1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về NQ 49-NQ/TW về Cải cách tư pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 19/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bàn về NQ 49-NQ/TW về Cải cách tư pháp

    Nghị quyền số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020.

    Mục tiêu:

    Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN;

    Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;

    Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc;

    Nhiệm vụ:

    1/ Hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp;

    2/ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân;

    3/ Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp;

    4/ Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh;

    5/ Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp;

    6/ Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp;

    7/ Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp;

    8/ Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp.

    Văn kiện chính thức tôi chưa có, bác nào có cung cấp cho mọi người để bình luận.
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Giống như NQ 08 của BCT, các thông tin hạn chế nên khó có thể bàn luận/đánh giá chi tiết. Nhưng dù sao cũng nên bàn.
    Đã gọi là cải cách thì phải cho ra cải cách. Cải cách phải làm từ gốc, không chỉ giải quyết phần ngọn, thực hiện nửa vời, giải pháp chắp vá (Lỗi này phổ biến của Việt Nam: thực hiện giải quyết vấn đề nhưng vấn đề đó lại do chính mình gây ra)
    Bởi vậy, cải cách tư pháp đặt trong tổng thể chiến lược xây dựng và củng cố chính quyền; cải cách tư pháp gắn với đối mới lập pháp và cải cách hành chính. Đặc biệt, sự gắn kết giữa hành chính và tư pháp.
    Ngành tư pháp cần hỗ trợ quan hệ kinh tế thị trường phát triển. Tư pháp không chỉ dừng lại ở đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội, niềm tin của nhân dân vào công lý.
    Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp dù đã có định hướng nhưng vẫn còn bàn đi bàn lại. (Có ai muốn bàn không ?)
    Cải cách tư pháp quan tâm đến nhân lực, vật lực cho cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp (Về thừa phát lại, mong được các bác đã biết trao đổi thêm).
    Chưa đủ nhưng dịp khác có thời gian sẽ trao đổi thêm. Chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 10/07/2005
  3. provoker

    provoker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    4
    Chủ đề của bác littlesmile rất hay, tuy nhiên về cải cách nói chung và cải cách tư pháp nói riêng, thì nội hàm hơi rộng, nên cũng chỉ bàn về một khía cạnh nhỏ của vấn đề.
    Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của cải cách tư pháp, cũng như cái cách chính trị, hay cải cách hành chính là để hỗ trợ sự phát triển kinh tế. Không thể duy trì nguyên trạng hệ thống như cũ, trong khi kinh tế đang phát triển mạnh theo hướng định hướng thị trường "XHCN". Ngược lại, nếu không sửa thì cũng có nghĩa là cơ sở thượng tầng sẽ lại kìm hãm sự phát triển kinh tế. Có nhiều ví dụ ở đây: như đảm bảo quyền sở hữu của công dân, đảm bảo cho mọi công dân có sự bình đẳng tuyệt đối trong mọi thủ tục tố tụng, có được một nền tư pháp đúng đắn, công bằng, độc lập . . . Chính vì nguyên nhân này, nên tôi đồng ý với bác rằng cải cách tư pháp trước hết nên phải tập trung vào cải đảm bảo tập trung hỗ trợ kinh tế, mà chưa cần thiết đến đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội.
    Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường "XHCN" cần thiết phải có một thể chế chính trị dân chủ, một hệ thống tư pháp đúng đắn, công bằng mà không chấp nhận hệ thống yếu kém, nhiều phần thiếu công bằng, và có phần tham nhũng như hiện nay. Vậy có mâu thuẫn gì không? Có phải đây là vấn đề bác đề cập đến cái gốc. Thật ra chúng ta từ trước đến nay chỉ chú trọng sửa ngọn, nhưng cơ chế, con người thì vẫn không thay đổi, điều này dẫn đến sẽ không thể nào có được cải cách triệt để. Tôi nghĩ cái chúng ta thiếu là thiếu một cơ chế giám sát hữu hiệu, hay nói cách khác là thiếu dân chủ. Không muốn phủ nhận nền tảng cũ, nhưng tôi cho rằng nếu cứ giữ nguyên như hiện nay thì sẽ không bao giờ có tư pháp độc lập và đúng đắn. Tôi cho rằng cải cách tư pháp chỉ thay đổi căn bản đáp ứng sự thay đổi của đi lên của đất nước nếu có thay đổi đúng hướng về mặt thể chế.
    Còn rất nhiều vấn đề khác nữa, rất mong các bạn bình luận vào chủ đề này thêm.
  4. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này khá hay, đáng tiếc là Nghị quyết số 49/2005/NQ-BCT của Bộ Chính Trị nên rất khó có được toàn văn nội dung văn bản này để có thể bàn cho thấu đáo.
    Theo tôi, Nghị quyết số 49 là một bước nhấn của Nghị quyết số 08 về cải cách tư pháp của Việt Nam, khẳng định lại quyết tâm xây dựng một Nhà nước pháp quyền.
    Tuy nhiên, vấn đề hiện nay ở Việt Nam không phải là việc ban hành ra các quy định, mà là việc thực hiện các quy định pháp luật ra sao, và thái độ, ý thức của nhân dân trước các quy định pháp luật đó. Chừng nào mà tình trạng trên bảo dưới không nghe, nói một đằng, làm một nẻo vẫn còn phổ biến, chừng nào mà khi giải quyết công việc người dân vẫn sử dụng các mối quan hệ, các ảnh hưởng của người thân, quan hệ quen biết chứ không phải là các quy định của pháp luật, thì việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền vẫn còn nhiều gian nan.
  5. hoa_trong_cat

    hoa_trong_cat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay quá, mỗi tội là mình không có Nghị Quyết 49 ở đây, cũng tìm mấy lần mà không được. Mình chỉ biết một bước thực hiện đầu tiên của nghị quyết này là Toà Án Nhân Dân tối cao đã cho in thành sách tất cả các quyết định giám đốc thẩm của HĐTP toà án nhân dân tối cao trong hai năm 03 và 04. Tập 1 là các quyết định về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động; tập 2 là các quyết định giám đốc thẩm về hình sự. Nhìn có vẻ hay hay, trước đây những cái như thế này phải đi kiếm mờ cả mắt mà không được. Các bác đưa ra chính sách là một chuyện, nhưng thực hiện chính sách như thế nào là chuyện khác, thế nên bản thân mình đáng giá cao việc 2 tập sách này được in và phát hành rộng rãi.
  6. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Lâu không lên diễn đàn, một số bác thắc mắc.
    Bữa nay, nói về quyết tâm chính trị. Đây là vấn đề chán ngắt.
    Cải cách tư pháp là một vấn đề lớn, nó đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị. Bởi vậy, cần phải biết được nhà lãnh đạo nào cho thực hiện cải cách tư pháp.
    Tiến tới đây, Đại hội Đảng X sẽ được tổ chức. Đại hội dự kiến bao gồm việc bổ sung và phát triển một số điểm trong Cương lĩnh chính trị năm 1991 của Đảng, về Báo cáo chính trị, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong khuôn khổ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010; Báo cáo về xây dựng Đảng, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương. Như vậy, cải cách tư pháp trong tương lai cụ thể như thế nào còn do kết quả Đại hội.
    Nhìn vào tình hình hiện tại, có lẽ những người trẻ tuổi sẽ hơi buồn về những gương mặt sẽ lãnh đạo công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian tới.
    Chúng ta mong rằng với sự đoàn kết và quyết tâm cao, cải cách tư pháp sẽ thành công.
  7. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Nay tôi lại trình bày một số suy nghĩ về cải cách tư pháp.
    Vấn đề hôm nay là đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp.
    Chúng ta phải đồng ý là sự lãnh đạo của Đảng trong cải cách tư pháp là yếu tố khách quan vì không có sự lãnh đạo của Đảng thì không có Nghị quyết 08/NQ-TW và 49/NQ-TW, không có cải cách tư pháp.
    Trong hoạt động tư pháp có đặc thù là nguyên tắc hiến định ?oKhi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật?. Yêu cầu đặt ra là giải quyết mối quan hệ giữa nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với nguyên tắc trên.
    Đặc thù của hoạt động tư pháp là duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, thúc đẩy quan hệ kinh tế, bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Do vậy, nguyên tắc ?ođộc lập, chỉ tuân theo pháp luật? phải được tuân thủ đầy đủ. Luận điểm nhấn mạnh rằng tư pháp đơn giản là công cụ chuyên chính của Đảng là không thích hợp.
    Một số người cho rằng trong tình hình mới phải tăng cường sự kiểm soát của đảng trong hoạt động tư pháp, thực thi lãnh đạo ?otoàn diện và triệt để? công tác tư pháp. Quan điểm này không thể chấp nhận. Lãnh đạo ?otoàn diện và triệt để? dẫn đến sự độc đoán và mang lại đặc quyền đặc lợi cho một vài người. Vai trò lãnh đạo của đảng là vai trò lãnh đạo chính trị, không phải là lãnh đạo tất cả các mặt, các hoạt động tư pháp.
    Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, chính sách: Tổ chức xây dựng chính sách vĩ mô. Tiếp nhận ý kiến của các cá nhân, tổ chức ngoài đảng, của cơ quan nhà nước trong các chính sách này.
    Đảng lãnh đạo bằng đảng viên là cán bộ tư pháp: Cán bộ tư pháp là đảng viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng và sau đó là chịu trách nhiệm trước nhà nước. Tuy nhiên, đội ngũ đảng viên trong ngành tư pháp nên thu hẹp lại. Không nhất thiết yêu cầu cán bộ tư pháp phải là đảng viên. Đảng viên phải là người có tài năng lãnh đạo, có trình độ chuyên môn cao, chỉ cần một số ít đảng viên cũng đủ lãnh đạo hệ thống tư pháp. Điều này đảm bảo cho cán bộ tư pháp xử lý vụ việc cụ thể được "độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".
    Đơn vị tổ chức đảng lãnh đạo công tác tư pháp cần sắp xếp thống nhất một đầu mối. Đảng thực hiện lãnh đạo công tác tư pháp theo đơn vị này. Bỏ hẳn một số hình thức sinh hoạt đảng cấp chi bộ, kiểm điểm .v.v...vốn rất èo uột, hình thức, qua nhiều đợt củng cố lại mà vẫn không thành công.
    Cuối cùng, bất luận nội dung và phương thức lãnh ðạo của ðảng như thế nào, nhất ðịnh cũng phải ðược ghi thành vãn bản, ít nhất là quy chế; luật càng tốt. Ðó là vì mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
    Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng cách mạng, đảng vì lợi ích của cả dân tộc mà chiến đấu, hy sinh. Lịch sử của đảng là lịch sử đấu tranh hào hùng và vẻ vang. Chúng ta tin rằng đảng sẽ vì lợi ích dân tộc, vì nhân dân để đổi mới thành công. Đảng không vì một nhóm cá nhân tham lam quyền lực, bảo thủ với lý luận cũ để dẫn đến kết quả như Liên Xô và Đông Âu.
    Trong trường hợp cần trao đổi thêm về nội dung trên, xin liên hệ littlesmile@cryptomail.org
  8. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    - Trước khi bàn về cải cách tư pháp, tui thấy cần phải bàn về ý niệm công lý, về cái gốc của vấn đề
    Hình như ở VN hiện nay không có khái niệm về tư cách pháp nhân (legal entity) và khái niệm về pháp nhân bình đẳng trước luật pháp . Trước đây, ông fsai có viết 1 bài dài, đại ý cho rằng pháp luật là do kẻ thống trị đặt ra để cai trị người bị trị . Tui cho rằng tư tưởng này đã quá lỗi thời .
    Mời tất cả bàn tiếp .
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bài của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
    **********************************************
    Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân
    Vừa qua, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 đề cập đến những yêu cầu cơ bản về cải cách tư pháp từ nay đến 2020, trong đó đưa ra nhiệm vụ ?oTổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Đổi mới tổ chức toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành?. Để thực hiện phương hướng nêu trên, bài viết dưới đây nêu ra một số vấn đề liên quan cần lưu ý và đề xuất ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án.
    Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử
    Đánh giá về thực trạng cơ quan tư pháp, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005, Bộ Chính trị nêu rõ: ?oTổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu?.
    Thực hiện đường lối cải cách tư pháp của Đảng, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005, Bộ Chính trị đưa ra những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới như sau:
    1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân.
    2. Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập toà chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khu vực.
    3. Đổi mới tổ chức toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành
    Như vậy, cơ sở lý luận để tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án nhân dân theo thẩm quyền xét xử (mà không theo đơn vị hành chính như hiện nay) bao gồm:
    - Toà sơ thẩm khu vực có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền.
    -Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu xét xử phúc thẩm những vụ án của toà sơ thẩm mà bản án, quyết định có kháng cáo, kháng nghị và xét xử một số vụ án sơ thẩm thuộc thẩm quyền.
    -Toà thượng thẩm xét xử phúc thẩm những vụ án của toà phúc thẩm xử sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định có kháng cáo, kháng nghị.
    - Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
    Những vấn đề đặt ra
    Để thực hiện việc đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân theo, mô hình đổi mới nêu trên, theo chúng tôi, cần giải quyết mấy vấn đề cơ bản sau đây:
    1) Về trách nhiệm và báo cáo công tác của Chánh án toà án
    Việc Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 135 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001, thể hiện nguyên tắc hoạt động của toà án phải chịu sự giám sát của nhân dân thông qua cơ quan đại diện cho họ là Hội đồng nhân dân các cấp. Hiện nay, toà án được tổ chức theo các đơn vị hành chính, tương ứng với các cấp chính quyền từ cấp huyện trở lên đều có một toà án nhân dân. Các toà án nhân dân ở mỗi cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp đó.
    Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị , toà án được bố trí theo khu vực. Toà án cấp sơ thẩm có thể bao gồm nhiều huyện, vậy chế độ báo cáo và chịu sự giám sát trước Hội đồng nhân dân được thực hiện thế nào. Tương tự như vậy đối với toà thượng thẩm, đây là cấp toà án mà pháp luật hiện hành không có quy định. Hệ thống các cơ quan nhà nước hiện nay có cơ quan trung ương, ở địa phương là cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, không có cơ quan tương đương với toà thượng thẩm. Nếu thành lập toà thượng thẩm thì đây là đặc thù của ngành toà án. Vậy toà thượng thẩm là cơ quan trung ương hay cơ quan địa phương, toà thượng thẩm chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan quyền lực nào, trung ương hay địa phương, trong khi đó Điều 135 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) quy định, Chánh án toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; Chánh án toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
    2) Về chế độ bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán toà án
    Theo quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 thì hồ sơ bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án cấp tỉnh hoặc cấp huyện đều phải có sự đồng ý của thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc bổ nhiệm Thẩm phán phải thông qua Hội đồng tuyển chọn thẩm phán do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng này có trách nhiệm tuyển chọn cả Thẩm phán cấp tỉnh và Thẩm phán cấp huyện trong phạm vi tỉnh mình trước khi trình Chánh án toà án tối cao ký quyết định bổ nhiệm. Trong trường hợp Toà sơ thẩm khu vực được thành lập theo các đơn vị hành chính trong cùng một tỉnh, thành phố thì không có gì xáo trộn, nếu không cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh thì giải quyết thế nào. Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán Toà thượng thẩm sẽ được tuyển chọn theo cơ chế nào, vì đây là cấp toà án mang tính đặc thù trong khi hệ thống các cơ quan nhà nước không có cấp tương đương.
    3) Về chế độ bầu Hội thẩm nhân dân
    Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia đã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002. Điều này thể hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân không chỉ giám sát mà còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động của toà án.
    Theo quy định tại Điều 41, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 thì Hội thẩm nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp toà sơ thẩm khu vực được thành lập thì Hội thẩm nhân dân có còn do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra không. Có ý kiến cho rằng, vẫn nên quy định Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra Hội thẩm nhân dân toà án sơ thẩm khu vực nhưng tỷ lệ Hội thẩm nhân dân ở mỗi huyện trong khu vực của toà án sơ thẩm sẽ được phân bổ theo số lượng cụ thể tuỳ theo đặc điểm dân cư, địa lý ở mỗi huyện.
    Đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử
    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cấp toà án được phân theo đơn vị hành chính. Theo tinh thần cải cách tư pháp trong Nghị quyết 49 nêu trên, các cấp toà án sẽ được phân định theo thẩm quyền xét xử. Hiện nay, Toà án cấp huyện xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động thuộc thẩm quyền; Toà án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động thuộc thẩm quyền, xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm của toà án cấp huyện có kháng cáo, kháng nghị. Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Toà án tối cao xử phúc thẩm những vụ án mà các bản án, quyết định của toà án cấp tỉnh xử sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị và xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
    Với quy định này, để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử, Toà án nhân dân tối cao vẫn phải đảm nhiệm chức năng xét xử phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm của toà án cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị. Điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ của Toà án tối cao về hướng dẫn các toà án thống nhất áp dụng pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các toà án, dẫn đến những khó khăn nhất định đối với toà án các cấp trong việc áp dụng pháp luật, nhất là những quy định mới của pháp luật. Trong những năm qua, bằng việc sửa đổi luật để tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện về hình sự, dân sự, kinh tế, toà án cấp tỉnh đã giảm bớt xét xử sơ thẩm, do vậy đã phần nào giảm bớt áp lực đối với Toà án tối cao về xét xử phúc thẩm.
    Tuy nhiên, xét cả về lý luận và thực tiễn thì với năng lực của toà án cấp huyện, hay toà sơ thẩm khu vực theo định hướng đổi mới đều không thể xét xử tất cả các vụ án sơ thẩm, bên cạnh đó còn một số loại án vẫn phải do toà án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm.Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử, việc thành lập thêm một cấp toà án nữa đó là toà thượng thẩm để xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án và quyết định của toà án cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị là cần thiết. Toà án nhân dân tối cao chỉ làm nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật và phát triển án lệ. Toà án nhân dân tối cao sẽ được đổi mới theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm xét xử và giải quyết án.
    Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
    Thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy có một số vấn đề cần phải được xem xét trong quá trình cải cách tư pháp nhằm đảm bảo cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử, đó là:
    Phân định rõ ràng thẩm quyền quản lý và thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan toà án
    Để đảm bảo nguyên tắc này cần phải giải quyết mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan toà án với việc điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức xét xử các vụ án và thẩm quyền xét xử của Thẩm phán. Pháp luật quy định khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là để đề cao yếu tố khách quan, vô tư, không bị ràng buộc bởi yếu tố chủ quan, khách quan, phải tự quyết định và chịu trách nhiệm về những phán quyết của mình trong khi xét xử. Thực tế cho thấy, một số Thẩm phán khi xét xử vẫn chưa hoàn toàn độc lập, vẫn đang còn việc lãnh đạo nghe báo cáo án, định hướng đường lối xét xử, như vậy phần nào đã ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Có ý kiến cho rằng, lãnh đạo nghe báo cáo án, định hướng đường lối xét xử là để thực hiện nhiệm vụ tổ chức xét xử mà luật đã quy định, mặt khác, lãnh đạo hoặc Uỷ ban thẩm phán cho ý kiến vào việc xét xử các vụ án cũng là để đảm bảo thống nhất đường lối xét xử, còn Thẩm phán phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về quyết định của một bản án. Trong các văn bản nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan. Nhiệm vụ chính của Toà án, là xét xử các vụ án, Chánh án có nhiệm vụ tổ chức xét xử. Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải có quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của Chánh án để không vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán.
    Hiện nay, những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó, có Toà án, dẫn đến tình trạng phẩm chất đạo đức của một số thẩm phán bị giảm sút; năng lực của một bộ phận thẩm phán không đáp ứng trước yêu cầu đổi mới. Vì vậy, song song với việc nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Thẩm phán, cần phải có các cơ chế để kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử để các Thẩm phán có đủ bản lĩnh thực hiện nguyên tắc độc lập khi xét xử.
    Đổi mới trình tự thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng Thẩm phán được bổ nhiệm dài hạn, không theo nhiệm kỳ
    Hiện nay, nhiệm kỳ của Thẩm phán được quy định là năm năm, sau năm năm, Thẩm phán được xem xét để tái bổ nhiệm. Việc quy định nhiệm kỳ Thẩm phán đã phần nào đòi hỏi Thẩm phán phải cố gắng phấn đấu học tập về chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức để được bổ nhiệm lại trong nhiệm kỳ tiếp theo, nhưng đây cũng là điểm làm hạn chế tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Các Thẩm phán rất ngại xét xử những vụ án có liên quan đến những người có thẩm quyền nhận xét, đề nghị, bổ nhiệm thẩm phán, nhất là các vụ án hành chính. Tuy nhiên, trong giai đoan hiện nay, theo chúng tôi, việc quy định bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ vẫn cần thiết, bởi vì như trên đã nói, do tác động của ngoại cảnh, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cần thiết phải cách chức hoặc thay thế một số Thẩm phán. Trong khoảng 10 năm tới, chúng ta vẫn cần phải quy định nhiệm kỳ bổ nhiệm Thẩm phán để dần dần thanh lọc, chuẩn bị tiến tới bổ nhiệm Thẩm phán dài hạn.
    Nhà nước cần phải đảm bảo về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán, tạo điều kiện để Thẩm phán độc lập khi xét xử
    Để các Thẩm phán không bị chi phối bởi tiêu cực của xã hội, ngoài các quy định cụ thể rõ ràng của pháp luật, sự giám sát của nhân dân, Nhà nước cần có sự đãi ngộ đúng mức để cho họ có thể vô tư khách quan trong xét xử. ở các nước trên thế giới, Thẩm phán được xếp ngạch lương cao nhất trong các cơ quan nhà nước. Trong quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan toà án, cũng cần phải xem xét, có lộ trình để nâng dần chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán để họ yên tâm làm tốt công tác xét xử. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán phải căn cứ vào thực trạng nền kinh tế nước ta và phải xem xét đến thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ Thẩm phán. Hiện nay, không thể áp dụng tăng lương để làm biện pháp hạn chế tiêu cực của Thẩm phán mà cần giải quyết đồng bộ với các biện pháp khác về tổ chức, quy định của pháp luật, dư luận xã hội, cơ chế quản lý... Đối với các Thẩm phán yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ thì phải bồi dưỡng, đào tạo, thay thế kịp thời.
    Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân là yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân không chỉ tác động đến ngành toà án mà còn liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan khác, như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành và có thể phải sửa đổi cả Hiến pháp, vì vậy cần phải có bước đi thích hợp nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cả hệ thống các cơ quan nhà nước./.
    Phạm Quý Tỵ
    http://www.nclp.org.vn/?act=chitiet&idcat=2&idnews=1113
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 02/01/2006

Chia sẻ trang này