ khác biết với.Đa tạ.

Chia sẻ trang này