1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về món ăn chay

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi pc82genetic, 20/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Moc_Uyen_Thanh

    Moc_Uyen_Thanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Bắt nguồn từ phương pháp tu hành của đạo Phật, nhằm thể hiện lòng từ bi, bình đẳng và tránh kiếp luân hồi quả báo, tục lệ ăn chay vốn có từ lâu nhưng vài năm trở lại đây đã trở nên phổ biến.
    Thông thường người ăn chay chọn ăn theo kỳ và phần lớn chọn Nhị trai (ngày 1, 15 âm lịch hàng tháng) hoặc Tứ trai (ngày 1, 8, 15, 23 âm lịch hàng tháng). Có người lại chọn ăn chay tháng Nhất nguyệt trai (tháng 1 hoặc tháng 7 âm lịch). Cũng không hiếm người chọn ăn chay trường. Dù ăn chay trường hay ăn chay kỳ thì các món ăn đều có nguồn gốc từ những loại thảo mộc (rau củ, hoa quả). Đặc biệt là các loại rau củ bổ dưỡng như cà chua, rau muống, đậu nành, nấm rơm, cải bắp, khoai tây, nếp lứt? Từ các món ăn đơn giản, có thể nấu tại gia đình như canh đậu hũ, đậu phộng rang muối me, súp bắp non? đến các món ăn cầu kỳ, đòi hỏi kỹ thuật chế biến như món canh cải thảo măng tây hầm với nấm đông cô, rau thập cẩm hầm đậu hũ. Hoặc đặc biệt hơn là các món gà chiên sốt chanh, chả giò chay chiên giòn, tôm chay chiên trộn với trái cây, ruột heo chay hầm với gừng non và nấm mèo. Thưởng thức món ăn chay mới thấy hết tài nghệ chế biến khéo léo của người đầu bếp. Chỉ vài ba miếng măng tây, dăm cọng cải thảo với vài nhánh nấm khi ăn cảm giác ngọt mát dịu của món ăn khiến người ta khó mà phân biệt được nguyên liệu tạo ra chúng. Những chú tôm chiên đỏ au, tươi rói, thơm ngậy trong nước sốt trái cây được làm từ bột nhập. Mỗi món ăn có sự cầu kỳ riêng trong chế biến nhưng điều mà người ăn có thể cảm nhận được là tất cả các món ăn chay đều có sự tinh tế về hình thức, chất lượng, khác với những món chay đơn thuần của nhà Phật: trái cây ăn cùng với cơm hay bắp, bột mỳ, rau và đậu phộng rang, hoặc sữa tươi ăn cùng với trái cây ngọt, bắp, bột mỳ.
    Ngày nay, không chỉ có người tu hành mới ăn chay mà người già, trung niên cùng lớp thanh niên cũng chú ý nhiều đến những món ăn chay. Không nhiều chất đạm, chất béo, các món ăn chay từ thảo mộc đem lại nhiều chất bổ dưỡng, làm tinh thần sáng suốt, khỏe khoắn, tránh nhiều bệnh tật.
    THÚY HẰNG
    (Thời Trang Trẻ)
    Địa chỉ ăn chay:
    - TP. HCM: Giác Duyên ?" 16 Nguyễn Huy Từ, Q.1; Tín Nghĩa ?" 9 Trần Hưng Đạo, Q.1; Zen ?" 185/30 Phạm Ngũ Lão, Q.1; Thuyền Viên ?" 13 Nguyễn Văn Đậu, Q. Phú Nhuận.
    - Hà Nội: An Lạc ?" 15 Hàng Cót; Nàng Tám ?" 79A Trần Hưng Đạo; Tamarind ?" 80 Mã Mây.

    I miss you when it's rainy
    I miss you when it's snowy
    I miss you when it's windy
    I miss you when it's sunny
    I miss you every day
  2. cobengheokho

    cobengheokho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1.263
    Đã được thích:
    0
    em nói thật ngồi post bài thế nì thèm lắm,hôm nào thử tăm tia xem có chùa nào tổ chức ăn chay,box mình kéo vào đó ....... và...............
    Em mới đi ăn cỗ chay ở chùa có 2 lần,công nhận là làm cũng hơi giỗng,nhất là cái món gọi là tôm bao bột---hình như làm từ khoai lang,ngon lắm các bác ạ.Bánh đúc thì khỏi bàn ,nhưng món nem "giả" thì đúng là ko thể nào bằng nem "xịn" được
    À,còn có món nem thính,ko hiểu các thày làm từ gì mà giống thế,nhấm mãi ko hiểu là chế biến từ cái gì
    hôm nào đi chùa ăn cỗ chay đi các bác ơi
    Click ---> Hội Học Sinh TTVN <--- Click​
  3. Moc_Uyen_Thanh

    Moc_Uyen_Thanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0

    MÌ XÀO CHAY
    Nguyên liệu:
    1 gói mì; 1 miếng đậu phụ; 5 quả đậu Hòa Lan; tước bỏ xơ hai bên; 1 quả cà chua, cắt múi cam nhỏ; 2 tai nấm đông cô muối, ngâm nở mềm, cắt bỏ chân nấm; nước tương Maggi, dầu ăn
    Thực hiện:
    - Đun nước sôi, cho mì vào trụng. Vớt mì ra, cho vào rổ thưa, rưới dầu ăn, dùng đũa trở nhẹ để sợi mì tơi ra.
    - Đun nóng dầu, cho đậu phụ vào rán vàng, lấy ra, cắt sợi vừa ăn.
    - Chần sơ đậu Hòa Lan, ngâm nước đá lạnh khoảng 5 phút cho giòn.
    - Luộc chín nấm đông cô, vắt ráo nước, cắt miếng nhỏ.
    - Đun nóng dầu, cho nấm vào xào nhanh với một ít nước tương Maggi.
    - Cho một chảo dầu khác bắc lên bếp, xào đậu phụ, đậu Hòa Lan, cho mì vào đảo đều, nêm chút xì dầu. Cuối cùng, cho nấm đông cô, nhấc xuống.
    Thưởng thức:
    Dọn kèm nước tương Maggi và ớt.

    I miss you when it's rainy
    I miss you when it's snowy
    I miss you when it's windy
    I miss you when it's sunny
    I miss you every day
  4. Moc_Uyen_Thanh

    Moc_Uyen_Thanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0

    MÌ XÀO DỨA
    Nguyên liệu:
    1 gói mì; ¼ quả dứa chín, cắt miếng nhỏ; 1 củ hành tây, băm nhỏ; 1 tép tỏi, băm nhỏ; Hành lá, rau mùi thái khúc; 1 nhánh gừng tươi, gọt vỏ, giã nhuyễn; 1 quả ớt đỏ; Đường ngà, hạt nêm Maggi Ngon Ngon, nước tương Maggi, dầu hào Maggi, dầu ăn; Chanh, muối, dứa băm
    Thực hiện:
    - Trụng mì, vớt ra, rưới chút dầu ăn.
    - Xào dứa cùng với đường ngà cho đến khi dứa đổi sang màu vàng sậm là được.
    - Xào hành tây, tỏi băm, cho chút nước tương Maggi, dầu hào Maggi, đun sôi, nêm hạt nêm Maggi Ngon Ngon, đường. Cho mì và dứa vào trộn đều, thêm hành lá, rau mùi.
    - Nước sốt: Trộn nước cốt chanh, muối, hành, rau, rau mùi, gừng, ớt, dứa.
    Thưởng thức:
    Khi dùng, rưới nước sốt vào đĩa mì, trộn đều.

    I miss you when it's rainy
    I miss you when it's snowy
    I miss you when it's windy
    I miss you when it's sunny
    I miss you every day
  5. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Đậu phụ nhồi​
    Nguyên liệu
    Đậu phụ 500g
    Cà chua 150g
    Nấm hương 20g
    Mộc nhĩ 10g
    Miến 50g
    Dầu lạc 300g
    Măng khô 20g
    Bột đao 10g
    Mì chính, Xì dầu, Muối.
    Cách làm
    Cách 1
    Miến: Ngâm mềm, cắt khúc ngắn.
    Nấm hương, mộc nhĩ: ngâm rửa sạch, thái chỉ.
    Cà chua: rửa sạch, băm nhỏ, chia làm 2 phần.
    Cho ít dầu vào chảo đun nóng già. Trộn lẫn miến, mộc nhĩ, nấm hương, một phần cà chua, bỏ vào dầu xào qua để làm nhân. Nêm xì dầu, mì chính vừa ăn, xúc ra.
    Đậu phụ cắt miếng hình chữ nhật cao 3cm, rộng 4cm, dài 5cm. Khía ngang một đầu để làm nắp, moi bỏ ruột (nếu đậu phụ mềm quá có thể rán trước rồi mới moi bỏ ruột). Cho nhân vào giữa. Hoà bột đao với ít nước lạnh, khuyấy sền sệt, gắp kín nắp đậu rồi rán vàng đều bằng dầu.
    Măng khô (đã ngâm nước gạo 2-3 ngày cho mềm và hết mùi măng), thái lát mỏng, bỏ vào dầu xào qua, cho nốt phần cà chua còn lại. Nêm xì dầu, muối vừa ăn. Chế nước nóng xăm xắp vào nồi rồi cho đậu phụ vào nồi măng nấu một lúc nữa. Múc đậu măng ra bát, ăn nóng.
    Cách 2
    Đậu phụ: sau khi nhồi nhân như trên, xếp vào liễn. Cà chua: bổ đôi, khoét ruột, úp lên trên, đem hấp cách thuỷ.
    Cách 3
    Đậu phụ rán xong, nhồi nhân rồi đem hấp cách thuỷ, lấy ra đĩa, dội sốt cà chua lên trên.
    Cách làm sốt cà chua: Đun dầu nóng già, cho cà chua đã bỏ ruột băm nhỏ vào xào chín. Rót ít nước sôi. Để nước sôi trở lại, cho bột đao vào khuấy đều, nêm xì dầu, muối, mì chính. Sốt được, dội ngay vào đĩa đậu.
    Yêu cầu cảm quan
    Đậu rán vàng đều. Sốt màu hồng, sánh. Đậu ko nát, mềm, ngọt, thơm, vừa ăn.
  6. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Chạch Kho​
    Nguyên liệu
    Búp khoai sọ 1000g
    Cà chua 200g
    Dầu lạc (ôliu) 50g
    Quả sấu 100g
    Tương 100g
    Muối
    Cách làm
    Búp khoai sọ rửa sạch, xoắn chặt, xếp vào nồi, chế nước lã xăm xắp, cho 1 chút muối, đun sôi, chắt bỏ nước (chú ý khi chắt ko dùng đũa để búp khoai ko bị ngứa)
    Cà chua rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt, cho vào dầu đã nóng già xào qua, trút vào nồi khoai.
    Sấu gọt bỏ vỏ, đập dập, cho tiếp vào nồi, đổ thêm tương đun nhỏ lửa cho đến khi cạn hết tương.
    Để nguội xúc ra đĩa.
    Yêu cầu cảm quan
    Sản phẩm có màu nâu xám, mùi thơm, bùi, vị hơi mặn, chua. Búp khoai khô, nguyên búp.
  7. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Ngô nấu dùng gà ​
    Nguyên liệu
    Bắp ngô nếp non 1500g
    Đậu phụ (bánh mì) 200g
    Bột đao 50g
    Giá đỗ 300g
    Bắp cải 300g
    Củ cải 300g
    Dầu lạc (ôliu) 50g
    Mì chính, sáng sáu
    Cách làm
    Bắp ngô rửa sạch để ráo nước, dùng bàn nạo, nạo lấy bột (hoặc tỉa hạt cho vào cốc giã nhuyễn)
    Bắp cải, củ cái thái nhỏ cùng với giá cho vào nồi nước lã đun nước dùng, lọc lấy nước trong, cho vào nhô bóp kỹ lọc lấy bột ngô (qua rây), bỏ bã.
    Đậu phụ lạng mỏng, rán vàng ròn, băm nhỏ.
    Bắc nước bột ngô lên bếp, đun sôi, bột đao hoà nước đổ vào nồi, quấy đều hơi sánh, nêm vừa mì chính, sáng sáu.
    Múc ra bát, rắc đậu phụ lên trên. Ăn nóng. (Nếu dùng bánh mì thay đậu phụ thì cắt mỏng, rán vàng, băm nhỏ).
    Yêu cầu cảm quan
    Sản phẩm có màu trắng, vàng, thơm mùi ngô non, vị vừa ăn, ngọt, béo, có độ sánh vừa phải.
  8. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Góp một bài ủng hộ quan điểm ăn chay nào. Cái này sưu tầm được.

    Ăn chay và cỗ chay

    Ngày càng có nhiều người thấy rõ giá trị của việc ăn chay nên việc ăn chay ngày càng lan rộng. Ở Hà Nội, nếu như trước đây cỗ chay chỉ là những món hoa quả, bánh trái, xôi chè, oản khảo... thì ngày nay đã hình thành những món ăn cầu kỳ được làm từ thực vật với đủ mầu sắc hài hòa, đẹp mắt, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực Việt Nam.
    Trước đây, một số người Hà Nội ăn chay như một nghi thức dành cho Phật tử. Phần lớn là người cao tuổi và các tăng ni. Còn gần đây, ở Hà Nội ăn chay ngày càng lan rộng. Trên thế giới, ăn chay đã được nhiều người nghiên cứu và áp dụng từ lâu. Trong tập Thơ vàng của Pythagoras, nhà toán học và là hiền triết của Hy Lạp cho rằng:
    ''Chất bổ sinh tố phát ra từ ánh sáng mặt trời. Mặt trời chiếu sáng xuống cỏ cây, mặt đất, sau đó, các loài động vật ăn các loài thực vật và con người lại ăn thịt các loại động vật đó. Như vậy là chúng ta ăn chất bổ gián tiếp qua động vật. Nếu chúng ta ăn rau cỏ, thực vật, tức là được ăn chất bổ một cách trực tiếp mà lại dễ tiêu hóa, ít mắc những bệnh tật sinh ra do ăn thịt''.
    Giới Đông y cho rằng ''vạn bệnh do khẩu nhập'', mọi bệnh tật đều qua miệng mà vào. Ăn uống để phòng bệnh là chế độ ăn theo quy luật tự nhiên của tổ tiên, tức là ăn thực vật và uống nước trong, chứ không ăn nhiều thịt cá và uống bia và nước ngọt. Các thống kê trên thế giới đã khẳng định những người ăn chay theo đúng chế độ, đảm bảo chất dinh dưỡng, thì rất ít người mắc bệnh; ngược lại, những nước hoặc những cá nhân nào ăn thịt nhiều thì có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, nhất là những bệnh tim mạch, ung thư, đau thận và máu nhiễm mỡ. Rau củ có nhiều chất xơ. Trong quá trình tiêu hóa, chất xơ đó tẩy bớt những chất bám ở thành ruột, giúp cho người luôn có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
    Ở Việt Nam, vào những năm 60, phương pháp dưỡng sinh Ohsawa (Nhật Bản) được truyền bá vào miền nam và đã được phổ biến rộng rãi. Nhiều người đã thực hiện chế độ ăn uống của Ohsawa để phòng và chữa bệnh. Ông Ohsawa đã đưa ra bảy công thức ăn uống để dưỡng sinh, trong đó, theo ông, tốt nhất là công thức gạo lứt muối mè (muối vừng), bởi vì gạo lứt muối mè điều hòa được âm dương trong cơ thể con người, đem lại đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có thể chữa được nhiều bệnh nan y.
    Ăn chay được thực hiện từ bao giờ ở Việt Nam? Điều này chưa có sách nào ghi lại.
    Việc ăn chay được nhiều người hưởng ứng, nên cỗ chay trong nhà chùa cũng phát triển theo. Cỗ chay mang tên các món cỗ mặn của Việt Nam, vì đạo Phật không có khái niệm cỗ, nên không có tên gọi cho các món ăn cầu kỳ được chế biến từ thực vật đó. Trong sử sách Việt Nam, thỉnh thoảng, ta cũng thấy nhà vua làm cỗ chay ban cho các nhà sư hoặc các quan trong triều. Cỗ chay thời đó có thể chỉ là những món hoa quả bánh trái chay tịnh, xôi chè oản khảo mà ngày nay chúng ta còn thấy ở một số ít hội làng.
    Cỗ chay như hiện nay có lẽ mới xuất hiện không lâu trong nhà chùa. Cách đây độ dăm chục năm, cỗ chay ở nhà chùa hãn hữu mới có. Cỗ chỉ làm trong những dịp có những gia đình làm lễ cầu siêu đưa vong lên chùa, hay nếu ngày giỗ Tổ có làm cỗ chay thì số người dự cũng rất ít. Còn ngày nay, nhà chùa làm cỗ chay trong dịp giỗ Tổ, đến hàng trăm mâm là thường. Cỗ chay được nấu từ đêm. Nấu xong món nào, múc ngay ra bát, xếp lên mâm. Từng mâm cỗ được đặt lên giá để cỗ trong nhà ngang dưới bếp. Mọi việc nấu cỗ, bưng cỗ, dọn chỗ mời khách, rửa bát... đều được nhà chùa phân công từ trước và tất cả các việc đó đều do các Phật tử, tín đồ tự nguyện làm một cách rất tích cực. Chính vì thế, nhà chùa có thể tiếp được một lượng khách đông đảo trong ngày giỗ Tổ mà không có điều gì sơ suất.
    Quan sát lúc nấu cỗ và khi bầy cỗ, chúng ta thấy quá trình chế biến và trình bày các món cỗ chay cũng đóng góp vào văn hóa ẩm thực của Việt Nam một nét riêng. Tuy là cỗ giả mặn, nhưng nhìn mâm cỗ chay, chúng ta cũng thấy rõ nghệ thuật của người nấu và bày cỗ. Trên mâm cỗ cũng có đủ mầu sắc hài hòa của các món ăn. Sự kết hợp của các gia vị và các nguyên liệu để làm thành những món ngon cũng là kết quả tìm tòi suy nghĩ của bao người có tâm huyết với món ăn chay. Cuối cùng, là cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng của người được hưởng bữa cỗ chay nhà chùa sau khi lễ Phật, bởi vì đây không chỉ đơn thuần là văn hóa ẩm thực, mà còn bao hàm cả giá trị của văn hóa tín ngưỡng, văn hóa tâm linh trong nền văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
    (nguồn: Văn hóa Nghệ thuật ăn uống)

    Nore
  9. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Nem Bì​
    Nguyên liệu
    Khoai tây 300g
    Đậu phụ 300g
    Miến 30g
    Lạc 50g
    Gạo 200g
    Bánh đa nem 50cái
    Đu đủ 200g
    Cà rốt 100g
    Dấm 100ml
    Đường kính 50g
    Ớt tươi 10g
    Sáng sáu, mì chính, muối
    Xà lách, rau thơm, mùi
    Dầu thực vật
    Cách làm
    Khoai tây: gọt bỏ vỏ, ngâm rửa sạch, thái chỉ. Đun mỡ nóng già, cho khoai tây vào rán vàng, vớt ra để ráo.
    Miến: ngâm nước nóng, cắt khúc ngắn, đảo qua dầu cho chín.
    Đậu phụ chia đôi, một nửa để sống, trần qua, bóp nát. Một nửa lạng mỏng, bỏ vào dầu ráng vàng, vớt ra, thái chỉ.
    Lạc rang vàng, sát bỏ vỏ, giã nhỏ.
    Gạo rang vàng, giã nhỏ, rây mịn làm thính.
    Trộn lẫn khoai tây, miến, đậu phụ trần, đậu phụ rán, lạc, thính, đường, mì chính để làm nhân.
    Bánh đa ko nhúng nước, thái rộng từng miếng, cho rau sà lách, rau mùi, rau thơm đã rửa sạch lên trên, xúc nhân đổ lên trên, cuốn lại từng cuộn.
    Đủ đủ, cà rốt gọt bỏ vỏ, thái chỉ bóp muối, rửa sạch đem ngân dấm, đường, ớt (băm nhỏ) và sáng sáu để làm nước chấm nem.
  10. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Thêm một địa chỉ ăn chay ở Hà Nội:
    Thành Tâm, phố Phó Đức Chính (trên đường Yên Phụ đến cây xăng đầu phố Hàng Bún thì rẽ xuống)
    Thanh Hải
    -------------------------
    www.thanhhai.com
    -------------------------

Chia sẻ trang này