1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Quảng cáo - dưới góc độ các hành vi VPPL

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lemieuxdeA3, 30/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemieuxdeA3

    lemieuxdeA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bàn về Quảng cáo - dưới góc độ các hành vi VPPL

    Có bác nào hứng thú tranh luận về quảng cáo không? Em đưa ra một Ví dụ nhé. Hành vi quảng cáo mang tính chất so sánh sản phẩm có vi phạm pháp luật về cạnh tranh hay không? Chẳng hạn e quay một Video quảng cáo Kem đánh răng của e mà e lại đặt nó bên cạnh một loại Kem đánh răng khác ( đã bóc mác) và e bảo Kem đánh răng của e tốt hơn, rẻ hơn thì có vi phạm pháp luật không?
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hợp này, nếu loại kem đánh răng được đem ra để so sánh chỉ gọi chung chung là loại kem đánh răng thường (không được có dấu hiệu hình ảnh hay âm thanh nào là đặc trưng nhận biết của kem đánh răng khác, không gây nhầm lẫn với sản phẩm dịch vụ của cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh khác) thì okie, không vấn đề gì - không gọi là Cạnh tranh không lành mạnh.
    Nếu nói kem đánh răng của cậu tốt hơn, rẻ hơn, cậu phải nêu căn cứ chứng minh đáng tin cậy và được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền(cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá) - nội dung của quảng cáo phải đúng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cậu - phải đảm bảo nội dung quảng cáo trung thực, chính xác (khoàn 2 điều 23 pháp lệnh quảng cáo)
    Khoản 2 điều 6 pháp lệnh cũng quy định Thông tin quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác rõ ràng và không gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 03:21 ngày 29/03/2005
  3. lemieuxdeA3

    lemieuxdeA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa anh, thế mà khi em học môn Luật cạnh tranh thì thày Khánh lại dạy là trong trường hợp này vẫn vi pham pháp luật về quảng cáo. Tại vì đem so sánh với một loại sản phẩm không nhãn mác, tức là tượng trưng cho tất cả các sản phẩm còn lại, và e cũng đồng ý với ý kiến của thày.
    Cảm ơn anh đã tham gia tranh luận.!!!!!!!!!!!
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 03:21 ngày 29/03/2005
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn thế - thầy Khánh dạy - okie, thầy Khánh cũng chỉ là một giảng viên - và đây là chỉ quan điểm khoa học của thầy Khánh - quy định của Việt Nam về quảng cáo hoàn toàn không cấm kiểu so sánh này.
    Tớ cũng nghiên cứu rất kỹ (thậm chí đọc đi đọc lại mấy lần luận văn thạc sỹ được 10 điểm của thầy về Cạnh tranh và chống độc quyền - tất nhiên, thầy có nhiều quan điểm rất mới. Nhưng không có nghĩa là quan điểm nào của thầy cũng đúng cả.
    Theo quy định của Pháp luật hiện hành về quảng cáo - không cấm hành vi so sánh trừ khi hành vi so sánh này thiếu trung thực, gây nhầm lẫn hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.
    Còn quan điểm thầy Khánh dạy - cũng có thể đúng, cũng có thể sai, nhưng hoàn toàn không được quy định trong Pháp lệnh, thông tư cũng như Nghị định nào về quảng cáo.
    Mới tranh luận thôi mà đã cám ơn. Tiếp tục đi....
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của anh hả? Cái này theo quy định của Luật Việt Nam thì được phép. Nhưng theo anh, tuỳ từng trường hợp cụ thể mới có thể cấm được chứ không thể cấm triệt để tuyệt đối không cho phép so sánh được.(vì đây cũng là một cách quảng cáo mà).
    Giả sử hành vi so sánh sẽ bị cấm khi đưa ra vật so sánh có bao bì, hình dạng gần giống với sản phẩm nhất định nào đó, hoặc là một cái gì đó đặc trưng dễ phân biệt hoặc dễ hiểu lầm... --> yếu tố này là cạnh tranh ko lành mạnh - có như vậy thì mới cấm.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..
  6. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Các thực tế sống động về quảng cáo:
    - Theo quy định của pháp luật thì không được quảng cáo tại trang bìa. Tuy nhiên, Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức trang bìa không theo cách thông thường để đưa quảng cáo vào trang bìa (?).
    - Công ty Vinacomm đã sử dụng cuộc thi Trí tuệ Việt Nam như là công cụ tiếp thị sản phẩm iCMS (?) (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
  7. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bài này phải copy vào đây kẻo mất.
    ---------------------
    Tiếp thị hình ảnh quốc gia
    Trần Ngọc Châu
    Pháp lệnh quảng cáo cấm "sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo". Quy định như thế là để ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quảng cáo bừa bãi nhưng cũng phải tính đến tình huống ngoại lệ khi cần tiếp thị cho hình ảnh quốc gia ra thế giới bên ngoài.
    Trong thế giới mậu dịch tự do ngày nay, hầu như nhà lãnh đạo quốc gia nào cũng ít nhất một lần quảng cáo cho đất nước mình, qua tiếp thị du lịch thậm chí tiếp thị bán hàng như Thủ tướng Thaksin của Thái Lan tiếp thị cho thịt gà và trứng gà Thái trong cơn dịch cúm gà. Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun cũng xuất hiện trong mẩu quảng cáo cho hình ảnh đất nước này trên đài truyền hình Mỹ CNN. Ông Đặng Tiểu Bình hay ông Giang Trạch Dân không ngần ngại quảng cáo cho việc gia nhập WTO trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Mỹ. Thủ tướng Nhật Koizumi với mái tóc bềnh bồng nghệ sĩ đã được các nhà kinh doanh du lịch, hàng không nước ông tận dụng khi mời ông quảng cáo trên báo chí và truyền hình Mỹ. Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã từng đồng ý quảng cáo cho một cao ốc văn phòng và lấy tiền quảng cáo tặng cho quỹ từ thiện.
    Cũng nhiều lần, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng yêu cầu các vị đại sứ phải làm nhiệm vụ tiếp thị cho hình ảnh và mậu dịch Việt Nam. Nhưng căn cứ theo điều khoản trong Pháp lệnh quảng cáo thì hình ảnh của các nhà lãnh đạo lại không được phép đem ra quảng cáo. Trong khi mở ra kinh tế thị trường mà tâm lý vẫn coi thường quảng cáo, cho quảng cáo là cái gì "thấp kém", xuất hiện trên đó sẽ mất thể diện, sẽ ảnh hưởng uy tín quốc gia.
    Nói có sách, mách có chứng: khi Hội chợ thương mại ASEAN 2004 diễn ra tại Hà Nội, các nhà tổ chức đã tốn công sáng tạo ra mẩu quảng cáo với hình ảnh 10 quốc kỳ của 10 nước gắn bó nhau, nhưng cuối cùng mẩu quảng cáo bị khuyến cáo không được in hình lá cờ Việt Nam. Cuộc đua thuyền buồm quốc tế do Saigontourist phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức với logo rất đẹp có hình ngôi sao vàng trên cánh buồm đỏ thắm nhưng cuối cùng chỉ còn lại cánh buồm? Thật tiếc cho một cơ hội quảng bá hình ảnh Việt Nam.
    Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Nguyễn Xuân Chuẩn năm ngoái đã cho đăng thư ngỏ của bộ về một hội thảo quốc tế tại Hà Nội, trên tiêu đề thư có hình quốc huy, khiến các báo đăng bức thư đó đã bị phạt tiền.
    Đầu tháng 11 vừa qua, TPHCM rộn rã Lễ hội giao lưu văn hóa Việt-Nhật, tất nhiên logo quảng cáo cho lễ hội đó phải có hai lá cờ Việt Nam và Nhật,nhưng cũng bị khuyến cáo nên bỏ đi ngôi sao vàng trên tấm bích chương lớn, nên nhiều người ngạc nhiên khi thấy những tấm phướn chỉ còn lại màu đỏ (nền cờ Việt Nam) và màu trắng (nền cờ Nhật).
    Luật lệ có tính lịch sử và có nhà luật học từng nói: luật lệ sinh ra là để tu chính. Vì vậy khoản 3, điều 5 của Pháp lệnh quảng cáo nên sửa đổi để kịp tạo điều kiện cho chúng ta tận dụng nhiều cơ hội tiếp thị hình ảnh quốc gia, đặc biệt nhân dịp 30 năm giải phóng, thống nhất đất nước.
    Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 30.12.2004
    Xem bài này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn>>
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 20:24 ngày 08/01/2005
  8. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    -------------------------------
    Thua vì kiện nhầm?
    Pháp nhân gây thiệt hại cho Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Duy Lợi là Cơ sở Võng xếp Trường Thọ, không phải Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Trường Thọ. Với nhận định này, ngày 24-12-2004, Tòa án Nhân dân quận 3, TPHCM, tuyên bác yêu cầu đính chính quảng cáo, xin lỗi trên báo của nguyên đơn Duy Lợi...
    Quang Chung
    Tháng 7-2002, mẩu quảng cáo của Cơ sở Võng xếp Trường Thọ đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị và Pháp Luật TPHCM có nội dung: "Võng xếp Trường Thọ liên kết bằng đinh tán chắc chắn, độ bền dài lâu. Không lỏng lẻo như các sản phẩm sử dụng ốc vít".
    Nhận thấy nội dung quảng cáo của Trường Thọ là so sánh không có cơ sở và có ý nói xấu sản phẩm võng xếp sử dụng ốc vít của mình, Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Duy Lợi khởi kiện Trường Thọ tại Tòa án quận 3: yêu cầu Trường Thọ xin lỗi công khai và đính chính nội dung quảng cáo đã đăng trên các báo.
    Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm ngày 10-9-2003 cho rằng, nội dung quảng cáo không rõ ràng và có sự so sánh, gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của Duy Lợi. Vì thế, bản án tuyên buộc Trường Thọ phải có trách nhiệm đính chính nội dung quảng cáo gây hiểu lầm đã đăng trên các báo và xin lỗi Duy Lợi.
    Trường Thọ kháng cáo. Phiên tòa phúc thẩm ngày 25-3-2004 (Tòa án TPHCM xử) cho thấy, trước khi phiên tòa sơ thẩm xét xử, ngày 4-7-2003, UBND quận 3 đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở Trường Thọ. Sau đó, chủ cơ sở Trường Thọ là bà Nguyễn Thị Thúy Linh hợp tác với ông Nguyễn Đình Thọ thành lập Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Trường Thọ. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 28-8-2003, ông Thọ là người đại diện theo pháp luật của Công ty Trường Thọ.
    Tòa phúc thẩm nhận định, vào thời điểm xét xử sơ thẩm, Cơ sở Trường Thọ không còn tồn tại, cấp sơ thẩm đã không xem xét nguyên đơn kiện ai và mối quan hệ giữa Cơ sở Trường Thọ và Công ty Trường Thọ như thế nào? Tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án quận 3 xét xử lại.
    Vụ việc được Tòa án quận 3 xử lại hôm 24-12-2004. Ông Lâm Tấn Thành, đại diện Duy Lợi, yêu cầu Công ty Trường Thọ phải xin lỗi công khai và đính chính nội dung quảng cáo của Cơ sở Trường Thọ. Theo ông Thành, Công ty Trường Thọ và Cơ sở Trường Thọ thực chất chỉ là một, việc giải thể cơ sở để thành lập công ty chỉ là sự chuyển đổi hình thức hoạt động mà thôi.
    Để làm rõ lập luận của mình, ông Thành đặt câu hỏi tại tòa: "Tại sao Công ty Trường Thọ hiện nay vẫn sử dụng website, e-mail, thương hiệu và logo của Cơ sở Trường Thọ? Nếu Công ty Trường Thọ không phải là hậu thân của Cơ sở Trường Thọ thì tại sao Công ty Trường Thọ lại đi kháng cáo một bản án không liên quan gì đến họ?".
    Ông Thành còn trình bày, trong chương trình "Phóng sự tài liệu" phát trên kênh HTV9 lúc 21 giờ 30 ngày 5-10-2004, nói về Công ty Trường Thọ, trong đó có nhắc "Công ty Trường Thọ phát triển từ Cơ sở Trường Thọ". Hơn nữa, trong đơn xin chứng nhận sản phẩm đạt huy chương vàng Hội chợ Triển lãm quốc tế Cần Thơ ngày 18-6-2003, ông Nguyễn Đình Thọ "tự nhận" mình là chủ Cơ sở Võng xếp Trường Thọ.
    Tại tòa, đại diện Công ty Trường Thọ, ông Thọ, cho rằng Cơ sở Trường Thọ và Công ty Trường Thọ là hai pháp nhân khác nhau, vì thế Công ty Trường Thọ không thể chấp nhận những yêu cầu của Duy Lợi. Về quan hệ giữa Cơ sở Trường Thọ và Công ty Trường Thọ, ông Thọ cho biết, bà Linh (chủ Cơ sở Trường Thọ) chỉ góp vốn bằng thương hiệu Trường Thọ với trị giá 20% vốn góp trong công ty. Hơn nữa, Công ty Trường Thọ kinh doanh rất nhiều mặt hàng chứ không phải chỉ có sản xuất và kinh doanh võng xếp.
    Chủ tọa phiên tòa nhận định: "Nếu Cơ sở Trường Thọ còn tồn tại thì cơ sở này phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình, nhưng nay cơ sở này đã chết...". Như để giải thích cho đại diện Duy Lợi, chủ tọa nói : "Cơ sở chết rồi, công ty không có tính kế thừa (ông Thọ đại diện pháp luật cho công ty chứ không phải bà Linh, bà Linh chỉ góp vốn) mà anh kiện làm sao chúng tôi xử!?".
    Duy Lợi thua kiện nhưng cho biết sẽ đòi cho được lời xin lỗi... Bình luận về vụ tranh chấp này, luật sư Lê Thành Kính, cho rằng Duy Lợi cần xác định chính xác đối tượng để kiện. Nếu kiện Công ty Trường Thọ thì phải chứng minh được một cách thuyết phục quan hệ kinh tế có tính kế thừa của Công ty Trường Thọ từ Cơ sở Trường
    Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 30.12.2004
    Xem bài này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn>>
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 03:27 ngày 29/03/2005
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này