1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về quyển sách "Đắc Nhân Tâm" của Dale Carnegie !!

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi trietgia2006, 21/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Bàn về quyển sách "Đắc Nhân Tâm" của Dale Carnegie !!

    Các bạn hãy cho mình ý kiến về quyển sách này, mình biết đó là quyển sách hay nhưng trên đời này không có gì hoàn hảo cả, nên mới có chỗ cho sự tiến bộ, các bạn hãy cho ý kiến về cuốn sách này những gì còn thiếu sót , cần bổ sung những gì,cần sửa chỗ nào . Làm như vậy âu chúng ta cũng là những con người cầu tiến vậy !!
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Theo ý bạn, thì quyển sách này có những chỗ nào ko được hay?
  3. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Liệu nó có quá nhấn mạnh đến "Lòng tự ái" của con người không?
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ hơi quá nhấn mạnh đến lòng Tự ái. Tuy nhiên, lòng Tự ái chính là một trong những yếu tố cơ bản để con người bước chân vào ngưỡng cửa của sự tự làm tốt mình hơn và soi xét lại chính mình và sống hài hòa với người khác hơn KHI HỌ ĐÃ SỬA ĐỔI HAY ĐÃ ĐƯA RA ĐƯỢC CÁC GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO CÁC TÌNH HUỐNG SỬA ĐỔI.
    Có lẽ chúng ta nên hạn chế lòng Tự ái nhưng cũng đừng nên khiêng cưỡng đánh mất lòng Tự ái!
  5. abutu

    abutu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    cuốn sách này rất hay ,nhưng bắt mình cứ nhịn hoài chịu ko nỗi,với lại lúc nào cũng mềm dẽo ..khó làm lắm....tức thằng nào thì cho nó một quả chứ
  6. LamWenMou

    LamWenMou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    uhm, cuốn đó mình cũng đọc lau lắm rùi, không biết bao nhiêu lần.Một cuốn sách của hai thế hệ: mình và bố mình
    Tóm lại, vì trong mỗi chúng ta đều có suy nghĩ, có cái đầu.Và cái đầu đó, cái suy nghĩ đó là của chính một mình người sở hữu, không ai có thể biết ta đang nghĩ gì, và ta cũng vậy, không thể bít người khác nghĩ gì.
    Cho nên, "thị dục huyễn ngã" là cái quan trọng nhất trong nhu cầu quan hệ của người với người. Ta luôn quý trọng bản thân ta nhất, cho mình là quan trọng nhất, vì ta chỉ có duy nhất một cuộc đời, một sinh mạng, một suy nghĩ riêng.Khi ta chết, dòng suy nghĩ tắt đi và tất nhiên, mọi người có nhớ đến ta hay không cũng chẳng còn quan trọng với ta nữa.
    Vậy nên, theo mình, nên sống trân trọng từng phút giây, và đặc biệt, bản thân mình nên đặt lên hàng đầu.Ta không thể giúp người khác nếu bản thân ta còn có vẫn đề, đúng không.?Đó không phải là sự ích kỷ, mà nhờ đó loái người mới vươn lên được...
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đúng, đúng! Công nhận là rất đúng nhưng chỉ có một thứ sai: Đó là con người ko phải chỉ có một cuộc đời và một sinh mạng! Con người nếu vẫn chưa thoát ra khỏi vòng sinh tử thì vẫn còn sinh mạng trong một đời sống mới với một cuộc đời mới!
  8. LamWenMou

    LamWenMou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    to: LHX_NDD
    Bạn là người theo Phật pháp, mình tôn trọng ý kiến của bạn. Đạo Phật là do đức Thích Ca sáng tạo ra, nhưng mình nghĩ rằng đức Thích Ca cũng chỉ là một con người.Ngài là một con người có trí tuệ và đã ngộ ra được giáo lý Phật. Nhưng theo mình, Ngài cũng không khác so với các vĩ nhân như Albert Einstein - người phát minh ra thuyết thương đối.
    Có điều, đức Thích Ca theo quan điểm duy tâm, còn Einstein theo quan điểm duy vật.
    Tất nhiên, các phật tử tin vào Ngài, cũng giống như tín đồ của các tôn giáo khác. Con mình, mình là người vô thần, chỉ tin vào những j xảy ra trước mắt. Suy nghĩ con người thực ra cũng chỉ là một chuỗi những phản ứng hóa học mà thôi...
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đức Phật Thích Ca là đại diện cho cái gọi là Thực Tính của Chân Tâm ở đời sống sau cùng. Thật ra, trước đó Ngài đã LÌA BỎ nhiều đời sống rồi, đến đời sống làm con Vua, là Thích Ca, Ngài đã thật sự đạt tới cứu cánh rốt ráo nhất của Niết Bàn.
    Albert Einstein ko thể được so sánh với Người đã trở về với Tự Tánh Chân Như của mình, Albert Einstein có thể đựơc xem như là một bước ngoặt cho tư duy của con người và một bước phát triển của Khoa học! Rồi trong quá trình tiến hóa của mình, loài người sẽ đến được những bước ngoặt khác, ở đó có những nhà khoa học khác với tầm óc cao hơn rất rất nhiều. NHƯNG, ĐẰNG SAU TẤT CẢ, NHỮNG SỰ THẤY BIẾT THẬT SỰ VỀ THỰC TẠI TỐI HẬU CỦA VŨ TRỤ VÀ VẠN VẬT VẪN KO THỂ ĐƯỢC THẤY BIẾT. Thực tại tối hậu của vạn vật và Vũ Trụ chỉ có thể được thấy biết thông qua những con đường giống như con đường mà Đức Phật đã vạch ra theo những giáo lý của Ngài.
    Đức Phật "thấy" trực tiếp thực tại tối hậu đó CHỨ KO HỀ SUY NGHĨ DUY LÝ ĐỂ BIẾT VỀ THỰC TẠI TỐI HẬU ĐÓ.
    Albert Einstein phải suy nghĩ và duy lý logic và toán học để biết về thực tại tối hậu đó, nhưng vẫn chưa đến đựơc với Thực Tại tối hậu, NÓ CHỈ TIỆM CẬN. với thực tại tối hậu đó.
    Con đừơng mà Đức Phật vạch ra để con người có thể nhận biết được THẬT SỰ HỌ LÀ GÌ VÀ HỌ ĐẾN TỪ ĐÂU, VÀ HỌ ĐẠT TỚI CỨU CÁNH NIẾT BÀN, NƠI MÀ NIỀM VUI CỦA THIÊN CHÚA XUẤT HIỆN VÀ Ở ĐÓ VĨNH CỮU!
    Thật sự, mình ko phải theo Đức Phật hay Thiên Chúa mà mình THẤY RẰNG ĐÓ LÀ CẢ HAI! Rồi sẽ có dịp mình sẽ nói về Thiên Chúa và con đừơng để đến với Ngài!
  10. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã đưa ra nhiều ý kiến để chúng ta thảo luận, theo suy nghĩ của mình, Dale Carnegie là bậc minh triết (Sophya) ; minh triết là cái mà các nhà triết học không thể với tới ,dù đó là Hegel, trừ Socrates, người ta bảo rằng trong vị trí của các danh nhân thì Socrates đứng giữa ngã rẽ giữa Minh Triết và Triết Học, cái đó là cái đáng lo ngại về ông (và Nitzche đã từng tố cáo ông).
    Mối quan hệ giữa Minh Triết , Triết Học và Tôn Giáo giống như Tam Vị Nhất Thể: Cha , Con và các Thánh Thần; đọc tác phẩm của Dale Carnegie chúng ta thấy có một mối liên hệ đáng ngờ giữa Minh Triết và Tôn Giáo (thông qua sự thần khải )
    Quyển "How to win friends and influence people" là một trong những quyển sách nằm ở thượng tầng tư duy của loài người,tuy nhiên cái nền tảng cơ bản của nó lại hết sức đơn giản,đó là nó quan niệm "không có gì nằm ngoài ,vượt thoát khỏi tự nhiên" .Cho nên Carnegie cho rằng có thể dẫn dụ con người như dẫn dụ một loài động vật ,nhưng là một loài động vật có "thị dục huyền ngã" mạnh
    Cụ thể ta có thể đọc trong "đắc nhân tâm" :...tôi luôn tìm miếng mồi hợp với sở thích của cá" quyển sách viết về điều này một cách hết sức tế nhị lúc đầu Carnegie cho rằng loài vật không có thị dục ấy :..."nghiêm quân của tôi có nuôi heo và bò ,kỳ đấu xảo canh nông nào ông cũng được giải thưởng.Ở nhà ông gim hết thảy những bằng cấp đó lên một tấm lụa trắng ,khách khứa lại ông mở ra khoe.Những con heo thản nhiên với những giải thưởng đó..." Tuy nhiên đến chương 6 (Khích lệ người ta bằng cách nào ?) thì Carnegie lại nêu ra trường hợp anh Peter, "Anh chuyên môn dạy chó và ngựa làm trò trong những rạp xiếc Khi con chó hơi tấn tới một chút anh vuốt ve nó khen nó ,thưởng nó thịt nói tóm lại trọng thị sự thành công của nó .Phương pháp đó ko mới mẻ gì tất cả những người dạy súc vật áp dụng nó đã nhiều thế kỉ rồi..." (!)

Chia sẻ trang này