1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi user01, 03/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. user01

    user01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi đây giống như một công thức vậy, có trình tự, có trước có sau.
    Câu đầu tiên, theo tôi hiểu, đó là mọi suy nghĩ và hành động của con người, bền vững và giá trị ở chỗ xuất phát từ sự yêu thích.
    Các bậc cha mẹ không nên làm cho trẻ em học vì bị bắt phải học, không phải vì sợ bị phạt mà học, cũng không phải vì một lý do gì khác ngoài sự yêu thích. (Như chúng ta đã thấy, học sinh bây giờ phải học suốt ngày để có thành tích, đến mức nhiều em "sợ nhất là học", mặc dù học không kém)
    Nếu không phải vì sự hứng thú với học tập, hiểu biết thì có lẽ sau này khi lớn lên, các em sẽ làm việc không vì yêu thích công việc, mà làm việc vì một sức ép như tiền bạc, công danh... như vậy thì làm mất giá trị của công việc, nghề nghiệp quá.
    Có tình yêu thì công việc, học tập, cuộc sống mới trở lên có ý nghĩa.
    Cũng giống như "Tiên học lễ, hậu học văn" phải không ạ.
    Còn tại sao Bác lại sắp xếp các câu sau như vậy thì quả là tôi cũng chưa nghĩ thấu đáo được! Có một trình tự chặt chẽ bao hàm ở đây?
    Bài thơ của Bác có tính giáo dục mẫu mực cho nhiều thế hệ thiếu nhi, đòi hỏi mỗi người chúng ta muốn kế thừa phải có cái nhìn thấu đáo.
    Giá như mỗi thầy cô giáo, mỗi bậc cha mẹ chúng ta đều đã nói, hiểu được, làm được như năm điều Bác dạy thì trẻ em sau này sẽ hạnh phúc lắm, vì chúng không chỉ được nghe lại để nói theo mà còn nhìn thấy những tấm gương để làm theo!
  2. khongthichcainhau

    khongthichcainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bái phục bái phục, tiểu bằng hữu user1 quả là anh hùng xuất thiếu niên, tại hạ cứ tưởng Học thuật gia trang ta chỉ gồm những anh tài đã thành danh, nào ngờ Học gia trang chủ còn còn ưu ái nuôi dưỡng đào tạo mầm non. Có vậy mới tin là cơ ngơi của Học thuật gia trang ta sẽ mãi mãi trường tồn, vững như bàn thạc.
    Tiểu bằng hữu
    chữ Thật trong câu hãy giữ vệ sinh thật tốt hàm chứa nhiều điều sâu xa, bản thân ta đây cũng từng bỏ nhiều ngày để nghiềm ngẫm cáo cai siêu bí ẩn trong Ngũ Điều Bí Kiếp của BÁC HỒ truyền lại cho chúng sanh.
    ta mạo muội giải thích thế này, tiểu bằng hữu nghe xong rồi đừng cho ta học dốt mà múa may qua mắt thánh nhân nhé. Thông thường rẻ em thường chưa quan tậm và ý thức về vệ sinh, nên hay mắc các bệnh nhi. Điều này huy hiểm đến tính mạng và việc chơi, việc học của trẻ. Vì thế BÁC HỒ mới nhấn mạnh chữ THẬT TỐT là vậy.
  3. cuc_culao

    cuc_culao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    6
    Theo tôi, ***** nhấn mạnh bằng chữ " vệ sinh thật tốt" có lý do, vì nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, do đó tình trạnh giữ gìn vệ sinh không được tốt lắm. Ngay bây giờ chúng ta về nông thôn mà xem: ruồi muỗi nhung nhúc, phân trâu bò rải rác khắp nơi,..., Trẻ em thì thò lò mũi xanh, chân đất chạy khắp nơi, quần áo thì bẩn thỉu. Bây giờ còn thế, nữa là khi Cụ còn sống.
    Còn những đức tính khác như là thật thà, dũng cảm, học tập tốt hoặc yêu nước thì sách vở và người lớn cũng đã răn dậy trẻ con nhiều rồi.
  4. khongthichcainhau

    khongthichcainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện các bằng hữu chi giao đang sôi nổi bàn luận Ngũ điều bí kiếp hay còn gọi Ngũ điều tâm pháp của Hồ chủ tịch, tại hạ có một tuyệt phẩm muốn gửi đến đồng đạo giang hồ cùng thưởng thức
    http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=11&id=BT6120334405
    Một tư liệu mới về Bác Hồ: Bài viết "Học sinh và lao động"
    Ngày 6/12/2003. Cập nhật lúc 8h 30''
    Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều tác phẩm viết về giáo dục. Bài viết "Học sinh và lao động", hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, là một tài liệu chưa được công bố. Bản thảo do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1957, gồm bốn trang, viết vào mặt sau của tờ tin hằng ngày.
    Mở đầu, Bác viết "Thi đỗ tiểu học rồi, thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi, thì muốn lên đại học - Riêng về mỗi cá nhân của người học sinh, thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung đối với nhà nước, thì ý muốn ấy thành vô lý; vì bất kỳ ở nước nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học càng ít hơn trường trung học. Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp, sẽ làm gì?" (1).
    Câu hỏi này không phải đến năm 1957 mà cho đến hôm nay vẫn còn có tính thời sự. Bốn từ "Họ sẽ lao động" được Bác gạch chân, khẳng định một cách chắc chắn rằng con đường lao động là con đường đúng đắn nhất để con em chúng ta tiếp tục phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người viết "Từ nay về sau sự phát triển của giáo dục cần phải ăn khớp với sự phát triển sản xuất và sự phát triển của kinh tế. Nếu văn hóa giáo dục phát triển một cách đột xuất, chạy trước sản xuất và kinh tế thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mà như thế là trái với lợi ích lâu dài của nhân dân. Mặt khác, nếu mở trường quá nhiều, sẽ không đủ thầy dạy, trường sẽ không tốt. Vả lại vấn đề không phải ở chỗ nên hay là không nên mở nhiều trường, mà ở chỗ điều kiện kinh tế cho phép hay là không cho phép".
    Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng việc học sinh tham gia lao động, tăng gia sản xuất là một điều quan trọng, vì qua lao động mà họ biết kính trọng sự cần lao. Việc giáo dục lao động cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc đào tạo họ thành những con người phát triển toàn diện, vừa có đức, vừa có tài, bởi "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" (2). Theo Người, chế độ chính trị xã hội khác nhau thì mục đích và phương châm giáo dục khác nhau. Trước kia có câu "Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao"... Câu ấy có nghĩa là: Tất cả mọi ngành đều ở dưới, duy có việc học là cao... Chế độ phong kiến, học cốt để làm quan, còn ngày nay, để xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta cần có những cán bộ tốt, những công dân tốt, do đó cần phải tẩy trừ mọi ảnh hưởng của văn hóa thực dân còn rơi rớt lại, trong đó có thái độ coi khinh lao động, nhất là lao động chân tay.
    Bác viết: "Tiểu học và trung học là giáo dục phổ thông, nó bồi dưỡng học sinh thành những người công dân có giác ngộ, có văn hóa, có sức khỏe, thành đạo quân lao động hậu bị to lớn: mục đích chính của học sinh là để góp phần vào phát triển sản xuất của xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, cần phải chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoặc công việc xây dựng khác". Lao động sản xuất sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, đó là trí thức tăng thêm, sức khỏe cũng tăng thêm. Học tập gắn liền với lao động là học sinh sẽ đem những kiến thức đã học trong nhà trường áp dụng vào thực tiễn lao động sản xuất, thực tiễn sẽ kiểm chứng những điều đã được học trong sách vở, bổ sung cho kiến thức đó.
    Trong bài Bác còn viết: "Có người nghĩ rằng: thi đỗ tiểu học, trung học, rồi bỏ đi... làm ruộng, thì chẳng "hoài công đèn sách" lắm ư?". Người cho rằng cách nghĩ như vậy là không đúng, bởi: "Học sinh tham gia lao động là điều tốt, nó phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nông nghiệp và công nghiệp của xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp cần những người nông dân và công nhân có trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa của họ càng cao, thì càng lợi cho nâng cao kỹ thuật và phát triển sản xuất. Làm cho công nhân và nông dân có văn hóa, chính là một nhiệm vụ ***************** của chúng ta".
    Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những thành tích của Liên Xô (trước đây) và Trung Quốc trong việc học sinh kết hợp tốt giữa học tập với lao động sản xuất. "Ở Liên Xô, nhà máy ô-tô ở Moscu, 70% công nhân là học sinh thi đỗ lớp 10. Ðại đa số thanh niên đi vỡ hoang... cũng là học sinh tốt nghiệp lớp 10. Ở Trung Quốc, năm ngoái hơn 60 vạn học sinh trung và tiểu học đã tham gia các ngành công nghiệp và nông nghiệp...".
    Người đánh giá cao và khẳng định vai trò của lao động trong đời sống của xã hội, vì "Lao động tạo ra của cải, tạo ra văn minh, tạo ra hạnh phúc cho loài người. Vì vậy lao động là rất vẻ vang, rất cao cả. Cho nên mọi người phải yêu lao động, phải trọng lao động, phải ra sức lao động, để xây dựng cho Tổ quốc mạnh giàu".
    Người nhấn mạnh: "Học là cốt để lao động cho tốt, sản xuất cho tốt", "Trước hết cán bộ và trí thức cao cấp nên làm gương mẫu: nếu con em mình chưa được chuyển cấp, thì nên thuyết phục các em ấy chuyển sang lao động, sang mặt trận lao động mà lập công với Tổ quốc".
    Thực ra không phải cho đến năm 1957 khi viết bài này thì vấn đề kết hợp giữa học và hành, công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho học sinh mới được Bác nêu ra, mà ngay từ năm 1919, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam gửi cho Chính phủ Pháp, trình bày tám yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó có quyền "Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ"(3). Như vậy là quan điểm hướng nghiệp cho học sinh đã được hình thành ở Bác từ rất sớm. Quan điểm giáo dục kết hợp giữa học với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, được Người nêu lên nhất quán trong rất nhiều bài viết và bài nói của mình.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc giáo dục ý thức quý trọng lao động cho học sinh ngay từ trong nhà trường, bởi đây là nơi các em học những kiến thức để phục vụ cho đời sống và lao động sản xuất, vì thế "Từ nay, các trường học cần phải giáo dục lao động một cách thiết thực, đó là nền tảng của giáo dục chính trị, nó phải đi đôi với giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức cần kiệm để xây dựng nước nhà".
    Ngày nay, thanh niên, thiếu niên ngày càng được chăm sóc tốt hơn, kỹ hơn, được phát triển toàn diện hơn, điều đó dễ nảy sinh tư tưởng hưởng thụ, ngại khó, ngại khổ. Ngay từ năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Chúng ta cần giáo dục cho thanh niên hiểu rằng: Có gian khổ cách mạng mới thành công... Ðồng thời cần dạy cho họ các tác phong gian khổ, cần cù, giản dị, chất phác của công nhân và nông dân, để thanh niên, học sinh ra sức xây dựng đời sống mới và giải quyết những khó khăn trong việc học tập của mình". Ðồng thời Người cũng nhấn mạnh "Giáo dục lao động phải kết hợp với giáo dục kỷ luật và giáo dục chủ nghĩa tập thể. Phải làm cho học sinh tự nguyện, tự giác đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng".
    Những năm gần đây chúng ta nói nhiều đến vấn đề xã hội hóa giáo dục. Ngay từ bài "Học sinh và lao động" Bác Hồ đã đề cập điều này, Người viết "Ðể thỏa mãn yêu cầu văn hóa và phổ thông của nhân dân, thì nên dựa vào lực lượng của nhân dân, do nhân dân tự mở trường tiểu học ở nông thôn. Ở thành thị, thì nên khuyến khích các xí nghiệp và các cơ quan tổ chức lớp học - mượn trụ sở các cơ quan mà lên lớp. Các lớp học "dân lập" ấy cần làm một cách thiết thực, tùy khả năng của nhân dân mà làm, không nên yêu cầu quá cao. Các trẻ em chưa có lớp học và các học sinh không được chuyển cấp, thì nên quyết tâm đi tham gia sản xuất. Ðó là con đường đúng đắn nhất".
    Cuối cùng, Bác dặn: "Muốn bồi dưỡng lực lượng lao động hậu bị cho nước nhà thì phải hết sức chú ý giáo dục kỷ luật, làm cho học sinh tự giác giữ gìn kỷ luật, có một quan điểm đúng về lao động và có tập quán lao động". Cần "Xây dựng một phong trào yêu lao động, trọng lao động trong học sinh và trong tất cả các tầng lớp nhân dân".
    Bài "Học sinh và lao động" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bài viết quan trọng, trong đó Bác nêu lên quan điểm, phương pháp giáo dục kết hợp giữa học và hành, đặc biệt coi trọng giáo dục ý thức tôn trọng lao động, nhấn mạnh đến vai trò của lao động trong việc tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội đồng thời gợi mở giải pháp xã hội hóa, để toàn thể nhân dân đều có thể đóng góp và hưởng thụ thành quả giáo dục đào tạo.
    Bài viết "Học sinh và lao động" là một tác phẩm quý. Những lời dạy bảo ân cần của Bác về học và hành có ý nghĩa giáo dục không phải chỉ với những thế hệ học sinh hôm nay, mà sẽ còn mãi mãi đối với các thế hệ mai sau.
    Tiến Linh (Bảo tàng Hồ Chí Minh)
  5. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Đọc những câu này đang định vào để ,nhưng lại đọc thấy bài của user01 bên dưới nên thôi.
    Bằng hữu Honghoavi này,bằng hữu cũng to gan lớn mật,loạn ngữ cuồng ngôn thật đấy.Tưởng là đã học được cái gì đó ở trong Kiếm Hiệp Cốc rồi chứ! Ai ngờ! đúng là giang sơn dị cải....
  6. thichyoga

    thichyoga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Thấy các bác nhiệt tình phân tĩch chử thật trong 5 điều Bác dạy, tôi cũng muốn thêm vào một bằng chứng trong lịch sử là cái giữ gìn vệ sinh thật tốt nó quan trọng như thế nào.
    Vào những năm cuối thập niên 50''s, thế kỹ trước, khi Lý Quang Diệu lên cầm quyền ở Xinh-ga-po ở chức vụ thủ tướng, một trong những sắc lệnh của ông đưa ra để đưa đất nước bé nhỏ lạc hậu này trở thành một trong những cường quốc kinh tế ở đông nam á hiện nay là: tất cả mọi người dân phải ra quét dọn đường phố nơi mình ở. Và việc giử gìn vệ sinh sạch sẽ từ đó đã trở thành một quốc sách của quốc gia rất đáng được khâm phục này.
    Cách đây vài năm, việc thực hiện quốc sách này một cách nghiêm ngặc đã đưa Xinh-ga-po vào dư luận quốc tế. Số là một thằng bé thiếu niên người Mỹ sang Xinh-ga-po chơi và đã làm mất vệ sinh nơi công cộng bằng cách tô vẽ trên tường, xe ô tô đang đậu. Khi bị bắt và hình thức xử phạt là bị quất không biết bao nhiêu cây gậy (chắc bác cây gậy biết) vào mông. Chính phủ Mỹ phản kháng quá trời cho là bất nhân đạo, nhưng phép vua thua lệ làng, và vụ xử phạt cứ xảy ra.
    Ví dụ ở trên chứng tỏ rằng các bậc vĩ nhân luôn nghĩ từ những điều đơn giản vì mọi thứ tiên tiến phức tạp trên đời đều bắt đầu từ những việc đơn giản tưởng chừng nhỏ nhặt hàng ngày.
    Thế nhé, Bác đã dạy và đã nhấn mạnh bằng thơ ca cho mọi người dể hiểu dể nhớ từ lâu rồi nhé. Nếu thực tế có gì đi ngược lại thì đừng trách Bác nhé.
  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    ---------------------
    Trả lời câu hỏi bạn nêu ra vô cùng đơn giản, thậm chí còn ... dễ, nếu chúng ta biết được nguyên gốc ban đầu của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên.
    Nguyên gốc ban đầu là :
    1.Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
    2.Học tập tốt, lao động tốt
    3.Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
    4.Giữ gìn vệ sinh
    5.Thật thà, dũng cảm.
    Tôi không rõ thời điểm ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy này, có thể là những năm 1950x, 1960x. Khi đọc lên là đọc cả số thứ tự (Một, yêu Tổ quốc, yêu đống bào .......năm, thật thà dũng cảm) Bạn có thể để ý ban đầu không có câu "thật tốt" và câu "khiêm tốn". Những câu ban đầu như vậy khi học sinh học thuộc, đọc hoài rồi cũng thấy xuôi tai như những câu ca dao, tục ngữ.
    Mấy năm sau đó được sửa lại như ngày này, có các lý do:
    1- Thêm nội dung cần dạy dỗ là "khiêm tốn" vào câu số 5
    2- Khi đã thêm câu "khiêm tốn", thì câu số 4 (giữ gìn vệ sinh) khi đọc sẽ bị lỗi nhịp so với các câu còn lại. Vì vậy phải thêm câu "thật tốt" (nếu chỉ thêm "tốt" thành "giữ gìn vệ sinh tốt vẫn bị lỗi nhịp).
    5 điều của Bác trở thành dạng thơ, mỗi câu 6 chữ, khi đọc sẽ không đọc số thứ tự nữa. Vì chỉ có ý nghĩa tuyên truyền, nên về phương diện "vần" chưa được đảm bảo.
    Có điều tôi không rõ là chính Bác Hồ sửa hay những người làm công tác tuyên truyền sửa.
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi ý kiến này là xácđáng>
    honghoavi

Chia sẻ trang này