1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BÀN VỀ "KÌNH" TRONG VÕ THUẬT !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tienlong29, 13/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Chữ kình thì có nghĩa nhưng trên mạng thì Tàu toàn dùng "kính pháp" để bàn về bằng, tề, án lý rồi Dương trừng Phủ dùng tê(hay tễ) kính đè 1 bác đang ngồi trên ghế không đứng dậy nổi đến nỗi "phóng thí".
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nếu Tàu dùng "kính pháp" thì để hôm nào tiện tui tra lại thử xem. Bác có vẻ giỏi chữ Hán. Tôi chỉ bập bõm thôi. Vả lại máy tôi bây giờ cũng không cài cả phông lẫn bộ gõ Hán. Chịu thôi.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 14/12/2006
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ngồi buồn quá nổ thêm một chút nữa.
    Trước đây tui tập "Khai Hợp Trang" của Thái Cực thì thấy khi mình thả lỏng hết sức thì có một lực "đàn hồi" khống chế cánh tay.
    Sau này vào trang HGQLPS thấy có bài của anh tvtt viết về trang công. Thấy anh mô tả "hiệu quả" hơi khác (Giống giống như mấy cái dòng điện chạy giựt giựt trong người của tập Thiền hay Yoga. Cái này tui có kinh qua rùi chứ không phải là nói xàm). Các bác thông cảm? Tuổi trẻ nóng nảy, thấy ai nói khác mình là... gân cổ cãi.
    Tập chơi cho biết (tính tui hay tò mò) chứ chả đánh được ai. Gặp mấy cú đấm đá của bác MDKTL là chạy dài. Hi hi.
    Ngẫm đi ngẫm lại nó giống Khí công như cái ông cụ Vove nói ngày nào. Khí công là để dưỡng sinh nhưng có thấy cụ già trên 100 tuổi nào tập khí công đâu?
    Tui có ông anh tập khí công. Tui chôm tạm câu của ông cụ Vove để nói với ổng. Ổng sửng cồ "Mày có biết ông... Lão Tử sống tới bao nhiêu tuổi hay không? Những người đã... quy ẩn giang hồ thì cần gì mày biết tới?".
    Nhớ lại câu chuyện "rửa tai" trong "Cổ học tinh hoa" hồi nhỏ đọc được. Buồn cười nhất là câu Sào Phủ hỏi Hứa Do "Nhà bác "mần" cái gì mà để người ta biết được bác là bậc hiền tài đã... quy ẩn giang hồ?". Trời ơi!!!! Nghịch lý Trung Hoa.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 14/12/2006
  4. lee_linh

    lee_linh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều người hiện nay dù biết về võ thuật nhưng cũng chưa hiểu rõ về "kình" , nhiều người hay nhầm lẫn giữa "kình" và "lực" . Trong võ thuật , kình và lực là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau . Người có võ công tương đối cao có thể điều động sức lực toàn thân có thể phát ra từ bất kì bộ vị nào của cơ thể , mọi người gọi nguồn sức lực đó là "kình" . Nói chung người ta chỉ vận dụng được sức lực cục bộ của chi thể , và mọi người gọi loại lực cục bộ đó là "lực" . Sức trên thường gọi là "sức sống" (hoạt lực) còn sức sau là "lực thô" (chuyết lực) . Nói chung người làm việc sản xuất thường dùng "lực thô" tương đối đông còn người làm việc võ dùng "lực sống" (kình) lại khá đông . Kình chính là từ lực thô luyện tập mà sinh ra . Có lực thô tồn tại thì mới sinh ra kình , chỗ khác nhau là: Kình là sản phẩm riêng của võ thuật.
    Nói chung kình phát từ chi dưới . Trong vận công võ thuật , chỉ có từ chi dưới đến hông đến tay xông thẳng ra thì quyền mới có kình . Tục ngữ nói : "Điểm đứng chân phải đặt ở trên điểm cơ bản" chính là đạo lí này . Lực phát từ gốc , chủ thể ở hông , hình ở tay . Hông chỉ làm tác dụng môi giới. Ngạn ngữ võ học nói ở trên nếu bàn chân không có lực thì kình khó phát.
    Kình là một loại lực bạo phát , uy lực rất mạnh , đồng thời có thể giảm bớt sự tiêu hao thể lực không cần thiết .
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
  6. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đều đúng cả nhưng cụ thể vào tư thế đánh mới khó, lực phát ở chân là chân trước hay chân sau, các đốt khớp trên người lúc đó phải có tương quan thế nào. Hồi đầu thấy choáng phết, sau trên mạng có chú boxer bảo, chả biêt jing jeo là gì nhưng trong quyền Anh thì cú chọc tay trước có 2 loại, một loại có lực có thể làm nốc ao, một cú là quấy rối dò đường: cú có lực thì tả đại khái là đứng dồn trọng tâm ra chân trái trước khoảng 7 phần, giữ nguyên vị trí trọng tâm bước chân trái lên một bước, chân chạm sàn đấm luôn, cái chính ở đây là không chuyển trọng tâm về chân sau mới bước mà bước như bị hụt chân, để mạnh hẳn thì cha đó cũng tả lằng nhằng 1 số thứ kiểu như tam hợp; hic, từ dạo đó cũng chưa thử lần nào, bác nào có điều kiện đám bao cát thử đấm chọc kiểu này rồi tả cho anh em biết cái. Cái này có thể thật vì có bác nào nhớ bài Nga Tàu đánh nhau năm 70 không, biên phòng Tàu bị biên phòng Nga đấm chọt mà "ao" mấy chú.
    Thêm tý, bọn Nga chính ra cũng sưu tầm võ phết, tỷ như môn Nhất Nam bây giờ sắp thành võ Nga đến nơi, ngày xưa thì có chú học nhu đạo đến đai đen 3 đẳng bằng của Nhật rồi về chế ra món Sambo
  7. vuthienan

    vuthienan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều người hiện nay dù biết về võ thuật nhưng cũng chưa hiểu rõ về "kình" , nhiều người hay nhầm lẫn giữa "kình" và "lực" . Trong võ thuật , kình và lực là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau . Người có võ công tương đối cao có thể điều động sức lực toàn thân có thể phát ra từ bất kì bộ vị nào của cơ thể , mọi người gọi nguồn sức lực đó là "kình" . Nói chung người ta chỉ vận dụng được sức lực cục bộ của chi thể , và mọi người gọi loại lực cục bộ đó là "lực" . Sức trên thường gọi là "sức sống" (hoạt lực) còn sức sau là "lực thô" (chuyết lực) . Nói chung người làm việc sản xuất thường dùng "lực thô" tương đối đông còn người làm việc võ dùng "lực sống" (kình) lại khá đông . Kình chính là từ lực thô luyện tập mà sinh ra . Có lực thô tồn tại thì mới sinh ra kình , chỗ khác nhau là: Kình là sản phẩm riêng của võ thuật.
    Nói chung kình phát từ chi dưới . Trong vận công võ thuật , chỉ có từ chi dưới đến hông đến tay xông thẳng ra thì quyền mới có kình . Tục ngữ nói : "Điểm đứng chân phải đặt ở trên điểm cơ bản" chính là đạo lí này . Lực phát từ gốc , chủ thể ở hông , hình ở tay . Hông chỉ làm tác dụng môi giới. Ngạn ngữ võ học nói ở trên nếu bàn chân không có lực thì kình khó phát.
    Kình là một loại lực bạo phát , uy lực rất mạnh , đồng thời có thể giảm bớt sự tiêu hao thể lực không cần thiết .
    Chào anh, tôi nghe anh bàn về kình một cách có vẻ sành sỏi lắm, vậy anh có thể cho tôi biết cơ sở vật chất của kình là gì và cách tạo ra nó như thế nào không? Còn nếu anh chỉ đọc sách rồi viết lên thì.... hơi buồn. Tôi cũng đọc nhiều lắm rồi, mà còn hay hơn nhiều cơ.
  8. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, nhưng bạn có biết võ sư chưởng môn của Nam Huỳnh Đạo (tức võ sư Kiệt) đã từng là môn đồ của Hồng Gia LPS khá lâu, môn này chuyên về luyện "gân". Do đó việc sử dụng "cân" của võ sư Kiệt không có gì là lạ. Anh em trên diễn đàn đều biết đến Hồng Gia LPS qua anh Thọ ttvt. Bạn nên nghe lời bác Agui
    Nam Huỳnh Đạo thực chất là võ Tàu 100% mà đa phần là từ Thiếu Lâm nội gia và Hồng Gia LPS.
  9. vuthienan

    vuthienan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
  10. vuthienan

    vuthienan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Quên mất , câu này trong nghề người ta hay hỏi nhau : anh có kình chưa ????????? Trông kình nó như thế nào ? Nếu anh không biết thì lại càng buồn lắm.

Chia sẻ trang này