1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về kiếm hiệp dã sử và lịch sử.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi trungphongqkamejoko, 04/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mr_leanguy

    mr_leanguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Nói chung so sánh kiếm hiệp với Dumas la? một việc hết sức ngốc nghếch. So sánh kiếm hiệp Việt Nam với Ba ngươ?i lính ngự lâm la?m một việc vớ vâ?n nhất trên đơ?i.
    Nếu có hứng thú đọc truyện lịch sư? Việt Nam, Các bạn nên đọc bộ Ngươ?i Thăng Long cu?a bác Tươ?ng. Nhớ la? cái ba?i Lá cơ? thêu sáu chưf va?ng ma? ta được học nga?y xưa chi? la? một phâ?n nho? trong truyện na?y thôi. Nếu thích pha?i uýnh nhau chan chát, bay nha?y như chim thi? kiếm mấy bộ kia.
  2. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Hê, đọc các bài của các huynh đệ giang hồ nhà mình thấy khá nhắng. huynh đệ nào cũng một mực mình đúng, coi kiếm hiệp dã sử VN ko ra gì, ko có truyẹn nào hay, lôi cuốn.
    vớ vẩn tại hạ từng xem Trạng Lợn(quyển phiên âm từ bản chữ nôm do hội văn học nghệ thuật hà nam ninh- 1987) phải nói là kiệt tác càng đọc càng lôi cuốn ko kém cỗ máy thời gian, truyện kim dung cổ long đâu. sau đây xin trích dẫn 1 đoạn đầu để giới thiệu cho các huynh đọc chơi:
    TRUYỆN TRẠNG LỢN
    (TỰA)
    Phàm là các đấng có danh tiếng ở đời, nghìn thu bia miệng, muôn kiếp thơm danh, tất có một cái tài lạ để cho người ta đáng khen, đáng truyền. Cho nên kẻ nọ nói với người kia, đời này truyền sang đời khác không bao giờ mất được. Các bậc trạng nước Nam như là cụ Mạch Đĩnh Chi đỗ trạng hai nước, cụ Trạng Trình biết việc về trước, thông minh rất mực, danh tiếng để đời, bút sử chép, miệng người truyền, vì tài giỏi mà được nên danh, học hành mà nên tiếng, cái lạ ấy ai ai cũng đã từng thấy.
    Đến như truyện ông Trạng Lợn lại thực là quá, đĩnh ngộ không phải như cụ Mạc mà đối đáp không khác gì bậc thông minh; uyên thâm không phải như cụ Trình mà bói toán tựa như người tinh, góp nhặt rặt những truyện của người mà thành ra cái tài của mình, thực là truyện lạ xưa nay có một. Các cụ truyền lại, ngưòi ta nhớ lại, song sóc ở miệng, văng vẳng ở tai, một câu gọi là trạng, hai câu gọi là trạng. Tôi dám chắc kẻ nói có người nghe, ai ai cũng phải lè lưỡi lắc đầu, cho là truyện lạ bậc nhất.
    Tôi vẫn có ý dịch những truyện lạ nước ta, may lại gặp được người anh em có một quyển sách chép truyện ông Trậng Lợn tường lắm, nhân chép đặt ra được 19 hồi, vậy xin in ra để anh em bà con khi buồn nói chơi làm cái sự vui cười một lúc.
    MỘC QUẾ THƯ HIÊN
    Khải Định tháng chín năm Canh thân(1920)
  3. lesyeuxdelamer

    lesyeuxdelamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    đọc giọng văn tại hạ cứ tưởng kim dung .
    ______________________________________
    hay huynh bọ chét gửi thử đệ đọc cả xem sao . dù sao cũng mới học đòi tập tành tập kiếm . mà sắp ngủ cùng giun mà chưa có kiếm phổ nào của nước việt đọc thấy hay . gửi đệ nha :
    duongdinhthanh@walla.com
    ( cái nầy 1GB truyện huynh nhớn cỡ nào cũng chứa được . )
  4. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Truyện Trạng Lợn là truyện dã sử mang đậm tính dân gian chứ không phải truyện kiếm hiệp dã sử. Tuy nhiên đọc rất hay. Trạng mà không phải trạng, dân gian tôn làm trạng mà không có tước vị chính thức. Cùng thời với Trạng Lợn còn có Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ... toàn những nhân vật được dân gian tôn làm Trạng, vô cùng tài giỏi. Các tích này đọc rất thú vị.
  5. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    trạng cờ có tên tuổi quê quán đàng hoàng (tên Vũ huyên - quê Mộ Trạch) trạng khác thì không biết.
  6. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Hê, huynh đệ lesyeu.. hỏi khó quá, cái đoạn trích đó tại hạ đánh nhừ cả tay mới xong, còn 19 hồi nữa rất hay(khoảng 100 trang). hình như có huynh đệ đã đọc rồi ko biết các huynh đó có bản trên vi tính ko? nếu có gửi dùm cho huynh đệ kiếm hiệp vui cùng . tuy vậy nói chung các huynh đệ đều thấy là truyện rất rất thú vị.
    à này huynh đệ lesyeu gài hơi giỏi đấy : "huynh bochet ".
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Nhớ mang máng mấy người, Vũ Huyến thì Go nói rồi, còn Trạng Vật là Lê Nại hoặc Lê Như Hổ gì đó... Những truyện này có chép trong "Truyện hay nước Việt" của Đinh Gia Khánh biên soạn, đọc có cái phong vị riêng...
  8. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Đây có một phiên bản của truyện Trạng Lợn cơ mà đọc thấy không giống với truyện Trạng Lợn mà "khi xưa ta bé" đã đọc. Cứ đưa link cho mọi người đọc chơi, trong đó có cả Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Bói, Trạng Cờ...
    Trạng Lợn
  9. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
  10. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Có cái này về nhà Tây Sơn thấy hay hay, post cho mọi người đọc chơi, biết đâu lạ có huynh đệ dồi dào cảm hứng viết được vài bộ kiệt tác kiếm hiệp dã sử cũng nên.
    TÂY SƠN THẬP THẦN VŨ KHÍ​
    Ðó là 10 món binh khí có những đặc điểm phi thường. Một thanh thần kiếm (độc thần kiếm); hai cây thần côn (song thần côn); ba cây thần đao (tam thần đao); bốn cây thần cung (tứ thần cung).
    THANH THẦN KIẾM: Là thanh cổ kiếm của Nguyễn Nhạc tình cờ mua được lúc đi buôn trầm ở trên ngọn nguồn sông Côn. Nguyễn Nhạc đem tặng cho thầy học là Trương Văn Hiến. Trương công biết là vật báu nên mừng rỡ đem cất thật kỹ; khi Nguyễn Nhạc đã xây dựng xong cơ sở chiến đấu, cụ Trương mới giao lại cho để dùng trong việc chỉ huy. Gươm dài hơn sải tay, lưỡi bén (chém gỗ như chém chuối), ở trong vỏ rút ra thì hào quang lóa mắt. Người Thượng theo đạo Hỏa thần bảo thanh kiếm này là của thần ban cho nhà vua, nên gọi kiếm là gươm thần, và gọi ông Nhạc là Vua Trời. Sau khi ông Nhạc qua đời, truyền rằng thanh kiếm trở về với người Thượng.
    Khoảng hai thập niên đầu thế kỷ 20 này, một người Thượng từ An khê thuộc bộ lạc Xa Dang thường xuống cướp phá các làng từ Thượng giang đến Phú phong huyện Bình khê. Người Thượng này rất cao lớn, mặt mày dữ tợn, tánh hung hăng. Vai vác một thanh trường kiếm lưỡi ngời ngời ánh sáng chói mắt. Hắn tự xưng là dòng dõi của trời, và kiếm kia là gươm thần của nhà trời truyền lại. Hắn đến đâu là dân địa phương bu lại đến đó để chống lại. Mỗi khi hắn xuất đầu lộ diện nơi nào thì nhân dân nơi ấy nổi trống mõ yên la xua đuổi. Sau hắn sợ không dám xuống núi nữa, còn thanh gươm thần đó không biết lọt vào tay ai.
    SONG THẦN CÔN: Hai cây côn bằng kim khí, một bằng bạch thiếc gọi là Ngân côn của Võ Ðình Tú; một bằng thép sắc đen gọi là Thiết côn của Ðặng Xuân Phong. Hai cây côn chỉ lớn bằng cổ tay và cao đến lút đầu người, song nặng đến hai người khiêng. Hai cây côn này không có món binh khí thường nào chống đỡ nổi. Bùi Thị Xuân đã tự tay thêu hai lá cờ đỏ tặng họ Ðặng và họ Võ. Họ Võ được tặng lá cờ thêu 4 chữ "Ngân Côn Tướng Quân", họ Ðặng được lá cờ với 4 chữ "Thiết Côn Tướng Quân".
    TAM THẦN ÐAO: là 3 cây đại đao
    - Ô Long đao của Nguyễn Huệ
    - Huỳnh Long đao của Trần Quang Diệu
    - Xích Long đao của Lê Sỹ Hoàng
    - Ô Long đao của Nguyễn Huệ: Cán đen không biết rõ nguồn gốc, một hôm họ Nguyễn đi tuần nơi đèo An khê thì có hai con rắn đen to lớn đón đường dâng đao cho Nguyễn Huệ, xong cúi đầu lạy rồi quay vào rừng. Nguyễn Huệ liền cho lập miếu nơi dâng đao để thờ rắn, gọi là Miếu Xà.
    - Huỳnh Long đao của Trần Quang Diệu: là của thầy học tên Diệp đình Tống ở núi Kim sơn tặng. Vì đầu con gà ngậm lưỡi đao có thếp vàng nên gọi là Huỳnh Long.
    - Xích Long đao của Lê Sỹ Hoàng: vì đầu con gà ngậm lưỡi sơn màu đỏ nên gọi là Xích Long đao. Sau khi dẹp yên quân Mãn Thanh, vua Quang Trung mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài để giữ nước. Lê Sỹ Hoàng ở Quảng nam ứng thí, võ nghệ siêu quần, tay đao lại tuyệt diệu. Vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu ra đấu, bất phân thắng bại. Vua Quang Trung cao hứng đòi tỉ thí cùng Sỹ Hoàng. Sỹ Hoàng cung kính tâu: "Với Trần tướng quân, hạ thần còn chưa thắng nổi, huống chi bệ hạ". Nhà vua đắc ý vỗ vai họ Lê cười nói: "Khanh là Hứa Chử của ta đó!"
    TỨ THẦN CUNG: là bốn cây cung bắn bách phát bách trúng, tương truyền là có thần linh phù hộ.
    - Thiếc thai cung của Nguyễn Quang Huy ở Phú yên: nòng bằng thép, bắn xa hàng mấy dặm. Khi quân Nguyễn Ánh kéo ra đánh chiếm thành Qui nhơn, Quang Huy dùng chiếc cung này bắn một phát trúng vai tả Nguyễn Ánh, lúc Ánh đứng trên thành cao sát trận.
    - Vỹ mao cung của La Xuân Kiều: dây cung làm bằng đuôi ngựa, cây cung trông không khác gì cung thường mà La Xuân Kiều lại là văn thân nên ít người để ý đến cây thần cung Vỹ mao. Cung này khi bắn không cần phải nhắm vẫn trúng đích cho nên nổi danh là thần cung.
    - Kỳ nan cung của Lý Văn Hưu: giữa cung nơi tay nắm làm bằng kỳ nan. Cung bắn nhẹ nhàng nhưng đâm thủng cả vách đá. Lúc còn đương xây dựng cơ sở chiến đấu cho nhà Tây Sơn thì ở dãy núi Thuận ninh (Bình khê) gần mật khu có một con cọp sống trăm tuổi to lớn như con bò đực, cọp rất hung dữ và có sức khoẻ không sao lường được, nó thường xuống làng bắt gia súc và lương dân. Da cọp dày đến nỗi dáo đâm gươm chém không thủng, các võ sĩ vây đánh đều bị cọp đánh trả đến chết hoặc bị thương. Lý Văn Hưu hay tin mang cung tìm đến gò cao để chiến đấu với cọp. Lý đã dùng cung bắn vào đầu cọp, chỉ bắn một phát là cọp chết ngay.
    - Liên phát cung của Ðặng Xuân Phong: Họ Ðặng có thể bắn một lần 5 phát liên tiếp, chính Bùi Thị Xuân đã trông thấy tài bắn của họ Ðặng và tiến cử lên vua Tây Sơn Nguyễn Huệ.
    Các chủ nhân của thần vũ khí, chỉ có hai người là Nguyễn Quang Huy ở Phú yên và Lê Sỹ Hoàng ở Quảng nam còn bao nhiêu đều ở Bình định. Thời Tây Sơn còn nhiều món vũ khí thần kỳ, nhưng chưa thấy được sử sách ghi chép nên chỉ giới thiệu mười món mà tiếng tăm còn truyền lại.
    Được trungphongqkamejoko sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 17/07/2004

Chia sẻ trang này