1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về mảnh bằng Ph.D

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không dám nói chung, mà chỉ nói riên vùng Hartford, Connecticut
    tôi đang ở, thì phải có Ph. D mới được bán thuốc chữa bệnh .
    Nếu không có bằng này, thì chỉ được giúp việc thôi, lương
    rất thấp, phải làm mọi sự, trừ chuyện ký tên vào đơn bán thuốc.
    Ngoài ra, những người dạy ở trường Đại Học quanh đây cũng
    không được gọi là giáo sư, mà chỉ một từ ngữ chung cho đủ
    mọi bằng cấp được thuê dạy, từ tốt nghiệp đại học trở lên .
    Nói thế có nghĩa có bằng đại học 4 năm cũng có thể được thuê
    dạy trong trường đại học, nhưng hiếm lắm . Những người dạy
    trong trường đại học là Instructors (người hướng dẫn) hay
    lecturers (người diễn thuyết). Ít nhất có 2 thày giáo dạy tôi không
    có bằng Ph D, và các thày giáo dạy tiếng Anh của tôi đều có
    bằng Doctor cả . Không biết đó chỉ là ngẫu nhiên hay phổ biến ?
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À, nói thêm về chuyện chỉ đạo sản xuất, thì ở các công xưởng
    quanh nơi tôi ở, cấp tổ trưởng và đốc công thường chỉ có tốt
    nghiệp phổ thông, chứ chưa có bằng Trung Cấp hay Kỹ Sư.
    Họ thường từ công nhân lâu năm mà lên chức.
    Ở những cấp cao hơn, thường có bằng Kỹ Sư, và nhiều năm
    kinh nghiệm đã lãnh đạo . Bọn họ thường học trường Business
    và có bằng Management từ 4 năm trở lên. Bằng Master thì khá
    nhiều, nhưng tôi không rành về bằng Ph D, vì không mấy chú
    ý tới những chức giám đốc những cơ sở lớn. Tôi làm ở nhiều
    công ty, nhưng chưa bao giờ thấy một ông cỡ đó.
  3. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Xìa cái bằng tốt nghiệp nước ngoài ra thì không chỉ các em gái mà phụ huynh của các em cũng ngây ngất. Còn xìa cho các anh trai xem thì nên cẩn thận, các anh có khi cũng ngất nhưng mà là ngất xỉu, mệt lắm.
    Bác halai này nhớ dai nhỉ, chuyện gang thép từ đời cố luỹ nào mà cứ vẫn để đầy bụng cho nặng. Nhớ mãi mới ra tại sao bác lại nói thế. Nói chuyện nhau cho vui thì đừng có mỉa mai kiểu "đồ đàn bà chất xám ít..." như thế nhé. Bác ở VN thì không nói gì, chứ dân ở Tây mà còn thế thì.... miễn bàn.
    @codep: hệ thống chức danh của các nước không giống nhau và yêu cầu bằng cấp đối với mỗi chức danh cũng khác nhau. Nên không thể so sánh một giáo sư hay giảng viên của nước này với nước khác nếu hệ thống khác nhau.
  4. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Coolpix nhầm lẫn cái chữ "giáo sư" rồi. Trong hệ thống chức danh của châu Âu cũng khác nhau giữa các nước và cũng không giống ở Mỹ. Đức, Pháp có cái gọi là habilitation. Chữ professor đối với một số nước dùng cho một vị trí công việc trong trường, viện đại học. Đối với một số nước thì Professor (hay giáo sư) là một danh hiệu mang tính tôn vinh, ghi nhận công lao, thành tựu mà người đó đạt được hay vị trí đứng đầu của một nhóm ngành của một trường nào đó. Và cũng phân biệt chữ Prof. này có được dùng như title của người đó không hay vẫn phải dùng chữ Dr.? được dùng luôn hay chỉ mang tính chất là Prof của trường, viện xác định nào đó.
    Ở Vn mình thì chữ giáo sư mang tính tôn vinh chứ không phải chức danh để thi, đăng kí vào như giảng viên, giảng viên chính, chuyên viên, chuyên viên chính,.... trong hệ thống phong GS, PGS của VN thì phải là TS, có bao nhiêu công trình, đóng góp cho khoa học Vn bao nhiêu, blah ... blah... mới được xét phong tặng (không thi cử). Do vậy một số nhân vật VN trẻ tuổi thành đạt được báo chí giới thiệu là Giáo sư ở nước ngoài nếu dịch đúng sang tiếng Việt có khi chỉ được gọi là giảng viên hay giảng viên chính, ai không biết thì đánh đồng thành giáo sư luôn. Và cũng xôn xao dư luận chuyện một professor đã qua halibitation của Pháp xin hội đồng chức danh ở VN phong giáo sư Việt Nam nhưng không được chấp thuận.
  5. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    "Và cũng phân biệt chữ Prof. này có được dùng như title của người đó không hay vẫn phải dùng chữ Dr.? "
    Nếu ở Mỹ, tớ đã khẳng định là không biết, nhưng ở Đức và rất nhiều các nước Châu Âu khác (kể cả Đông Âu cũ-vì họ có truyền thống từ lâu và giai đoạn PT XHCN hình như vẫn không ảnh hưởng) giáo sư là chức danh, được phong để nhận nhiệm vụ giảng dạy trong các trường đại học. Người Đức họ gọi Doktor cho tất các các nhóm còn lại từ (phó) tiến sỹ đến tiến sỹ (khoa học) dù có là phó giáo sư (Privat Dozent) hay không và quy định của họ rất chặt: chỉ tiến sỹ khoa học (Doktor habil) mới được giảng dạy (Vorlesung halten), còn chỉ làm nhiệm vụ trợ giảng (dẫn dắt sinh viên thí nghiệm, thực tập và thảo luận-Seminar). Còn khi ghi chức danh các giáo sư Đức vẫn ghi đủ: Prof. Dr. Habil, còn nhưng người khác chỉ ghi Dr. habil, Dr. ... Các chức danh này họ ghi công khai trên các bài viết của họ trên các tạp chi khoa học và được nêu danh trong các cuộc Hội nghị khoa học trong nước Đức và thế giới.
    Còn ở Việt Nam mình, có thời gian giáo sư do Quốc hội phong, sau này mới thành lập Hội đồng Giáo sư để xét phong giáo sư và phó giáo sư cho các nhà khoa học, các giáo sư của Việt Nam có khi cả năm không cần đến trường đại học....
  6. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    "Và cũng xôn xao dư luận chuyện một professor đã qua halibitation của Pháp xin hội đồng chức danh ở VN phong giáo sư Việt Nam nhưng không được chấp thuận."
    - Không cần doctor habil (tiến sỹ khoa học-doctor in sciences), có thời gian rất nhiều thực tập sinh VN ra nước ngoài được chuyển tiếp làm NCS, sau khi về VN cái bằng PhD vẫn không được công nhận và có người phải bảo vệ lại!
    - Phải khẳng định lại, khoảng cách từ doctor (PhD-tiến sỹ, hay như ngày xưa gọi là phó tiến sỹ) đến doctor habil (tiến sỹ khoa học hay như ngày xưa gọi là tiến sỹ) là rất lớn. Nó lớn hơn khoẩng cách từ bằng đại học lên PhD rất nhiều. Làm PhD chỉ cần khoảng 2-3 năm tổng kết các số liệu thực tế trong 1 lĩnh vực, dựa vào kết quả NC của các nhà khoa học khác viết thành 1 bài luận so sánh là đủ để bảo vệ thành công cái bằng PhD (mặc dù theo yêu cầu cảu các trường đại học ở nhiều nước thì việc này cũng không dễ chút nào); nhưng với doctor in sciences thì yêu cầu chính là 1 phát minh. Thử hỏi thách thức này được đặt ra ở VN thì như thế nào? Chắc cũng vì thế mà từ bao nhiêu lâu nay không thấy có 1 tiến sỹ khoa học mới nào chăng?
    (Không biết đây có nên trở thành 1 câu hỏi cho nền khoa học nước nhà với số lượng giáo sư, phó giáo sư và tiến sỹ đông như vậy không?)
  7. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Xin trích ở đây vài dòng nhận xét cảu GS Hoàng Tụy (xin phép GS) để các nhà khoa học trẻ suy nghĩ (nhưng không phải lỗi của các nhà KH trẻ đâu nhé):
    " Với tiêu chí đó, theo tôi ngành toán trong nước có thể có khoảng 7-8 người tcqt (trình độ quốc tế), tập trung phần lớn ở Viện Toán (đã được Viện Hàn Lâm Thế Giới Thứ Ba công nhận là một viện xuất sắc ?" institute of excellence ?" trong Thế giới thứ ba từ hơn mười năm nay). Dù sao đó cũng là con số đáng nể trong khu vực Đông Nam Á, cho nên, hơi khác với tác giả Nguyễn Tiến Dũng [3], tôi đánh giá hiện tại toán học VN vẫn còn vị trí cao ở Đông Nam Á và trong thế giới thứ ba nói chung.
    Điều đáng lo nhất là tuổi trung bình quá cao của những người giỏi trong nước, và không có gì quá đáng nếu nói rằng ngành toán VN đang có nguy cơ tắt lịm dần, rồi sẽ đến ngày bị xóa sổ nếu không được hồi sức kịp thời . Tình hình ngành vật lý có lẽ cũng tương tự, cho nên khi nhắc đến khoa học VN, các nhà khoa học quốc tế thường hay nêu đích danh toán và vật lý. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là đầu tư cho khoa học đã tập trung vào hai ngành này, để từ đó nói rằng đầu tư kém hiệu quả vì hai ngành này chưa có tác dụng trực tiếp đến kinh tế.
    "
    Rất iếc đấy mới chỉ là trong lĩnh vực toán học, lĩnh vực mà VN mình từ lâu không đến nỗi nào chứ còn các lĩnh vực khác thì còn lâu mới được như thế, kể cả CNSH mà Nhà nước đang tràn trền hy vọng.
  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0

    Được halai1998 sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 04/09/2006
  9. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Được halai1998 sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 04/09/2006
  10. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới để ý cái icon giới tính của halai có cái dấu cộng hồng hồng. Té ra là chị em chúng mình, hèn gì...
    Mệnh đề ấy đúng đấy, nhưng sao lại vạch áo cho người xem lưng thế.
    Hay halai đăng hình lên để anh em xem và đánh giá xem đúng không. Chứ mình thì... cũng giống như halai thôi.

Chia sẻ trang này