1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về mảnh bằng Ph.D

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang gặm chương trình PhD đây nên suy nghĩ của các PhS student không phải là không biết. Thượng vàng hạ cám đều có. Giỏi có, dở có. Đủ thứ mục đích và lý do để học. Có người thì nói ra, có người thì lấp liếm hay giấu đi. Nhưng dù gì đi nữa, qua hành động cũng thấy rõ thôi. Vì công việc, vì thăng tiến, vì muốn lương cao, vì rảnh quá không biết làm gì, vì nhà bắt học để mở mày mở mặt cho gia đình,?. Chuyện học xong mà tìm cách ở lại luôn nước ngoài không phải là hiếm, nhưng có những lý do mà nó ?ođời thực? đến mức shock. Có lần trà dư tửu hậu với một số cô Hàn Quốc làm cho một tổ chức nọ. Toàn các cô khoảng trên 40 tuổi, bằng cấp cao chót vót nhưng toàn mới đi làm lại được vài năm. Các cô bảo xu hướng học cao để dễ tìm anh chồng trình độ cao, lương cao, cuộc sống ổn định hơn. Do vậy dù có TS nhưng kết hôn xong thì chấp nhận ở nhà nội trợ, đẻ một lèo 2-3 đứa con, khi con lớn nhiều thì đi làm lại cho vui.
    Như bài báo của ông Ngô Quang Hưng, hãy nhìn nó theo đúng vị trí của nó thôi. Nếu chọn con đường thiên về academic, thì PhD chứng minh khả năng tự làm việc hay nghiên cứu độc lập trong phạm vi chuyên ngành (so với bậc Cao học được xem là chỉ cần được hướng dẫn một phần). Đi làm bên ngoài thì cái PhD đôi khi không có giá trị lắm mà là các chứng chỉ khác liên quan chuyên môn. Và bằng cấp, chứng chỉ này có giá trị tương đối thôi, không phải là bảo chứng cho kiến thức và kinh nghiệm của họ. Những thứ đó phải thu lượm suốt đời. Bạn gì đó tưởng tượng TS là ?otủ sách di động? thì đúng hơn bạn chỉ nên nhìn là ?otủ sách di động? có bằng cấp TS.
    Cái tư tưởng tiến sĩ là ông nghè ông tổng gì của VN mình còn nặng quá, tô hồng nó nhiều quá nên có thể nói là nhiều khi chẳng ra làm sao. Một tên bạn, vừa xong master ở Pháp về VN cuối tháng rồi, kể chuyện cô vợ sắp cưới của hắn suốt ngày cứ động viên chàng là anh ráng học cho tốt để sau này về còn dạy dỗ con chúng mình nữa. Hắn bảo kể cho N nghe thì N mới hiểu tại sao H cười được chứ vợ H mà thấy cười chắc giận chết vì master là cái ? gì đâu mà phải có mới dạy dỗ con được. Một số đi học về thì xem như đã có một cái gì đó, bắt đầu tinh tướng lên vì ở nhà nhiều sự trầm trồ ngưỡng mộ quá. Có lần trong diễn đàn của PhD thì trong toạ đàm cứ phải nghe giới thiệu khách mời, một nhân vật nổi đình nổi đám trên báo chí ở VN, là TS K. Một câu cũng TS, hai câu cũng TS. Một số thành viên phát bực lên bảo dẹp cái tilte TS đó đi vì ở đây toàn PhD, level như nhau thì màu mè làm gì. Phô trương là bản tính mất rồi.
    Chuyện có nên đi học không? Theo ý kiến cá nhân là nếu yêu cầu công việc và có điều kiện thì hãy học. Hãy coi đó chỉ là điều kiện cần cho công việc của mình chứ đừng nghĩ là điều kiện đủ hay để về nước có tiền nhiều hơn. Còn đủ khả năng học không? Cái đó chính bản thân mới trả lời được. Theo tôi thấy thì tốt nhất là tốt nghiệp ĐH thì nên đi làm một thời gian để nhận ra khả năng mình thế nào, mình cần học cái gì hay cái trước đây không phù hợp thì nhảy sang cái khác. Chứ cắm đầu cắm cổ học thì đến lúc nào đó cảm thấy đuối sức thì quay đầu không kịp nữa. Còn ai có ý định học PhD với mục đích ngoài công việc thì không bàn đến.
    Bỏ thời gian ra nước ngoài học có cần thiết không? cần đấy vì thay đổi cách nhìn rất nhiều, bớt ?oếch ngồi đáy giếng? đi và học nhiều thứ ngoài cái chuyên môn của mình.
    Cái vụ lỗi chính tả có hệ thống của anh lyenson thì vô cùng bình thường, chẳng có gì lạ cả, nói hơi quá là vô phương cứu chữa. Em không có chọc quê gì anh lyenson đâu nhé , đó là sự thật. Càng lớn, chuyện viết đúng hay sai sẽ như quán tính, chữ nghĩa từ suy nghĩ sẽ tuôn ra, thế là viết thôi. Bệnh này càng nặng với những người dung chữ nghĩa nhiều, cái nào sai thì sai hoài luôn. Nếu ngồi để ý để viết hay nhớ thì sửa được, còn không cứ theo mạch suy nghĩ thì mèo vẫn hoàn mèo. Bạn bè của em có nhiều bạn cũng thế, tiếng anh như gió mà tiếng việt cứ vài chữ sai hoài. Nhờ sửa paper bằng tiếng việt mà sửa không nổi, dùng lệnh replace để thay thế cái vèo luôn cho nhanh. Ngay bố già ở nhà cũng thế, câu cú viết cực kỳ chuẩn xác và hay nhưng toàn dùng từ cổ mà theo ngữ pháp hiện tại là sai. Lúc đầu còn bảo ba viết đúng, sau này cãi không lại con gái nên đơn từ gì cứ bảo sửa lại chính tả dùm cho chắc ăn . Sửa chính tả thôi chứ đố mà dám sửa văn phong được.
  2. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Cho Thuyền bàn ... xéo cho vui !
    Hôm bữa, gia đình ông anh ghé qua nhà Thuyền, kéo cái trailer cát để đắp cát hộ chung quanh foundation vì trời hạn hán quá bên Dallas này . Làm xong, vô nhà lai rai vài chai bia ... Bà chị dâu nói đùa:
    "Ôi, dạo này cái bằng Ph...D còn thua xa cả bằng Ph...O !"
    Thuyền thì biết cái nhạo chọc PhD là Pizza Hut Delivery rồi, nhưng tình thực chưa nghe joke về Ph....O cả ! Tò mò hỏi thì bà chị dâu phá ra c ười khoái chí :
    "Ph...O là bằng nấu phở đó, H. !"
    Nhân đây đọc bài thread này, lại thấy CoDep và cũng nhớ cái thread học nấu phở mấy tháng trước, lọ xọ chuyện này và chuyện kia làm Thuyền nhớ đến cái bằng ... PhO !
    hihih Bằng nấu phở có khi lại thực dụng hơn bằng PhD research chuyện trên trời xa lắc viển vông à nha ... Đùa vậy thôi chứ chuyện nên hay không nên học PhD, đó là một câu hỏi rất quan trọng và cần mỗi cá nhân suy tính theo tùy chính hoàn cảnh và uoc vọng của chính mình .
    Tuy nhiên, có một điều Thuyền có thể cam chắc là:
    1) Nếu bạn tính học PhD thì nên quyết định ngay từ sớm . Càng sớm càng tốt . NẾu tính học PhD thì đừng nên mất thì giờ để lấy Master làm chi cả ...
    2) Cái quan trọng không chỉ là có nên lấy PhD hay không . Mà cái quan trọng nhất là nên lấy PhD về cái gì ? Có đáng để lấy PhD không ? Tức là cái lãnh vực mình thích đi sâu đó có đáng đế mình invest PhD time vô không vậy ? Và ... what next after the PhD ?
    Đó là với các bạn ky sư sống bên này . Còn với các bạn bên VN, nếu các bạn lấy PhD vì có đuoc học bổng bên này hoặc có cơ hội sang bên này đào sâu chuyện học thêm, thiết nghĩ đó là một lý do mà chính Thuyền cũng sẽ làm nếu Thuyền là các bạn còn ở bên đó ....
    Chuyện "over-qualifed nhưng lại under-skilled" của những người có bằng PhD khi họ đi kiếm việc làm ngoai industry là chuyện có thật bên Mỹ này và đã có từ lâu rồi hơn 10 năm nay chứ không phải chỉ mới đây !
    happy postings moi nguoi !
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Chào Thuyền: Dễ không chừng tới mấy tháng không thấy bóng dáng nên cứ ngỡ Thuyền bị đắm giữa bể khơi rồi. Nay thấy quay trở lại như thế này mừng quá, mới hiểu ra không phải cơn ba đào nào cũng làm đắm được thuyền...Nhưng cũng chả biết đâu, nên xin khuyên hãy thường xuyên bảo trì thuyền, ngộ gặp phải cơn ba đào dữ tợn hơn còn hy vọng vượt qua...
    Thân ái.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
  5. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bác Lyenson không phải là sai lỗi chính tả.
    Cái này là thuộc về lỗi địa lý, trước tôi có ông xếp tuy biết có người tên là Phạm Phúc Viển ( dấu hỏi ) nhưng bao giờ ông ý cũng gọi tên và ghi tên ông ta là Phạm Phúc Viễn ( dấu ngã ), ông ta quê Nghệ An. Nên tôi nghĩ bác lyenson cũng mắc lỗi tương tự vậy thôi.
    Vụ sai lỗi chính tả kiểu nờ mờ nẫn nộn mới đáng trách và cái sai đó hay gặp lứa tuổi 78 lại đây ( tôi cũng không biết tại sao ).
    @ bác lyenson : bác mở web mà không nói với ae, mà sao ko vào được web của bác vậy. Chúc bác thành công nè
  6. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Đúng rồi ! Mods ơi, lập thread mới và move các bài bàn luận về chính tả và tiếng Việt cho thiên hạ chúng ta tha hồ ... mổ xẻ đi !
    Quay trở lại vấn đề PhD, hôm nay, Thuyền đọc thấy bài viết sau đăng trên báo Thanh Niên :

    Bớt tiến sĩ, tăng thợ lành nghề
    Cập nhật cách đây 4 giờ 15 phút Thanh Thảo


    Mới nghe qua, cái "khẩu hiệu" này có vẻ hài hước, nhưng với tình hình ở nước ta hiện nay, thì nó lại là khẩu hiệu rất thực tế.
    Tôi vừa đọc một tin ngắn trên một tờ báo điện tử: "Sắp tới, khi làm luận án (tiến sĩ) không có nội dung khoa học nào mới (ít nhất là ở Việt Nam) hoặc một luận văn chỉ tổng hợp điều người ta đã làm rồi nhận xét thì sẽ không được công nhận tiến sĩ. Bộ sẽ bàn phương hướng và làm chặt cái này bởi nếu không sẽ làm hỏng tiếp một thế hệ (tiến sĩ) nữa. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh như thế trong buổi làm việc tại Trường đại học Vinh (Nghệ An) sáng 14/8/2006".
    Ai cũng biết, đội ngũ tiến sĩ, giáo sư ở bất cứ quốc gia nào cũng đứng ở "hàng đỉnh" của nền giáo dục, của cả nền kinh tế, và nó cũng là niềm tự hào của quốc gia ấy. Nhưng vì sao từ nhiều năm nay ở nước ta, khi đội ngũ tiến sĩ tăng đột biến, thì chưa bao giờ nó là niềm tự hào của đất nước. Có nghịch lý kỳ quặc và đau lòng này vì chất lượng đào tạo tiến sĩ ở ta cộng với chính chất lượng tri thức của người được đào tạo là không xứng tầm với danh vị. Thêm vào đó, chúng ta "mặc định" công nhận những "phó tiến sĩ" từng tốt nghiệp ở các nước XHCN Đông Âu (cũ) là... tiến sĩ Việt Nam, cứ như Việt Nam có một chuẩn tiến sĩ độc lập, không giống ai. Tiếc thay, cái "không giống ai" ấy lại không ở chất lượng cao dù có đôi phần "lập dị" đi nữa, mà nó là một cách công nhận đại trà, "bán khoai cả gánh" không phân biệt. Vì thế mới có những phó tiến sĩ (nay đã là "tiến") tốt nghiệp ở Liên Xô (cũ) hẳn hoi mà bây giờ tiếng Nga "trả trọn gói" cho nước Nga. "Tiến sĩ Việt chỉ dùng tiếng... Việt", phải chăng đó là một biểu hiện của tinh thần dân tộc (?).
    Theo dõi nhiều người quen đi học nghiên cứu sinh, cái mà họ sợ nhất chính là kỳ thi sát hạch ngoại ngữ. Và đó cũng là "điểm nóng" cho những dịch vụ chạy điểm, xin điểm hầu "thoát" cửa ngoại ngữ đặng vào "lọt" cửa nghiên cứu sinh. Qua được "cửa ải ngoại ngữ" này coi như... khỏe, vì từ đó, như người ta hay kháo nhau, luận án tiến sĩ hoàn toàn có thể "mua" được. Dĩ nhiên, không thể mua sống sượng bằng tiền tươi, nhưng có thể "chạy" để được "duyệt" đề cương, rồi "chạy tiếp" những "công đoạn" rắc rối sau đó để cuối cùng, khi luận án đã thành văn, thì việc phải in mấy bài báo trên các tạp chí chuyên ngành là bắt buộc. Lại phải nhọc nhằn trong "công đoạn" này, trước khi luận án được trình cho một hội đồng.
    Dĩ nhiên, không phải tiến sĩ nào có được học vị ở nước ta cũng đều do "chạy". Vẫn có những tiến sĩ thực chất, có thực tài, nhưng số này thật sự ít. Bây giờ ở ta hay có "mốt" người ta ghi phía trước họ tên mình là danh vị, học vị theo kiểu các nhà quý tộc hay hiệp sĩ ngày xưa. Nhiều người, sau chữ "TS" và tên họ, là một chuỗi dài những chức danh "hoành tráng" nhiều khi chồng chéo nhau khiến người đọc như đi vào một ma trận. Có lẽ vì cái "nhiệt tình sôi sục" phải có chữ "TS" bằng bất cứ giá nào ấy mà một quan chức đã phải nhận kỷ luật một cách khá vu vơ. Tôi nghĩ, với những quan chức, thì cái mà dân quan tâm là công việc họ làm, hiệu quả thiết thực từ những công việc trên cương vị ấy, chứ không phải là học hàm hay học vị.
    Nhưng những năm gần đây, ở ta đã có những quy định thành văn và không thành văn là nếu muốn được "thăng chức" thì bắt buộc phải có học hàm học vị. Từ đó đã sinh ra nghìn lẻ một chuyện "cười ra nước mắt". Cách "giải quyết khâu oai" hay những "khâu" nào khác bằng danh vị tiến sĩ là một cách làm vừa ngô nghê vừa lạc hậu trong thời buổi bây giờ. Không ai gọi Bill Gates là tiến sĩ hay giáo sư, vì thực ra Bill không có những cái đó. Nhưng ai dám coi "nhẹ" một tỉ phú "đầu bảng thế giới" như Bill Gates, lại ở một lĩnh vực kinh doanh được coi là năng động nhất, giàu hàm lượng chất xám nhất là kỹ nghệ thông tin?
    Vậy thì thà làm một người thợ lành nghề cho ra trò, vẫn hơn chán vạn là một tiến sĩ mà hữu danh vô thực. Nhưng muốn người ta bớt đi cái "nhiệt tình làm tiến sĩ" thì đầu tiên là phải quy định lại về quy trình bổ nhiệm cán bộ, lấy những tiêu chuẩn nào là chính khi nâng bậc, thăng chức hay bổ nhiệm cán bộ. Đổi mới được "cái gốc" rồi, có chuẩn rồi, thì tự nhiên việc học hành lên tới học vị nào là chuyện bình thường trong một xã hội học tập. Bởi học ở đây là để sở đắc tri thức, trí tuệ, chứ không phải sở đắc... ghế.
    Thanh Thảo
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 16/08/2006
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    "Trang sức" bằng luận án tiến sĩ (VietNamNet) - Có người chọn đề tài tắm giặt cho quân đội để làm luận án tiến sĩ. Lại có người khẳng định cái mới trong đề tài của mình là cái đã quy định trong điều lệ Đảng. Bộ trưởng GD-ĐT phải thốt lên: "Bằng tiến sĩ không phải vật trang sức. Anh thực sự muốn cống hiến cho khoa học ở trình độ cao thì hãy làm tiến sĩ. Đừng chạy theo bằng cấp mà làm khổ nhiều người!"
    Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ (TS) là nội dung được Bộ GD-ĐT chọn làm khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, CĐ trong thời gian tới. Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH miền Trung - Tây Nguyên diễn ra tại Đà Nẵng ngày 26/8 đã mổ xẻ điều này.
    Hiệu trưởng ĐH Đà Nẵng Bùi Văn Ga: "Ở các nước, người ta tập trung đào tạo 3 năm ròng rã còn chưa được, trong khi ở ta chỉ đào tạo theo bán thời gian thì làm sao có chất lượng?"
    Đề tài luận án TS: Tắm giặt cho quân đội! Có nghiên cứu sinh (NCS) của một học viện thuộc quân đội đã làm luận án TS với đề tài: "Tắm giặt tập trung cho các quân đoàn đóng quân phía Bắc". Không được Bộ GD-ĐT chấp nhận, học viện này vẫn khăng khăng bảo vệ với nhiều lý lẽ khá hùng hồn.
    Phải đến khi Thứ trưởng Bành Tiến Long nói thẳng, nếu đề tài này được chấp nhận để làm luận án TS thì sẽ gây phản cảm trong dư luận xã hội và gây phản ứng đối với các nhà khoa học, họ mới chịu rút lui!.
    Vụ trưởng Vụ ĐH & sau ĐH Trần Thị Hà đã làm cả hội trường "cười ra nước mắt" với câu chuyện trên.
    Chưa kể, nhiều luận án TS xoay quanh một số chủ đề quen thuộc, chỉ khác nhau vùng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
    Ví dụ như "nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng", "những giải pháp chủ yếu để phát triển một nghề", "đầu tư vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá một ngành, một lĩnh vực nào đó"...
    Có NCS phải viết đi viết lại bảng thông tin tới 5 - 6 lần mà vẫn không chỉ ra được cái gì mới, mới so với ai trong đề tài của mình. "Bản thân đề tài chỉ là sự sao chép, không có gì tìm tòi, sáng tạo riêng thì làm sao đưa ra được cái mới?" - Thứ trưởng Bành Tiến Long châm biếm.
    "Việc đào tạo và cấp bằng TS như hiện nay khiến chúng tôi rất xấu hổ" Có những vị vừa làm việc, vừa học rất làng nhàng, nhưng hết lấy bằng thạc sĩ lại đến bằng TS" - Hiệu trưởng trường ĐH dân lập Phú Xuân (Huế) Nguyễn Đình Ngộ
    Bà Trần Thị Hà còn nhớ mãi ấn tượng về một NCS làm luận án về bộ môn Mác - Lê nin.
    Sau nhiều lần yêu cầu viết đi viết lại bảng thông tin để đưa lên mạng, NCS này cho hay, cái mới trong đề tài của mình là... phát triển Đảng cho quần chúng ưu tú và quần chúng đó phải tự nguyện xin vào Đảng.
    "Vào Đảng hơn 20 năm, tôi biết những điều đó đã được quy định rõ trong điều lệ Đảng từ lâu, thế mà NCS ấy vẫn cho là... mới!" - Bà Hà than trời.
    Điều đáng nói, một số đề tài "đặc sắc" như vậy vẫn được Hội đồng đánh giá các cấp (từ Hội đồng chấm đề cương, Hội đồng khoa học bộ môn đến Hội đồng đánh giá luận án cấp bộ môn) thông qua và đề nghị cho NCS được bảo vệ ở cấp Nhà nước.
    "Việc thực hiện những đề tài luận án TS kiểu như vậy chẳng những lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà chẳng đem lại giá trị gì cho khoa học, cho thực tiễn, thậm chí còn làm giảm uy tín của NCS, của người hướng dẫn và cơ sở đào tạo" - Bà Hà nói.
    Truyền thống... nể nang Hiệu trưởng trường ĐH dân lập Duy Tân (Đà Nẵng) Trương Sĩ Quý đã làm cả hội trường cười ồ khi hóm hỉnh: "Tôi thấy Hội đồng đánh giá luận án cấp bộ môn ở nhiều cơ sở có "truyền thống" rất... nể nang nhau. Tôi du di cho luận án do anh hướng dẫn, để sau này anh lại du di cho NCS mà tôi hướng dẫn!".
    Nhiều SV cũ của ông Quý, nay tham gia các khoá đào tạo cao học, thạc sĩ có các thầy từ nơi khác đến dạy đã than: "Tốn kém lắm, học phí 3 - 4 triệu nhưng cái khoản ngoài học phí thì tốn gấp 2 - 3 lần".
    Học viên phải góp tiền để lo cho các thầy từ tiền khách sạn, vé may bay, rồi ăn uống, quà cáp... dù thày đã có tiêu chuẩn hẳn hoi.
    Tình trạng chung này các trường đều biết nhưng lờ đi. Thầy giáo hướng dẫn chấp nhận chuyện đó thì làm sao tránh khỏi tình trạng nể nang, du di?"
    Một biểu hiện du di khác nữa là khi chấm thi, nhiều trường nâng điểm cho thí sinh vô nguyên tắc.
    Như trong kỳ thi tuyển sinh sau ĐH năm 2005, trong 17 bài thi môn Anh văn đạt điểm trên trung bình của các thí sinh thi NCS vào Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, khi Bộ GD-ĐT chấm thẩm định lại, tại Hội đồng thi ĐH Thái Nguyên chỉ có 2 bài đạt yêu cầu.
    "Khi tôi hỏi các hội đồng thi tại sao lại có tình trạng này thì họ bảo vì trường còn chỉ tiêu nên du di cho thí sinh. Rõ ràng, không thể nói khác hơn là họ rất vô cảm với chất lượng đầu vào của NCS!" - Bà Hà nhận xét.
    Hay một biểu hiện du di khác là nhiều hội đồng đánh giá luận án cấp bộ môn thông qua luận án một cách chiếu lệ, gửi lên Bộ GD-ĐT mà không xem xét kỹ. Vì vậy, nhiều luận án đã bảo vệ ở cấp bộ môn, khi gửi đi phản biện độc lập bị phê phán "như bản nháp" - ông Quý tiếp tục nêu thực tế.
    "Thậm chí, việc đánh giá luận án cấp nhà nước cũng mang nặng tính hình thức, nể nang, ít các tranh luận khoa học về các vấn đề chuyên môn. Hãn hữu lắm mới có luận án bị xem là không đạt yêu cầu, phải bảo vệ lại.
    Chưa kể, việc thẩm định chất lượng các luận án của cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là Bộ GD-ĐT cũng chưa được thực hiện theo quy định của Quy chế (thẩm định ngẫu nhiên, thẩm định luận án đạt xuất sắc để đề nghị khen thưởng). Sự thẩm định như vậy hầu như chỉ xảy ra đối với một vài luận án bị kiện cáo.
    Không cần kín mà cần mớiGS Bùi Văn Ga, Hiệu trưởng ĐH Đà Nẵng rất đồng tình với việc đưa các luận án TS lên mạng để lấy ý kiến đóng góp. Đồng thời, ông cho rằng, để nâng cao chất lượng luận án TS, không cần phản biện kín.
    Lý do, đã làm luận án TS thì phải có cái mới. Cái mới này chưa chắc người phản biện đã hiểu ngay mà cần có sự trao đổi công khai với NCS và người hướng dẫn.
    "Nếu phản biện kín, có khi người phản biện không hiểu được cái mới của đề tài rồi cho rằng luận án không đạt thì rất nguy hiểm", ông Ga cảnh báo.
    Thứ trưởng Bành Tiến Long tiếp lời: "Bảo kín, nhưng thực sự có "kín" hay không? Chưa kể, đã xảy ra tình trạng các thầy phản biện kín có "trách nhiệm" tới mức, phản biện cho một luận án TS mà chỉ viết chưa tới nửa trang giấy! Tất nhiên là có những luận án yêu cầu phải bảo vệ bí mật, nhưng phải có tiêu chí rõ ràng chứ không thể nói cái nào cũng cần bảo vệ bí mật. Hồi tôi mới lên, có lần thấy có khá nhiều luận án được yêu cầu bảo vệ bí mật, nhưng khi kiểm tra làm rõ thì chỉ có... 1 cái!".
    Sẽ tăng tiềnQuy định thu chi tài chính cho đào tạo TS đã được ban hành từ năm 1994 nhưng đến nay chưa hề thay đổi. Với mức 6 triệu đồng/NCS/năm, trong thực tế, các cơ sở đào tạo chỉ nhận được 3,7 triệu đồng/NCS/năm.
    "So với mức kinh phí đào tạo TS ở nước ngoài lên tới 15.000 - 20.000 USD/NCS là quá thấp", ông Ga so sánh.
    Với khoản kinh phí quá thấp và lạc hậu như vậy, hầu hết các cơ sở đào tạo dùng vào việc tổ chức, quản lý đào tạo; phần dành cho NCS để thực hiện đề tài luận án hầu như không có.
    Vì vậy, NCS và người hướng dẫn chỉ chọn thực hiện những đề tài đòi hỏi chi phí thấp mà không quan tâm đến giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, dẫn tới chất lượng luận án kém...
    Cũng theo GS Bùi Văn Ga, kinh phí cho một đề tài nghiên cứu cấp Bộ hiện nay chỉ khoảng 30 triệu đồng, khiến nhiều nhà khoa học ở nước ngoài khi nghe thấy đã không khỏi phì cười. Theo ông, không nên dàn trải khoản kinh phí này mà tập trung cho những đề tài lớn có đào tạo nhiều NCS.
    Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: "Nếu thực sự muốn cống hiến cho khoa học ở trình độ cao thì hãy làm tiến sĩ. Đừng chạy theo bằng cấp mà làm khổ nhiều người". Ảnh: HC
    Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng nêu rõ, làm NCS thì kinh phí phải đủ, không đủ không làm để tránh chất lượng kém.
    Kinh phí đó có thể từ sự điều chỉnh quy định của Nhà nước và cũng có thể từ tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp. Người hướng dẫn NCS phải được lựa chọn năng lực và bố trí phù hợp.
    Sắp tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ rà soát lại các cơ sở đào tạo TS, đáp ứng đủ yêu cầu thì mới được đào tạo. Đồng thời rà soát lại chương trình đào tạo TS để đáp ứng yêu cầu hiện nay.
    Cùng với đó, sẽ bỏ thi tuyển, chỉ xét tuyển NCS làm luận án TS. Thời gian học sẽ tiến hành theo 2 hướng. Một là học tập trung trong 3 năm. Nếu không tập trung thì thời gian học sẽ kéo dài 5 năm; trong đó ít nhất phải có 6 tháng tập trung để viết bài, tham khảo ý kiến!".
    Hiện tại, Bộ GD-ĐT đang khẩn trương xây dựng quy chế đào tạo TS mới và phấn đấu đến tháng Giêng 2007 công bố.
    Hải Châu

  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0

    Được halai1998 sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 30/08/2006
  9. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Các bác nói chi thì nói chứ có bằng TS cầm nó đi hỏi vợ hỏi chồng tốt đấy ạ
    Ngay các cụ nhà ta tuy sinh sống ở bên tây bên Mỹ nhưng cũng "sính" cái món hàng này lắm ...
    Đối với các cụ, cô cậu nào là TS thì có giá lắm
    Chị MèoConSG ơi, khi nào chị lấy học vị TS xong chị về xây cho nước nhà thành phố thép nhé ...hehehe
  10. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    E hèm, cầm bằng TS đi "Hỏi vợ" thì có thể, chứ "hỏi chồng/lấy chồng" thì hơi khó đấy nhá !
    Lại còn ghẹo chị meoconsg nữa đấy! Vắng mặt chốn "giang hồ" mấy bữa, "lòng" vẫn như xưa! Khá khen cho Halai, hehe

Chia sẻ trang này