1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về quá trình hình thành của các hệ mặt trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Thohry, 08/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tại sao ở hệ Mặt trời, các hành tinh khí lại hình thành ở xa Mặt trời hơn các hành tinh có bề mặt rắn?
  2. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    thực ra các hành tinh dạng khí cũng có nhân rắn, nhưng vì các hành tinh ở gần mặt trời không có đủ khả năng để giữ quá nhiều khí cho mình (bị mặt trời hút mất). nên các hành tinh ở gần mặt trời có lớp khì quyển mỏng (thậm chí là không có) còn các hành tinh ở xa hơn thì lớp khí quyển của chúng dày hơn.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ý kiến của bạn khá mới lạ, nhưng tôi thấy chưa ổn lắm.
    Về nhân rắn của các hành tinh khí, theo tôi nó quá nhỏ so với chính hành tinh khí đó, nếu chỉ là do bị mất khí đi thì không hợp lý lắm.
    Hơn nữa, Trái đất và Mặt trăng hình thành ngay từ vài chục triệu năm đầu tiên do một va chạm hành tinh, nếu đó là một hành tinh khí thì kết quả đâu có thế được
    Theo như tôi được biết thì sự hình thành các hành tinh khí và hành tinh có bề mặt rắn là có khác nhau, điều đó có nghĩa là ngay từ đầu chúng cũng đã có sự phân biệt chứ không phải ban đầu giống nhau rồi sau đó mới mất lớp khi quyển đi như bạn nêu ra.
    Mặt trời hút khí bằng cách nào bạn?
    thực ra các hành tinh dạng khí cũng có nhân rắn, nhưng vì các hành tinh ở gần mặt trời không có đủ khả năng để giữ quá nhiều khí cho mình (bị mặt trời hút mất). nên các hành tinh ở gần mặt trời có lớp khì quyển mỏng (thậm chí là không có) còn các hành tinh ở xa hơn thì lớp khí quyển của chúng dày hơn.
    [/quote]
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Cái này không dám chắc
    nhưng nếu căn cứ theo lí thuyết hiện đại về sự hình thành của Hệ Mặt Trời thì các hành tinh vốn là một phần tách ra từ Mặt Trời có thể do va chạm hoặc do chuyển động li tâm. Hay nói cách khác là toàn bộ hệ Mặt Trời có tâm chung là Mặt Trời hiện nay, quá trình phân bố từ trước khi các hành tinh được hình thành cũng không có gì ngạc nhiên khi vật chất rắn (nặng) gần tâm hơn.
    Tuy nhiên thực tế là nhiều tiểu hành tinh hay nhiều vệ tinh của Sao MỘc, Thổ ... vẫn có dạng rắn chứ không phải khí là chính
  5. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
  6. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Em vẫn không hiểu : Mặt trời hút các vật chất bằng cách nào ? Và liệu nó có hút thật không ? Hay là nó đẩy các vật chất ra xa khỏi nó ? Và có thể trong quá trình bị đẩy ra thì các vật chất lại bị chính các hành tinh ở xa như sao Mộc hút vào . ( Tuy nhiên em vẵn chưa biết rõ kích thước nhân của các hành tinh khí là bao nhiêu ? )
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    (Copy lại)
    Theo tôi không có vấn đề Mặt trời hút vật chất ở đây. Tôi chắc ý kiến của bạn là tác dụng đẩy lớp khí quyển của gió mặt trời, điều này hiện vẫn đang diễn ra đối với sao Kim (bởi vì sao Kim có từ trường quá yếu).
    Như vậy theo tôi có 2 cách giải thích:
    Cách 1) Hệ các hành tinh được hình thành từ ban đầu là gồm toàn các hànhtinh khí khổng lồ, sau đó gió Mặt trời thổi bạt bầu khí quyển của các hành tinh bên trong còn trơ lại lõi. Cách giải thích này tương tự như của bạn ngocquy (chỉ khác là bạn ngquy nói tới Mặt trời hút mà thôi). Nhưng còn một số điều vô lý như ở phần trên tôi đã nêu, thêm nữa, hành Trái đất có từ trường khá lớn, khó mà lớp khí quyển cỏ thể bị tiêuhao nhiều như vậy.
    Cách 2) Vành đai khí và bụi xung quanh mặt trời ban đầu đậm đặc hơn, sau khi nhân Mặt trời kích hoạt được phản ứng hạt nhân, gió Mặt trời đã thổi bạt vành đai khí+bụi rộng ra. Các khí nhẹ như H2, He bị thổi bạt nhiều nhất, trong khi phần bụi + vụn đá ít bị ảnh hưởng hơn (đều này cũng giống như khi ta sàng thóc: các phần bụi và mày thóc bị thổi bạt ra xa, còn hạt thóc nặng hơn dồn lại ở phía trong). Cuối cùng vành đai đĩa khí+bụi có thành phần bụi nhiều hơn ở vùng gần tâm và nhiều khí hơn ở xa tâm. Sau đó các hành tinh được hình thành trên cơ sở đĩa bị như vậy, đương nhiên các hành tinh có bề mặt rắn sẽ ở phía trong, còn các hành tinh khí sẽ ở phía ngoài.
    Các vệ tinh của sao Mộc và sao Thổ phần nhiều là bị bẫy lại sau này. Có tài liệu đã ví sao Mộc giống như một máy hút bụi của hệ MT. Năm 94 nó đã hút luôn sao chổi ShoeMK-Levy9 làm nó bị vỡ thành 21 mảnh và đâm vào sao Mộc.
    Gửi lúc 17:58, 11/01/08
  9. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    bạn nói về từ trường hay hấp đẫn??
    tôi vẫn thấy mặt trời hoàn toàn có thể hút bớt vật chất. ban thử tưởng tượng nếu một đứa to xác tranh cái kẹo với đứa nhỏ con, yếu thế hơn thì ai dành được cái kẹo đó. sự so sánh có thể là vô cùng khập khiễng nhưng tại sao mặt trời lại không thể hút bớt vật chất ở xung quanh nó???
    hai cách giải thích trên phụ thuộc vào một yêu tố quan trong là super nova xảy ra trước hay là các hành tinh hình thành trước.
    ngoài ra, nếu tôi nhớ không nhầm, người ta phát hiện ra các hành tinh khí khổng lồ ở rất gần một ngôi sao lớn, các cách giải thích trên không con dùng được nữa, đó là một điều khó khăn phải không?
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mặt Trời và các hành tinh hình thành sau khi đã sảy ra 1 super nova từ ngôi sao trước đó chứ không thể có trước được.

Chia sẻ trang này