1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Tam Quốc

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi thanhhai, 01/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Bàn về Tam Quốc

    Từ nhỏ tôi đã mê đọc Tam Quốc. Lớn lên cũng vẫn thích đọc. Hồi ấy, bộ Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Hán Trung do Phan Kế Bính dịch, Nhà xuất bản Phổ Thông ấn hành, gồm 13 tập (sau này mới in lại thành 8 tập). Lúc còn bé mê Tam Quốc qua những tranh vẽ minh họa, lớn một chút thì thích những hình tượng anh hùng như Quan Vân-trường, Triệu Tử-long, Gia-cát Lượng, Khương Duy. Rồi thêm chút nữa, bắt đầu mê kết cấu chương hồi mở rồi lại khép, đọc như không muốn dứt, mê những cảnh tả các miền đất mà những đoàn quân chinh chiến đã đi qua. Lại nữa, mê những cảnh đối nhau chan chát như khi Khổng Minh du thuyết Đông Ngô. Lớn rồi, đọc lại thấy trong truyện có những trường đoạn ẩn giấu phép xử thế làm người: Triệu Tử-long xông pha trận mạc cứu A-đẩu, Lưu Huyền-đức ba lần nhún mình đến lều gianh. Từ Thứ gạt lệ chia tay để tròn chữ hiếu với mẹ già, Mạnh Hoạch bảy lần bắt, bảy lần tha mới thật tâm phục khẩu phục.

    Thế giới các nhân vật trong Tam Quốc cũng thật là phong phú. Từ những bậc thông minh, trí dũng như Tôn Quyền đến những kẻ gian hùng như Đổng Trác, Tào Tháo. Từ những bộ óc mưu lược như Bàng Thống, Tư Mã Ý cho đến những viên tướng khỏe địch muôn người như Trương Phi, Mã Siêu. Từ những tấm gương trung kiên với nhà Hán như Vương Doãn, Nễ Hành đến những kẻ đắc chí phản chủ như Chung Hội, Đặng Ngải. Từ tao nhân mặc khách cho đến quyền quý giai nhân, ? Tất thảy đều được miêu tả sống động, cuốn hút người xem từ đầu đến cuối!

    Còn các bạn, các bạn có những lời bình gì, những kỷ niệm gì về Tam Quốc?


    Thanh Hải
    -------------------------
    www.thanhhai.com
    -------------------------
  2. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái này mình ko hiểu sao 1 tay như Quan Vũ lại được thần tượng hoá lên , gọi cái gì là biểu tượng của lòng trung nghĩa ...

    Majin-Boo

  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hỏi Bô phát, tại sao người ta đọc KD cũng thường nhận xét Quách Tĩnh là biểu tượng của lòng trung nghĩa? Giữa Quách Tĩnh và Quan Vũ giống và khác ở điểm nào?
    Bô trả lời nghiêm túc 1 tí thì kô còn là câu bài nữa đâu. Kiếm hiệp Cốc bàn Tam Quốc kết hợp với kiếm hiệp thử xem nào.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  4. ChuLai

    ChuLai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Quách Tĩnh không kiêu ngạo như Quan Vũ.

    Tháng năm đã qua, trong tim chúng ta vẫn còn thương nhớ

  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chu huynh nói đúng, nhưng không liên quan gì đến biểu tượng của lòng trung nghĩa.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  6. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Nhân vật Quan Vũ được người Hoa tôn lên hàng thánh và lập đền thờ, quái đản thật! Quan Vũ thực ra là một kẻ không có danh gì trong chính sử Trung Quốc (đấy là mấy bác nghiên cứu sử Tàu bảo TIO thế nhá!). Thế mà ở miền Hoa Bắc người ta thờ Nhạc Phi và ở Hoa Nam người ta thờ Quan Công trong võ miếu, tức là ông này được xếp ngang một danh tướng có thực, từng chống xâm lăng phương bắc thời nhà Tống. Nói so sánh một cách hình tượng thì việc này cũng tương đương với việc Thuý Kiều được thờ ngang với Hai Bà Trưng! Quái gở thật!
    Khi nói về những ưu khuyết điểm của nhân vật Quan Vũ là người ta đang nói về một nhân vật tiểu thuyết, những hay dở của nhân vật đó đều do ngòi bút La Quán Trung tạo nên. Có gì không bằng lòng với Quan Vũ, cứ lôi La Quán Trung ra mà kiện!
    (Hì, chưa đọc Tam Quốc, chỉ có mấy câu linh tinh, cốt để nuôi topic, dù sao bác thanhhai cũng là người quen).
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  7. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hình như 2 đồng chí này đều thủ thành đến chết thì phải

    I'm just the shadow of the man I used to be
    And it seems like there's no way out of this for me
  8. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại không thể gọi Quan Công là biểu tượng của lòng trung nghĩa. Không chỉ trung với Lưu Bị khi đã là Hán Trung vương, mà còn nghĩa ngay từ khi chưa nên sự nghiệp. Từ cái thuở Lưu, Quan, Trương kết nghĩa ở Vườn Đào, mối quan hệ của họ là một mối quan hệ sâu nặng, bền chặt nhất, vượt ra cả ngoài bộ tiểu thuyết này để trở thành một điển cố văn học.
    Cái nghĩa của Quan Công không chỉ thể hiện ở việc Tào Tháo đem ngựa Xích Thố ra mua chuộc mà Quan Công vẫn quyết chí đi tìm anh, qua 5 cửa ải chém 6 tướng, mà còn ở khi gặp lại Tào Tháo ở hẻm Hoa Dung, Quan Công cũng sẵn sàng lấy cái chết để báo đáp lại sự đối đãi của Tào ngày trước.
    Cái kiêu của Vân-trường, có chăng chỉ là kiêu bạc của một kẻ anh hùng, giống như các nhà nho vẫn mang bên mình một chữ "sỹ [diện]" vậy.
    Thanh Hải
    -------------------------
    www.thanhhai.com
    -------------------------
  9. T_T_T_new

    T_T_T_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    A di đà phật.
    Có phải cứ làm việc thật thì mới được thờ như Thánh đâu ?
    Đấy, như Thánh cô có làm gì mà được gọi là Thánh ( )
    (vì thế bần tăng gọi là Thiếu cô thôi).
    Quan Vân Trường thì có thực.
    Còn công của ông đến đâu thì,... chẹp, lôi mấy quyển cổ sử mà tra chắc hết ngày. Nhưng nên nhớ là dân Trung Hoa đã thờ Quan thánh Đế quân như một biểu tượng của lòng trung nghĩa, của Dũng khí từ trước khi La Quán Trung viết nên kiệt tác Tam quốc Diễn nghĩa. Truyện của LQT cũng là tập hợp từ rất nhiều những tư liệu, quan niệm, rồi mới hệ thống và thêm thắt vào. "7 thực 3 hư" mà.
    Ít ra Quan Vân Trường có công cũng còn thực, và công cũng lớn hơn anh Quách Tỉnh nhà ta. (chả biết anh QT có tên tuổi thật không nữa).
    Chẳng hạn như trong chùa bần tăng, ngoại trừ ba vị : Bản sư Thích Ca, Anan, Ca Diếp có nhục thân xác thịt thật, chứ còn hàng loạt chư Phật như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Di Đà... làm gì có thật ? Di Lặc tôn Phật nữa, được coi là Đông Lai, ngang hàng với Như Lai, tìm ở đâu.
    Hèm hèm, lại thèm thịt rồi.
    Không thị Sắc, Sắc danh Không
    Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đọc Tam Quốc, một trong những người tại hạ kính trọng nhất là Quan Vũ. Khâm phục ông ở võ công, khí thế, lẫn lòng trung nghĩa.
    Về võ công, rất nhiều ý kiến cho rằng Quan Vũ không xứng đáng được thờ ở Võ Miếu. Thật sự mà nói, luận về võ nghệ, người giỏi nhất trong Tam Quốc chính là Lã Bố. Anh này còn được gọi là Chiến Thần cơ mà. Những người giỏi (khỏe) ngang Quan Vũ cũng không hiếm. Tuy nhiên Quan Vũ lại được thờ phụng bởi vì ông có cái khí chất và phong phạm của một Đại tướng, có cái uy để trấn áp quần hùng.
    Người TQ, đặc biệt là trong văn chương, rất giỏi về việc khắc họa hình tượng, từ đó nêu bật lên tính cách. Triệu Tử Long, Mã Mạnh Khởi đều là những người mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như son, rất hào hoa phong nhã, dũng mãnh thiện chiến, xét về võ nghệ không kém Quan Vân Trường. Tuy nhiên ở họ không có cái oai phong lẫm lẫm như Quan Vũ. Họ có thừa dũng, nhưng họ lại thiếu uy. Chính cái uy đấy đã khiến cho Chu Du phải hãi sợ, không dám ám hại Lưu Bị. Cũng chính cái uy đấy đã giúp cho Quan Vũ một mình một thuyền sang Đông Ngô uống rượu với Lỗ Túc, mặt vẫn không hề đổi sắc.
    Nói đến đây lại chợt nhớ đến bộ phim Tam Quốc của TQ. Phải công nhận người thủ vai nhân vật Quan Vũ diễn xuất rất xuất sắc, rất có thần. Từ cái liếc nhìn, cái nghiêm nghị, cho đến cái cách vuốt râu, đều rất ư .... Quan Vũ.
    Còn về lòng trung nghĩa của Quan Vũ thì cũng chẳng cần phải bàn nhỉ. Những câu như "người ở Tào nhưng lòng ở Hán" đã trở thành một thứ thành ngữ. Còn nghĩa ư? Tha Tào Tháo ở Hoa Dung để tròn nghĩa xưa, trong khi quân lệnh trạng với tử tội ở trước mắt. Một việc như thế thử hỏi mấy ai dám làm không?
    Nói đến nghĩa khí trong Tam Quốc, những đoạn như Thái Sử Từ một mình một ngựa giúp mẹ báo ơn, Quan Vân Trường thả Tào Tháo ở Hoa Dung vô cùng đặc sắc. Nó cho ta cảm giác của những người trong giang hồ, không ngại hiểm nguy, bỏ qua những giá trị hủ lậu, chỉ hành động theo con tim của mình. Trong quan niệm truyền thống của Vân Trường, ông vẫn xem Tào Tháo là kẻ phản nghịch. Nhưng kẻ phản nghịch đó đã có ơn tri ngộ với ông, đã nghĩa khí thả ông đi, thì ông cũng phải đáp trả cái nghĩa đó. Quả thật Tào Tháo đã quá cao tay khi mua được nghĩa khí trong lòng Quan Vũ.
    Cuối cùng dù Quan Vũ có kiêu ngạo, gàn bướng gì đi chăng nữa, cũng không thể làm suy giảm sự kính trọng của tại hạ đối với ông ta. Xin dùng câu thơ của Hồ Chủ tịch để làm lời kết:
    Vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công​

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can

Chia sẻ trang này