1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về kiếm hiệp dã sử và lịch sử.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi trungphongqkamejoko, 04/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Votamlaonhan

    Votamlaonhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì không phải là thích hay không thích Dumas con hay bố tuy nhiên vấn đề đi xa khỏi đề tài này và không thể chỉ vài truyện như thế mà đi so sánh rồi kết luận truyện KHVN như thế là không ổn ?
  2. Votamlaonhan

    Votamlaonhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Có cái này về nhà Tây Sơn thấy hay hay, post cho mọi người đọc chơi, biết đâu lạ có huynh đệ dồi dào cảm hứng viết được vài bộ kiệt tác kiếm hiệp dã sử cũng nên.
    TÂY SƠN THẬP THẦN VŨ KHÍ
    Ðó là 10 món binh khí có những đặc điểm phi thường. Một thanh thần kiếm (độc thần kiếm); hai cây thần côn (song thần côn); ba cây thần đao (tam thần đao); bốn cây thần cung (tứ thần cung).
    THANH THẦN KIẾM: Là thanh cổ kiếm của Nguyễn Nhạc tình cờ mua được lúc đi buôn trầm ở trên ngọn nguồn sông Côn. Nguyễn Nhạc đem tặng cho thầy học là Trương Văn Hiến. Trương công biết là vật báu nên mừng rỡ đem cất thật kỹ; khi Nguyễn Nhạc đã xây dựng xong cơ sở chiến đấu, cụ Trương mới giao lại cho để dùng trong việc chỉ huy. Gươm dài hơn sải tay, lưỡi bén (chém gỗ như chém chuối), ở trong vỏ rút ra thì hào quang lóa mắt. Người Thượng theo đạo Hỏa thần bảo thanh kiếm này là của thần ban cho nhà vua, nên gọi kiếm là gươm thần, và gọi ông Nhạc là Vua Trời. Sau khi ông Nhạc qua đời, truyền rằng thanh kiếm trở về với người Thượng.
    Khoảng hai thập niên đầu thế kỷ 20 này, một người Thượng từ An khê thuộc bộ lạc Xa Dang thường xuống cướp phá các làng từ Thượng giang đến Phú phong huyện Bình khê. Người Thượng này rất cao lớn, mặt mày dữ tợn, tánh hung hăng. Vai vác một thanh trường kiếm lưỡi ngời ngời ánh sáng chói mắt. Hắn tự xưng là dòng dõi của trời, và kiếm kia là gươm thần của nhà trời truyền lại. Hắn đến đâu là dân địa phương bu lại đến đó để chống lại. Mỗi khi hắn xuất đầu lộ diện nơi nào thì nhân dân nơi ấy nổi trống mõ yên la xua đuổi. Sau hắn sợ không dám xuống núi nữa, còn thanh gươm thần đó không biết lọt vào tay ai.
    SONG THẦN CÔN: Hai cây côn bằng kim khí, một bằng bạch thiếc gọi là Ngân côn của Võ Ðình Tú; một bằng thép sắc đen gọi là Thiết côn của Ðặng Xuân Phong. Hai cây côn chỉ lớn bằng cổ tay và cao đến lút đầu người, song nặng đến hai người khiêng. Hai cây côn này không có món binh khí thường nào chống đỡ nổi. Bùi Thị Xuân đã tự tay thêu hai lá cờ đỏ tặng họ Ðặng và họ Võ. Họ Võ được tặng lá cờ thêu 4 chữ "Ngân Côn Tướng Quân", họ Ðặng được lá cờ với 4 chữ "Thiết Côn Tướng Quân".
    TAM THẦN ÐAO: là 3 cây đại đao
    - Ô Long đao của Nguyễn Huệ
    - Huỳnh Long đao của Trần Quang Diệu
    - Xích Long đao của Lê Sỹ Hoàng
    - Ô Long đao của Nguyễn Huệ: Cán đen không biết rõ nguồn gốc, một hôm họ Nguyễn đi tuần nơi đèo An khê thì có hai con rắn đen to lớn đón đường dâng đao cho Nguyễn Huệ, xong cúi đầu lạy rồi quay vào rừng. Nguyễn Huệ liền cho lập miếu nơi dâng đao để thờ rắn, gọi là Miếu Xà.
    - Huỳnh Long đao của Trần Quang Diệu: là của thầy học tên Diệp đình Tống ở núi Kim sơn tặng. Vì đầu con gà ngậm lưỡi đao có thếp vàng nên gọi là Huỳnh Long.
    - Xích Long đao của Lê Sỹ Hoàng: vì đầu con gà ngậm lưỡi sơn màu đỏ nên gọi là Xích Long đao. Sau khi dẹp yên quân Mãn Thanh, vua Quang Trung mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài để giữ nước. Lê Sỹ Hoàng ở Quảng nam ứng thí, võ nghệ siêu quần, tay đao lại tuyệt diệu. Vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu ra đấu, bất phân thắng bại. Vua Quang Trung cao hứng đòi tỉ thí cùng Sỹ Hoàng. Sỹ Hoàng cung kính tâu: "Với Trần tướng quân, hạ thần còn chưa thắng nổi, huống chi bệ hạ". Nhà vua đắc ý vỗ vai họ Lê cười nói: "Khanh là Hứa Chử của ta đó!"
    TỨ THẦN CUNG: là bốn cây cung bắn bách phát bách trúng, tương truyền là có thần linh phù hộ.
    - Thiếc thai cung của Nguyễn Quang Huy ở Phú yên: nòng bằng thép, bắn xa hàng mấy dặm. Khi quân Nguyễn Ánh kéo ra đánh chiếm thành Qui nhơn, Quang Huy dùng chiếc cung này bắn một phát trúng vai tả Nguyễn Ánh, lúc Ánh đứng trên thành cao sát trận.
    - Vỹ mao cung của La Xuân Kiều: dây cung làm bằng đuôi ngựa, cây cung trông không khác gì cung thường mà La Xuân Kiều lại là văn thân nên ít người để ý đến cây thần cung Vỹ mao. Cung này khi bắn không cần phải nhắm vẫn trúng đích cho nên nổi danh là thần cung.
    - Kỳ nan cung của Lý Văn Hưu: giữa cung nơi tay nắm làm bằng kỳ nan. Cung bắn nhẹ nhàng nhưng đâm thủng cả vách đá. Lúc còn đương xây dựng cơ sở chiến đấu cho nhà Tây Sơn thì ở dãy núi Thuận ninh (Bình khê) gần mật khu có một con cọp sống trăm tuổi to lớn như con bò đực, cọp rất hung dữ và có sức khoẻ không sao lường được, nó thường xuống làng bắt gia súc và lương dân. Da cọp dày đến nỗi dáo đâm gươm chém không thủng, các võ sĩ vây đánh đều bị cọp đánh trả đến chết hoặc bị thương. Lý Văn Hưu hay tin mang cung tìm đến gò cao để chiến đấu với cọp. Lý đã dùng cung bắn vào đầu cọp, chỉ bắn một phát là cọp chết ngay.
    - Liên phát cung của Ðặng Xuân Phong: Họ Ðặng có thể bắn một lần 5 phát liên tiếp, chính Bùi Thị Xuân đã trông thấy tài bắn của họ Ðặng và tiến cử lên vua Tây Sơn Nguyễn Huệ.
    Các chủ nhân của thần vũ khí, chỉ có hai người là Nguyễn Quang Huy ở Phú yên và Lê Sỹ Hoàng ở Quảng nam còn bao nhiêu đều ở Bình định. Thời Tây Sơn còn nhiều món vũ khí thần kỳ, nhưng chưa thấy được sử sách ghi chép nên chỉ giới thiệu mười món mà tiếng tăm còn truyền lại.[/QUOTE]
    Anh Trungphong... có bài viết hay thật . Không biết có ai đọc truyện Diệp Gia Kiếm cũng là truyện Kh không nhỉ ?
    Được Votamlaonhan sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 18/07/2004
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, Dumas có thể được coi là Kim Dung của Pháp, giống như Walter Scott ở Anh và Rafael Sabatini ở Ý, hơn nữa topic này bàn về vấn đề đưa lịch sử vào kiếm hiệp - lĩnh vực mà Dumas xứng đáng là một bậc thầy, nên chuyện đề cập đến ông chẳng có gì là lạc đề cả.
    Thứ hai, đẳng cấp của Dumas là vấn đề miễn bàn cãi. Khi linh cữu của Dumas được đưa về Pantheon, bên cạnh Voltaire, Zola và Hugo, có một lời nhận định thế này: "Ở Pháp có nhiều kẻ trưởng giả rởm đời thường phê phán Dumas về sự bình dân của ông, mà không biết rằng sự bình dân ấy là biểu hiện của một thiên tài".
    Tiểu thuyết Kiếm hiệp VN nói riêng, và tiểu thuyết văn học VN nói chung, từ trước tới nay không có lấy một tác giả tầm cỡ. Kiếm hiệp VN là một tập hợp những tác phẩm trên một cái nền trung bình, và không có một cái đỉnh nào ra hồn. Đa phần các tác phẩm đều thuộc loại đọc được, nhưng đạt đến chữ "hay" thì chưa đâu.
    Có lẽ vì dân Việt mình ưa truyện thơ hơn là tiểu thuyết chăng? Lịch sử văn học VN toàn thấy truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Phạm Tải Ngọc Hoa gì gì đó, chỉ có mỗi một Hoàng Lê nhất thống chí ngắn tủn mà thôi. Trên một cái nền sơ sài ấy, muốn sản sinh ra được một tiểu thuyết gia bút lực hùng hậu, cho ra đời một hoặc vài tác phẩm lớn thật sự là chuyện không dễ dàng gì. Hy vọng ở tương lai, vậy thôi...
  4. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Ngay trong thời phong kiến ở Việt nam ngoài một số bộ chính sử đã có một số bộ sách khác lên quan trực tiếp đến sử, có thể định danh là diễn ca và diền nghĩa lịch sử, như các bộ diễn ca lịch sử (Thường bằng thơ lục bát, ĐẠi Nam quốc sử diễn ca chẳng hạn.........) . Một số bộ diễn sử như từ Nam triều cônng nghiệp diễn chí đến Việt Lam xuân thu. Ví dụ trong Việt Lam xuân thu có chi tiết khá vui là là vụ Lê Lợi trương cung bắn chiuuuuuuuuuuuuu.............. Liễu Thăng nhập hộ khẩu dưới địa phủ luôn. Thế kghông phải là có chế tác sao?
    Trên đây là mấy thông tin mong các bạn tham khảo thêm vào.
  5. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    Vô tâm lão nhân ơi, Diệp Gia Kiếm mà cũng gọi là truyện của VN àh?? Tớ nhớ ngày bé cũng sờ tới quyển này một chút... đọc cứ thấy quen quen... Về sau mới nhớ ra là nó bê nguyên xi phần đầu của Tiếu Ngạo Giang Hồ vào.... điên thế ko biết...
    Hình như cũng có một chú gia đình bị tàn sát, kiểu Lâm Bình Chi... rồi cũng đến dự tiệc rửa tay gác kiếm... Chỉ khác là ở tiệc này ko có tàn sát mà có vụ "tỷ võ chiêu thân"... hình như chú (Lệnh Hồ Xung) đấm vào cặp "đào tiên" của con gái bác (Lưu Chính Phong) 1 cái, thế là nên đôi nên lứa....
    Sau đấy chuyện được kết bằng một câu các cao thủ nhà ta "đầu quân" cho bác Lê Lợi hay bác Nguyễn Huệ, đem tài sức giúp nước nhà thì phải....
    Tớ ko thích đọc kiếm hiệp của VN lắm, nhưng bộ này ăn cắp trắng trợn quá nên gây ấn tượng mạnh.... bây giờ nghĩ lại thấy giống hệt bác Bảo Chấn với Tình thôi xót xa....
    Tác giả hình như là Phan Cảnh Trung!!!!
    Còn các bộ khác mình chỉ nhớ "lửa cháy thành Đại La", ngoài các truyện của Hoàng Ly ra!!!!
    Được Vi Tieu Bao sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 20/07/2004
  6. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Cái truyện "Lửa cháy thành Đại La" nghe quen quá, các hạ có thể tóm tắt sơ sơ truyện cho tại hạ biết với không? Hình như ngày xưa tại hạ cũng đã đọc truyện này mà thực sự bây giờ không nhớ nội dung nó ra sao nữa?
    Công - Hầu - Khanh - Tướng... Vòng trần ai!
  7. Kiddyct

    Kiddyct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Các vị huynh đệ ơi Diệp Gia Kiếm không phải truyện Việt Nam mà là của Trung Quốc í, Tác giả Mộng Bình Sơn - cũng là tác giả của Tái Sanh Duyên đấy nếu như mỗ nhớ không lầm !
  8. Kiddyct

    Kiddyct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Vô hình kiếm pháp, Tưu long cuồng kiếm cũng là kiếm hiệp việt nam đấy, ai có dịp coi thử.
    Có thể đọc Giấc Mơ Bạo Chúa của Lan Khai hay Hoáng Lê Nhất Thống Chí nữa đấy !
  9. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Nghe mấy cái truyện bạn giới thiệu có vẻ hay đấy nhỉ. Có lẽ tìm đọc thử phát xem sao. Lâu lắm rồi không đọc truyện kh Việt Nam, dạo này toàn nghiền Kim Dung, Cổ Long...
    Luyện chưởng nhiều quá, giờ lại phải tăng kính rồi .
    Công - Hầu - Khanh - Tướng... Vòng trần ai!
  10. mr_leanguy

    mr_leanguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Bác lày chả nhớ gì cả...
    Cái này là phim của bác Lý Huỳnh, làm trước cái phim có anh Thăng Long đệ nhất kéo, đi theo vua cắt tóc tận bên Tàu đó.
    Truyện VN ngày trước tớ xem nhiều nhưng chỉ ấn tượng mỗi anh Vận Thành, oánh quả song giản, Nện nhau từ Việt sang Tàu, Hơi bị kinh của ló.
    Được mr_leanguy sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 23/07/2004

Chia sẻ trang này