1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về sáng tạo : làm thế nào để trở nên sáng tạo ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mummmy, 14/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mummmy

    mummmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bàn về sáng tạo : làm thế nào để trở nên sáng tạo ?

    Xin chào
    Tớ thấy trong box Tâm lý có rất nhiều topic nói về Tâm lý và các hoạt động của con người, nhưng sao ko thấy bàn về Tâm lý trong hoạt động sáng tạo Tớ học ngành Kỹ thuật nhưng cũng rất muốn tìm hiểu về tâm lý trong hoạt động sáng tạo vì Thực tế, hoạt động sáng tạo có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Và hoạt động sáng tạo lại có mối liên hệ mật thiết với tâm lý con người.
    Các bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Để nói về sáng tạo, tôi dùng thông minh để minh hoạ. Người ta thường hay nói thông minh, sáng tạo đi cùng với nhau. Nhưng đôi lúc không phải như vậy.
    Nếu bạn thông minh, thông thường bạn có phán đoán rất nhanh. Từ tri giác( nhìn), bạn có thể đưa ra phán đoán. Và bạn dường như chắc chắn vào niềm tin của mình.
    Nhưng để sáng tạo, sau khi nhìn, thì còn khám phá thêm rất nhiều những thứ tương tự liên quan, trước khi đưa ra phán đoán. Và họ cũng thường không bao giờ tin tuyệt đối vào phán đoán của mình. Đồng thời họ bao giờ cũng biết nhìn sự vật từ các góc độ khác nhau. Ví dụ, đứng trên quan điểm của người khác, đứng trên quan điểm của mình, tiếp cận lý thuyết - thực hành, tiếp cận thực hành - lý thuyết...
    nói chung họ có sự tò mò + sự tưởng tượng tốt + linh hoạt + đa nghi...
    Đồng thời họ phải giỏi trong lĩnh vực của mình để không rơi vào tưởng tượng đơn thuần.
    Trên cơ sở sinh lý, sáng tạo thiên về hoạt động của bán cầu não phải. Một cái nhìn ít dựa vào kinh nghiệm mà dựa nhiều vào trực giác.
  3. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết về cách rèn luyện, nâng cao tính sáng tạo của mỗi người rất hay. Tớ không có thời gian dịch nên Ctrl+V một phát bản tiếng Anh vậy. Nếu bạn nào có nhu cầu tớ sẽ dich dần sau. Còn với mummmy thì chắc không cần , hy vọng cái này có ích cho bạn.
    A Guide For Creative Thinking
    By: Brian Tracy
    Einstein once said, ?oEvery child is born a genius.? But the reason why most people do not function at genius levels is because they are not aware of how creative and smart they really are.
    I call it the ?oSchwarzenegger effect.? No one would look at a person such as Arnold Schwarzenegger and think how lucky he is to have been born with such tremendous muscles. Everyone knows that he, and people like him, have worked many thousands of hours to build up their bodies so they can compete and win in bodybuilding competitions. Your creative capabilities are just the same. They actually grow as they are used.
    But you don?Tt need to spend thousands of hours to increase your creative-thinking abilities. By practicing a few simple exercises and applications, you can start your creative juices flowing, and you may even amaze yourself at the quality and quantity of good ideas that you come up with.
    Let?Ts start off with the definition of creativity. In my estimation, after years of research on this subject, the very best definition of creativity is, simply, ?oimprovement.? You don?Tt have to be a rocket scientist or an artist in order to be creative. All you have to do is develop the ability to improve your situation, wherever you are and whatever you are doing. All great fortunes were started with ideas for improving something in some way. In fact, an improvement needs to be only 10 percent new or different to launch you on the way to fame and riches.
    It has been estimated that each year, driving to and from work, the average person has about four ideas for improvement, any one of which could make him or her a millionaire. The problem is not that you don?Tt have the ideas you need to accomplish anything you want but, rather, that you fail to act on those ideas. Most people dismiss their own ideas because they think that those ideas cannot be very valuable if they were the ones who thought of them.
    Thomas Edison, arguably the most successful creative genius in human history, once said that creativity is 99 percent perspiration and only 1 percent inspiration. Extensive research on creativity tends to bear him out.
    There are four generally accepted parts of the creative process: There is preparation, where much of the work is done. There is cerebration or rumination, where you turn the matter over to your subconscious mind. There is realization, where the idea or ideas come to you. And finally, there is application, where you work out the creative idea and turn it into something worthwhile. Of the four, preparation seems to be the most important, and it involves gathering the right data and asking the right questions.
    Your success in life will be determined largely by the quantity of ideas that you generate. It seems that the quality of ideas is secondary to the quantity and that if you have enough ideas, one or more of them will turn out to be prize winners.
    You can begin building your creative muscles with focused questions. Some that you might think of are the following: What are we trying to do? How are we trying to do it? What are our assumptions? What if our assumptions are wrong?
    All improvements begin with questioning the current, existing circumstances. If you are not making progress for any reason, stop and think, and begin asking yourself the hard questions that will stimulate your mind to consider other possibilities.
    When they were doing the research to land a man on the moon, scientists were stumped for months and even years. They could not figure how to send a rocket to the moon with enough fuel to land on the moon, blast off, break the moon?Ts gravity and come back to earth. The problem was that if the rocket had that much fuel to start with, it would be too heavy to take off from the earth in the first place. Finally, they began to question the assumption that the lunar rocket ship had to land on the moon. When they questioned that assumption, the scientists concluded that a main rocket could orbit around the moon while a smaller module dropped to the surface of the moon and then rejoined the orbiting rocket for the trip back to earth. The mental logjam was broken, and the rest is history.
    Asking focused questions-hard questions that penetrate to the core of the matter-is the real art of the creative person. The next step is to have the courage to deal with all the possible answers. Once you have come up with a possible solution, ask yourself, ?oWhat else could be the solution?? If your current method of operation were completely wrong, what would be your backup plan? What else would you or could you do? What if your current procedure or plan turned out to be a complete failure? Then what would you do? And what would you do after that? All of those questions will force you to think further and come up with better answers.
    The second way to build your mental muscles is with intensely desired goals. The more you want something and the clearer you are about it, the more likely it is that you will generate ideas that will help you to move toward it. That is why the need for clearly written goals and plans for their accomplishment is repeated over and over. Any intense emotion, such as desire, stimulates creativity and ideas to fulfill that desire. And the more you write down your goals and plans, and review them, the more likely it is that you will see all kinds of possibilities for achieving those goals.
    The third generator of creative-thinking muscles is pressing problems. A good question to ask is ?oWhat are the three biggest problems that I am facing in my life today?? Write the answer to this question quickly, in less than 30 seconds. When you write the answer to a question in less than 30 seconds, your subconscious mind will sort out all extraneous answers and give you the three most important ones.
    When you have your three most pressing problems, ask yourself, ?oWhat is the worst possible thing that can happen as a result of each of these problems?? Then ask yourself, ?oWhat are all the things that I can do, right now, to alleviate each problem?? If you have a problem that is worrying you for any reason, think about what you could do immediately to begin alleviating that concern. This is a prime use of your creative powers.
    So a key *****ccess in creative thinking is clarity. Take the time to think through, discuss and ask questions that help you to clarify exactly what you are trying to accomplish and exactly what problems you are facing at the present moment. Just as fuzzy thinking leads to fuzzy answers, clear thinking leads to clear answers.
    A second key is concentration. Put everything else aside, and concentrate single-mindedly on focusing all your mental powers on solving one single problem, overcoming one particular obstacle or achieving one important goal. The ability to concentrate on a single subject without diversion or distraction is a hallmark of the superior thinker.
    A third key is an open mind. The average person tends to be rigid and fixed in his thinking about getting from where he is to where he wants to go. The creative thinker, however, tends to remain very flexible and open to a variety of ways of approaching the problem. The average person has a tendency to leap to conclusions and determine that there is only one way to achieve a particular goal. The superior thinker, on the other hand, tends to be more patient and willing to consider a variety of options before moving toward a conclusion.
    There is one other creative concept that can be very helpful when it is used in combination with what we have already discussed, and it is called the ?olimiting step.?
    Between you and any goal that you want to achieve or any problem that you want to solve, there is almost invariably a limiting step or a ?ochoke point? that determines the speed with which you move from where you are to your destination. This limiting step may be another person, a particular obstacle, a specific difficulty, or even a lack of some information or skill. Invariably, there is a particular factor that determines how fast you get there. Your job is to think about it and decide what it is, and then go to work to remove it.
    For example, if you are in sales, your limiting step may be the number of prospects you have. If this is the case, then your job is to do everything possible and to use all your creative capacities to increase your number of prospects until it is no longer a problem. Then, of course, there will be another limiting step, and your job is to go to work on that.
    If you have a business, your limiting step may be the number of qualified people who are responding to your advertising. If this is the choke point that hinders the amount you sell and the speed at which your company grows, it behoves you to concentrate your mental powers on relieving that bottleneck. You must concentrate the very best thinking abilities of yourself and others on increasing the number of qualified prospects that your advertising and promotional efforts attract.
    In relationships and misunderstandings between people, there is almost invariably a sticking point or subject area that needs to be resolved in order to bring about harmony again. Your job is, first, to identify this limiting step and then, second, to find a way to alleviate the difficulty to the satisfaction of everyone involved.
    You are a genius, and you were born with the potential for exceptional creativity. But creative abilities are latent. They are like muscles that grow with use. You can increase your creative powers by using them, over and over, in every situation, deliberately and specifically, until creativity and a creative response to life is as natural to you as breathing in and out is. There are very few things that you can do that can have a more powerful positive impact on your entire life than becoming excellent in creative thinking. And you can if you think you can.
  4. Ga-lang-thang

    Ga-lang-thang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    1
    Đây là những hướng dẫn cách suy nghĩ sáng tạo rất hay. Thế còn thực hành sáng tạo thì sao?
    Có nhiều người bị tâm lý "sợ sai" dẫn đến việc không dám làm cái lạ, cái mới, chỉ dám đi theo những gì đã biết, những con đường vạch sẵn. Thế thì tâm lý của họ thế nào? Làm sao vượt qua cái "sợ" đó?
  5. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Quan điểm của tôi, 1 người chỉ có thể sáng tạo nếu như có những yếu tố sau:
    1. Người đó phải say mê, hứng thú với cái mà mình suy nghĩ. Khả năng sáng tạo của người đó tỷ lệ với mức độ hứng thú của người đó với vấn đề. Điều này cũng có nghĩa là không có người nào là sáng tạo trong mọi lĩnh vực, hay nói cách khác, năng lực sáng tạo của 1 người là khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn phải nghĩ về một vấn đề mà bạn rát ghét, bạn phải suy nghĩ vì không thể tránh được, thì tôi tin là khả năng sáng tạo của bạn sẽ rất thấp
    2. Luôn biết nghi ngờ,họ không tin hoàn toàn vào cái gì, không tin hoàn toàn hay sùng bái 1 học thuyết nào, không tin hoàn toàn vào ai, mà chỉ coi những cái đó là những cách nhìn, cách tiếp cận, các giải pháp, method khác nhau cho 1 vấn đề, như các view, các khung cửa sổ để nhìn bầu trời, muốn nhìn bầu trời rộng lớn hơn thì không được bó hẹp mình vào chỉ 1 hoặc 1 số khung cửa.
    Họ luôn luôn để cho đầu óc mình có tính "mở" (openess), họ luôn để ngỏ và có xu hướng lật đi lật lại vấn đề, luôn muốn tò mò, muốn tìm kiếm các khả năng, các hướng đi khác, và luôn luôn nhìn vào sự thay đổi cũng như phát triển của các sự vật, có nghĩa là không để phạm phải lỗi "nhìn sự vật bất biến" của logic hình thức (bác nào rành về logic hình thức mời vào chỉ giáo cái)
    Điều naỳ cũng có mối liên hệ với điều 1 ở trên, bạn càng hứng thú với vấn đề thì óc tò mò, muốn khám phá của bạn về nó càng tăng. CÒn nếu bạn ghét nó thì, chắc chỉ muốn tống cổ nó đi cho rảnh nợ hoặc chạy thoát khỏi nó càng nhanh càng tốt
    3. Độc lập trong suy nghĩ, nghĩa là không dễ dàng a dua, suy nghĩ chạy theo dư luận, theo trào lưu hay chạy theo số đông, tôi gọi là không suy nghĩ theo "mode" hay theo bầy đàn, và dám dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình.
    Độc lâp trong suy nghĩ sẽ dẫn đến độc lập trong hành động, cư xử trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng cả khi suy nghĩ lẫn khi bạn triển khai thực hiện ý tưởng sáng tạo, vì ý tưởng sáng tạo luôn là cái mới và bạn sẽ vấp phải những áp lực không nhỏ.
    Có độc lập suy nghĩ thì mới có thể có đủ tự tin, có "gan" nghi ngờ tất cả những cái đã có, cho dù nó là lý thuyêt, hay khẳng định của cái ông "thiên tài, xuất chúng" nào đó, cho dù suy nghĩ đó có thể trái với những quan điểm mà số đông, thậm chí toàn xã hội đã chấp nhận từ nhiều năm nay.
    Điều này có nghĩa là cái tâm lý bầy đàn lâu nay của người VN mình rất có hại cho sáng tạo (theo quan điểm của tôi). Tôi rất ghét cái kiểu của VN, mọi người đi đâu hay làm gì thì mình cũng phải đi hay làm cùng với họ dù không thích hay không muốn, để cho hoà nhập tập thể. Sáng tạo luôn mang đậm phong cách cá nhân, nếu đã để mình hoà tan vào tập thể thì khó mà sáng tạo
    4. Khả năng tập trung tư tưởng phải tốt. Điều này có liên quan đến vấn đề bộ não, nhưng cũng có liên quan đến điều 1 ở trên. Khả năng tập trung của bạn tỷ lệ với mức độ hứng thú của vấn đề mà bạn suy nghĩ.
    5. Các phương pháp suy nghĩ khoa học (từ strategies => methods, tools).
    Qua đó theo quan điểm của tôi, sáng tạo liên quan nhiều đến phẩm chất, văn hoá của con người trong xã hội nhiều hơn là vấn đề sinh lý bộ não (tất nhiên bộ não không phải không quan trọng).
    Từ đây, tôi rút ra 1 số việc cần làm nếu muốn phát triển tính sáng tạo:
    1. Phải tìm cách làm tăng hứng thú với vấn đề, công việc. Cái này liên quan nhiều đến tố chất cá nhân (ví dụ có người từ nhỏ đã mê âm nhạc, thơ văn) và cả di truyền (ví dụ có người từ nhỏ được di truyền năng khiếu toán học, hội hoạ), nhưng cũng có phụ thuọc nhiều vào cả phương pháp, cách thức làm tăng hứng thú của cá nhân người đó cũng như cha mẹ, nhà trường. Ví dụ như với cách giảng bài như hiện nay thì chắc là 1 vấn đề thú vị, hấp dẫn như chiêm ngưỡng và ôm ấp các mỹ nhân ngực trần trên bãi biển Nice cũng sẽ trở nên chán như xem thị nở tắm ao. Cô giáo giảng bài, lẽ ra phải có tác dụng như "thuốc kích thích" đói với sự hứng thú, niềm đam mê của học sinh thì lại trở thành thuốc Sê đu xen an thần trong giờ học. Qua đó lại thấy rằng, tính sáng tạo liên quan rất nhiều đễn xã hội, văn hoá.
    Đề nghị các bác ở đây, chúng ta có thể thảo luận về các phương pháp tạo và làm tăng hứng thú khi học tập, làm việc k?
    2. Luôn biết nghi ngờ, độc lập suy nghĩ
    Cái này đòi hỏi các bạn phải có đủ tự tin và dũng khí mói được, nó do cá nhân và lại cũng phụ thuộc vào cả môi trường, giáo dục xã hội nữa. Với cách học kiẻu luyện thì thì hãy quên chuyện sáng tạo đi
    3. Rén luyện khả năng tập trung
    Khi đã say mê vấn đề thì việc tập trung sẽ rất thuận lợi, nhưng cũng cần có thêm các phương pháp thể dục (chẳng hạn ngồi thiền) hay chế độ ăn uống để tăng cường khả năng làm việc của bộ não.
    Đề nghị các chuyên gia tâm lý cho ý kiến và giải pháp về vấn đề này
    4. Các phương pháp khoa học như não công, TRIZ,... chỉ có tác dụng khi những điều trên được thảo mãn, tức là những yếu tố liên quan đến phẩm chát, văn hoá của con người được thảo mãn, nếu không thì dù có luêỵn thêm bao nhiêu phương pháp cũng vô dụng, cũng sẽ thành kẻ áp dụng một cách "máy móc", "không hề sáng tạo" những phương pháp sáng tạo thôi.
  6. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Sao đến đây lại chả ai nói nữa vậy?
    Mod RAGNAROK đâu rùi? Nghe nói bác có nhiều kinh nghiệm thực tiẽn lắm, lên đây share với mọi người nào?
  7. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này tớ thấy hay nên dịch lại để mọi người tham khảo. Bài viết nói rất rõ các bước cần làm để trở nên sáng tạo hơn + ví dụ khá rõ ràng. Tớ dịch không được thoát ý nên có chỗ nào khó hiểu, mọi người xem bản tiếng Anh sẽ rõ hơn.
    Một hướng dẫn để suy nghĩ sáng tạo
    (Tác giả: Brian Tracy)
    Eistein đã nói: "Mọi đứa trẻ sinh ra đều là thần đồng". Nhưng lý do tại sao phần lớn mọi người không hoạt động ở mức độ thần đồng là bởi vì họ không biết họ thực sự thông minh và sáng tạo thế nào.
    Tôi gọi điều đó là "Hiệu quả Schwarzenegger". Không ai nhìn vào một người như Arnold Schwarzenegger và nghĩ rằng anh ta thật may mắn được sinh ra với những bắp thịt cuồn cuộn. Mọi người đều biết rằng anh ta, và những người như anh ta, đã phải lao động hàng nghìn giờ để tạo nên cơ bắp như vậy, để họ có thể thi đấu và chiến thắng trong những cuộc thi hình thể. Khả năng sáng tạo của bạn cũng như vậy, chỉ thực sự phát triển nếu bạn sử dụng nó.
    Nhưng bạn không cần hàng nghìn giờ để tăng khả năng sáng tạo của bạn. Chỉ cần thực tập một vài bài tập đơn giản và áp dụng, bạn sẽ cảm thấy mình sáng tạo hơn, và bạn có thể sẽ ngạc nhiên về số lượng và chất lượng của những ý tưởng hay mà bạn nghĩ ra.
    Hãy bắt đầu với định nghĩa của sáng tạo. Theo tôi, sau nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, định nghĩa chính xác nhất của sáng tạo, chỉ đơn giản là "cải tiến". Bạn không cần phải là nhà khoa học về tên lửa hay nghệ sĩ để trở nên sáng tạo. Tất cả những gì bạn phải làm là phát triển khả năng cải thiện môi trường, hoàn cảnh, tình thế của bạn, bất kể bạn đang ở đâu và đang làm gì. Mọi cơ nghiệp giàu có đều bắt đầu bằng những ý tưởng cải tiến một cái gì đó bằng một cách nào đó. Thực ra, một cải tiến chỉ cần 10% mới hoặc khác lạ để đưa bạn đến con đường danh vọng và giàu có.
    Người ta đã ước lượng rằng hàng năm, trong luc lái xe đi làm và đi làm về, một người bình thường có khoảng 4 ý tưởng về cải tiến, bất kỳ ý tưởng nào trong số đó cũng có thể làm cho người đó trở thành tỉ phú. Vấn đề không phải ở chỗ bạn không có ý tưởng bạn cần để làm những việc bạn muốn, mà vấn đề là ở chỗ, bạn không thực hiện những ý tưởng đó. Phần lớn mọi người bỏ rơi ý tưởng của mình vì nghĩ rằng những ý tưởng đó chẳng có giá trị gì nếu đó là chính họ đã nghĩ ra.
    Thomas Edison, người có thể nói la thiên tài sáng tạo thành công nhất trong lịch sử loài người, đã nói rằng sáng tạo là 99% mồ hôi, 1% cảm hứng. Những nghiên cứu sâu hơn có xu hướng chứng minh những điều ông nói là đúng.
    Có 4 giai đoạn trong quá trình sáng tạo. Trong giai đoạn chuẩn bị, có nhiều việc được thực hiện. Trong giai đoạn suy nghĩ, bạn chuyển giao vấn đề đến trí óc vô thức (subconcious mind) của bạn. Trong giai đoạn nhận thức, các ý tưởng đến với bạn. Và cuối cùng, trong giao đoạn áp dụng, bạn thực hiện ý tưởng, biến nó thành có giá trị. Trong 4 giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị là quan trọng nhất, bao gồm việc tập hợp dữ liệu đúng và hỏi câu hỏi đúng.
    Thành công trong cuộc sống của bạn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng ý tưởng bạn có được. Có vẻ như là chất lượng các ý tưởng là thứ yếu so với số lượng, và nếu bạn có một số lượng đủ ý tưởng, một hoặc nhiều trong số đó sẽ giành phần thưởng.
    Bạn có thể bắt đầu xây dựng những cơ bắp sáng tạo bằng những câu hỏi tập trung vào trọng điểm. Sau đây là một số câu hỏi bạn có thể nghĩ đến : Bạn đang cố gắng làm gì ? Bạn đang thử làm điều đó như thế nào ? Giả thiết của bạn là gì ? Điều gì sẽ xảy ra nếu giả thiết của bạn sai ?
    Mọi cải tiến đều bắt đầu bằng đặt câu hỏi trên hoàn cảnh hiện tại. Nếu bạn không tiến triển được chút nào với bất cứ lý do nào, hãy dừng lại và suy nghĩ, và bắt đầu đặt những câu hỏi khuyến khích trí óc của bạn tính toán đến những khả năng khác.
    Khi người ta nghiên cứu để đưa người lên mặt trăng lần đầu tiên, các nhà khoa học đã giậm chân tại chỗ hàng tháng trời, thậm chí hàng năm trời. Họ không thể tìm ra cách đưa 1 tên lửa lên mặt trăng bên trong chứa đủ nhiên liệu để đáp xuống mặt trăng, rồi sau đó lại phóng lên khỏi trọng lực của mặt trăng để trở về trái đất. Vấn đề ở chỗ, nếu tên lửa có đủ từng đó nhiên liệu, nó sẽ rất nặng để rời khỏi mặt đất lúc đầu. Cuối cùng, họ bắt đầu đặt câu hỏi với giả thiết ban đầu : tên lửa phải đáp xuống mặt trăng. Và khi đó, họ kết luận rằng tên lửa có thể ở lại ngoài quỹ đạo của mặt trăng trong khi chỉ một bộ phận của nó rời ra để đáp xuống mặt trăng, và sau đó bộ phận này sẽ quay lại với tên lửa ngoài quỹ đạo cho chuyến đi về trái đất. Bế tắc được giải tỏa, và phần còn lại là lịch sử.
    Việc hỏi những câu hỏi tập trung vào trọng điểm, những câu hỏi khó khoan sâu đến nòng cốt của vấn đề, là nghệ thuật chân thực của một người sáng tạo. Bước tiếp theo là có lòng can đảm đương đầu với tất cả những câu trả lời có thể. Một khi bạn tìm ra một cách giải có thể được, hãy tự hỏi : « Còn điều gì khác có thể là lời giải ? » Nếu phương cách hiện thời của bạn hoàn toàn sai, cái gì sẽ là phương án dự phòng của bạn ? Điều gì khác bạn có thể làm ? Nếu kế hoạch hiện thời của bạn hóa ra hoàn toàn thất bại thì sao ? Thì bạn sẽ làm thế nào ? Và sau đó bạn làm thế nào nữa ? Tất cả những câu hỏi này bắt bạn nghĩ sâu xa hơn và sẽ tìm ra những câu trả lời tốt hơn.
    Cách thứ hai xây dựng những cơ bắp trí tuệ của bạn là bằng những mục đích mà bạn mong muốn, khao khát sâu sắc. Bạn càng muốn một điều gì đó, càng chắc chắn là bạn muốn điều đó, bạn sẽ càng có nhiều khả năng tìm ra những ý tưởng giúp bạn tiến triển. Đó là lý do tại sao chúng ta lại luôn luôn cần phải viết ra những mục đích rõ ràng và đặt ra kế hoạch cụ thể từng bước để đạt được mục đích ấy. Tất cả những cảm xúc sâu sắc, ví dụ như sự khao khát, đều khuyến khích sức sáng tạo và cug cấp ý tưởng để đạt được khát khao ấy. Và bạn càng viết ra thường xuyên những mục đích và kế hoạch của bạn và càng xem lại chúng thường xuyên, thì bạn càng có khả năng nhìn thấy nhiều cách để đạt được mục đích đó.
    Cách thứ ba để phát triển cơ bắp trí tuệ sáng tạo là ấn lên những khó khăn của bạn. Một câu hỏi hay nên đặt là : « 3 khó khăn lớn nhất bạn đang phải đối đầu trong cuộc sống của bạn hôm nay là gì ? ». Hãy viết thật nhanh câu trả lời, trong ít hơn 30 giây. Khi bạn trả lời 1 câu hỏi trong ít hơn 30 giây, trí óc vô thức của bạn sẽ loại bỏ những câu thứ xa xôi và đưa bạn 3 thứ quan trọng nhất.
    Khi bạn đã có 3 khó khăn gây sức ép nhất với bạn, hãy tự hỏi : « Với mỗi vấn đề ấy, điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra ? ». Rồi lại tự hỏi : « Ngay bây giờ, những việc gì mình có thể làm để giảm nhẹ hậu quả của mỗi vấn đề ? ». Nếu bạn có 1 vấn đề gì làm cho bạn lo lắng vì bất kỳ một lý do gì, hãy nghĩ đến những việc bạn có thể làm ngay lập tức để làm nhẹ bớt lo lắng ấy. Đây là ứng dụng quan trọng nhất của sức mạnh sáng tạo của bạn.
    Như vậy, chìa khóa đầu tiên trong suy nghĩ sáng tạo là sự rõ ràng. Bỏ thời gian suy nghĩ kỹ càng, thảo luận và hỏi những câu hỏi giúp bạn làm rõ chính xác những điều bạn đang cố thực hiện, chính xác những vấn đề bạn đang gặp phải hiện thời. Cũng như suy nghĩ mờ nhạt dẫn đến câu trả lời mơ hồ, suy nghĩ rõ ràng dẫn đến câu trả lời rõ ràng.
    Chìa khóa thứ hai là sự tập trung. Hãy đặt hết mọi thứ một bên, và tập trung hoàn toàn trí óc vào giải quyết một vấn đề duy nhất, vượt qua một trở ngại đặc biệt duy nhất, đạt được một mục đích quan trọng duy nhất. Khả năng tập trung vào một chủ đề duy nhất không hề phân tán là dấu hiệu nhận biết người suy nghĩ đẳng cấp cao.
    Chìa khóa thứ ba là đầu óc phóng khoáng rộng rãi, sẵn sàng tiếp thu cái mới. Người bình thường có xu hướng cứng nhắc và đóng đinh trong suy nghĩ về cách đi đến đích anh ta muốn từ nơi anh ta đang đứng. Người suy nghĩ sáng tạo, tuy nhiên, có xu hướng luôn luôn linh động và không hạn chế những cách khác nhau tiếp cận vấn đề. Người bình thường có xu hướng nháy đến kết luận, xác định rằng chỉ có một con đường duy nhất để đạt được 1 mục đích cụ thể. Người suy nghĩ đẳng cấp cao, ngược lại, có xu hướng kiên nhẫn hơn, vui lòng cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau trước khi kết luận.
    Có một quan niệm về sáng tạo khác có thể rất có ích nếu quan niệm này được dùng kết hợp với những gì chúng ta đã bàn đến, được gọi là « giới hạn ».
    Giữa bạn và bất kỳ mục đích nào bạn muốn đạt được hoặc bất kỳ vấn đề nào bạn muốn giải quyết, luôn luôn có một giới hạn, còn gọi là « điểm tắc », xác định tốc độ bạn tiến từ nơi bạn đứng đến đích bạn muốn đến. Giới hạn này có thể là một người khác, một cản trở cụ thể, một khó khăn cụ thể, ngay cả sự thiếu thốn một thông tin hay kỹ năng. Luôn luôn có một yếu tố đặc biệt xác định bao lâu bạn có thể đạt được đích. Việc của bạn là suy nghĩ về điều đó và xác định điều đó là gì, rồi hành động làm cho nó biến mất.
    Ví dụ, nếu bạn làm trong ngành bán hàng, giới hạn của bạn có thể là số lượng khách hàng tương lai bạn có. Nếu rơi vào trường hợp này, việc của bạn là sử dụng hết khả năng sáng tạo của bạn để tăng số lượng khách hàng tương lai đến mức nó không còn là vấn đề nữa. Rồi sau đó dĩ nhiên bạn sẽ lại có những giới hạn khác, và việc của bạn luôn luôn là hành động làm giảm đi những giới hạn đó.
    Trong quan hệ và hiểu lầm giữa nhiều người, luôn luôn có một điểm cố định, hoặc một chủ đề cần phải giải quyết để hòa giải mọi người. Việc của bạn, đầu tiên là nhận dạng giới hạn này, sau đó tìm cách giải tỏa khúc mắc để mọi người hài lòng.
    Bạn là một thiên tài, và bạn sinh ra với một óc sáng tạo hiếm có. Nhưng khả năng sáng tạo là tiềm tàng. Nó như là cơ bắp chỉ lớn lên nếu được sử dụng nhiều. Bạn có thể tăng sức mạnh sáng tạo bằng cách sử dụng chúng, nhiều lần, hết lần này đến lần khác, trong mọi trường hợp, thận trọng và cụ thể, rõ ràng, đến khi sự sáng tạo trong bạn tự nhiên như thở ra hít vào. Có rất ít việc, mà bạn có thể làm, có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn nhiều hơn là trở nên xuất sắc trong suy nghĩ sáng tạo. Và nếu bạn nghĩ bạn có thể, bạn có thể.
  8. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy bài của langtu nói khá đầy đủ về sáng tạo, mạn phép bổ sung thêm vài ý:
    - Cần bỏ nhiều thời gian suy nghĩ. Với guồng quay của cuộc sống, có những người không có thời gian rỗi để nhìn mọi vật xung quanh mình. Có lúc rảnh thì lại xem tivi chẳng hạn. Những suy nghĩ không đầu không cuối, có người cho là vô bổ, nhưng có thể bắt nguồn 1 ý tưởng tuyệt vời.
    - Phải dám nghĩ dám làm. Nếu bạn có ý tưởng mà vì một lý do nào đó không dám thực hiện thì ... sáng tạo để làm gì.
    Từ trước đến nay giáo dục ở VN luôn yếu về khoản dạy học sinh sáng tạo. Có thể ví thế này: giáo dục ở VN cũng như là thầy đi đằng trước, học sinh đi ngay đằng sau phải bước đúng vào dấu chân của thầy, chệch vài mm là chết! Trong khi giáo dục ở nước ngoài thường là thầy đi bên cạnh, thấy học sinh đi chệch đường thì đẩy cái cho nó đi lại đúng đường, còn nó thích đi bên phải hay bên trái đường thì kệ nó. Sự tôn trọng mà người VN dành cho thầy cô giáo cũng có mặt xấu: làm cho học sinh đôi khi tin thầy một cách mù quáng, không bao giờ nghi ngờ những điều thầy cô nói. Tuy nhiên, thay đổi cả hệ thống giáo dục thì phải có thời gian, nên ở đây ta nên bàn đến những cái ta có thể thay đổi được để trở nên sáng tạo hơn.
    Nối lời bác langtu, bàn về cách gây hứng thú, không nên bó hẹp trong học tập hay làm việc, mà trong mọi chủ đề, mọi thứ. Khi còn ở nhà trường, học tập là nhiệm vụ chính thật. Nhưng có bao nhiêu người học không phải vì điểm mà vì yêu thích? Ở VN thì con số này hơi bị ít. Nhưng đến khi đi làm, điều quan trọng nhất là bạn có đam mê công việc của mình không mới quyết định bạn có giỏi trong công việc của bạn không. Vì thế tớ cho rằng khám phá ra sở thích của mình, một niềm đam mê mới, rất quan trọng.
    1> Đọc nhiều. Để mở rộng kiến thức, biết thêm về nhiều đề tài mới sẽ tăng khả năng (probability) bạn gặp đúng đề tài làm bạn thích. Nhưng không phải ai cũng có thói quen đọc sách. Tớ thấy có nhiều người nhìn quyển sách dày 200 trang là bỏ xuống luôn. Trừ sách giáo khoa hehe, giáo dục muôn năm! Vì thế phải có cách khác nữa.
    2> Xem phim. Chẳng hiểu mọi người thế nào chứ, hồi bé tớ vì xem phim mà suýt đâm đầu thi trường y, rồi có lúc lại khoái thi luật, lúc thì muốn vào an ninh. Mặc dù bây giờ nghĩ lại thấy buồn cười, nhưng quả thật nói đến một số chủ đề trong những ngành này tớ vẫn thấy rất hứng thú. Thông thường phim ảnh khi miêu tả một ngành nghề nào đó, toàn là những nhân vật say mê công việc, toàn những mặt thú vị, có thể không thật 100%, nhưng cũng đủ gây hứng thú cho bạn.
    3> Nói chuyện với người lớn tuổi, những người từng trải hiểu sâu biết rộng. Họ có thể thay đổi cách nhìn của bạn về một đề tài nào đó, giúp bạn nhìn thấy những điểm khuất trong một vấn đề.
    Thôi hôm nay tớ chỉ nghĩ được thế, để hôm khác bàn tiếp vậy (đói quá!)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    8 biện pháp hay chiến lược sau đây sẽ khuyến khích giúp bạn suy nghĩ một cách có ích hơn tốt hơn là suy nghĩ nhiều, mà theo một số học giả thì "đó là những biện pháp hay sách lược chung của các thiên tài có óc sáng tạo phi thường nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và công nghiệp... trong lịch sử".
    "Thậm chí ngay cả khi bạn không phải là thiên tài, bạn có thể dùng những sách lược giống như Aristotle và Einstein để khai thác năng lực trí óc sáng tạo của bạn và kiểm soát tương lai của bạn tốt hơn".
    Làm thế nào các Người có óc sáng tạo phi thường hay (Thiên tài) cho ra đời những phát minh?
    Đâu là mối liên hệ giữa hai lối suy nghĩ, một đã tạo ra Mona Lisa với một đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn?
    Chúng ta học được gì từ cách thức suy nghĩ của những Galileo, Edison và Mozart trong lịch sử?
    Trong nhiều năm, những học giả đã cố gắng nghiên cứu các Người có óc sáng tạo phi thường hay (Thiên tài) bằng phương pháp phân tích thống kê. Năm 1904, Havelock Ellis nhận thấy hầu hết các Người có óc sáng tạo phi thường hay (Thiên tài) đều sinh ra khi người cha trên 30 tuổi, mẹ dưới 25 và thường đau ốm khi còn bé. Những công trình nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nhiều Người có óc sáng tạo phi thường hay (Thiên tài) sống độc thân (như Descartes), mồ côi cha (như Dickens) hay mồ côi mẹ (Darwin).
    Cuối cùng, những dữ liệu trên cũng không nói lên được điều gì.
    Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa trí thông minh và Người có óc sáng tạo phi thường hay (Thiên tài)
    Nhưng họ nhận thấy rằng những nhà vật lý học bình thường lại có chỉ số là cao hơn nhiều so với những người đoạt giải Nobel và cả thiên tài phi thường Richard Feynman, người có chỉ số là kha khá: 122.
    Người có óc sáng tạo phi thường hay (Thiên tài) không phải là người thông thạo 14 thứ tiếng lúc mới 7 tuổi hay thậm chí thông minh một cách đặt biệt. Năng lực sáng tạo không đồng nghĩa với trí thông minh.
    1- Người có óc sáng tạo & (Thiên tài) luôn nhìn nhận vấn đề từ mọi góc độ:
    * Hãy nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách, nhiều khía cạnh khác nhau và tìm ra những triển vọng, những khía cạnh mới mà không ai và chưa ai khác tìm ra (hoặc chưa có ai công bố công khai là đã tìm ra!).
    Hầu hết những người có trí tuệ trung bình có thể đưa ra những phương án thông thường để giải quyết vấn đề.
    Thí dụ, khi được hỏi " Một nửa của 13 là gì?" thì đa số chúng ta ngay lập tức sẽ trả lời là 6,5. Lý do là chúng ta luôn có khuynh hướng nghĩ đến những điều đã có sẵn. Khi phải đối diện với một vấn đề, chúng ta xét lại những gì chúng ta đã được dạy và những gì có hiệu quả trong quá khứ, lựa chọn cái gì gần đúng nhất với hoàn cảnh hiện tại và dùng nó để giải quyết vấn đề.
    Những thiên tài, ngược lại, suy nghĩ theo những hướng khác nhau. Họ tự hỏi: "Có bao nhiêu cách khác nhau để tôi nhìn nhận vấn đề?" & "Có bao nhiêu cách để tôi giải quyết nó?".
    Để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, bạn phải từ bỏ ngay phương pháp trước tiên xuất hiện trong đầu bạn - cái thường bắt nguồn từ kinh nghiệm trong quá khứ - và nhìn nhận lại vấn đề. Người có óc sáng tạo không đơn thuần chỉ giải quyết những vấn đề sẵn có, họ còn tìm ra những cái mới.
    Dấu hiệu của những Người có óc sáng tạo là sự sẵn sàng khám phá tất cả những khả năng có thể xảy ra chứ không phải cách giải quyết thông dụng nhất. Suy nghĩ thông thường đưa đến sự cứng nhắc. Đó là lý do vì sao chúng ta thường thất bại khi phải đối mặt với những vấn đề mới mà ban đầu chúng có vẻ gần với những gì chúng ta đã giải quyết được nhưng trên thực tế lại khác xa. Nắm bắt một vấn đề bằng những kinh nghiệm của bạn trong quá khứ sẽ đương nhiên đưa bạn đi theo lối mòn. Nếu bạn suy nghĩ theo tối mòn, bạn chỉ nhận được những gì bạn đã có.
    Leonardo da Vinci tin rằng, để hiểu biết & thu được kiến thức thực sự về một vấn đề nào đó, bạn bắt đầu bằng việc học xem vấn đề đó sẽ được "tái tổ chức" sắp xếp lại cấu trúc bên trong như thế nào theo nhiều cách khác nhau.
    Ông thừa nhận & thấy rằng: nhìn nhận một vấn đề theo một cách đầu tiên thì luôn có thành kiến & quá thiên vị. Nhưng Thông thường, dần dần tự bản thân mỗi vấn đề sẽ được"tái tổ chức" hay sắp xếp lại cấu trúc và trở thành một vấn đề mới được cải thiện .
    Trong nhiều thế kỷ, người Thụy Sĩ thống trị ngành công nghiệp đồng hồ. Nhưng vào năm 1968, khi một nhà phát minh người Mỹ giới thiệu một chiếc đồng hồ chạy pin tại Đại hội đồng hồ thế giới (World Watch Congress), tất cả các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đều bác bỏ nó bởi cho rằng nó không phù hợp với mẫu mã vốn có của họ.
    Trong khi đó, Seiko, một công ty điện tử Nhật Bản đã quan tâm đến phát minh mới này và thành công trong việc thay đổi tương lai của thị trường đồng hồ thế giới. Bằng việc nghiên cứu sách vở, sự phù hợp và các cuộc trò chuyện với những nhân vật nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và công
    nghiệp, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những cách thức suy nghĩ sau có thể thay đổi những ý tưởng thông thường theo hướng thiên tài.
    * Phương pháp phân tích của Sigmund Freud là tìm ra những chi tiết không theo các phương thức truyền thống để đến
    gần hơn với những cách nhìn hoàn toàn mới.
    2. Hãy hình dung & Tưởng tượng:
    Người có óc sáng tạo (Thiên tài) làm cho những suy nghĩ của mình trở nên hữu hình:

    Người có óc sáng tạo phát triển những khả năng về thị giác và không gian cho phép họ trình bày thông tin theo những cách mới.
    Cuộc bùng nổ năng lực sáng tạo trong thời kỳ Phục Hưng đã gắn liền với sự phát triển của đồ thị minh hoạ suốt thời gian này, đáng chú ý có biểu đồ khoa học của Leonardo da Vinci và Galileo.
    Galileo cải cách khoa học bằng cách làm cho những ý tưởng của ông rõ ràng, sinh động nhờ biểu đồ trong khi người đương thời sử dụng những phương tiện thông thường hơn.
    Hãy Tưởng tượng ra các vấn đề, giải pháp...
    Khi Einstein nghĩ về một vấn đề, ông thường luôn thấy cần thiết
    phải "công thức hóa" vấn đề đó theo càng nhiều cách càng nhiều càng tốt, bao gồm cả việc sử dụng sơ đồ. Rồi ông tưởng tượng & hình dung ra giải pháp và tin rằng những vấn đề đã được "công thức hoá" kia & những từ ngữ và con số theo nghĩa hẹp không đóng vai trò đáng kể trong quá trình tư duy & suy nghĩ của ông.
    (còn tiếp)
    Được HoaiLOng sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 19/11/2005
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to langtubackkhoa: thông cảm đi bác, em có dám nhận em là người sáng tạo đâu, mà có gì đâu mà chia sẻ cái gọi là "kinh nghiệm sáng tạo".
    về mảnh khoa học kĩ thuật, hôm trước có mua được 2 cuốn "Trở thành nhà sáng tạo, tại sao không?" đọc khá hay, có nhiều phương pháp sáng tạo khoa học được nêu ra, bạn nào quan tâm thì đọc thử xem.

Chia sẻ trang này