1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Quy Hoạch

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi manhtaikts, 22/02/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. manhtaikts

    manhtaikts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác hiện nay bàn nhiều về Kiến trúc công trình, nhà ở, nội thất, ....
    Em mạo phạm được nêu 1 vấn đề là Quy hoạch để bàn bạc
    Như các bác biết Quy hoạch đô thị là một phần không thể thiếu để định hướng, quản lý về không gian, môi trường sống và sinh hoạt cũng như các vấn đề khác liên quan thiết thực đến xã hội.
    Quy hoạch đô thị được phân cấp từ cao xuống thấp, từ quy hoạch vùng đến quy hoạch tổng mặt bằng ngoài ra còn các quy hoạch chuyên ngành khác như: quy hoạch cây xanh, quy hoạch bãi đỗ xe,....
    Tóm lại khi bắt đầu làm quy hoạch là đâm đầu vào soi mói quy chuẩn, quy phạm, quy chế, thông tư, vân và vân vân.... Nhưng thật sự đôi khi những gì chúng ta làm khi tâm huyết và nhìn lại thì thấy rằng. Quy hoạch cũng có cánh, thậm trí là cánh rất rộng và khỏe để bay.
    Em mạo phạm đưa 1 phương án ra đây để các bác xem xét. Tuy em thấy nó chưa được hài lòng lắm nhưng thật sự nhìn lại cũng thấy rằng nó bay lập lờ.
    Dự án: Tranh City ( em tự đổi tên nó vì là thi ý tưởng)
    Quy mô: 49 ha
    Địa điểm: Kẻ Sặt, Bình Giàng, Hải Dương
    [​IMG]
  2. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Bàn về Quy hoạch mà chỉ đưa mỗi cái TMB này khác nào bắt thầy bói xem voi? Cái quan trọng nó nằm ở bản Vị trí và bản Sử dụng đất, bên cạnh đó là Ý tưởng đầu tư.
  3. manhtaikts

    manhtaikts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã góp ý
    Sử dụng đất thì em đã nói rồi mà đây chỉ là thi ý tưởng thôi. Nên khi đưa ra SDD cũng chỉ mang tính chất tham khảo.
    Khu đất nằm bên bờ sông Sặt, huyện Bình Giàng tỉnh Hải Dương. Phía Bắc khu đất là Nhà thờ Kẻ Sặt và chợ Sặt ( 2 công trình lâu đời ở Hải Dương, Thăng Long Kẻ chợ, Bình Giàng kẻ Sặt). Phía Nam là Làng Tranh, 1 làng cổ ở Hải Dương. Cái khó và hay ở đây chính là khu đất nằm giữa 2 địa danh đặc biệt mà lại khác nhau cơ bản về tính chất, bên lương bên đạo. Nhưng nếu ko tận dụng 2 đặc điểm đặc biệt đó cho khu đất thì thật là lãng phí
    Ý tưởng đầu tư ở đây đơn giản chỉ là khu đô thị mới với mục đích tái hiện "chợ Tranh" bên trong khu đất. Tái hiện chợ tranh ko phải chỉ là tái hiện 1 công trình chợ mà là tái hiện 1 văn hóa chợ cổ, trong khu đô thị mới, lối sống mới, con người mới,...
    Em để TMB để các bác có thể hiểu theo ý của từng người mà. Đưa hết ý tưởng ra rồi thì em sợ rằng như thế sẽ chủ quan quá.
  4. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Mình cà dốt chả thấy được cái gọi là "tái hiện văn hóa chợ cổ" ở đâu trong bản vẽ, cũng chả thấy tận dụng gì đặc điểm bên lương bên đạo. Quy hoạch không phải tranh trừu tượng, để cho người xem tự hiểu thế nào thì hiểu, bạn muốn sâu hàng thì phải trình bày được lý do tại sao nó thế này mà không thế kia.

    Cái văn hóa chợ thì bạn chả cần tái hiện thì nó cũng tự hiện hữu ở tất cả các đô thị mà đa số diện tích là nhà chia lô thế này. Nhà lô phố cũng từ chợ mà ra. Mình mới xem qua thấy quy hoạch chia lô vuông chằn chặn thì khó làm đẹp lắm, mà đã chia lô diện tích nhỏ (dưới 150m2) thì khó mà không vuông. Con đường chạy sát bờ sông như con đê chả tận dụng được tý mặt đường nào (2 bên là nước) trong khi rõ là dài thì chủ đầu tư đề nghị xóa khẩn trương.

    Quy hoạch nói chung là phải trình bày nhiều, bạn chịu khó viết ra 1 trang A4 rồi sâu gì thì sâu. Nếu không trình bày được thì đừng làm quy hoạch. Sâu quy hoạch mà có mỗi bản cảnh quan thì khác gì sâu kiến trúc có mỗi phối cảnh, chả nói lên điều gì. Tối thiểu cũng phải có bản SDD, hiện trạng, sơ đồ vị trí, liên hệ vùng.
  5. manhtaikts

    manhtaikts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã góp ý
    Thật sự mọi thứ ở đây em nêu ra để chúng ta cùng thảo luận. Chứ ko phải chứng tỏ hay gây tranh cãi làm gì cả. Còn về vị trí liên hệ và sử dụng đất cũng như hiện trang thì bác cũng biết rằng để làm được ra 1 bản cảnh quan như thế ko phải những phần kia em không nghiên cứu.
    Chợ cổ theo em hiểu nó mang tính chất cũ, lâu đời thành cổ nếu như nó tồn tại cùng 1 thời kì dài phát triển lâu dài của xã hội. Khi đặt vào đây khu chợ cổ, vị trí trên trục giữa nối liền TT phức hợp thấp tầng và khu công viên cây xanh. Phía trước là đường giao thông nối giữa nhà thờ Kẻ Sặt và Làng Tranh.
    Điểm nhấn đô thị chính là quảng trường nước phía đông Nam.... Khu đó gồm 2 tháp điểm nhấn và 1 sân khấu ngoài trời kết hợp quảng trường. Khu vực đó sẽ diễn ra các lễ hội vừa là cảnh quan hoạt động vừa là giá trị tăng thêm cả dự án. Chưng cư và tháp cao tầng đến giờ này không còn hưng thịnh ảo như thời gian trước nữa, cảnh quan về building, cây xanh, công viên suy cho cùng chỉ là cảnh quan tĩnh, không thu hút được người đến thì cảnh quan đó bỏ phí.
    Các hình thức nhà ở chia vuông vì phụ thuộc vào kích thước nhà ở, kích thước nhỏ thì đúng là không thể ko vuông và thẳng được. Nhưng mỗi cụm nhà ở là 1 lõi xanh tạo điều kiện sống tốt cho dân cư. Hình thức nhà ở cũng như hướng nhà, diện tích nhà, ... đa dạng. Phía ngoài giao thông tiếp cân và trục trung tâm phức hợp là nhà lô phố thương mại. Phía trong là biệt thự liền kế, còn phía bên trong gần sông chính là nhà biệt thự song lập rồi biệt thự cao cấp.
    Biệt thự cao cấp nằm giáp sông, tuy ko hướng mặt ra sông nhưng hương nhà ko vuông góc khiến căn nào cũng có view tốt. Nếu 1 dãy quay mặt ra sông như bác nói thì các nhà phía trong sẽ mất điểm. Chưa kể đến việc đê bê tông bao giờ cũng cao lên và có hành lang bảo vệ đê. Bác ở nhà lô phố thì cần mặt đường chứ biệt thự cao cấp bác chỉ muốn 1 đường vào có bảo vệ và tách biệt hẳn với bên ngoài mà thôi.
    Đó là ý kiến chủ quan của em khi đầu tư về phương án này. Tất nhiên mọi con đường đều dẫn đến 1 kết quả có lợi. Em mạo phạm trình bày với mọi người. Mong mọi người đừng chém
    Rất mong được góp ý nhiều hơn!
  6. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Ảnh bạn gửi có độ phân giải quá thấp, không đọc được text ,mình vừa xem vừa đoán chức năng các khu, chả biết chợ búa ở đâu. Như bạn trình bày thì cái chợ nó cong cong như lưỡi liềm ấy à? Chợ với hình đó có ổn không? Cái chợ nói chung không thể tạo thành 1 yếu tố cảnh quan được vì công năng lôi thôi của nó.

    Con đê cao như vậy thì còn gì view ra sông nữa mà tính toán. Nói chung là sông mà cứ có đê thì quên khẩn trương việc khai thác cảnh quan con sông với nhà thấp tầng. Mình góp ý nốt lần này thôi vì không có các bản vẽ, thông tin khác thì không nên bàn về quy hoạch.
  7. pom

    pom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Mình đồng ý với các ý kiến trên và thấy tác giả có ý đồ rõ. Bản vẽ bạn màu xanh nhiều tuy nhiên mình thấy đất ở ở đây xem chừng phải trên dưới 50% tác giả nhỉ?
    Mình không đồng ý với ý kiến này:
    "Cái chợ nói chung không thể tạo thành 1 yếu tố cảnh quan được vì công năng lôi thôi của nó."
  8. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Câu này thực ra rất đúng đấy - xét trong Quy hoạch đô thị mới. Tất cả các bài toán quy hoạch mang tính áp đặt về vị trí, quy mô của chợ đều phá sản khi đi vào hoạt động, vì bản chất của cái chợ là một nơi tập trung giao thương hết sức phức tạp, một bài toán nhiều biến và đa nghiệm, tự thân nó mới điều tiết được, còn kts và các nhà quản lý thì không có cửa.
    Một cái chợ quê ven sông với cây đa bến nước con đò v.v... tạo thành một yếu tố cảnh quan, nhưng một cái chợ trong khu đô thị mới thì có tài thánh vào cũng không trở thành yếu tố cảnh quan được, nó sẽ tự phình ra, lươm nhươm ra, rách rưới ra...
    Nếu như cấm nó như vậy, tự khắc chợ sẽ vắng dần, vì nó sẽ dần dần dời ra bên ngoài khu đô thị, nơi người ta được mua bán tự do, mặc sức phát triển, và cái chợ trong khu đô thị sẽ trở thành "Khu trưng bày chợ".
    Trung tâm thương mại, hay siêu thị thì khác. Nó có thể quản lý tốt, nhưng không tạo thành một yếu tố cảnh quan.
    Một số khu Resort đưa yếu tố Chợ quê vào, với ý tưởng ban đầu rất đẹp là để người dân địa phương mang sản vật đến bán, tái tạo lại một tinh thần chợ quê trong khuôn khổ. Nhưng đều thất bại và biến thành lèo tèo hoặc hoang phế, người mua thường ra bên ngoài Resort mua ngay của người bán bên lề đường.
    Nó cũng tương tự như kiểu Làng Văn hóa dân tộc, rất áp đặt, chỉ mang được cái xác công trình vào, nhưng không mang được cái hồn văn hóa và đời sống người dân. Có mang dân đến đấy ở một thời gian họ cũng sẽ bỏ đi, hoặc họ sẽ tự chuyển đổi thành một cộng đồng mới, khác hẳn cái vốn có.
  9. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải KTS chuyên về quy hoạch nhưng cũng đủ hiểu biết để thấy rằng hàm lượng nghệ thuật trong thiết kế quy hoạch, nhất là ở VN, khó mà cao được. Để thiết kế quy hoạch tốt thì KTS cần có nhiều tố chất lắm, vẽ "đẹp" chỉ là 1 vấn đề nhỏ thôi. Chính thế mình mới bảo bạn gì sâu hàng phải chịu khó trình bày thì anh em mới đánh giá được.

    Phương án của bạn này mới chỉ nằm trong khuôn khổ cuộc thi nên không yêu cầu thực tế cao được. Tuy nhiên cách trình bày của bạn ý không chuyên nghiệp nên anh em chẳng góp ý được gì, nó đúng nghĩa là Tranh city.
  10. manhtaikts

    manhtaikts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác đã nói giúp em về cái chợ.
    Quả thật đây là vấn đề mà em đau đầu nhất về việc đưa cái chợ vào khu vực này thế nào cho hợp lý. Phần xác và phần hồn ra sao. Nếu như nó chỉ là 1 cái chợ cũ, lối buôn bán cũ, thì thật sự lộn xộn và thiếu tổ chức. Nhưng nếu như đưa ra 1 cái chợ với nhiều yếu tố về quản lý và điều hành hiện đại thì sao gọi là chợ cổ được nữa.
    Có lẽ bác quochoang nói đúng. Chỉ giữ được phần xác để 1 thoáng nào đó, người ta đi qua, cảm nhận được 1 điều gì đó từ cổ xưa còn đọng lại. Hoặc chỉ tổ chức vào những dịp lễ hội để thu hút khách tham quan
    @pom: 42% bác ạ....!
    Để em tìm lại và đưa nốt SDD + LHV lên

Chia sẻ trang này