1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về nghề Quy hoạch Đô thị - nông thôn.

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi bongtoihuyenao, 19/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. emgaixinhtuoi

    emgaixinhtuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    :)) thấy các bác vui quá, em cũng xin chát chít vài câu
    làm quy hoạch khó thật, em học kt bên xây dựng ra, được cái may mắn, ở bên đó đào tạo về quy hoạch nhiều hơn cái thằng học công trình ở trường kt một chút, ít hơn thằng quy hoạch một chút, nhưng nói chung thì thằng nào ra trường cũng còn phải học nhiều lắm. phải thất bại, thất bại để biết mình thất bại đến đâu, thì mới tiến được.
    về lương bổng, thì em không dám lạm bàn, nhưng đôi khi suy nghĩ tiêu cực, em thấy làm nhà dân sướng hơn, tiền nhanh, còn làm dự án cũng như làm kỹ thuật, tiền về thì chậm mà lâu, tiền đến cái thằng lon ton như mình, cũng chẳng còn được bao nhiêu.
    với em làm quy hoạch vẫn sướng hơn làm công trình, cái không gian bao la, cái nhìn chiến lược, khiến em có cảm hứng hơn và hơn nữa, từ khi còn sinh viên đi làm thêm đến khi ra trường,em toàn làm quy hoạch, nên có lễ nó dễ dàng hơn chăng.
    hơ, định spam thêm một chút nữa, nhưng internet ở đây đắt quá, nahang - tuyên quang mới có hàng nét, đắt lắm. em xin dừng bút thôi. hhhhee
  2. metal_arc

    metal_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    anh "em gái" tôi muốn hỏi anh 1 điều nhỏ thôi / ý anh là anh làm quy hoạch dễ dàng phải không a? ....lạy chúa...anh ơi ..tôi giờ mới hiểu hoá ra cái đô thị việt nam ta nó biến dạng theo cach nghí man rợ này ...../....
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy một điều là hiện nay người ta hiểu quá ít về Quy hoạch đô thị, ngay cả trong giới kiến trúc sư. Chính vì thế không chỉ xã hội nhìn nhận không đúng về ngành nghề mà cả những ngươìi trong nghành cũng làm bừa, làm ẩu. Thật xót xa vì ngành quy hoạch đô thị ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phát triển quốc gia, hàng ngàn tỉ đồng đang được đổ không đúng hướng......
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, xót xa nhờ nhờ , Datvn nhờ
  5. emgaixinhtuoi

    emgaixinhtuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    hic hic anh metal ơi, anh không hiểu hay cố tình không hiểu ý của em vây.
    em ngượng lắm nhưng cũng phải thú thật với anh rằng, cho em bổ cấu tạo cái nhà wc em cũng chẳng biết, ( hôm trước phải làm đến cái nhà wc nữ, em chẳng biết người ta ngồi make water quay ra hay quay vào, xấu hổ quá,nhưng mà cái thằng em phải chui tận vào đấy để xem, bị bắt gặp quê độ cả mấy ngày không dám đến cơ quan )
    ý của em ở đây chỉ dám nói đến sự quen việc dẫn đến sự hứng thú và yêu thích, như ơ cơ quan em có ông chỉ biết vẽ chùa thôi, cóc vẽ được cái gì khác cả, dù biết thế là không hay rồi, nhưng ở đó người ta thấy sự say mê.
    em nghĩ là ở mức độ diễn đàn, không nên có những từ ngữ và những kiểu câu như anh, còn như thế nào em nghĩ anh là người viết chắc là anh hiểu hơn em ý của anh định cho người khác nhìn thấy là gì.
    em chợt nhớ đến một câu nói em của phật pháp : " điều không thấy chính là điều nhìn thấy " hy vọng là điều em nhìn thấy là nhầm, và nếu như thế, thật xin lỗi anh quá, :))
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Quy hoạch đô thị, đặc biệt là quy hoạch chung hay quy hoạch vùng là một ngành khá phức tạp. Nó không chỉ liên quan đến không gian thực mà còn liên quan đến các không gian kinh tế, xã hội, vấn đề phát triển...v.v. Chính vì thế nét vẽ của người KTSQH tuy đơn giản, nhưng nó đòi hỏi một sự nghiên cứu công phu, đòi hỏi người làm phải có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tổng hợp.
    Ngoài ra, không gian do người KTS quy hoạch tạo ra chưa thực sự cụ thể (Nó sẽ được các KTS công trình cụ thể hoá), lại có kích thước rất lớn, nên rất khó tưởng tượng. Điều này đòi hỏi người KTS quy hoạch vừa phải có trí tưởng tượng tốt, lại phải có óc bao quát thì mới đánh giá được chính sản phẩm của mình..
    Không gian quy hoạch cũng không được ngưòi ta tạo ra trong một giai đoạn xác định. Có nghĩa là ta không có điểm khánh thành công trình. Sản phẩm của nhà quy hoạch giống như là một cơ thể sống vậy, liên tục được người ta hoàn thiện và phát triển không ngừng.
    Sanr phâ?m quy hoạch cufng không được ngươ?i KTS trực tiếp chi? đạo thực hiện ma? được cộng đô?ng dân chúng thực thi thông qua các định chế luật pháp. Chính vi? thế ma? ngươ?i KTS quy hoạch pha?i đặc biệt am tươ?ng luật pháp cufng như xaf hội sơ? tại.
  7. ngayhomkia

    ngayhomkia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Qui hoạch lại Sapa
    Người lái xe ôm lượn một vòng quanh quảng trường Nhà thờ - trung tâm thị trấn Sa Pa và chỉ dẫn bằng giọng rất am hiểu: ?oChỉ đầu năm sau là khu này sẽ đẹp như... Tây, những nhà xây vừa xấu vừa cao sẽ bị đập đi hết phần cao và trồng cây che đi hết phần xấu.
    Cái khách sạn Linh Trang nằm giữa ngã ba đẹp nhất khu trung tâm này cũng sắp bị đập đi hai tầng trên cùng đấy. Tỉnh Lào Cai đã thuê người Pháp vẽ lại Sa Pa thành khu du lịch đẹp nhất VN?. Xem ra, chuyện qui hoạch lại Sa Pa đã không chỉ còn là chuyện trên bàn giấy, chuyện của các quan chức và các kiến trúc sư. Nó đã tác động đến từng người dân bình thường ở phố núi và nhận được không ít sự đồng tình.
    Qui chế đô thị Sa Pa - khi phố núi đi tiên phong
    Khi Lào Cai công bố qui chế đô thị Sa Pa vào cuối tháng 11-2004 không ít người đã ngỡ ngàng: sao không phải Hà Nội, Huế, hay Đà lạt... những thành phố du lịch lớn hơn và có quĩ đất đô thị, nhà đô thị lớn hơn, mở ?ođột phá khẩu? trong lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp này mà lại là Lào Cai, một tỉnh miền núi nghèo với thị trấn du lịch Sa Pa vỏn vẹn 7.000 dân. Nhưng có lên Sa Pa mới hiểu vì sao Lào Cai lại quyết làm và làm được.
    Sức hấp dẫn của Sa Pa - vì có đỉnh Fansipan sừng sững - nóc nhà Đông Dương, vì khí hậu, cảnh quan, vì sự nguyên sơ của văn hóa bản địa, cộng thêm những yếu tố thuận lợi của sự bùng nổ du lịch khu vực 5-6 năm gần đây đã khiến Sa Pa trở thành một điểm đến không thể thiếu trong các tour phía Bắc, nhất là các tour du lịch nghỉ dưỡng và mạo hiểm dành cho khách châu Âu.
    Thị trấn 7.000 dân này đón đến 10 vạn khách mỗi năm, 50% trong số đó là khách nước ngoài, và những dịch vụ nghiệp dư phục vụ nhu cầu phức tạp của các vị khách ấy đã khiến Sa Pa- thành phố trong sương với gần 200 ngôi biệt thự do người Pháp xây từ những năm 20 của thế kỷ trước, ẩn mình trong sương khói và những hàng cây sa mu mau chóng trở thành một đô thị VN điển hình với đầy đủ nhà ống, kiến trúc lộn xộn, thừa tiếng ồn, bụi bặm, rác thải và mất dần một khưng gian yên tĩnh, trong lành, một tầm nhìn hướng thẳng dãy Hoàng Liên hùng vĩ - vốn là lý do chính để du khách tìm đến Sa Pa.
    Sự bùng nổ quá nhanh ấy khó nhận ra hơn ở một thành phố lớn, nhưng với Sa Pa, chỉ một tháng không lên đã thấy khác cho nên người ta phải giật mình, và khi cả các nhà quản lý cũng đã biết giật mình thì có nghĩa là còn có hi vọng cứu vãn được tương lai của thành phố du lịch này.

    Và Sa Pa không định qui hoạch theo cái cách mà người ta vẫn làm - nghĩa là làm qui hoạch trên giấy, theo những hình mẫu có sẵn, những ý tưởng đóng hộp, luôn luôn chỉ có lợi cho nhà quản lý mà bất cần biết người dân sẽ thực thi như thế nào, sẽ sống ra sao, buôn bán kiểu gì trong vùng đất sẽ được qui hoạch. ?oSa Pa mới? được qui hoạch từ dưới lên, từ mỗi đường phố, từng ngôi nhà, gốc cây, căn biệt thự, thậm chí cả từng mái hiên, bờ dốc, cây cột gỗ. Và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Bùi Quang Vinh tin tưởng giao dự án qui hoạch ấy cho một nhóm chuyên gia qui hoạch người Pháp do GS Georges Rossi-ĐH Bordeaux 3 chủ trì.
    Từ 16-2-2003, khi những chuyên gia Pháp vào Sa Pa đến 12-11-2004, khi công bố qui hoạch Sa Pa, nhóm chuyên gia đã đi khảo sát, điều tra, chụp ảnh, đo, vẽ, hỏi chuyện, thăm dò quan điểm và phản ứng của người dân trong một khoảng thời gian đủ dài để họ biết hầu như tất cả những người dân Sa Pa và tất cả người dân Sa Pa biết họ.

    Hàng ngàn phiếu điều tra đã được lập, mỗi phiếu cho một ngôi nhà, một công trình kiến trúc, một khuôn viên nhỏ... Tất cả đều ngắn gọn nhưng chi tiết, cụ thể và chính xác.
    ?oSố 34 phố Cầu Mây, nhà hàng Fansipan và Anh Đào. Công trình cần chỉnh trang. Kiểu kiến trúc: nhà ngăn dài trên dải đất hẹp, phá bỏ phía sau để làm khách sạn cao năm tầng. Đặc tính đô thị và kiến trúc: bố trí sát chỉ giới đường đỏ, hai vách ngăn sát nhau, nhà một tầng. Mái hai sườn dốc bằng ngói, đòn nóc song song đường phố. Mặt trước có hiên nằm trên ba cột vuông bằng bêtông, diềm mái. Mặt đứng công trình màu hoàng thổ, hai gian, cửa rộng, khung cửa sổ bằng gỗ sơn xanh lá cây. Biển hiệu rộng, lối đi hẹp ở phía trái. Việc có hiên cho phép khai thác thương mại trên thềm.
    Chức năng: nhà hàng
    Tình trạng chung: tương đối tốt
    Khuyến cáo: cần giữ: công trình có đặc tính nguyên sơ và chức năng hiện nay. Việc xử lý và khai thác tầng trệt nếu bảo quản các khung cửa bằng gỗ mặt đứng công trình.
    Cấm: xây thêm tầng. Cửa sắt trước các cánh cửa bằng gỗ. Thùng nước bằng tôn trên mái công trình?
    ?oPhố Fansipan - biệt thự số 3 thuộc khu UBND cũ...
    Khuyến cáo: chỉnh trang cải tạo lại công trình và không phá bỏ để tái sử dụng (làm lại mặt tiền và mái) vào các mục đích du lịch. Cắt bỏ tum tháp. Trùng tu lại mặt đứng, thay các khung nhôm cửa kính vuông ở tầng hai. Tổ chức lại mặt bằng cho các khu vườn và thêm phong cảnh mới.
    Cần bảo tồn: công trình còn những đặc tính nguyên thủy của nó. Cấm: xây thêm tầng, trang trí bằng đá rửa. Thùng nước bằng tôn trên mái. Lưới sắt ở mặt?.

    Nhìn vào những phiếu điều tra ấy, với ảnh chụp mặt đứng, mặt cắt, toàn cảnh và trong phối cảnh với các công trình phụ cận, các nhà qui hoạch VN hiểu được vì sao các đô thị châu Âu lại được qui hoạch đẹp và qui chế đô thị lại được tuân thủ chặt chẽ như vậy. Tất cả bắt đầu từ cái nhỏ nhất và hợp lý nhất cho người dân.
    Dân có thuận thì mới qui hoạch được
    Những người dân Sa Pa từ ông xe ôm đến chủ nhà hàng Fansipan nổi danh trong giới du lịch bụi, tất cả đều công nhận: ?onếu làm được như qui hoạch của người Pháp thì sẽ đẹp hơn và... Tây đến nhiều hơn?. Giám đốc Sở Xây dựng Lào Cai, KTS Phan Doãn Thanh, tự tin: ?oỞ đâu có chuyện dân biểu tình hay ăn vạ vì giải tỏa, qui hoạch, bồi thường không thỏa đáng chứ Sa Pa chắc chắn sẽ không có đâu.
    Chúng tôi đã cho từng tổ dân phố sinh hoạt để thông qua qui chế, nghe dân góp ý, bàn bạc, trước đó cũng đã phân tích cho họ thấy điều hơn lẽ thiệt của việc cùng nhau làm cho Sa Pa đẹp, sạch, khang trang hơn. Điều cơ bản nhất là phải làm cho người dân hiểu: không phải họ bị đập đi một tầng nhà, lùi ban công vào 1m, trồng thêm một bụi tre trước cửa để che đi cái cửa sắt thô kệch phản cảm nghĩa là họ đang mất, mà chính là họ đang được: được một ngôi nhà đẹp, một nếp sống văn minh đô thị, một cửa hàng có sức hấp dẫn khách mua?.
    Nhưng người dân cũng sẽ chỉ nhận thức ra điều đó khi nhà quản lý đưa ra được những giải pháp hợp lý, hợp tình trong quá trình qui hoạch. Một thị trấn nghèo, mới thay da đổi thịt vài năm nay nhờ du lịch không thể đòi hỏi phải đập phá hết tất cả những gì cũ, xấu, sai... để xây lại. Phải biết chấp nhận, biết tận dụng, biết tiết kiệm để làm đẹp, làm sang. Nhà quản lý và nhà qui hoạch đã phải cãi nhau nảy lửa mỗi tuần (đoàn công tác VN và Pháp mỗi tuần gặp nhau một lần để bàn bạc) để tìm ra tiếng nói chung.
    Rất ít nhà sẽ bị đập, bị tháo dỡ, chủ yếu là những giải pháp tình thế chấp nhận được: thay mái tôn, mái bêtông bằng mái ngói, mái gỗ, sơn lại tường từ màu đỏ, tím, vàng chói, xanh đậm... sang trắng, hoàng thổ, xanh lá cây rất nhạt, hạt dẻ, boocđô, thay kính màu quá sáng và diện tích quá to bằng những ô cửa gỗ có kính nhạt màu hơn, nhỏ hơn, bóc hết lớp gạch men hoặc giả đá trang trí trên mặt tiền các ngôi nhà phố...
    Tất cả đều không gây ?osốc? cho chủ nhà đều tiết kiệm và đầy tình người. Việc ?ocưỡng chế? trồng dây leo phủ kín các bồn nước inox đã trót đặt trên các mái nhà cũng làm cho người dân thấy thoải mái: đẹp thì trước tiên là mình hưởng cơ mà! Tất cả những khuyến cáo đều được đưa ra trước các điều khoản cấm. Và từ cấm theo ý nghĩa tuyệt đối chỉ dành cho các công trình xây mới bắt đầu từ sau tháng 11-2004 mà thôi.
    Sa Pa năm 2010 sẽ được phân thành 11 khu chức năng với một qui hoạch hoàn chỉnh cho một đô thị du lịch vào loại đẹp nhất nước. Lúc đó Sa Pa sẽ có 10.000 dân bản địa và 30.000 khách du lịch mỗi năm. Một thung lũng hoa hồng sẽ trải dài từ thị trấn, qua Hàm Rồng, Thác Bạc đến bản Tả Phìn, cây sa mu được trồng lại từ Lào Cai lên thị trấn suốt dọc đường đi, thành phố sẽ hết bụi, hết tiếng ồn để lại nép mình trong sương mờ, tầm nhìn hướng thẳng dãy Hoàng Liên hùng vĩ, tất cả bắt đầu từ những dây leo phủ quanh các bồn nước inox mà người dân Sa Pa đang trồng ngày hôm nay.
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Đồ án quy hoạch Sapa là một đồ án hay. Người Pháp đã thể hiện một phương pháp thực hiện đồ án rất mới và rất thực dụng. Từ đó có rút ra những điểm khác biệt , và những ưu nhược điểm của hệ thống đồ án quy hoạch của ta. Tôi thấy nhược điểm của ta là:
    - Các đồ án của ta có độ cụ thể không cao, mặc dù là đồ án quy hoạch chi tiết. Trong đồ án của người Pháp họ làm rất sát, có tiêu chí, mục đích đến từng nhà, từng lô đất.
    - Các đồ án của chúng ta chưa thực sự gần với người dân. Chúng ta còn buông lỏng mảng này. Thông tin của đồ án quy hoạch thường không đến với người dân sớm. Đây không phải do lỗi của Kiến trúc sư mà do lỗi của những người thực thi. Người quản lý quy hoạch đôi khi không muốn phổ biến, giữ độc quyền thông tin để trục lợi. Nếu chúng ta muốn phổ biến cũng chịu. Trong ngân sách phê duyệt cho đồ án, chỉ có phần vẽ mà không có phần nào dành cho việc phổ biến quy hoạch hay lấy ý kiến cả.
    - Các đồ án của chúng ta quá nặng về phần Hạ tầng mà nhẹ về phần không gian. Cái này thì đúng là do kiến trúc sư rồi. Các kTS quy hoạch của chúng ta nhìn chung còn yếu về mảng nnày. Thậm chí nếu người không biết nghề, hoặc chuyển từ ngành khác sang thì thậm chí họ bỏ qua luôn mảng không gian. Rất nhiều đồ án hiện nay chỉ đảm đương được nhiệm vụ chuẩn bị không gian cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà thôi. Các phần không gian khác bị bỏ qua. Điều này cũng dễ hiểu. Phần hạ tầng rất quan trọng và được các nhà quản lý nhìn thấy ngay, nếu làm thiếu sót thì người làm quy hoạch sẽ nhanh chóng bị vach trần. PHần không gian còn lạ rất khó đánh giá thành lượng, nó ản hưởng nhiều đến chất của hồ sơ. Nhưng tại đây nó mới thể hiện vai trò, năng lực của người KTS. Hãy nhìn các đồ án khu đô thị mới của các thành phố lớn đang được xây dựng hàng loạt. Bạn sẽ thấy ngay, đồ án nào do VN thiết kế, đồ án nào do nước ngoài thiết kế.
    Tuy nhiên, đồ án quy hoạch của nước ngoài không phải không có nhược điểm:
    - Đồ án của họ mang nặng tính hình thức bề nổi, không có bề sâu. Đơn giản là vì họ ở nơi khác đến, chưa hiểu sâu về xã hội, con người của chúng ta. Họ lại đề cao tính thực dụng, làm được ngay, xem thấy ngay, nên bỏ qua gần như hoàn toàn phần chiến lược. Trước mắt thì đồ án của họ dễ thực hiện, nhưng lâu dài sẽ có hậu quả không tốt. Đơn cử nếu tiếp tục quy hoạch sau họ 10 năm hay 20 năm sẽ rất khó.
    - Đồ án của họ nặng tính chỉnh trang, xây dựng mà nhẹ tính phát triển. Có lẽ do họ có thói quen sống ở các nước đã phát triển xã hội rất ổn định rồi. Còn ở nước ta, xã hội thay đổi hàng ngày, tính phát triển phải được đặt lên hàng đầu. Thậm chí tính cải tạo chỉnh trang của đồ án phải được đặt là nội hàm của tính phát triển.
    - Đồ án của họ rất khó tích hợp với hệ thống thực thi luật pháp của VN. cái này quá rõ rồi. chính vì thế các đồ án của người nước ngoài tham gia chủ yếu là trong lĩnh vực quy hoạch chi tiết, thực thi bằng tiền của họ và ít dính dáng đến cộng đồng người bản xứ....
    Trên đây là vài suy nghĩ bất chợt của tôi khi đọc bài viết của Ngayhomkia về đồ án quy hoạch Sapa. Đó cũng là bài học thực tế cho hệ thống quy hoạch của chúng ta. Hy vọng rằng, với sự cải tiến năng động, các đồ án quy hoạch của chúng ta sẽ gần với cuộc sống người dân hơn. và quan trọng hơn là đem lại cho chúng ta nhiều tiền hơn.....
    Được datvn sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 16/12/2004
  9. kunkun_80vn

    kunkun_80vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Nói thật, tôi đam mê nghề Quy Hoạch của mình lắm. Trước khi quyết định chọn thi ngành này, tôi thật sự cũng chưa hiểu gì về nó cả, chỉ nghe loáng thoáng là nghề này sẽ được đi đó đi đây nhiều (nghe thế là thấy khoái chí rồi, vì tính ham vui mà ). Hai năm đầu đại cương hoàn toàn chưa đụng đến hắn, lâu lâu ngồi si nghĩ không biết Quy Hoạch là như thế nào, rảnh rỗi đi phụ bài cho mí sư phụ năm trên thấy khoái chí lắm, vì thấy họ cứ tô tô, vẽ vẽ mà mình chẳng hiểu mô tê gì cả, nhưng vẫn cứ thích ... thích mãi cho đến bây giờ......
    Box này toàn các anh chị KTS kì cựu cả, các anh chị đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trong tất cả những ý kiến ấy, chúng ta thấy rằng, Quy Hoạch là một ngành cực kỳ quan trọng, không có QH thì chẳng có thành phố nào ra hồn cả ....dzô một cái vì ngành QH trong tương lai
  10. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    tui cũng là một sinh viên của ngành kiến trúc và cái nick này các bác cứ nhìn thấy cái đuôi là biết tui đang học trường nào , ngành QH hay lắm đấy chứ , ai bảo ko coi trọng đâu , có cô bé nào bảo là ngành mình ko được coi trọng thì cô bé cứ ôn luyện cho tốt nhé , chúng ta là những người có cái nhìn tổng thể và chỉ với cái đà phát triển của đất nước mình như thế này thì đảm bảo khi cô bé ra trường sẽ có rất nhiều nơi trải thảm đỏ mời cô bé đấy ,vì khi đất nước phát triển kinh tế mạnh thì bộ mặt đô thị phải đẹp ,lúc đó là thời của KTS Quy hoạch đó , tui là KTS QH nhưng mà làm những con công trình cũng chẳng kém KTS CT đâu

Chia sẻ trang này