1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về quá trình hình thành của các hệ mặt trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Thohry, 08/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi không nói về từ trường và cũng ko nói về lực hấp dẫn mà nói về gió Mặt trời. Mặt trời sau khi hình thành , bức xạ mạnh các gió MT rất mạnh ra xung quanh, mạnh tới mức đĩa khí và bụi ở gần đó không thể tồn tại (vì đã bị thổi dạt ra hết rồi).
    Lực hấp dẫn của MT cũng rất lớn, nhưng do đĩa khí và bụi luôn xoay tròn do vậy tạo thành một cân bằng. Điều này giống hệt như TĐ cùng các hành tinh khác hiện tại tuy vẫn chịu lực háp dẫn của MT nhưng do chúng quay xung quanh MT nên lực hấp dẫn đó không thể hút các hành tinh về phía MT được. Đây là một bài toán vật lý cơ bản.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Một ngôi sao có thể hình thành từ sự sụp đổ của một đám tinh vân mà không cần thiết phải có một vụ nổ supernova trước đó. Nếu như bạn nói thì ngôi sao lớn sau khi chết đi và gây ra vụ nổ supernova đó sinh ra từ đâu?
  3. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    đúng là tôi đã nhầm rồi, quả là super nova không nên dùng ở đây, có thể gió mặt trời lúc đó là có cường độ lớn, thật sự về việc tiến triển chi tiết của các sao thì tôi chưa rõ lắm.
    về việc hút vật chất thì tôi nói đến lúc chưa ở trạng thái cân bằng. mong bạn đừng hiểu nhầm.
    Được ngocquy10 sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 12/01/2008
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bàn về quá trình hình thành của các hệ mặt trời

    Ngày nay, bằng các đài quan sát tại bước sóng hồng ngoại, chúng ta có thể nhìn xuyên qua các đám mây bụi khí dày đặc, tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn đầu trong quá trình hình thành những ngôi sao và các hành tinh của chúng.

    Bên cạnh đó, càng ngày càng có nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời được phát hiện và nghiên cứu, cho phép ta có thêm nhiều ví dụ về các hệ hành tinh quay quanh sao mẹ.

    Sau khi bạn Thohry đặt ra câu hỏi về các hành tinh khí của hệ Mặt Trời trong topic "Hỏi đáp kiến thức thiên văn", đã có thêm nhiều bài viết trao đổi, trạnh luận về vấn đề này. Nội dung trao đổi cũng đã mở rộng sang cả quá trình hình thành của các hệ mặt trời nói chung. Vì vậy, tôi nghĩ nên lập ra 1 topic mới để có thể tập trung trao đổi hơn. Tôi sẽ chuyển các bài viết tương ứng trong topic "Hỏi đáp" sang topic này
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ở đây là nói đến trường hợp của bạn NgocQuy giả thuyết là các hành tinh hình thành trước rồi mới có supernova . Là điều không thể xảy ra và bài trên bạn cũng đã sửa lại là gió mặt trời.
    Lâu nay mình không đọc sách, nhưng nhớ không lầm thì thep giả thuyết hệ mặt trời hiện nay hình thành từ supernova của một ngôi sao trước.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Mặt trời cũng chỉ là một ngôi sao trong muôn vàn ngôi sao khác. Sự sinh ra của một ngôi sao không nhất thiết phải liên quan tới một vụ nổ SN. Chỉ có điều bắt buộc là phải có các đám khí. Nếu một ngôi sao hình thành phải do một vụ nổ SN thì ta gặp phải bài toán quả trứng con gà, cái gì có trước, cái gì có sau.
  7. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    bạn nên nhớ là sau nhiều tủi năm sau BB thì mới có vật chất để tạo thành hành tinh, còn các sao hình thành sơn thì lại trong những môi trường khác bây giờ, vì thế không phải là là bài toán quả trứng với con gà.
    neéu có một nguyên nhân khác, nhất thiết nó ohải liên quan đến sự tự co cúa đám khí, nếu không có gì phá vỡ thế cân bằng ban đầu thì làm sao nó có thể biến chuyển được????
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Không hiểu ý của mình sao ?! Đâu có nói phải có SN rồi mới hình thành các sao.
    Ở đây là nói đến MT là thế hệ sao sau không phải hình thành từ lúc ban đầu mà là kết quả từ đám tinh vân của 1 SN của sao trước đó.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Các bạn đọc thử bài này một giả thuyết cho rằng hệ MT hình thành từ một vụ nổ supernova. Vùng phía ngoài của tinh vân khi SN sảy ra là các nguyên tố nhẹ như Heli, Hidro... vùng bên trong có nhiều sắt .. do đó vùng bên trong hình thành các hành tinh rắn còn phía ngoài là khí.
    http://www.spacedaily.com/news/solarscience-03zl.html
    Giant planets like Jupiter grew from material in the outer part of the supernova, while Earth and the inner planets formed out of material form the supernova''s interior. This is why the outer planets consist mostly of hydrogen, helium and other light elements, and the inner planets are made of heavier elements like iron, sulfur and silicon, Manuel says.

  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đây cũng chỉ là một giả thuyết thôi mà, vả lại bài này chông lại quan niệm từ trước tới nay hệ MT được hình thành từ khoảng 4,5 tỷ năm trước đây từ một đám khí +bụi vũ trụ.

Chia sẻ trang này