1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về sáng tạo : làm thế nào để trở nên sáng tạo ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mummmy, 14/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Demo tí đi bác, chưa gì đã kích thích người ta mua rồi
    Nếu các thành viên thấy hay thì hãy scanner vào, rồi post lên
  2. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Cái này thực ra chính là để chống lại tính ỳ trong tâm lý. Con người ta thường có xu hướng ngại suy nghĩ, và khi tìm đuợc giải pháp khả thi, thì họ thường có xu hướng bằng lòng chấp nhận và sử dụng giải pháp đó thay vì việc cố gắng động não tìm ra những giải pháp tối ưu hơn.
    Thực ra, trí não của chúng ta luôn bị những thoái quen suy nghĩ, kinh nghiệm trong quá khứ chế ngự, chúng ta tư duy với sự ám ảnh của chúng và chính chúng tạo ra cho chúng ta tính ỳ tâm lý. Khi chúng ta suy nghĩ giải pháp cho 1 vấn đề, thường là chúng ta đã mặc định trong đầu 1 đống các giả thiết, 1 đống các điều kiện mà chúng ta không hề nhận ra, chúng ta tư duy với những cái đó, và chính chúng đã vô tình thu hẹp các khả năng lựa chọn giải pháp của ta. Bằng việc nhận ra và thay đổi những thứ mặc định trong đầu đó, chúng ta tìm thêm được các khả năng, con đường khác đề đi đến đích.
    Ví dụ về vụ mặt trăng đã cho thấy rõ điều đó, bế tắc chính là nằm ở chỗ, trong đầu chúng ta đã vô tình mặc định 1 điều kiện, 1 giả thiết. Giả thiết này hình thành theo thói quen tự nhiên khi bắt đầu suy nghĩ, đó là "tàu vũ trụ phải bay lên mặt trăng và hạ cánh xuống", chính nó đã gây ra bế tắc, bằng việc thay đổi giả thiết này, chúng ta tìm ra lời giải.
    Như vậy, những gì tôi rút ra được từ bài này mà tôi cho là bản chất, chính là ta phải có khả năng kiểm soát được, nhận thức được và phê phán-đánh giá chính tư duy của chúng ta.
    Như vậy sẽ có 1 mạch, 1 luồng tư duy khác xuất hiện trong não, luồng này sẽ chịu trách nhiệm nhận thức và phê phán luồng tư duy chính của chúng ta , tức là luồng đang chịu trách nhiệm suy nghĩ giải pháp cho vấn đề.
    Luồng tư duy thứ 2 này, tôi gọi là siêu tư duy (meta).( Đây là tôi mô phỏng cách gọi trong ngành IT, dữ liệu kiểm soát thông tin về dữ liệu là siêu dữ liệu (meta data), tự bản thân siêu dữ liệu cũng chính là dữ liệu).
    Theo tôi, luồng siêu tư duy thứ 2 này đã nhận thức ra được sự ỳ trong luồng tư duy thứ nhất, đó là "tàu vũ trụ phải bay lên mặt trăng và hạ cánh xuống" và từ đó nó yêu cầu phải thay đổi.
    Đây là những nhận xét cá nhân của tôi khi đọc bài viết của bạn narcissus.
    Các bạn khác thế nào? Có nhận xét gì thì viết lên. Viết lên cũng là cách làm cho đầu óc ta thêm sáng sủa và hình dung vấn đề rõ ràng hơn
    rất chính xác, nhưng cẩn thận kẻo đừng để thực tế làm cho thất vọng vì nó không màu hồng như trong phim.
    Xem những phim như Ma trận hay Cô gái ro bốt làm tớ thấy thêm yêu nghề hơn.
    Nhưng nếu xem nhiều phim XXX thì sẽ tạo cho chúng ta đam mê gì?
    Được langtubachkhoa sửa chữa / chuyển vào 00:49 ngày 22/11/2005
  3. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, phim x cũng inspirational phết đấy bác cứ đùa Hôm trước có thằng bạn bảo: sang năm lấy bằng kỹ sư xong tao không đi làm ngành CNTT đâu, tao đi đóng phim x! Nghe xong cứ tưởng chú đùa, mà lại thấy chú rất serious, lại còn hớn hở: tao nhận được lời mời đóng phim rồi! Ok, đấy cũng là làm ăn chân chính đấy chứ! Chỉ có chú nào xem phim xong bảo tự nhiên khoái đi cướp nhà băng mới phải đưa chú đi giáo dục lại thôi.
    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 23/11/2005
  4. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Thế phim X nó làm cho narcisus s''inspirer đến cái gì và như thế nào?
  5. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Đã bạn nào đọc quyển "Bí quyết sáng tạo" của NXB Trẻ chưa? Dịch từ nguyên bản "How to get ideas" của Jack Foster, bạn có thể xem qua nội dung trên amazon. Đây là một trong số ít ỏi những quyển sách dạng "self-improvement" mà mình thấy không... tiếc tiền sau khi đã đọc xong, mặc dù giá bìa chỉ có 15K. Mình sẽ demo một ít, chứ type hết cả quyển thì xin chịu.
    "Chương thứ nhất của quyển sách này thử định nghĩa một ý tưởng. Tám chương tiếp theo chỉ cho bạn cách tạo điều kiện cần thiết cho trí não. Bạn có thể đọc tám chương ngày theo bất kỳ thứ tự nào cũng được.
    - Vui cái đã.
    - Có duyên sáng tạo.
    - Đặt mục tiêu cho trí não
    - Hãy giống trẻ con thêm nữa
    - Nạp thêm dữ liệu
    - Thu hết can đảm
    - Tư duy lại tư duy
    - Học cách phối hợp
    ... Từ chương 10 đến chương 14, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bước nên theo để tìm ra ý tưởng.
    - Định nghĩa vấn đề
    - Thu thập thông tin
    - Đi tìm ý tưởng
    - Quên phứt nó đi
    - Biến ý tưởng thành hành động
    ...
  6. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Không phải tình cờ mà việc vui thú được đề xuất đầu tiên trong tiến trình tạo điều kiện cho trí não ta phát sinh ý tưởng. Nhưng vui thú có thể là đièu kiện quan trọng nhất.
    ...Tại ban sáng tạo của các hãng quảng cáo, thông thường người viết nội dung và chỉ đạo nghệ thuật cùng làm việc cho một dự án. Ở một vài phòng ban, thường có ba bốn nhóm làm cùng một dự án. Khi điều này diễn ra trong phòng ban thì nhóm nào sẽ tìm ra giải pháp tối ưu, quảng cáo báo chí hay nhất, quảng cáo phát sóng tốt nhất, bảng quảng cáo ngoài trời ấn tượng nhất?
    Đó là nhóm vui nhộn nhất.
    Nhóm nào hay cau mày nhăn trán ít khi tạo ra được điều gì có giá trị.
    Nhóm nào cười mỉm hay cười giòn luôn tìm ra ý tưởng tốt.
    ... Vâng, tôi biết rằng quảng cáo chỉ là nỗ lực sáng tạo nhỏ bé thôi, và bạn có thể cho rằng thật chẳng là gì khi mang những gì học được ở đây ứng dụng vào những loại lao động nặng ký khác. Nhưng những người ở lĩnh vực khác cũng có cùng ý kiến về niềm vui.
    "Người nghiêm trang ít có ý tưởng," Paul Valery từng nói. "Người có ý tưởng không bao giờ nghiêm trang."
    Thật vậy, ta không ngạc nhiên tại sao óc khôi hài và mọi loại sáng tạo đều là bạn đồng hành với nhau. Suy cho cùng, như Arthur Koestler chỉ ra, nền tảng của óc khôi hài cũng là nền tảng của sáng tạo - việc liên kết một cách bất ngờ nhiều thành phần dị biệt lại với nhau để tạo ra một tổng thể mới thực sự có ý nghĩa; cú rẽ trái đột ngột khi ai cũng tưởng là phải chạy thẳng; hai hệ quy chiếu va vào nhau.
    Bạn thử lắng nghe xem điều vừa kể áp dụng vào sự khôi hài như thế nào:
    "Làm sao mà tôi có thể tin vào Thượng đế, khi mới hồi tuần rồi, lưỡi tôi bị kẹt vào trục lô của máy đánh chữ?"
    "Có lẽ chạy đua không hẳn là lợi thế của người nhanh chân, và chiến thắng chưa hẳn thuộc về kẻ mạnh, nhưng đó là cái mánh để các cược".
    "Im đi, hắn giải thích."
    Qua những VD trên, trí não ta đang theo con đường này bỗng dưng bị buộc phải rẽ sang lối khác, và cái lối mới, không định trước ấy lại hoàn toàn logic. ... Ô nhưng đó cũng chính là đặc tính của ý tưởng.
    Gutenberg phối hợp cái dập tiền và máy ép nho thành máy ép in.
    Dali phối hợp mộng mơ và nghệ thuật thành trường phái siêu thực.
    Ai đó đã phối hợp lửa và thức ăn thành việc nấu nướng.
    Newton phối hợp thuỷ triều và trái táo rơi thành trọng lực.
    Darwin phối hợp những tai hoạ của loài người và sự bành trướng của các chủng loại thành sự chọn lọc tự nhiên.
    Hutchins phối hợp thiết bị báo động và đồng hồ thành cái đồng hồ báo thức.
    Ai đó đã phối hợp giẻ rách và cây gậy thành cây lau nhà.
    Lipman phối hợp viết chì và tẩy thành viết chì có cục tẩy.
    Có lần tôi đến dự buổi phỏng vấn xin việc tại một hãng quảng cáo ở Chicago. Vừa bước chân vào thôi, tôi biết ngay đó đúng là chỗ làm việc tốt, nơi các ý tưởng sẽ nảy tưng qua lại. Vừa từ thang máy bước ra, tôi thấy trên tường một bảng thông báo bệ vệ có đóng khung hẳn hoi:
    TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
    1. Chụp áo khoác
    2. Vồ lấy mũ
    3. Bỏ lại mọi lo âu ngay ngưỡng cửa
    4. Hướng cặp giò của bạn về phía lề đường sáng sủa bên kia

    Được đóng khung và treo đường hoàng trên tường là "hai cái khuôn của suy nghĩ" gặp nhau ở cổng, hai hệ quy chiếu va vào nhau. Óc khôi hài và sáng tạo. Gặp anh này rồi thật khó mà không thấy anh kia.
    Cho phép tôi kể bạn nghe một chuyện:
    Khi tôi mới vào nghề quảng cáo, những người viết nội dung và chỉ đạog nghệ thuật đều ăn mặc như bất kỳ doanh nhân nào khác - đàn ông áo vét và cà vạt, phụ nữ mặc váy hoặc áo vét văn phòng.
    Đến cuối thập niên sáu mươi mọi thứ đều thay đổi. Nhiều người bắt đầu mặc áo thun dài tay, quần jeans, thậm chí áo thun ngắn tay và giày tennis. Lúc ấy tôi đứng đầu một ban sáng kiến, và tờ Los Angeles Times đến phỏng vấn tôi khi thấy mọi người ăn mặc như thế đến sở làm.
    "Cho dù họ có mặc pyjama đến sở thì tôi cũng chẳng quan tâm", tôi trả lời, "miễn là họ làm việc có hiệu quả".
    Ngày hôm sau khi bài báo được đăng tải có trích lời của tôi, nguyên phòng ban dưới quyền tôi đều mặc pyjama đến sở. Tếu không chịu được. Nguyên cả văn phòng rung lên vì niềm vui và tiếng cười.
    Điều quan trọng hơn, ngày hôm đó và nhiều tuần liền sau đó là một trong những thời điểm mà phòng ban của tôi đạt năng suất cao nhất. Mọi người đều vui vẻ và công việc tiến triển tốt hơn...
  7. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    (trích chương 3 - Become an Idea Prone - Có duyên sáng tạo)
    ... Khi mới bước chân vào nghề giảng dạy tôi từng bảo các học viên rằng vấn đề nào cũng có một giải pháp, một đáp số, một ý tưởng.
    Tôi đã sai.
    Đến nay tôi biết rằng có đến hàng trăm giải pháp, hàng trăm lời đáp, hàng trăm ý tưởng.
    Biết đâu có đến hàng ngàn, biết đâu lại là vô tận.
    Bạn xem nhé:
    Đến năm 1940 (tôi đoán có lẽ đó là lần gần nhất mà người ta thống kê) đã có tới 94 cái patent được cấp cho kiểu dáng ly đựng bọt cạo râu. Ly đựng bọt cạo râu, trời ạ!
    Hiện đang có đến 1200 kiểu dây kẽm gai.
    Chỉ riêng ở Mỹ, số lượng sách về nấu ăn cũng đủ để trang bị một thư viện nhỏ.
    ... Trong hơn 20 năm tôi làm việc tại hãng chuyên quảng cáo cho Smokey Bear. Việc đầu tiên mà chúng tôi phải làm là mỗi nămg tạo ra một bích chương cơ bản.
    Yêu cầu đối với bích chương ấykhông bao giờ thay đổi: phải có kích thước nhất định, phải có hình Smokey, phải đủ đơn giản để chỉ liếc qua là nắm bắt được, đủ rõ ràng để gã khờ cũng hiểu được, và (nếu có chữ nghĩa trong đó) phải đủ ngắn để đọc hết trong vòng 3, 4 giây.
    Và nhiệm vụ của bích chương cũng không bao giờ thay đổi, thuyết phục mọi người cẩn thận với lửa.
    Nói cách khác, mỗi năm chúng tôi phải tạo ra cùng một vật như thế nhưng lại khác.
    Và chúng tôi làm được. Mỗi năm chúng tôi đều nảy ra hai ba chục ý tưởng khác nhua cho loại bích chương nữa, Mỗi năm. Như thế trong suốt 20 năm. Hơn 500 bích chương có hình gấu Smokey, tất cả đều nhằm một công việc, nhưng không có cái nào giống cái nào. Đến nay những người viết ở hãng đó vẫn nhận được cùng yêu cầu và nhiệm vụ cho bích chương Smokey, và họ luôn tìm ra ý tưởng.
    Vậy bạn chớ bảo tôi rằng chỉ có một hoặc hai giải pháp cho một vấn đề. Tôi nghĩ khác hẳn đấy.
    Ta thử nghe câu chuyện của bạn tôi kể:
    Trước đây tôi có dạy một khoá ba ngày về quảng cáo ở Chicago. Một trong những bài tập mà tôi cho học viên làm là làm sao chỉ qua một đêm mà sáng tạo một bảng quảng cáo ngoài trời cho mặt hàng con dao quân đội Thuỵ Sĩ. Sáng hôm sau hầu hết học viên đều có bài nộp, nhưng rất nhiều người thú nhận rằng họ đã làm việc trong nhiều giờ mà không ra ngô ra khoai gì. Việc như thế xảy ra trong ba năm liên tiếp.
    Đến năm thứ tư, tôi thử cách khác. Thay vì chỉ một, tôi bảo mỗi học viên phải tạo ra ít nhất 10 mẫu thiết kế, và thay vì một đêm, tôi buộc học viên phải hoàn thành trong giờ ăn trưa.
    Sau giờ ăn trưa mỗi người đều nảy ra ít nhất 10 ý. Vài người còn nhiều ý hơn thế nữa. Một học viên có đến 25.
    Đến đây tôi mới nhận ra rằng khi đối diện với vấn đề, hầu hết mọi người đều đi tìm một giải pháp đúng đắn bởi vì trước nay họ được giáo dục như thế. Ở trường, khi họ phải trả lời dạng bài trắc nghiệm hay giải đáp đúng-sai, thì những câu hỏi luôn chỉ có một đáp án đúng. vì vậy họ ngầm giả định rằng mọi câu hỏi và vấn đề đều như thế cả. Và khi không thể tìm được một giải pháp có vẻ hoàn chỉnh, họ đầu hàng.
    Song hầu hết vấn đề đau có giống những đề thi trong trường. Hầu hết vấn đề đèu có nhiều giải pháp. Và ngay khi tôi buộc các học viên nhận thức được điều đó, họ đều tìm ra nhiều giải pháp...
  8. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    (trích chương 5 - Hãy giống trẻ con thêm nữa)
    ... "Muốn tăng khả năng sáng tạo, nhà tâm lý Jean Piaget viết, bạn hãy giữ lại một phần trẻ thơ, với tính sáng tạo và phát mình vốn là đặc điểm của trẻ con trước khi chúng bị xã hội người lớn làm cho méo mó".
    Robert Oppenheimer nhất trí: "Trong số những đứa trẻ đang nô đùa trên đường phố kia, sẽ có nhiều đứa giải được vài bài toán vạt lý hóc búa bởi vì chúng còn những cách cảm nhận giác quan mà tôi đã đánh mất từ lâu".
    ... Bản thân Eistein từng nói: "Đôi lúc tôi tự hỏi làm sao tôi lại là người triển khai thuyết tương đối. Theo tôi, lý do là vì một người trưởng thành không bao giờ ngừng(?) suy nghĩ về các vấn đề không gian và thời gian. Đó là những điều mà anh ta từng nghĩ khi còn là trẻ nhỏ. Song sự phát triển trí năng của ttôi bị chậm lại, từ đó tôi chỉ bắt đầu ngạc nhiên về không gian và thời gian khi tôi đã lớn lên rồi".
    Bạn hãy nhớ câu chuyện trong quyển Zen and the Art of Motorcycle Maintenance của Robert Pirsig, nói về một cô gái không biết phải viết gì khi được yêu cầu soạn ra một đoạn 500 chữ về nước Mỹ. Thầy giáo bảo cô viết về Bozeman, Montana, nơi ngôi trường toạ lạc, thay vì viết cả về nước Mỹ. Cũng không có kết quả gì.
    Thầy lại bảo viết về con đường chính tại Bozeman. Vẫn không.
    Rồi ông bảo, "Em hãy thu hẹp phạm vi lại thành mặt tiền một toà nhà trên phố chính của Bozeman. Nhà hát Opera. Em hãy bắt đầu viết về viên gách nằm ở góc trên bên trái."
    Đến tiết học sau cô học trò nộp một bài dài 5000 chữ về mặt tiền toà nhà hát Opera.
    Cô kể lại: "Tôi ngồi trong quầy hamburger bên kia đường, bắt đầu viết về viên gạch đầu tiên, rồi viên thứ nhì, rồi đến viên thứ ba thì mọi thứ khởi động và tôi không thể dừng lại."
    Theo Pirsig, lúc đầu cô học trò bí vì cô ta cố gắng lặp lại những gì mình từng nghe nói... Cô không thể nghĩ ra điều gì để viết về Bozeman bởi lẽ không thể nhớ được điều gì đã nghe mà đáng để lặp lại. Cô không hề ý thức rằng tự thân mình cũng có thể nhìn và thấy một cách tươi mới mà không cần tham chiếu đến những gì đã nghe nói trước đó."
    Trẻ nhỏ không bị bí như vậy vì chúng không biết những gì trước đó. Chúng chỉ biết bây giờ. Cho nên khi tìm giải pháp cho một vấn đề bản thân chúng nhìn và thấy một cách tươi mới, lần nào cũng mới.
    Chúng phá lệ vì chúng không biết là có lệ. Chúng đứng trên thuyền và lắc cho thuyền tròng trành. Vào nhà thờ thì chúng hét toáng lên, rồi lại nghịch que diêm, lại còn đấm tay vào phím đàn piano nữa chứ.
    ... "Trẻ nhỏ là nhà khoa học bẩm sinh." Carl Sagan nói. "Chúng hỏi nhiều câu sâu xa về khoa học. Tại sao mặt trăng lại tròn? Tại sao bầu trời lại xanh? Giấc mơ là gì? Tại sao ta có ngón chân? Sinh nhật trái đất là ngày nào? Đến khi lên trung học ít jkhi chúng đặt ra những câu hỏi tương tự."
    "Khi bước chân vào trường, trẻ con là dấu chấm hỏi và khi ra trường là dấu chấm than" Neil Postman phụ hoạ.
    Vậy bạn hãy trở thành dấu chấm hỏi đi. Nếu chưa tìm được lời đáp nào có ý nghĩa, có lẽ bạn còn cơ hội cải thiện đấy.
    - Tại sao dây chuyền sản xuất của hãng ta lại sắp xếp như thế?
    - Tai sao nhân viên tiếp tân lại ngồi sau bàn giấy? Tại sao bản thân ta cũng ngồi như thế?
    - Tại sao danh thiếp của ta, văn phòng phẩm, catalog... lại trình bày như thế?
    - Tại sao sản phẩm ta lại được đóng gói như vậy?
    - Tại sao quày bếp và bồn rửa chén lại có độ cao chừng đó?
    - Tại sao vòi nước ở nhà bếp phải vặn bằng tay thay vì có cần đạp bằng chân?
    - Tại sao tủ lạnh không có loại ngăn kéo ra được mà phải mở cánh cửa tủ?
    - Tại sao chữ "Sữa" lại được viết to nhất hay to nhì trên hộp sữa tươi? Ai ai cũng biết đó là hộp sữa rồi mà, tại sao không dùng khoảng không gian đó cho việc gì năng suất hơn?
    ...
    Ai trong chúng ta cũng có trong đầu hình ảnh của bản thân mình. Vậy cái hình ảnh đó, kẻ sẵn có trong đầu ta, bạn thấy hắn bao nhiêu tuổi?
    Khi tôi đặt câu hỏi này cho một trong những người có khả năng sáng tạo cao nhất mà tôi biết (chính là hoạ sĩ minh hoạ quyển sách này), hắn trả lời "Sáu".... Trong vô thức, hắn thấy mọi thứ qua cặp mắt của chú nhóc sáu tuổi... Khi bàn luận về một quảng cáo truyền hình về thức ăn cho mèo, hắn tự hỏi theo quan điểm của mèo thì thế giớin ày nó ra làm sao - khi đang chạy thì mèo thấy tường vách, cầu thang, bàn ghế ra sao? Mèo mơ mộng những gì? Thức ăn của mèo trông ra sao? Liệu mèo có thấy món "Cá hồi đóng hộp"như ta nhìn thấy không? Những câu hỏi cứ thế tiếp diễn.
    Đang nghiên cứu một quảng cáo truyền hình cho Smokey Bear, một người bạn khác của tôi cũng-gần-trẻ-như-thế bỗng thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu thú trong rừng hẹn gặp nhau cắm trại mỗi mùa hè ở sân sau nhà chúng tôi, rồi khi nhổ lều cũng để lại những đống lửa trại còn âm ỉ cháy như ta để lại những đống lửa trại còn âm ỉ cháy trong rừng của chúng khi ta trở về thành phố?
    Một người bạn khác lại tự hỏi quầy nông sản có vẻ như thế nào sau khi cửa hàng thực phẩm đóng của. Liệu quả chanh Sunkist có ve vãn nàng bông cải rằng mình đẹp đôi không?
    Cứ để đứa trẻ trong bạn lên tiếng. Đừng e dè gì hết.... Hãy quên đi những gì từng làm trước đây. Hãy phá lệ. Đừng theo logic. Hãy gàn dở. Hãy tự do.
    Hãy là trẻ thơ.
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 01/12/2005
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Nhờ MOD xóa hộ !!!
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 02/12/2005
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP THEO)
    3. Một tính cách tiêu biểu của các Người có óc sáng tạo phi thường là ra sức "sản xuất"
    Hãy làm việc. Đặc điểm khác biệt của Người có óc sáng tạo phi thường & Thiên tài) là tính hiệu quả. (luôn làm việc)
    Sáng tạo ?" khoán cho mình phải luôn nghĩ ra những ý tưởng mới; cung cách nghĩ mới. Đừng bao giờ sợ thất bại.
    Thomas Edison có đến 1093 bằng phát minh & sáng chế, đó vẫn đang là một kỷ lục:
    Ông đảm bảo năng suất làm việc cao bằng cách đặt ra "khoán" cho mình và các trợ lý & cộng sự một lượng nhất định ý tưởng:
    phải có những chỉ tiêu phải đạt được: một phát minh nhỏ mỗi mười ngày và phải có các ý tưởng hay một phát minh lớn mỗi sáu tháng.
    Johann Sebastian Bach viết một bản nhạc mỗi tuần ngay cả khi ông ốm đau hay mệt mỏi. Wolfgang Mozart đã viết hơn 600 bài nhạc.
    Đừng sợ nghĩ ra những ý tưởng tầm thường, bởi lẽ từ những thứ tầm thường đó bạn sẽ có cơ hội đi đến những định luật mới.
    Theo một nghiên cứu về 2036 nhà khoa học trong suốt lịch sử, ông Dean Keith Simonton, trường Đại học California (Mỹ) cho thấy hầu hết các nhà khoa học được kính trọng đưa ra không chỉ những phát minh lớn mà còn có rất nhiều phát minh... thất bại.
    Họ không sợ thất bại, cũng không đưa ra những thứ tầm thường hay ngại những ý tưởng "tầm thường" để đến được những phát minh lớn lao & để đặt được kết quả tuyệt vời.
    4. Cố gắng kết hợp mọi thứ! Cho dù nó có vẻ kỳ cục đến đâu
    Hãy đưa ra những kết hợp mới lạ.
    Người có óc sáng tạo & (Thiên tài) có những sự kết hợp mới lạ

    Giống như những đứa trẻ say mê với khối hộp xếp, các Người có óc sáng tạo (Thiên tài) luôn kết hợp và phối hợp lại những ý tưởng, hình ảnh và suy nghĩ.
    Kết hợp mọi thứ - thay đổi; xáo & trộn ...
    Kết hợp, tái kết hợp, các ý tưởng, hình ảnh và ý nghĩ cho dù nó bất thường hay không phù hợp đến thế nào.
    Định luật về di truyền mà khoa học về di truyền học hiện đại đang dùng làm nền tảng & lấy làm cơ sở được đưa ra bởi
    một thầy tu người Áo, Grego .Mendel. Ông đã kết hợp toán học và sinh học để Sng tạo & đưa ra ra một ngành khoa học mới.
    5. Tạo các mối quan hệ giữa những vấn đề khác nhau
    Các Mối quan hệ mang tính hình thức, hay liên kết những vấn đề chẳng liên quan đến nhau.
    Người có óc sáng tạo (& Thiên tài) thúc đẩy những mối quan hệ. Khả năng phi thường của họ khi kết nối những thứ có vẻ như không hề liên hệ với nhau giúp họ nhìn thấy những điều mà người khác bỏ sót.
    Da Vinci nhận ra sự giống nhau giữa tiếng chuông và hòn đá rơi xuống mặt nước và đưa ra mối liên hệ giữa âm thanh của một cái chuông và một hòn đá rơi xuống nước.
    Điều này cho phép ông liên tưởng & kết luận rằng âm thanh truyền đi theo dạng sóng.
    Samuel Morse đã phát minh ra đài tiếp âm để tiếp nhận những tín hiệu điện tử khi quan sát thấy đài tiếp âm dùng cho ngựa.
    (CÒN TIẾP)
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:32 ngày 02/12/2005

Chia sẻ trang này