1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về mảnh bằng Ph.D

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Em vẫn 1 tấm lòng son đấy ạ ...
    Em nằm vắt chân lên trán gắng sức hình dung ra hình dáng, chân dung của 1 nữ TS và cái hình ảnh của 1 nắm sôi hay 1 hột mít cứ hiện ra ...
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Hi! Các bạn thông cảm cho tôi, đúng là hổm rày tôi chỉ chuyên lấy ý kiến người khác trên các phương tiện thông tin để làm tiếng nói trao đổi cùng các bạn! Đây là điều không phải nhưng có lẻ do bệnh nghề nghiệp? vì trên thương trường không bao giờ có ai muốn bộc lộ điểm yếu của mình cho người khác thấy; nhưng khi đủ tin tưởng thì hoàn toàn có thể tâm sự với nhau như bạn bè tri kỷ?
    Tôi tạo nên chủ đề này là do tôi quá ghét cái thói háo danh, hám lợi ở nước ta hiện tại. Tôi không ?oquơ đủa cả nắm? nhưng rỏ ràng có nhiều vị chức sắc mang cái mark tiến sĩ nhưng ?ongu? không thể tả, sau này mới biết những ông lớn đó toàn mua bằng cấp; chứ nếu không thì một thằng thất học như tôi làm sao đủ tư cách để chê ông TS ?
    Sống không nổi với mấy ông PhD dỏm này nên mới phải chạy qua sống với miên chứ các con tôi vẫn đang học trong nước và tôi luôn khuyến khích phải lấy học vấn làm đầu, ham thích ngành nào thì học tới bến luôn (cở theo được cái ót cô meoconsg là quí rồi!)
    Nhưng tôi cũng công nhận lứa tuổi sinh thập niên 7x, 8x sau này rất giỏi và có đặc điểm là dường như nử siêng học hơn nam; không phải có đúng như ba tôi nói lúc còn sinh thời, là qua thiên niên kỷ này thuộc mẹo (?) âm thịnh dương suy, nên mới có triệu chứng đó không??? Nhưng nếu đúng sau này nước ta có nhiều nử tiến sỉ hơn thì quá tốt chứ sao (vì nử học cao sẻ khó lấy chồng, và dành nhiều thời gian hơn cho việc xã hội), tôi nói vậy các mem nử đừng giận nhe! Mà chồng con lùm đùm cực lắm mấy cô ơi !
  3. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác đừng lo, Nữ tuy có chịu khó và chăm chỉ hơn Nam nhưng lượng chất xám của Nữ ít hơn ...
    Em không xạo, chính ông cựu giám đốc của trường ĐH Harvard có nhận xét tương tự như vậy
  4. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1

    Really ? "âm thịnh duong suy" cho suot thiên niên kỷ này ?
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Theo điều tra mới đây thì học sinh gái ở Mỹ cũng trội hơn học
    sinh trai, về mọi mặt, kể cả toán. Cái thuyết con trai học giỏI
    toán hơn con gái đã bị con số thống kê bẻ gãy thảm thê.
    Học hành ở Mỹ có điều kiện hơn ở ViệtNam, vì cứ có học vị
    thì vay được tiền, nên nhiều người có chồng con mà vẫn
    đeo đẳng bút nghiên, không phải đợi lấy được bằng, nhan
    sắc tàn phai đi, mới lấy chồng và có con .
    Ngày tôi đi học, mới được 2 năm thì được vay khoảng 1 nghìn
    đô một học kỳ, đến năm thứ tư, thì được vay khoảng 5 nghìn
    đô một học kỳ . Có nhẽ học Ph D thì được vay hàng chục nghìn
    đô chứ không ít .
  6. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác này đi Mễu rồi mà vẫn mang cái truyền thống cha anh, là lấy cái trò "toán" ra làm mốc đè bàn chuyện
    Ở cấp trung học thì Con Gái do chăm chỉ nên học trội hơn con trai, nhưng học lên cao thì khác à
    Chắc thống kê bác nói đến được thực hiên ở cấp trung học trở xuống, chứ em là em nói đến ông Laurence Summer, cựu bộ trưởng dưới thời TT Clinton và cựu giám đốc viện đại học Harvard mà, ông ấy nhận xét là phái đẹp thiếu ...1 cái gì đó so với phái nam nên không trội được trong các ngành khoa học tự nhiên
    Chạy thôi không ăn đạn
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bác này đi Mễu rồi mà vẫn mang cái truyền thống cha anh,
    là lấy cái trò "toán" ra làm mốc đè bàn chuyện
    Thế nào lấy trò toán ra làm mốc lại là truyền thống cha anh?
    Tôi lấy trò toán ra làm mốc bao giờ ?
    Bạn rất đúng là thống kê này lấy từ các trường dưới đại học .
    Còn suy luận học kém dưới đại học thì ắt học giỏi hơn ở
    đại học cần để mọi người nghiền ngẫm đã . Riêng tôi thì
    chưa có kết luận về suy luận này . Bạn nêu tên ông gì đó nói
    câu gì đó, thì có thể ông đó hơi có vấn đề trong suy luận rồi .
    Đừng trích dẫn những người không bình thường đó để ủng
    hộ cho suy luận cúa mình . Ở box kỹ sư, người ta giỏi suy
    luận lắm, không mấy dễ tin những người có tên mà không
    có óc đâu.
  8. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    " Ðến nay thì không phải Ph.D nào cũng liên quan đến philosophy, cho dù lấy theo nghĩa bóng nhất của từ này. Tuy nhiên chữ doctor vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Ở phương Tây, trong nghi thức giao tiếp người ta gọi một người có bằng Ph.D là doctor. Hầu hết các trường đại học đều đòi hỏi toàn bộ giảng viên và các giáo sư có bằng Ph.D. Ða số các nhà nghiên cứu ở các phòng nghiên cứu chuyên nghiệp đều có bằng Ph.D."
    Xin lỗi bạn Lyenson để đính chính nhận xét trên của bạn!
    Đối với phương Tây nói chung tôi chưa được đi nhiều nên không dám khẳng định, nhưng ở Đức, và rất nhiều các quốc gia Tây Âu và Đông Âu khác với cái học vị Ph.D hoàn toàn không đủ để làm giảng viên đại học, lại càng không thể làm giáo sư! Ở Đức chỉ nhưng người làm xong Doktor Habil (tương đương với tiến sỹ khoa học ngày nay) mới được giảng bài ở đại học, còn các Ph.D chỉ được nhận nhiệm vụ trợ giảng thôi (chắc chắn sẽ có trường hợp ngoại lệ mà tôi không thể biết được, nhưng rất hãn hữu). Còn giáo sư thì trong 1 trường có bao nhiêu bộ môn thì chỉ có từng ấy giáo sư, nếu dù có bằng Doktor Habil thì trường cũng chỉ mời họ làm Private Dozent (chắc là tương đương với phó giáo sư ở VN mình), nhưng người này được tham gia giảng bài và chờ cho đến khi cái ông giáo sư cùng ngành với mình về hưu hay bỏ đi nơi khác để đăng ký tranh chức ấy (thường là phải tranh-hay đăng ký dự "thi" để lên được ghế giáo sư như vây). Ở bên ấy trừ ông giáo sư được mọi người gọi là giáo sư còn lại đều được gọi bằng doktor hết, và họ sẽ rất phật lòng nếu gọi sai tước vị của họ!
    Không như ở VN mình đại đa số các "giáo sư" chỉ mới có bằng Ph.D và còn nhiều người mới có bằng đại học! Và chắc cũng từ cái năm nào ấy cải cách, nhiều vị có chức muốn đánh đồng cái bằng phó tiến sỹ của mình với bằng tiến sỹ của một số nhà khoa học có tiếng, nhưng sau nhà nước thấy vô lý quá cũng đành gọi họ là tiến sỹ còn những nhà khoa học kia là tiến sỹ khoa học. Thật đáng tiếc là từ lâu rồi VN mình không thêm được 1 người nào đạt chức danh tiến sỹ khoa học nữa mà tiến sỹ thì lại có quá nhiều, có nhiều tiến sỹ trong ngành sinh vật học lại không thể đánh vần được tên khoa học của con trùng roi!
  9. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác! tui chưa đạt cái gọi là Ph.D.... đúng ra ko đc quyền tham dự và tranh luận với các bác! Khổ nỗi topic này nằm ở trong Box Kỹ sư-----> nên tui muốn tham gia chút chít cho xôm tụ.
    Tui thì nghĩ rất nhiều ,làm thế nào để có điều kiện học lấy bằng Ph.D, quanh năm ngày tháng chỉ đi làm kiếm ăn nuôi thân còn chưa đủ, đâu dám mơ cái bằng Ph.D. Nhưng ngoảnh đi nhìn lại, đa số kiếm cái bằng Ph.D ở Việt Nam là để giữ ghế, là để tăng lương, là để lên chức, là để nhận đề tài rồi xếp xó....còn ở Mỹ thì mình chưa biết gì nhiều lắm, có thể là ở Mỹ có bằng Ph.D là để nghiên cứu thực sự, ứng dụng thật sự, và cũng có thể Ph.D có tiếng nói trong kinh doanh. Chắc là phải nhờ mấy bác ở bên ấy nói thêm.
    Ph.D..... cái tui cần nhất ở đây là để có điều kiện nghiên cứu thật sự, có trang thiết bị tốt nhất mà mình không thể tự chế tạo ra được, để cân đong đo đếm định lượng... chứng minh những thành quả, kết quả nó ra làm sao? và như thế nào? Sẽ thật sự cần thiết ,và xứng đáng nếu như khả năng tri thức của mình thực sự tương ứng với cái gọi là Ph.D.
    Ph.D là mơ ước của tôi, đúng hơn là tôi mơ ước đc nâng cao kiến thức thực sự. Nếu chỉ để dùng Ph.D đi dọa thiên hạ, hay kẻ yếu bóng vía, ...thì tôi xin kếu! thà làm anh KS thực nghiệm vẫn hơn anh Tiến sĩ Giấy! Hão lắm!
    Mơ ước thật đơn giản , mong được mọi người giúp lắm.
  10. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Lại xin lỗi bạn Moc_tui vì cái câu hỏi này: "...có thể là ở Mỹ có bằng Ph.D là để nghiên cứu thực sự, ứng dụng thật sự, và cũng có thể Ph.D có tiếng nói trong kinh doanh. Chắc là phải nhờ mấy bác ở bên ấy nói thêm."
    Ở nước ngoài cái bằng Ph.D chỉ thật sự có giá trị đối với giảng dậy và nghiên cứu thôi chứ trong lĩnh vực kinh doanh khi bạn đi phỏng vấn để xin việc làm chắc là họ sẽ không đoái hoài tới đâu, mặc dù trong form bạn hoàn toàn có quyền khai là mình là doctor PhD! Chắc chỉ ở VN mình mấy ông bí thư huyện mới tìm cách có bằng PhD trong lĩnh vực "chế tạo máy". Và người ta mới giới thiệu đồng chí tiến sỹ bí thư huyện ủy... trong các cuộc họp.
    Thực ra các Cty nước ngoài khi cần tuyển người cho nghiên cứu họ sẽ ưu tiên ai có bằng PhD, nhưng để chỉ đạo sản xuất thì họ lại tìm mấy ông KS. Rất đơn giản vì trong thời gian các ông KS ra sản xuất, tích lũy kinh nghiệm thì mấy ông đốc tờ còn đng loay hoay với cái thema luận án PhD của mình (tớ khg chỉ trích những người có bằng PhD vì tớ cũng nằm trong số đó, nhưng đặt cái bằng ấy cao hơn giá trị thật của nó thì khg nên chút nào cả cho khoa học kỹ thuật lẫn kinh tế của đát nước).

Chia sẻ trang này