1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Tam Quốc

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi thanhhai, 01/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Lí do đơn giản là ông La Quán Trung ông ý viết về nhân vật này ngắn hơn các nhân vật kia.
    Coi nhân vật nào kém,nhân vật nào hay thì tuỳ quan điểm mỗi người . Đối với muội thì Tư Mã Ý vẫn là anh hùng bậc nhất ,(chứ ko hẳn là "gian hùng " ,thời loạn thế nào là "trung" ,thế nào là "gian"?.)Kết cục kẻ nào được thiên hạ thì kẻ đó chính là anh hùng.

    .
    Tư Mã Ý là người có dã tâm nhưng lại là bậc kì tài, nên để sử dụng được Tư Mã ý cần có tài năng vượt trội. Họ Tào sử dụng Tư Mã Ý nhưng tài năng ko theo kịp nên cuối cùng Tào Mạo bị diệt, ngôi hoàng đế bị thoán đoạt. Nếu nói Tào Tháo là "gian hùng " bậc nhất, liệu có thể nói rằng Tư Mã Ý là người có được "thiên thời địa lợi"? Phải chăng, nếu thế chân vạc ko bị phá, Tào Tháo chưa chết thì Tam Quốc sẽ có kết cục khác?
    Khi Lưu Bị vào Tứ Xuyên, Vương Luỹ đã khuyên can Lưu Chương: "Lưu Bị là kẻ kiêu hùng trong thiên hạ, trước ở với Tào Tháo thì rình rập mưu hại, sau nương Tôn Quyền liền đoạt Kinh Châu. Với 1 kẻ tâm địa như vậy, liệu sống chung có yên ổn ko?".
    Chỉ một lời nói mà đã thể hiện rõ bản chất của Lưu Bị,đáng thương cho Lưu Chương ngu dốt ,rước giặc vào nhà mà ko biết .Đó cũng chính là kế "đổi khách thành chủ"(phản khách vi chủ) đúng ko nhỉ?
    Tiểu ma nữ
    Được heoconlonton sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 20/07/2003
  2. Onewingedangel

    Onewingedangel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    1.590
    Đã được thích:
    0
    Các đại huynh nói rất đúng, em thấy về sau cuộc chiến của Tam Quốc chỉ xoay quanh 2 nhân vật Tư Mã và lão Lượng ,đấu trí giữa 2 nhân vật ấy xem rất hay chỉ tiếc rằng Tư Mã xuất hiện muộn wá , kẻ nối ngôi của lão Lượng là Khương Duy thì cũng chỉ học được 1 số cái thôi , sau khi lão Lượng hy sinh thì em thấy chuyện ko còn hấp dẫn nữa

    I'M NOT DREAMING,
    I'M A DREAM.
    ....I HAVE TO FIND MY WING
  3. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Hic hic ,muội cũng câu được vài bài trong cái topic này mà chẳng có ai khen cả,toàn khen các đại huynh thôi.
    Về ăn cơm đã ,chuyện Khương Duy thì để chiều bàn .Nhưng mà thực sự Khương Duy chỉ giỏi trận mạc chứ ko có đầu óc chính trị, chính vì điều đó nên Thục mất cũng là lẽ đương nhiên thôi.
    Tư Mã Ý chỉ ở hai nơi Ung, Lương cũng đã có hơn 10 vạn người còn cả nước Thục cũng chỉ có 1 đội quân 10 vạn người, giữ cho nước Thục ko bị diệt vong cũng đã là công lớn của Gia Cát Lượng rồi. Khi Gia Cát Lượng mất, đọc Tam Quốc cũng kém phần thú vị, vì Tư Mã Ý cũng mất đi đối thủ để so tài cao thấp.
    Tiểu ma nữ
  4. VIETHUY80

    VIETHUY80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    0
    Các vị huynh đài
    Đọc Topic này tôi mới giật mình sửng sốt
    Thứ nhất,lâu nay tôi vẫn coi con gái tầm nhìn không qua ngọn cỏ, Vậy mà vào đây đọc được bài viết của em Heoconlonton mà thấy vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Nó thay đổi hẳn quan niệm của tôi về con gái:
    Bàn về cách dùng người của Gia Cát Lượng, em Heo viết:
    ___________________________________________________________
    Trích bài viết em Heo trang 5
    "Có thể nói sau khi Gia Cát Lượng chết ,nước Thục mất cũng là do 1 phần Gia Cát Lượng khi còn sống ,tuyển chọn nhân tài quá xét nét ,nên dưới trướng khan hiếm nhân tài nhất là những người có tài thao lược"
    Gia Cát Lượng đã từng nói về cách dùng người của mình.
    "Một là dùng lời lẽ thị phi để thử thách ý chí và phẩm chất của họ,xem có kiên cường và tốt đẹp hay ko.(Đây là đề cao chữ "chí")
    Hai là tranh luận với họ để xem có khả năng ứng biến hay ko
    Ba là hỏi về mưu kế xem họ có suy nghĩ thấu đáo và sâu sắc hay ko.(chữ "trí")
    Bốn là xem họ có dũng cảm hay ko (chữ''''''''''''''''''''''''''''Dũng'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''')
    Năm là cho họ uống rượu thật say rồi quan sát tính cách biểu hiện của họ (chữ "nghiêm")
    Sáu là đem bả vinh hoa ,lợi lộc ra dụ dỗ,bày ra trước mặt xem họ có liêm khiết hay ko?(chữ "liêm")
    Bảy là giao việc và định ngày phải xong xem họ có giữ chữ tín hay ko (chữ "tín")
    Điều này thể hiện việc dùng người quá khắt khe,dùng người quá khắt khe ,thì sẽ dẫn tới việc thui chột nhân tài.TRong khi đó ,Tào Tháo dùng người rất thoáng,chịu lắng nghe ý kiến của người khác để bổ sung cho mình"
    ______________________________________________________________
    Gia Cát Lượng tuyển chọn nhân tài quá khắt khe, do đó khi ông mất, có ít nhân tài kế tục được ông để giữ được nước Thục.Vì vậy không có ai giữ nước.
    Tào tháo dùng người quá thoáng, cứ có tài là dùng, chính vì thế khi mất đi,những nguời tài này (điển hình là Tư Mã Ý) lật đổ con cháu họ Tào. Vì thế mà mất nước.
    Thế mới biết, dùng người thật khó, khắt khe quá thì cũng không hay, thoáng quá lại càng không tốt.Theo em heo, ta phải dùng người như thế nào.????
    Bàn về cách nhìn người, điển hình ở đây là Tư Mã Ý, em Heo viết
    _______________________________________________________________
    Trích bài viết em Heo trang 5
    "Nhưng mà nếu nói Tư Mã Ý để lại tiếng xấu cũng ko hẳn là đúng ,thời loạn ,ai giỏi thì người đấy được thiên hạ thôi .Kết cục là quan trọng ,dù cả cuộc đời thắng bao nhiêu trận đánh,hạ bao nhiêu thành nhưng ko làm nên đại nghiệp thì cũng chỉ là kẻ bại trận mà thôi."
    _______________________________________________________________
    Bỏ qua tiểu tiết, nhìn vào đại cục, Nhìn được người như thế thì cánh đàn ông bọn anh cũng nghiêng mình trước em Heo.
    Tuy nhiên, anh xin bổ sung là Khổng Minh ứ phải là do bại trận, ai cũng biết Khổng minh do số trời định đã ra đi trước Tư Mã Ý, thử hỏi nếu Khổng Minh còn sống, Tư Mã Ý có làm nên đại nghiệp được không, làm sao mà lấy được thiên hạ được.
    Nói Tư Mã Ý là anh hùng là đúng, nhưng mà nói Khổng Minh bại trận là sai ấy nhé. Ông ấy thua trời, ứ thắng được trời, chứ không phải do thua Tư Mã Ý.
    Em heo đâu, vào đây anh em mình bàn cách dùng người.
    Lâu lâu mới gặp được người tri kỷ.Anh vui lắm. Thế mà cứ tưởng Box kiếm hiệp này không có ai bàn được Tam Quốc.Hóa ra gặp được em Heo!
    Lần sau anh em mình bàn về "chí", "trí", "nghiêm","liêm","dũng","tín" nhé
    Được viethuy80 sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 03/08/2003
  5. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Các vị bàn luận hay quá. Em xin bái phục!
    Em nghĩ Khổng Minh quá giỏi. Ông hơn mọi người nhưng lại không thể hơn trời! Ông hiểu được khó có thể khôi phục lại nhà Hán! Nhưng ông vẫn theo Lưu Bị. Đó là vì cảm ơn nghĩa của Lưu Bị. Dốc hết lòng phục vụ nhà Hán (nên mới chết trẻ như vậy (54 tuổi)).Quả là một bậc anh hùng.
    Nếu nói Khổng Minh chọn người quá khắt khe. Thì cũng đúng thôi. Ông quá giỏi nên những người được ông coi trọng cũng phải không nên quá kém ông chứ! Hơn nữa 1 người tướng có đủ cả tiêu chuẩn mới xứng là tướng chứ! Khổng Minh tuy tìm được Khương Duy, nhưng rốt cuộc Khương Duy chỉ có cái trí đánh trận, các mặt về kinh tế chính trị đều không có. Sao mà trị nước được! Vua thì không coi trị được triều chính, tin vào hoạn quan. Đó là cái số của nhà Hán! (Có người nói do Lưu Bị ném con để lấy lòng binh sĩ nên con mới như vậy)
    Điều em ngạc nhiên nhất là Khổng Minh giỏi, vợ ông cũng giỏi. Vậy tại sao con lại kém nhi?

    Life is ocean of misery!
    Đã là phúc thì không phải là hoạ, đã là hoạ thì không tránh khỏi!
    Nếu không muốn hối hận thì đừng làm, đã làm thì đừng hối hận!
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Thì đã bảo là Khổng Minh khôn lắm, biết là khí số nhà Hán tận, mình cũng chỉ thọ 54 tuổi thôi, cho nên mới quyết định giúp Lưu Bị để được tiếng thơm, còn thằng con thì cho ở nhà cày ruộng tránh nạn binh đao, định kiếm đường hương hỏa. Hỡi ơi, đúng là "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên"! Thằng con lẫn thằng cháu đều nối gót cha ông đi bán muối cả.
    Khổng Minh làm gì mà thua trời. Khổng Minh đánh trận giỏi hơn Tư Mã Ý thật đấy, nhưng cũng chỉ kẻ tám lạng người nửa cân thôi. Ý trẻ hơn Lượng, Lượng mà kô bệnh chết cũng chẳng thể đem quân xâm nhập Trung Nguyên được, vì Ý phòng thủ hay quá. Hơn nữa, Khổng Minh lúc trước dùng kế li gián, sau lại bị chính Tư Mã Ý giở trò "gậy ông đập lưng ông" đến hai lần. Có lúc đang thắng thế thì lại bị Lưu Thiền triệu hồi về. Tướng ở sa trường có thể bất tuân lệnh vua, Khổng Minh nào há chẳng biết điều ấy? Thế mà vẫn giữ lấy cái chữ "trung" nhỏ bé, quên đi chữ "trung" lớn hơn - khôi phục Hán thất.
    Trong 7 lần ra Kỳ Sơn chỉ có mỗi lần 4 và lần 6 là Khổng Minh tạm gọi là chiếm ưu thế rõ rệt mà thôi. Lần 4 thì Ý phải dùng kế phản gián. Còn lần 6 thì ông trời cứu mạng Ý. Nhưng cũng chính ở lần 6, ngay đợt ra quân Khổng Minh đã bị Ý đánh cho 1 trận đầu tan tác. Rồi cuối cùng Khổng Minh lại đem quân đóng ở gò Ngũ Trượng, đúng là khí số đã tận rồi. Ngoài 2 lần đó ra thì 4 lần còn lại chẳng có được lợi thế gì cả.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
  7. VIETHUY80

    VIETHUY80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    0
    Khổng Minh không thua trời thì thua ai nữa, Đứa nào được trời mưa cứu thoát nhỉ, dạ thưa là thằng Tư Mã Ý, bị Khổng Minh nhốt trong hang, định thiêu sống. Vậy mà tự nhiên trời ầm ầm nổi cơn giông, mưa như trút nước. Thế có phải là "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên " không?

    Khổng Minh không thua trời thì thua ai nữa,Ông mất sớm khi 2 bên đang giao tranh dữ dội, số mệnh ông thế. Thử hỏi không do trời định thì do ai?
    Tư Mã Ý giỏi thì giỏi thật, nhưng so với Khổng Minh thì chỉ làm trò hề mà thôi, đến chết mà Khổng Minh còn lừa được Tư Mã Ý, thử hỏi ai làm được như thế, Ngồi trong thành gảy đàn mà đuổi được Tư Mã Ý, thử hỏi ai làm được như thế.Than ôi, vậy mà khi đến trận quyết định giết chết được Tư Mã Ý thì trời lại không giúp cho. Thử hỏi nếu trận ấy thành công thì có phải là bình định được Giang Sơn không!
    Khổng Minh sai lầm lớn nhất là 7 lần bắt và tha Mạch Hoạch,
    (Mạnh hay Mạch nhỉ). Thứ nhất là chỉ vì muốn Mạch Hoạch phục mình mà mất thời gian, mất thời cơ để làm việc lớn khác. Hao binh tổn tưởng không cần thiết. Giết người quá nhiều không cần thiết. Tổn thọ là đúng thôi Khổng Minh ơi!
    ________________________________________________
    huybaichay@yahoo.com
    ________________________________________________
  8. meocutduoi

    meocutduoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cứ nói mãi về Tam Quốc - nhưng mà quả thật, mèo con không nghĩ rằng Tam Quốc là truyện KH đâu! VH TQ thời kỳ nhà Minh, nhà Thanh có 3 tp tiêu biểu nhất là: Thuỷ Hử, Tam Quốc chí, Tây Du Ký. Có cái anh gì gì ở trong 1 topic khác nói TQ và Thuỷ Hử là 2 tp được Trung Quốc công nhận là truyện KH. Mèo chưa sang TQ nhưng biết chắc 1 điều là chẳng có nhà phê bình nào của TQ nói như vậy. Thời kỳ phong kiến, người ta có gọi TQ la "Tam phản" và được xếp vào trong phần "giảng sử". Đến bây giờ, TQ vẫn được coi là tiểu thuyết lịch sử. Tuy vậy, TQ đã vượt xa các tp cùng thể loại (ví dụ như Đông Chu) là nhờ những sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nvật điển hình của La Quán Trung ---> 3 hư 7 thực. Nhưng dù gì chăng nữa, xét cho cùng, TQ được viết trong thời kỳ Minh -Thanh, viết về xh phong kiến với những cuộc nội chiến liên miên, về sự cực khổ của nhân dân. Nhân vật chính của TQ là những nhân vật có thật, những nhà mưu lược. TQ hoàn toàn khác xa các truyện KH. Truyện KH tình tiết không có thật (chỉ có hoàn cảnh lịch sử là thật); nhân vật chính là các hiệp khách lăn lộn giang hồ; cốt truyện mang đậm phong cách của võ lâm, chỉ tập trung xung quanh những người học võ. TQ không thể xếp vào ngăn KH được vì nó khác hoàn toàn. Bên cạnh đó, nếu ai đã đọc thêm những tp kiểu như Tuỳ Đường chí truyện, Bình yêu truyện... của La Quán trung thì sẽ thấy rằng ông không phải là người viết truyện KH! Hic, thế nha, kết luận thứ nhất: TQ không phải truyện KH. (có nên chuyển topic này sang box Văn học không nhỉ? Thôi... )
    ----------------
    Thieu_Iot ở trang 1 có nói:
    Nhân vật Quan Vũ được người Hoa tôn lên hàng thánh và lập đền thờ, quái đản thật! Quan Vũ thực ra là một kẻ không có danh gì trong chính sử Trung Quốc (đấy là mấy bác nghiên cứu sử Tàu bảo TIO thế nhá!).
    Đúng là người TQ tôn Quan Vũ lên là thánh và có lập đền thờ nhưng chuyện này đã có từ thời thời nhà Mình & nhà Thanh. Nhưng đây là vì lý do chính trị, chứ chưa chắc đã là do nhân dân tôn sùng mà lập nên.
    Kieuphong cũng đã nói: Quan Vũ là biểu tượng của lòng trung nghĩa.
    Hiểu chính xác thì phải là lòng trung nghĩa đối với triều đình phong kiến! Quan Vũ là 1 tướng giỏi, lập nên nhiều công danh lẫy lừng nhưng vẫn trung thành với nhà Hán - khác các vị tướng giỏi khác, Quan Vũ không bao giờ có ý định phản nghịch. Giai cấp phong kiến đã lợi dụng lòng trung nghĩa này; suy tôn QV lên theo cách thần thánh hoá. Mà thực ra, chính La Quán Trung cũng đã tô vẽ thêm cho nhân vật Quan Vũ - ngoài đời thì không như thế (tương tự như nhân vật Gia Cát Lượng). Nói chung, đúng là Quan Vũ là người trung nghĩa nhưng là cái trung đối với vua (với giai cấp phong kiến) và cái nghĩa trong cách sống với mọi người.
    Anh Thanhhai nói:
    Cái kiêu của Vân-trường, có chăng chỉ là kiêu bạc của một kẻ anh hùng, giống như các nhà nho vẫn mang bên mình một chữ "sỹ [diện]" vậy.
    Quan Vũ là người sống trong giai đoạn pk; La Quán Trung cũng sống trong pk ---> hiển nhiên là Quan Vũ trong truyện, nếu đã mang khí tiết của 1 hào kiệt (thời pk) thì cũng sẽ mang cả những nhược điểm - theo cách đánh giá thời nay nhưng là ưu điểm - trong đạo lý thời xưa. Cái này thì chẳng trách ai được cả - làm sao mà bắt 1 La Quán Trung thế kỷ 12-13 theo tư tưởng của người thế kỷ 20 - 21 được? Anh Thanhhai chê Quan Vũ là chê "cha đẻ" của ông ta - như vậy có oan nghiệt cho La hán Trung không nhỉ?
    ----------------
    Mệt qua, mèo mới đọc xong trang 1 nên chỉ dám nói vậy thôi. Lần cuối cùng mèo đọc TQ là cách đây khoảng 6-7 năm (bé tí) nên quên gần hết rồi - chỉ còn nhớ bố cục chung thôi. Mèo nói gì sai thì đừng trách mèo nha! Không có mèo xấu hổ lắm, chẳng biết giấu đuôi vào đâu cho hết ngượng...

    Mong ưóc mãi là 1 con mèo dễ thương... và sẽ tìm thấy 1 con mèo dễ thương khác... và "con mèo dễ thương khác" sẽ bắt chuột cho "******o dễ thương"...
  9. Cid

    Cid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào biết trong thiên thời - địa lợi - nhân hoà thì thiên thời là gì không.
    Tôn Quyền dựa vào địa thế hiểm trở của sông Trường Giang -> Địa lợi.
    Lưu Bị dựa vào lòng người còn hướng về nhà Hán và tài mị dân của mình -> Nhân hoà.
    Còn trong những điều kiện của Tào Tháo, cái gì được gọi là thiên thời?
  10. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Thiên thời à? Là nắm giữ cả một vùng trung nguyên rộng lớn. Nắm thiên tử trong tay!
    Không phủ nhận Tư Mã Ý giỏi. Nhưng so với Khổng Minh khác nào quạ đen so với phượng hoàng. Chẳng qua là Tư Mã Ý có nhiều quân, làm tướng không nể vua. Còn Khổng Minh lại quá trung thành, bị vua gọi về cũng phải về. Chứ nếu không thì chắc mọi chuyện đã khác. Khổng Minh chết mà còn đuổi được Trọng Đạt sống. Khổng Minh chết lâu rồi cũng đuổi đưọc Đặng Ngải. thử hỏi có ai đáng sợ vậy không? Khổng Minh mà dâng sao sống thêm 10 năm nữa thì chắc gì lịch sử đã như vậy.
    Còn nói Khổng Minh th Mạnh Hoạc là sai lầm thì chưa chắc. Bởi vì đó là cách duy nhất để đời đời về sau vùng đất ấy yên ổn!

    Life is ocean of misery!
    Đã là phúc thì không phải là hoạ, đã là hoạ thì không tránh khỏi!
    Nếu không muốn hối hận thì đừng làm, đã làm thì đừng hối hận!

Chia sẻ trang này