1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về thông tin khoa học ngày nay

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 27/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bàn về thông tin khoa học ngày nay

    Tôi xin trích đăng bài của Giáo sư Phan Văn Duyệt (đăng trên Kiến thức ngày nay). Bài này cũng được đăng trên Web site của tôi DienDanGiaoDuc.com

    Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thí dụ trong y học người ta ước tính lượng kiến thức y học hiện nay cứ sau 2 năm lại tăng lên gấp đôi. Trong xu thế chung của thế giới, ở nước ta thông tin khoa học được đăng tải ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài các kênh phát thanh và truyền hình, các thông tin nối mạng trên máy tính, hầu như tờ báo nào của trung ương hay địa phương, của ngành này hay ngành khác ít nhiều đều có bài viết về khoa học, đặc biệt là các lãnh vực khoa học ứng dụng như điện và điện tử dân dụng, liên lạc viễn thông, tin học, công nghệ sinh học, nông nghiệp, y học... giúp người đọc theo được ở mức phổ cập thời sự khoa học trong nước và thế giới.

    Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta. Trong bài này, người viết không có ý đề cập đến bất kỳ tờ báo hay bài viết nào về thông tin khoa học nước ta. Người viết qua tham khảo cách đánh giá các bài viết khoa học của báo chí các nước đã liên hệ tìm những điểm đạt và chưa đạt trong cách viết của bản thân mình và rút ra các ?obệnh? nên tránh trong thông tin khoa học dại chúng. Xin được giới thiệu cùng các bạn viết và bạn đọc:

    1. Bệnh tưởng như mọi người đều thông thái: Bài viết do các chuyên gia thông thạo trong lĩnh vực viết đôi khi quá phức tạp, cao siêu trong khi lẽ ra với kiến thức sâu sắc trong lãnh vực của mình họ phải viết ra được những gì người đọc cần biết và giải thích rõ ràng ở mức người đọc trung bình có thể hiểu được. R. S. Worman trong ?oKhắc khoải thông tin? (Information Anxiety) nhận xét :?... họ (các chuyên gia) thường lạc mất những điểm then chốt khi họ cố giải thích những điều họ biết. Vì vậy bạn hỏi họ giờ thì họ lại nói về cấu tạo của cái đồng hồ?.

    2. Bệnh dài dòng văn tự: Ngắn gọn là điều mong ước của người đọc, nhưng là điều khủng khiếp cho người viết. Người đọc muốn biết những gì người viết truyền đạt nhưng không muốn tốn nhiều thời gian. Nhưng người đọc cũng cần hiểu rằng để chuyển tải một lượng thông tin nhất định viết ngắn khó hơn nhiều so với viết dài. Nhà toán học B. Pascal trong một bức thư gửi cho đồng sự đã kết thúc bằng câu xin lỗi ?oLẽ ra tôi phải viết thư này ngắn hơn nhưng xin lỗi vì tôi không có thời gian?. Thực sự là phải nắm vấn đề rất chắc và có tư duy sáng sủa mới có thể rút một đoạn thành một câu.

    3. Bệnh đưa chuyện tầm phào: Tránh thông tin khoa học kiểu ?ođưa chuyện tầm phào, ngồi lê đôi mách?T . Điều này không phải là ít trong báo chí nước ngoài, nhất là các báo lá cải. Vì vậy, người thông tin khoa học nước ta lấy tin từ báo chí nước ngoài, đặc biệt về các kỹ thuật mới, công nghệ mới, thuốc mới, phương pháp chuẩn đoán và điều trị mới, những khuyến cáo y học kiểu chắc như ?odao chém đá?, những vấn đề môi trường... cần lấy từ những tờ báo có uy tín. Ngoài ra để hiểu được thực chất của vấn đề và mức độ thông tin, nên giao việc này cho người đủ trình độ khoa học.

    4. Bệnh nghi ngờ quá đáng: Đó là ngược lại với bệnh cả tin. Trong bệnh cả tin, người đọc tin ngay cả những thông tin khoa học chưa có bằng chứng xác thực. Trong bệnh nghi ngờ quá đáng, người đọc không chấp nhận cả những kết quả khoa học đã được kiểm chứng đầy đủ. Bệnh nghi ngờ quá đáng không những làm chậm thông tin khoa học mà còn làm chậm bước tiến của khoa học và làm chậm việc ứng dụng các thành tựu khoa học. Trong lịch sử khoa học, thí dụ minh hoạ không thiếu: việc không chấp nhận thuyết vi trùng vào cuối những năm 1800, chậm chấp nhận vai trò chất chống đông trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, chống lại việc chấp nhận vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori trong bệnh loét dạ dày.

    5. Bệnh đưa tin phiến diện: Trong thực tế một vấn đề khoa học thường có nhiều cách tiếp cận, được nghiên cứu ở nhiều góc độ bằng phương pháp, kỹ thuật khác nhau và có thể đưa đến những giải pháp khác nhau. Nếu người đọc chỉ được thông tin về một cách tiếp cận, một góc độ nghiên cứu, một phương pháp kỹ thuật và một giải pháp thì người viết (và cả tờ báo đăng tải thông tin) đã bắt độc giả của mình đóng vai ?oxẩm sờ voi?. Nếu cái ?omột? được giới thiệu đó lại không phải là cái chủ đạo, cái tiên tiến thì thật thiệt thòi cho người mua thông tin (độc giả) và sau đó ai sẽ là người cải chính?

    6. Bệnh mê tín người viết: Chúng ta không nên suy luận rằng: ?oBài viết tốt đơn giản vì nó được viết bởi một chuyên gia (expert). Thông tin trong bài có thể không có giá trị do những cái lệch của chuyên gia. Một cuộc điều tra cho thấy mức chuyên khoa của người viết càng sâu thì chất lượng bài viết càng thấp (American Family Physician số 1/5/1997 trang 2155?

    Tóm lại, thông tin khoa học đại chúng là một công cụ rất quan trọng giúp đông đảo người đọc theo dõi được thời sự khoa học qua đó làm giàu kiến thức và trau dồi tư duy (phương pháp suy nghĩ) khoa học để vận dụng trong đời sống hàng ngày.

    Trái lại, những thông tin khoa học sai, lạc hậu, phiến diện trong quần chúng. Về người đọc, với trình độ của người đọc trung bình nước ta đang cao lên nhanh chóng thì việc chấp nhận có phê phán các thông tin khoa học sẽ ngày càng tăng và đây chính là mặt tích cực của người đọc tạo mối liên hệ phản hồi (feed back) cho người viết, góp phần cho việc phổ boến thông tin khoa học ở nước ta ngày một tốt hơn.






    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  2. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hic, bác Cachep xem xét hộ:
    Tôi bị một bệnh khác mà không thấy kể ra ở đây: đó là bệnh "ngộp" thông tin. Mỗi khi search một vấn đề, ra một mớ bài viết, đôi khi trái ngược hẳn nhau.
    Nếu như, vấn đề thuộc phạm trù toán, lý, hoá nghĩa là khoa học tự nhiên thì còn có thể dùng một mớ kiến thức của mình mà suy xét và quyết định mình sẽ theo ai (hic, nhưng cũng chả biết có đúng không!).
    Còn khổ hơn là các vấn đề về lịch sử, sự kiện, lúc đó chả biết tin ai, cứ cầu khẩn giá như có cái máy đi ngược thời gian để kiểm chứng.
    Mong bác Cachep giải quyết giúp bệnh của tôi. Đa tạ.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  3. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Bác cá chép ơi, vấn đề bác nêu là đúng quá rồi, nhưng làm thế nào để có được các thông tin cần thiết đây. Giống như bác Tuấn nói "ngộp thông tin", vậy thì phải làm gì?
    I came, I saw, and I conquer" - ****** Caesar
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0

  5. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Bác cá chép ơi, đúng là ngợp quá, quả thật em mới đọc 1 lần nên chắc là chưa ngấm được đâu, nó cũng hay vì là môn khoa học của lý giải mọi hiện tượng của cuộc sống. Nhưng nó quá phức tạp, bác có cái loại triết học nào nó đơn giản hơn để phục vụ cho quần chúng không bác. Em thấy nó phức tạp quá, khó nhằn lắm, đôi khi em cũng chẳng muốn biết đến tận gốc tận rễ mọi sự kiện làm gì, việc của em là tóm lấy sự vật đó, và làm thế nào biến nó thành sản phẩm có lợi là được rồi. Em là tầng lớp nhân dân lao động, em chẳng quan tâm đến tại sao cái xe máy nó được sinh ra, em mua một cái về, em muốn sử dụng nó. Thế liệu trước khi học đi xe máy em lại phải đi học xem lịch sử hình thành và phát triển, cơ chế hoạt động của xe máy hay sao?
    Em sẽ cố đọc thêm vài lần nữa bài triết học của bác xem nó có thẩm thấu vào cái đầu của em chút nào nữa không. Phải nói là nó cũng hay, nhưng bác phải làm thế nào chế ra được một thứ triết học đơn giản hơn cho quần chúng nhé, em mong chờ bác đấy
    Bác mà từ chối là em mang bác ra hấp bia đấy, cá chép mà hấp bia thì ngon tuyệt.
    I came, I saw, and I conquer" - ****** Caesar
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0

  7. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Bác càng nói em càng lung bung, càng khó hiểu. Em cũng muốn biết, muốn tìm hiểu nên em mới gặp quá nhiều thông tin, và điều em muốn biết là em sẽ phải làm thế nào. Bác cũng đã khuyên em nên đọc triết học vì đó là phạm trù khoa học, và nó là cốt lõi của vấn đề, nó sẽ giúp em giải quyết đưọc việc mà em cần. Em cũng đã đọc và thấy nó hay, ...nhưng không biết dùng nó, đấy vấn đề cốt lõi nó là chỗ đấy. Và điều mong muốn của em là bác làm thế nào cho nó đơn giản để anh em còn học tập và dùng được trong cuộc sống, thì bác lại khuyên em là tuỳ, thế thì em biết đằng nào mà đi hả bác.
    I came, I saw, and I conquer" - ****** Caesar
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    OK nói ngắn gọn lại nhé, trả lời thẳng vào cái cậu cần (rất tiếc là không thể cứ chỉ vào từng cái chỗ ngứa của mỗi người được).
    Bạn hỏi tôi 1 vấn đề cụ thể ..."mới gặp quá nhiều thông tin, và điều em muốn biết là em sẽ phải làm thế nào?"
    - Chuẩn bị: đọc nhiều bài liên quan đến vấn đề nhiều thông tin và tìm ở đó kiến thức về chuyện đọc, các vấn đề có thể xảy ra vì thông tin có thể là dao 2 lưỡi. Topic ở đây giúp bạn sáng suốt hơn với thông tin.
    - Thực dụng hơn: Chẳng thèm chuẩn bị gì, đọc đúng sách hướng dẫn về cách đọc (theo mình hiểu ~ điều chuẩn bị như trên hoặc thậm chí tư duy hệ thống thì cực kỳ hữu dụng). "Cụ tỉ" hơn tôi hay dùng mấy cuốn sau: "Thinking on Paper", "Managing Information Overload"...
    - Dùng phương pháp Knowledge Mapping để biểu diễn và cô đọng kiến thức thu nhận được.
    - Áp dụng hoặc viết bài luận tổng hợp về ~ gì hiểu được sau 1 thời gian để đỡ quên. Ví dụ ~ bài viết ở Box này là ~ bài mình tự tổng hợp và viết.
    [Đó là ~ gì thiết thực mình đã làm và áp dụng.
    :)]Mở rộng ra thêm 1 chút nhé. Mình không chỉ đặt vấn đề thực dụng như bạn mà đã lập 1 đề tài nghiên cứu để tìm hiểu và đưa công cụ/giải pháp giải quyết cái Lỗ đen thông tin của loài người. Có người mất công tạo ra (tất nhiên có tuỳ tiện về chuẩn trình bày), có người mất công đọc mà.... chẳng thu nhận được như mong đợi của đôi bên
    Sau đây vài điều mình bật mí:
    - Ngành khoa học nghiên cứu vấn đề trình bày thông tin cho tiện dụng và dễ khai thác cho con người là ngành khoa học mới hình thành mang tên Information Design.
    - Thói quen và cách thức con người xử lý thông tin được nghiên cứu trong 2 ngành: Cognition và AI.
    Từ những kiến thức cơ bản đó, người ta tìm cách:
    - Đưa ra các công cụ tin học và đời thường để con người tạo ra thông tin, khai thác thông tin hợp tâm lý hơn.
    - Đưa thêm vào giáo dục/đào tạo những phương pháp đọc/viêt mới để con người có được và làm chủ ~ kỹ năng thông tin mới.
    Trước đây đâu có bùng nổ thông tin đến thế này, bùng nổ rồi thì cần nghiên cứu và ngăn chặn sớm. Vậy thôi mình xin phép lan man như vốn bản tính của mình...
    Cụng bia nhé Mình làm quản lý kinh doanh nên nói như mấy hôm nay đâu có được lâu

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  9. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Bác Cá chép ơi, hôm nay thì đúng là em bị rơi vào cái "lỗ đen" rồi, bác càng nói nhiều em càng khó hiểu. Bác ạ, em nghĩ là bác cũng đang bị mắc chứng bệnh giống như đề cập của GS Phan Văn Duyệt mà bác đã viết ở đầu topic này:
    1. Bệnh tưởng như mọi người đều thông thái
    2. Bệnh dài dòng văn tự

    Hai bệnh hàng đầu bác nhỉ, em cũng thuộc loại bình dân nên em chỉ muốn bác làm thế nào cho những bọn bình dân như em hiểu được bác nói gì thôi. Vì phần lớn dân số là những người bình dân, tỷ lệ người thông thái ít lắm. Và kiến thức cũng là để phục vụ quần chúng thôi bác nhỉ.
    Mà thôi làm với bác một ly chúc việc kinh doanh của bác thuận buồm xuôi gió.
    I came, I saw, and I conquer - ****** Caesar
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Cậu làm mình hết tưởng bở rằng nơi này là nơi chỉ những người yêu Học thuật vào đây...
    Mà thôi cụng ly,... Uống xong xin đừng tiện mồi nói ông Phan Văn Duyệt & CaChep là 2 lão chuyên viết dài dòng & quá thông thái... kẻo chẳng còn ai viết gì trên quả đất này

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !

Chia sẻ trang này