1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Tam Quốc

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi thanhhai, 01/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cid

    Cid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Không ổn rồi. Bác không nên quên là Tư mã ý được La Quán Trung xây dựng để làm đối trọng cho Khổng Minh. Đọc trong cả truyện không thấy đoạn nào Khổng Minh coi thường họ Tư Mã cả. Riêng việc nhận quần áo đàn bà của Tư Mã cũng đã cho thấy Khổng Minh không thể xoay chuyển được tình thế. Biết mình biết người, không gặp thất bại, đấy cũng là cái tài của Tư Mã Ý. Khổng Minh giỏi nhưng lại bị phản gián. Còn Tư Mã Ý trúng kế phản gián rồi lại được tiến cử. Thế cho nên không thể coi Tư Mã Ý kém hơn Khổng Minh quá nhiều được.
  2. Cid

    Cid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
  3. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh, nếu nói chỉ có 3 tác phẩm tiêu biểu thì có gượng ép quá ko? Ví dụ như Hồng Lâu Mộng (tất nhiên tác phẩm này thuộc loại khác), Nho lâm ngoại sử, Dương Gia Tướng.....
    Có tài liệu cho rằng La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400( thế kỉ 14,15). Tam Quốc xuát hiện vào thế kỉ 14( cuối đời Nguyên, đầu đời Minh. Như vậy thế kỉ 12,13 ở đâu?

    Đây ko phải là sai lầm mà là cống hiến lớn nhất của Khổng Minh trong thời kì này. Bắt sống Mạnh Hoạch, làm cho các dân tộc thiểu số đều thần phục, gỡ được mối lo sau khi Bắc phạt ko thành. Việc dẫn quân r Kì Sơn có thể nói là 1 bước đi sai lầm, 6 lần dẫn quân đi vẫn đành bó tay trước Tư Mã Ý.

    Được heoconlonton sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 04/08/2003
  4. meocutduoi

    meocutduoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh, nếu nói chỉ có 3 tác phẩm tiêu biểu thì có gượng ép quá ko? Ví dụ như Hồng Lâu Mộng (tất nhiên tác phẩm này thuộc loại khác), Nho lâm ngoại sử, Dương Gia Tướng.....
    Tiêu biểu không chỉ là hay nhất mà còn là đặc trưng nhất cho 1 thể loại nào đó, nhất là vào thời kỳ văn học cổ điển thì tính chất đặc trưng càng được đánh giá cao hơn. Vì vậy, khi nói đến nhà Minh (cũng như là vh cổ điển TQ nói chung), người ta nói nhiều đến 3 tác phẩm tiêu biểu trên. Còn Hồng Lâu Mộng là thuộc đời nhà Thanh.
    4 tác phẩm cổ điển lớn nhất của vh Trung Quốc (theo thứ tự lịch sử) là: Thuỷ Hử; Tam quốc chí diễn nghĩa; Tây Du Ký; Hồng Lâu mộng - đây là nhận xét của Lỗ Tấn (hình như vậy) và cũng là đánh giá chung của các nhà phê bình văn học. Mèo không kể Hồng Lâu Mộng là vì thông thường, người ta nói theo cặp 3 tác phẩm kia. Còn nếu nói về vh cổ điển TQ thì mới kể đầy đủ 4 tp (mặc dù là HLM thuộc đời Thanh) - đây là cách nói thông thường của mọi người, người ta hay như vậy thành ra meo cũng quen nói vậy rồi. Với lại, HLM không mang tính tiêu biểu cho 1 thể loại nào đó như 3 tp kia. VD: TQ là tác phẩm mở đầu cho tiểu thuyết trường thiên của TQ- đồng thời là tp thành công nhất trong loại hình tiểu thuyết diễn nghĩa. Thuỷ Hử là thuộc thể loại giảng sử. Tây Du Ký thì là tiêu biểu cho tiểu thuyết thần ma. HLM tuy rất xuất sắc nhưng không phải là "tp tiên phong" nên bị "thiêt thòi" hơn các tp khác một chút.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tuy vậy, TQ đã vượt xa các tp cùng thể loại (ví dụ như Đông Chu) là nhờ những sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nvật điển hình của La Quán Trung ---> 3 hư 7 thực.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Là " 3 thực 7 hư" em à!
    Choáng!!! Các nhà phê bình để nói là 3 hư 7 thực, chị heo con nói là 3 thực 7 hư ---> mèo nghe ai bây giờ nhỉ? Mèo đã kiểm tra lại cho cẩn thận rồi. Sách giáo khoa VH lớp 10 (trang bao nhiêu nhỉ?) nói là "7 thực 3 hư". Heo con xem lại mà xem, chắc chắn đó! Hic, mà anh KP cũng xem lại cho mèo nhờ! "2 người mù dẫn nhau đi thì cùng đâm xuống hố." (xin lỗi, đùa chút thôi - bỏ qua nha!)
    Ah, mà nói thêm, nếu là "3 thực 7 hư" thì con gì là tiểu thuyết diễn nghĩa nữa nhỉ?
    Đông Chu bám sát sự thật lịch sử, hầu như ko hư cấu. Tác phảm bắt đầu từ Chu Bình Vương dời đô sang Đông kết thúc ở Tần Thuỷ Hoàng bá chiếm thiên hạ. Ở Tam Quốc nhân vật được tác giả tập trung xây dựng tjhành hình tượng hoàn chỉnh sinh động, còn nhân vật ở Đông Chu chỉ có những nét tiêu biểu, những hành động tiêu biểu (điều này cũng do sự khác biệt về số lượng nhân vật giữa 2 tác phẩm)
    Cái khác nhau này chính là cái hơn hẳn của TQ, mèo đã nói rồi còn gì: "Tuy vậy, TQ đã vượt xa các tp cùng thể loại (ví dụ như Đông Chu) là nhờ những sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nvật điển hình của La Quán Trung". Mèo không so sánh 2 tp trực tiếp với nhau về mọi mặt (2 tp kể về 2 giai đoạn khác nhau thì so sánh thế nào?). 1 tp quan trọng nhất là hình tượng nhân vật trong đó. Đông Chu chỉ kể thông thường, chỉ là giảng sử - TQ tuy cùng thể loại nhưng chính vì yếu tố 3 hư 7 thực (xây dựng nhân vật, tình tiết có phần hơi quá so với thực tế để làm nổi bật những tính cách, con ngưòi tiêu biểu) mà đã trở thành 1 tp lịch sử giàu tính văn học.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cái này thì chẳng trách ai được cả - làm sao mà bắt 1 La Quán Trung thế kỷ 12-13 theo tư tưởng của người thế kỷ 20 - 21 được?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Có tài liệu cho rằng La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400( thế kỉ 14,15). Tam Quốc xuát hiện vào thế kỉ 14( cuối đời Nguyên, đầu đời Minh. Như vậy thế kỉ 12,13 ở đâu?

    Xin lỗi, cái này thì mèo nhầm thật. Biết là ông ấy sinh ra mât đi như thế nào rồi nhưng mà sai về cách nói thế kỷ.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không có mèo xấu hổ lắm, chẳng biết giấu đuôi vào đâu cho hết ngượng...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đã cụt đuôi rồi cần gì giấu em.

    Chị à, "giấy rách phải giữ lấy lề"! Mà mèo chưa cụt hết đuôi đâu! Đi ăn vụng, người ta chỉ sém cho 1 đoạn thồi mà! Vẫn khoẻ re!
    Mong ưóc mãi là 1 con mèo dễ thương... và sẽ tìm thấy 1 con mèo dễ thương khác... và "con mèo dễ thương khác" sẽ bắt chuột cho "******o dễ thương"...
  5. VIETHUY80

    VIETHUY80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là phần phân tích vì sao 7 lần bắt và tha Mạch Hoạch là sai lầm lớn nhất của Khổng Minh:
    Thứ nhất, ý của Khổng Minh là thu phục lòng của Mạch Hoạch.
    Ý là tốt xong để thực hiện được cái tâm ý ấy , Khổng Minh đã hao tổn biết bao binh sĩ không cần thiết. Giết bao nhiêu người không cần thiết (quân của Mạch Hoạch) . Mà thời cơ và thời gian để tranh thiên hạ với Tư Mã Ý là còn rất ít.
    Thử hỏi là thu phục được Mạch Hoạch nhưng có thu phục được lòng dân không. Khổng minh nghĩ, làm cho Mạch Hoạch phục có nghĩa là bờ cõi đó được yên ổn. Thực ra là nhầm lớn. Mạch Hoạch chỉ sợ mỗi Khổng Minh, Khổng Minh chết đi , bọn man ri mọi rợ còn biết sợ ai nữa mà không phá bỏ lời thề ước.Có thể Mạch Hoạch không phá bỏ lời thế ước. Nhưng những người kế tục Mạch Hoạch có giữ mãi được lời thế ước không?LÒng người sao mà thu phục mãi được.Vì thế cái cách này không được lâu dài.

    Cứ cất quân lên đánh một lần, giết sạch, giết hết . Thế là xong.
    Thử hỏi còn có ai mà chống lại nữa. Các nước khác thấy thế tất sẽ run lẩy bẩy. Đó chính là kế, giết gà doạ khỉ.
    Nếu cứ tha như thế khiến các nước khác nhờn mà không sợ nữa.
    Thực ra Khổng Minh biết mình không lấy được Thiên Hạ nên mỗi trận đánh ông đều thể hiện hết mình những cái tài của mình cho thiên hạ biết. Trận đánh này chỉ là thể hiện mình mà thôi. Cái này là vì danh là chính. Chứ vì xã tắc ít lắm.

    Bây giờ luận về Tư Mã Ý và Khổng Minh
    Trước hết để nói về 2 người này, chúng ta điểm qua về 2 từ Thủ đoạn và Tài năng.
    Tài năng =bẩm sinh+rèn luyện
    Thủ đoạn=các biện pháp hạn chế tài năng
    Ví dụ: Có 2 người A và B chạy thi
    B biết không làm thế nào để chạy nhanh hơn A nên bảo mẹ A ra gọi A về ăn cơm. A sợ mẹ nên phải về . Còn B thì về đích.
    Thực ra 2 từ này đôi khi lẫn lộn lẫn nhau, khó mà phân biệt.
    Nếu bạn có cảm tình với ai đó, thì thủ đoạn của người đó bạn sẽ gọi là tài năng. Còn ngược lại, tất nó sẽ là thủ đoạn.
    Tư Mã Ý rõ ràng tài năng không bằng Khổng Minh. NHưng ông lại có những thủ đoạn khiến Khổng Minh không thể dùng tài của mình được. Thế mới biết nếu so sánh về thủ đoạn, Có lẽ Khổng Minh thua Tư Mã Ý mất.
    KHổng Minh không hề coi thường Tư Mã Ý,rất tôn trọng là khác. Thế cho nên mới dốc hết sức diệt Tư Mã Ý. Nhưng đáng tiếc trận đó không thành.
    Trong truyện Tam Quốc có một nhân vật mà nếu không chết sớm có lẽ cũng có thể so sánh được với Khổng Minh.
    Đố các bạn biết là ai mà có người ví nếu Khổng Minh là con rồng thì người này là con phụng!?
    Hồi sau sẽ bàn về cách dùng người. Tớ đang ở Hạ long nghỉ ngơi 1 tuần. Sóng vỗ rập rình. Vui quá. Các em gái xinh tươi.Sướng quá!

    ________________________________________________
    huybaichay@yahoo.com
    ________________________________________________
  6. Fatality

    Fatality Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    nhân vật có thể được so sánh ngang với Khổng Minh mà chết sớm, không phải Tư Mã Ý thì chỉ có thể là Bàng Thống (Phượng Sồ) thôi, thằng cha này vì tội chủ quan nên bị chết ở núi đá.
  7. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy Phượng Sồ được mỗi cái kêu to. Chẳng làm được việc gì lớn. Chỉ vì nghĩ KM sợ mình lập được công mà sinh tai vạ, tự hại chính mình thì không còn kêu ca gì được. Mà cũng phải thôi. Một rồng một phượng sao có thể sống chung được.

    Life is ocean of misery!
    Đã là phúc thì không phải là hoạ, đã là hoạ thì không tránh khỏi!
    Nếu không muốn hối hận thì đừng làm, đã làm thì đừng hối hận!
  8. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Khổng Minh vì sao chết?Vì việc gì cũng ôm lấy mà làm,ko tin tưởng ai,lao tâm mà chết.
    Rồng Phượng vẫn sống chung được.CHẳng qua tại ý người.
  9. FaceHooliganno1

    FaceHooliganno1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    Bàng Thống theo em thật ra chỉ là hạng thất phu ích kỉ có chút mưu mẹo...Người như thế nếu có làm Quân sư cũng ko dùng được..Chỉ vì ganh tị với Gia cát nên dẫn đến cái chết thảm khốc cho mình...Tai thì ko lắng nghe lời khuyên của người khác=>Cố chấp..Tố chất của Bàng thống ko thể làm quân sư được..Đặc biệt Bàng thống thường rất hay mượn rượu giải sầu.Điều này tối kỵ trong binh pháp...Ông ta chết là đáng trong quân doanh của Lưu bị chỉ có 1 chỗ cho quân sư mà nó đã dành cho Gia cát.Bàng thống có lẽ biết thế nên đã chọn cái chết chăng!?
    Còn việc K minh 6 lần không qua được Kì sơn...Thật ra là do Tư Mã Ý tài năng hơn Khổng minh..Việc Tư mã ý thoát chết cháy theo em cũng giống như việc Tư mã Ý tha cho Khổng minh trong kế không thành trước kia..Nếu giết chết Tư mã ý nhà Nguỵ sẽ sụp đổ..Lúc đấy Không minh đâu còn chỗ trong triều đình nhà thục..Vả lại kế sách ban đầu của Khổng Minh là thế chân vạc..Nếu diệt Nguỵ thì ...
    Chữ ký không hợp lệ!
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bàng Thống có ba khuyết điểm sau đây để khó được tin dùng:
    + Xấu xí <---- làm người nhìn chán ghét. Có lẽ chỉ có Tào Tháo là người đủ tinh mắt để nhận ra tài năng của Sĩ Nguyên, và chấp nhận kế hoạch nối các thuyền bằng xích sắt, tiếc là lại vướng phải hỏa công của Đông Ngô. Dù sao cái này cũng là yếu tố khách quan, cũng một phần nói lên chỗ kém của Lưu Bị và Tôn Quyền, chỉ biết đánh giá con người qua vẻ bên ngoài.
    + Ngông nghênh. Cái ngông của Thống thể hiện rõ nhất qua việc 3 tháng kô xét đến việc công. Khổng Minh tuy cũng ngông, bắt Lưu Bị tam cố thảo lư, nhưng lúc đó Bị giống như người bệnh nặng, đang cần thuốc gấp. Khi Thống về thì Bị đã là người có chút da thịt, cái ngông của Thống rõ ràng kô được dùng đúng chỗ.
    + Tính khí hẹp hòi. Sợ Khổng Minh tranh công má rước lấy tai vạ, chẳng trách được ai, cuối cùng gò Lạc Phượng bỏ mình.
    Riêng về tài năng của Sĩ Nguyên thì là việc kô cần bàn cãi. Nội như có tài thuyết phục được Mạnh Đức làm theo ý của mình cũng giỏi rồi. Đến khi đưa ra ba kế lấy Tây Xuyên thì lại càng chứng tỏ đầu óc nhạy bén, mưu trí sâu sắc. Đáng tiếc họ Lưu chỉ là một kẻ ngụy quân tử, giả nhân giả nghĩa, nên kô thể tránh khỏi kiếp nạn.
    --------------------------------
    Nhắc lại Khổng Minh. Thật kô hiểu nổi tài trí như Gia Cát mà lại kô bố trí một đội quân mai phục ngay ngoài hang Hồ Lô. Rõ ràng là quá sơ suất! Chỉ cần mai phục 1 cánh quân ngoài cửa hang thì dù Trọng Đạt tuy có thoát khỏi địa lôi thì chắp cánh cũng khó bay thoát. Gia Cát một đời anh minh nhưng lại vướng phải sai lầm thô thiển này!

    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn

Chia sẻ trang này