1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về thuốc nổ quân sự ....

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi haidangtim, 31/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Lúc khối Đông Âu sụp đổ, chắc Semtex chui ra chợ đen nhiều lắm hay sao mà thấy bom nổ khắp nơi. Nhưng cũng hy vọng nhà mình cũng sở hữu được công nghệ này, khỏi phải lén lút mua của người ta.
    Cảm ơn anh Mig19Famer hiều về bài viết này. Nếu anh rảnh rỗi thì cho diễn đàn biết chi tiét hơn về HpNC
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nói về thuốc nổ khá dài dòng.
    TNT không phải là thứ thuốc nổ mạnh, nó chỉ được coi là thuốc nổ phổ biến. Cũng không thể coi TNT là thuốc nổ phổ biến nhất, đúng hơn, nó gọi chính xác là: "thuốc nổ phổ biến nhất dùng cho đầu đạn súng truyền thống". Súng truyền thống là súng do Hồ Nguyên Trừng chế tạo, tức là cái ống bịt đáy nhồi thuốc phóng đẩy đầu đạn rắn. Còn tất nhiên, "súng truyền thống" có thể không bắn đạn trái phá, đầu đạn không có thuốc nổ. Tại sao TNT lại thích hợp với nhiệm vụ này, chuyện dài dòng nói sau.
    Semtex, mang tên một nhà bác học Tiệp Khắc (sau là người Sec), nó cũng không phải là thuốc nổ mạnh nhất, đúng hơn, phải gọi là: "thuốc nổ mạnh nhất khi liều trung bình và nhỏ", tức liều nổ cỡ vài cân đổ lại. Taị sao lại coi là thuốc nổ mạnh nhất, tí cũng nói sau do dài dòng.
    Thuốc nổ TNX, Tri-Nitro-Xenluloz, được dùng phổ biến để phóng đạn đi trong súng truyền thống. Nó được coi là an toàn, thích hợp, nhưng ban đầu, suốt gần nửa thế kỷ, "bông thuốc súng", tên gọi của nó lúc bán đầu, hay là thuốc súng không khói, là thứ thuốc nổ cực kỳ mất an toàn.
    Trừ thuốc nổ deỏ, các thuốc nổ đều liên quan đến Nobel. Chúng ta nhìn lại lịch sử thuốc nổ một chút.
    Thuốc nổ vinh quang nhất, lâu đời nhất, mạnh nhất, được sản xuất và sử dụng nhiều nhất, được vinh dự dùng trong những bom thuông thường lớn nhất, chính là thuốc nổ đen.
    --
    Thuốc nổ đen ra đời thời Tấn. Thật ra, trong những đoạn lịch sử không đáng tin cậy và rời rạc, thì thời Tần Hán người ta đã dùng thuốc nổ. Nhưng thời Tấn có một câu chuyện thú vị, nên có thể người ta lấy đó làm mốc. Thuốc nổ đen là thứ thuốc nổ lâu đời, luôn được hoàn thiện, đến nay vẫn đang được hoàn thiện.
    Thời Tấn, bọn đạo sĩ luyện đan được nhà vua trọng dụng, nhờ đó, cũng như bọn luyện đan bên phương Tây, ngành hoá học sơ khai phát triển. Khác một điều, bọn đạo sĩ phương Đông luyện thuốc trường sinh còn bọn luyện đan giả kim thuật phương Tây tìm cách luyện vàng (he he he he he, có thể coi là một ví dụ, Tây-Đông khác nhau).
    Khác thì khác, chúng giống nhau ở một điểm, phát triển ngành hoá học sơ khai vì một mục đích không bao giờ có thật. Do không thể tiếp cận mục đích, chúng tìm những phản ứng hoá học giống như "phép lạ", để tồn tại. Phản ứng nổ ra đời và nổi tiếng theo truyền thuyết là như vậy. Đại khái làm cháy râu tóc một số ai đó.
    Thuốc nổ đen tuy có từ đó, nhưng tăng sức mạnh rất chậm chạp. Càng ngày người ta càng làm cho các phối liệu có tỷ lệ đúng hơn, thuốc mạnh hơn. Đến thời Tống, thuốc đã đủ mạnh để làm tên lửa, đã có súng bắn đầu đạn rắn. Nhưng ứng dụng chủ yếu vẫn là hoả đồng phun lửa. Đấu ấn đậm nhất ở phương Đông về súng là Minh-Hồ .Trận đánh quyết định đưa nhà Minh lên chúa tể Trung Quốc trên hồ Vân Mộng đã dùng súng. Nhưng súng nhà Hồ ở Việt Nam tốt hơn, sau đó không lâu, Hồ Nguyên Trừng, Nguyên là thái tử nhà Hồ, trở thành công bộ thượng thư nhà Minh, chuyên chế súng.
    Cho đến đầu thế kỷ 19, loại thuốc nổ đen này vẫn là thuốc nổ duy nhất, nó có thời gian cháy nhanh, không thể làm súng nòng dài được, và hạn chế súng cho đến lúc đó. Bấy giờ, các phát minh về thuốc nổ liên tiếp ra đời, và Nobel đã trở thành nhà thuốc nổ lớn nhất nửa cuối thế kỷ 19.
    Ta tạm dừng về ông này, tí nói sau, về thuốc nổ đen cho liền mạch.
    DO những thuốc nổ tốt hơn liên tiếp ra đời, đến giữa chiến tranh thế giới 2, thuốc nổ đen kém vế. Cho đến khi người Anh, rồi Mỹ cải tiến và ứng dụng trở lại.
    Thuốc nổ đen trưyền thuốc trước thế chiến 2 là hỗn hợp của bột than và Nitrat-Kalium (KaNO3). Người ta thay đổi tỷ lệ phối liệu và pha thêm lưu huỳnh, muối thuỷ ngân, bột thuỷ tinh.... để dùng cho những ứng dụng khác nhau: ngòi dẫn cháy, ngòi đập nổ, trái phá, thuốc phóng. Đọc trong "binh thư yếu luợc", có thể thấy số chầy giã, loại gỗ làm than, phương pháp làm than, phương pháp tinh luyện KaN03.
    Hỗn hợp Nitrat Amoni và nhôm đã được dùng từ cuối thế kỷ 19, nhưng nhược điểm là bắt cháy chậm, nó bay đi nhiều hơn là cháy. Tall Boy, loại bom lớn nhất thế giới trong thế chiến, lợi dụng kích thước lớn và những trạm truyền nổ dẻo để hạn chế lượng bay đi. Trong chiến tranh Việt Nam, loại thuốc nổ này đã chứng tỏ là loại thuốc nổ mạnh nhất cho bom cỡ lớn.
    Trong công nghiệp, hỗn hợp nổ này khi được nhồi trong lỗ, cũng hạn chế lượng bay đi, được sử dụng rất rộng rãi. Nó rất rẻ, một thời, Nitrat Amon được dùng như phân đạm, rất dễ kiếm, một trong những vụ khủng bố lớn nhất thế giới đã dùng thứ này. Cũng vụ nổ tai nạn công nghiệp cỡ lớn nhất thế giới xảy ra khi tháp điều chế thứ này phát nổ ở Đức đầu thế kỷ 20.
    Nói đến thuốc nổ, phải nói đến một loại sản phẩm cao cấp. Đó là thứ thuốc nổ có thời gian cháy rất ổn định, có thể điều khiển phản ứng cháy đến vài phút hay hơn. Đó là thuốc dùng cho động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Thông thường, người ta cũng dùng thứ trên hoặc thứ khác gần giống. Các hỗn hợp này bao gồm 3 thành phần chính: chất ôxy hoá, chấy cháy và chất kết dính. Chất kết dính là các loại cao su và polyme. Chất oxy hoá là các Nitrat và Clorat (NO3, ClO4, ClO3...) của các chất Amoni, Ka và Na. Chất khử thì bột Ba là mạnh nhất nhưng đăt và độc, nên hỗn hợp bột than và nhôm được dùng phổ biến.
    Chi tiết về thuốc phóng trong "mổ xẻ tên lửa".
    Để tiết kiệm thời gian, chúng ta quay trở lại với thời Nobel. Thế kỷ 19 là thế kỷ có những phát minh quan trọng nhất về thuốc nổ. Những phát minh đưa ra những thuốc nổ được dùng phổ biến nhất sau này, cũng đưa ra những định luật cháy cơ bản. Định luật cháy cơ bản gồm hai phần: cháy tỷ lệ thuận và cháy tới hạn.
    Định luật cháy tỷ lệ thuận ngắn gọn như sau: trong một dải rộng về nhiệt độ và áp suất, tốc đọ cháy của thuốc nổ rắn tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối, áp suất và tổng diện tích bề mặt. (tốc độ cháy chia cho tích bọn trên là hệ số tốc độ cháy).
    Định luật cháy tới hạn ngắn gọn: khi điều kiện nhiệt độ áp suất quá thứ trên, hệ số tốc độ cháy giảm nhanh chóng.
    Ngoài ra, còn có nhiệt độ tối thiểu, khả năng cháy hết trước khi bay đi... và nhiều thứ khác. Hệ số tốc độ cháy phụ thuộc vào nhiệt độ phân huỷ-bay hơi của thành phần phối liệu. Nitrat Amoni được dùng phổ biến do nhiệt độ bay hơi của nó rất ổn định, dẫn đến việc điều khiển tốc độ cháy tin cậy. Nitrat Na và Ka có độ ổn định cao hơn nhưng tốn khối lượng. Clorát Cl04 có độ ổn định rất tốt nhưng khó chế tạo được độ sạch cao, khi nó không sạch, lại rất mất ổn định, vì lượng dư Cl và ClO3 trong đó. Như vậy, hốn hợp cháy tin cậy nhất được dùng cho động cơ tên lửa tốt nhất là hỗn hợp NH3CL04, Al kết dính là cao su nhân tạo poly-urêthan, tất cả phaỉ "tốt". Khốn khổ và đắt giá ở chứ "tốt". Khôg nhưngx di đầu trong việc sử dụng thuốc nổ dẻo, thuốc nổ hốn hợp rắn (thuốc nổ đen và cải tiến), người Mỹ cũng đi đầu trong việc sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa.
    Trở lại với thời Nobel, khi định luật cháy đã rõ, người ta đã tìm ra phương pháp làm súng mạnh hơn: dùng thuốc nổ điều khiển an toàn tốc độ cháy, cháy chậm, đủ thời gian đạn đi ra khỏi nòng. Nếu nhpòi thuốc nổ đen vào súng nòng dài, tốc dộ cháy quá cao, đạn chưa ra khỏi nòng đã vỡ nòng.
    Vậy, thời này, chính là thời thuốc nổ cho phép chế tạo súng trường và đại bác hiện đại, trái phá và lựu đạn tốt, đạn xuyên và đạn sát thương. Thế chiến 1, người Đức đã chế ra những đại bác lớn nhất thế giới trong mọi thời đại. Đó là thành công của khoa học thuốc nổ thế kỷ 19.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 03/04/2006
  3. dtvd

    dtvd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    huyphuc1981_nb học lại hoá lớp 10 đi nhe. Kaly nitơrát kí hiệu hoá học là KNO3 (K là ký hiệu của hoá học của Kaly) ha ha ha
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Hì hì, đang định sửa bác phúc KaNO3 là Kamov Nitrat nhưng bác lại chỉnh mất rồi
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chất đầu tiên của phong trào thuốc nổ cuối thế kỷ 19 là "thuốc súng không khói" . Ngày nay, chất này và TNT là hai loại thuôc sphóng quan trong nhất của súng, nhưng việc điều khiển tốc độ cháy của nó mất gầm một thế kỷ. Ngày nay, nó cháy rất ổn định, năng lượng không cao, điều đó không cần thiết lắm khi phóng đạn trong súng truyển thống, khi mà tốc độ đầu đạn chỉ 1km/s đến 2km/s.
    Đây là một doạn chuyên đề thuốc nổ của HP.
    Thuốc nổ không khói được chế tạo từ xeluloz, là thành phần chính của gỗ. Người ta còn gọi nó là "bông súng", guncotton. Tên đầy đủ là TriNitrocellulose (Cellulose nitrate). Nó được tạo thành bởi phản ứng acid nitric nitrate hoá gỗ, bông có thêm sự thúc đẩy của acid sulfuric đặc. Henri Braconnot là một nhà hoá học người Pháp tìm ra nó năm 1832 bằng cách nitrate hoá các sợi thớ gỗ. Ông đặt tê cho chất dễ cháy này là Xyloïdine. Ít năm sau, năm 1938, thầy dậy của Ascanio Sobrero và Alfred Nobel là nhà hoá học Pháp Théophile-Jules Pelouze cũng nitrate hoá được bì và cho ra chất được ông đặt tên Nitramidine. Lúc đó người ta không mấy chú ý đến chất nổ này, do nó dễ kích nổ, không ổn định và năng lực yếu. Bởi vì làm từ bông và giấy, lúc đó chỉ thu được một thứ bột sợi không ổn định lắm. Christian Friedrich Schönbein chú ý nhiều hơn đến chất này năm 1846 đã tìm ra được phương pháp chế tạo tốt hơn. Một hôm, ông sơ ý đánh đổ một chai acid nitric đậm đặc trên bàn, nó phản ứng lập tức với một cái tạp dề bông. Ông đem cái tạp dề này lên sấy ở lờ sưởi, thì thấy nó có vẻ khong đi nhanh hơn. Rồi, bất ngờ, nó chớp sáng cháy trụi. Ông đã sử dụng 15 phần bông thô và điều chỉnh thành phần acid nitric cùng acid sulfuric đậm đặc. Sau 2 phát, hợp chất mới được đem ngâm nước lạnh để este hoá và tẩy sạch acid. Cuối cùng, sản phẩn được sấy chạ cẩn thận dưới 100 độ C. Kết quả thu được một thứ thuốc nố tương đương với thuốc nổ đen, mạnh gấp 6 lần khí đá, không hề có khói. 2 phân tử HNO3 với một cellulose (C6H10O5) tạo thành cellulose nitrate (C6H8(NO2)2O5) và nước. Acid sulfuric đậm đặc hút nước thúc đẩy quá trình này. Tuy nhiên, cho rằng nó không ổn định và yếu, người ta ít chú ít, các nước Anh, Phổ, Phát sau đó không tiếp tục đầu tư phát triển. Những nghiên cứu sau này chứng tỏ rằng chất này chỉ không tự cháy khi nó thật khô và sạch. Abel, một nhà hoá học Anh đề xuất một phương pháp trong đó mỗi lần giặt sấy hết 48 tiếng, lặp lại 8 lần như thế. Hỗn hợp Acid nay được thay tỷ lệ, 2 phần Acid sulfuric và một phần acid nitric, điều này làm phảng ứng triệt để hơn. Bông Thuốc Nổ vẫn còn được dùng sau đó, khi cần thứ thuốc cháy chậm và yếu, như là đại bác cỡ lớn. Người ta cũng cần nó ở đặc tính không có khói.
    Tuy nhiên, lúc này một đặc điểm nữa của nó, giúp nó làm nghề phụ một thời gia, trước khi trở lại giá trị của mình. Nó tan được thành thứ keo có 25% acetone, trở thành thứ sơn nhân tạo đầu tiên, bán rất chạy. Sau đó Eastman Kodak hoà nó vào một thứ kiềm, tạo hình, trộn phụ gia kết dính rồi sấy khô, thàng 8 năm 1889 đã được những thước phim TriNitrocellulose đầu tiên. Phong tròng sử dụng phòng chiếu cách lửa để chiếu loại phim này mở rộng, tường và trần âmian. Nhưng phòng chiếu phim của Hải Quân Mỹ dìm cả phim cháy vào nước nó vẫn tiếp tục cháy. Sau đó, phim được thay bằng acetate. Đến nhứng năm 1950, phim X-quang vẫn dùng Cellulose nitrate. Chính việc lấy thuốc nổ đưa vào gần đèn chiếu thúc đẩy người ta tìm ra những phương pháp tinh luyện và tạo hình Cellulose nitrate, biến nó thành thứ thuốc nổ ổn định và mạnh. Như cầu về sử dụng thuốc nổ tiến bọ ơn thuốc nố đen đã có từ chiến tranh Napoleon. Nhưng thuốc nổ không khói lức đó không ỏn định, mặt khác, súng chất lượng thấp dễ hỏng hơn với thuốc nổ mạnh. Năm 1886 Paul Vieille keo hoá Cellulose nitrate với ether và cồn. Sau đó, keo này được ép qua những lỗ nhỏ, cắt sấy khô, được những viên nhỏ có kích thước như ý. CHất nổ này rất ổn định, ít thành phàn nitro hơn. Thuốc nổ không khí này được đặt tên Poudre B, nay được biết với tên pyrocellulose. Nó cũng khó bay hơi, ổn định hơn, cầm an toàn trên tay, cháy được cả khi ẩm. Thay vào thuốc nổ đen, mạnh hơn 3 lần súng trường bắn xa thêm 1000 mét, thuốc không tạo khói, súng bền và đạn nhẹ hơn. Súng trường Lebel nhanh chóng được sản xuất cho Quân Đội Pháp. Đức và Úc dùng năm 1888. Sau đó, Nobel cho ra đời thuốc súng không khói mạnh, có 10% chất tạo dẻo camphor cộng hai lượng Nitroglycerin và Cellulose nitrate ngag nhau. Nobel chế thuốc này thời ký ông ở Pháp, nhưng người Pháp chỉ muốn dùng Vieille. Nobel đã sang Ý, đang ký phát minh, người Ý đã sửa lại súng trường M1870 và M1870/87 thành M1890 dùng thuốc nổ không khói Nobel mới mang tên Ballistite. Nobel đã dọn sang Ý để ở 5 năm cuối đời ông. Sau đó, uỷ ban thuốc phong Anh Quốc đã tìm ra một loại thuốc súng mới, cải tiến. Frederick Abel dùng hỗn hợp 58% nitroglycerin, 37% guncotton và 5% vaseline. Nó dùng acetone hoà tan và ép thành sợi như mỳ. Nó được đặt tên là thuốc nổ thừng Cor***e.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Như vậy, Nobel là người đã tham gia vào phát triển thuốc phóng, có thể coi là người chế ra Cor***e, thứ thuốc phóng phổ biến nhất ở Anh Mỹ đầu thế kỷ 20. Nhưng đó chỉ là một "phụ phẩm" cuối đời ông. Lớn nhất trong sự nghiệp của ông, nguồn gốc lớn nhất của Giải Thưởng danh tiếng ngày nay, đời trai trẻ của ông đạt được ở thứ khác.
    Nobel tìm ra một loại thuốc nổ đầu tiên có thể sản xuất công nghiệp, từ đó thuốc nổ đen kết thúc vai trò của mình. Trước đó, tri nitro glyerin đã được biết như là loại thuốc nổ mạnh. Người ta không sử dụng vì hai nguyên nhân: một là nó lỏng, hai là nó dễ phát nổ. Tình cờ, một thùng thuốc như vậy bị vỡ, chất nổ lỏng ngấm vào đất sét được dùng để chèn các lọ đựng. Chính gã công nhân làm vỡ đó là người đầu tiên tạo ra thuốc nổ Nobel. Nobel trộn chất lỏng tri nitro glycerine với một loại đất sét đặc biệt có nhiều ở Bắc Âu, tạo thành chất nổ dẻo mang tên ông và tài sản khổng lồ của ông, sáng chế thực hiện khoảng những năm 1860. Nhưng thời kỳ của thuốc nổ Nobel cũng không lâu, sau đó, thuốc nổ rắn được dùng nhiều hơn. Ascanio Sobrero tìm ra chất Nitroglycerin năm 1847, dưới sự lãnh lạo dẫn dắt của TJ Pelouze trường đại học Turino, Ý, là một chất lỏng rất nhậy nổ. Alfred Nobel ban đầu xuất khẩu hốn hợp chất lỏng này và thuốc nổ dưới dạng dẻo, nhưng quá nguy hiểm và nhiều tai nạn kinh hoàng đã diễn ra. Ông luôn tìm cách làm chất nổ trở nên an toàn. Hai cách được ông sử dụng là trộn chất lỏng với chất hấp thụ lửa và trộn chất lỏng với chất trơ. Swedish Blasting Oil là tên chất nổ đời đầu, hỗn hợp nhão của Nitroglycerin và thuốc nổ đen. Sau đó, blasting gelatine là sản phẩm thay thế, là chất lỏng Nitroglycerin thấp vào giấy xốp (chiếm 7%-8%). Đất Diatomaceous (còn được gọi là diatomite, kieselguhr, kieselgur, hoặc Celite là một khoáng chất xốp rỗng. Nó là một thứ đá được tạo thành từ các đệm tảo cổ xưa. Một loại tảo vỏ cứng nay đã hoá thạch tạo ra độ rỗng 70%, vững chắc, cách nhiệt, thânh phần chủ yếu là silica trơ hoá học. Dynamite được tạo thành năm 1967 nhờ thấm Nitroglycerin vào thứ khoáng xốp này. Từ đây, chất nổ này trở nên ổn định, an toàn. Hỗn hợp mới được đặt tên dynamite.
    Tuy nhiên, chất nổ dẻo có tính truyền nổ nhanh vẫn là những chất nổ mạnh nhất của đầu đạn. Thông thường, với những loại súng mạnh và kích cỡ trung bình, từ các loại đại bác trở xuống, thuốc phóng là dạng thuốc nổ rắn, thuốc phá đầu đạn là thuốc nổ dẻo. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ sử dụng một loại chất nổ dẻo tên C4 nhiều ưu thế. C4 là một hỗn hợp dẻo, bao gồm chất nổ chính, chất kết dính, chất tạo dẻo, phụ gia, một ít chất chỉ thị (để dễ phát hiện). 2,1% polyisobutylene được sử dụng làm chất kết dính. 5,3% dioctyl sebacate được sử dụng làm chất tạo dẻo. Chất dioctyl adipate cũng là một chất kết dính hay được dùng, người ta cũng có thể trộn thêm 1,6% dầu máy để làm mềm. Chất nổ chính trong hỗn hợp là RDX, tính dẻo tăng tốc độ truyền chấn động, giúp chất nổ cháy trước khi bay đi vô ích.Tên C4 lấy từ Composition (hỗn hợp có cấu trúc) C. Cũng có các hỗn hợp A, B.
    Hỗn hợp A là RDX và một chất độc khác, gây tê liệt. Thông thường thấy các loại A-3, A-4, A-5, A-6, chúng khác nhau thành phần
    Hỗn hợp B là RDX và TNT. 60% RDX và 40% TNT. Có các B, B3, B4.
    Hỗn hợp C là chất nổ dẻo có gốc RDX. C1, C2, C3 là các thuốc nổ tiền thân. Người ta đã dùng dầu để tạo dẻo, phosphatidylcholine(lecithin) kết dính cho những hỗn hợp này trước khi C4 ra đời. Chất nổ dẻo có tốc độ truyền sóng nổ cao, sóng chất động nhanh chóng truyền đi bởi chất kết dính và chất tạo dẻo, ở áp suất cao, phản ứng nổ diến ra rất nhanh, đó là ưu thế của tính dẻo. Tuy nhiên, trong chiến tranh Việt Nam, binh lính sử dụng mồi lửa đốt thốc và dùng như một thứ nhiên liệu cực nhanh, khi đó, sóng chấn động không xuất hiện, thuốc cháy chứ không phát nổ. Nó cháy không cần oxyde, không tạo khói, nhiệt lượng rất cao, tốc độ cháy cao.... nên binh lính đã dỡ một số lượng lớn mìn làm một thứ....nhiên liệu tuyệt hảo !!!! Thậm chí nhiều bãi mìn bị ********* đi qua mà ....chả còn quả nào !!!! Chất nổ này cháy trên mặt đất rất an toàn, nhưng nếu đốt nó trong một cái lỗ, thì cái vòng luẩn quẩn của phương trình phóng xảy ra: áp suất tăng, điều này làm tăng tốc độ cháy, việc tăng tốc độ láy làm lương khí sinh ra nhanh hơng, lại gây tăng áp suất. Kết quả của cái vòng luẩn quẩn này là chỉ 1/10 giây sau, đầu bếp tan thành....cháo. Tuy nhiên, người ta cấm ngặt việc đốt chất nổ để bảo vệ các bãi mìn nhiều hơn là binh sỹ, nhưng cấm là một chuyện. Từ sau thế chiến đến thập niên 1960, các thành phần chính của chất nổ dẻo là RDX, dầu mỏ, lecithin và chất gây nhão.
    Một sỹ quan Mỹ đang chuẩn bị 7kg chất nổ C4, làm sập một hầm ngầm ở Bosnia-Herzegovina. Thuốc nổ dẻo. Bên phải là công thức của phosphatidylcholine(lecithin)
    [​IMG]

    IV.3 Thuốc nổ Semtex ( Semtín , tiếng Séc).
    Toàn bộ khối Xã Hội Chủ Nghiã đã dồn sức chế tạo ra chất nổ đối địch với C4, đến nay vẫn là thứ chất nổ danh tiếng nhất, mang tên nhà bác học Tiệp Khắc Semtin Glassworks. Stanislav Brebera năm 1966 lần đầu tiên tạo được hỗn hợp này.Nhưng Semtin Glassworks đã dùng cả cuộc đời mình để phát triển tính năng chất nổ này, đưa nó lên vị trí đầu bảng các loại thuốc nổ. Do nó quá mạnh, nên các hiệp ước đã được ký để kiểm soát nó. Một vài giải pháp như pha thêm chất mầu, chất kim loại, chất tạo mùi được áp dụng để dễ phát hiện chất nổ này. Ngày nay, xí nghiệp Explosia của Cộng Hoà Séc (Czech Republic) là nơi chế tạo thứ chất nổ danh tiếng này, ngoài ra, nhiều nước cũng chế tạo nó. Trong những năm 1980, Trung Quốc tuyên bố chế tạo thành công một loại thuốc nổ dẻo khá tốt, tuy nhiên, sau khi phân tích nó, người ta thấy đó chính là Semtex bớt chút năng lực so với nguyên bản. Để "bảo vệ danh dự", trước đây các tài liệu phương Tây gọi Semtex là một loại C4, nhưng sau Pan Am Flight 103 thì Semtex là Semtex, không phải loại C4 vớ vẩn. Chỉ 312gram Semtex dùng để phá huỷ máy bay này.
    Chất nổ Semtex có hai loại, mềm và cứng được ký hiệu lần lượt là Semtex A và Semtex H (còn được gọi là Semtex SE). Ngay sau khi xuất hiện, chất nổ mới được chuyển cho Việt Nam tham gia chiến tranh. Nó giúp của lựu đạn chỉ bằng quả cau mà có sức công phá rất mạnh. Semtex có thành phần gần giống C4, nhưng bí mật công nghệ đạt được bởi việc sử dụng chất kết dính là cao su styrene-butadiene. Đây là một chất hữu cơ đa phân tủe liên kết không gian ba chiều, nó cũng dễ chế tạo nhưng để có được loại thích hợp cho Semtex thì cần nhiều bí quyết công nghệ. Cao su styrene-butadiene có những tính năng cơ học rất đáng quý, đàn hồi và rất ít co lại khi bị nén, chịu lực kéo tốt, là môi trường lý tường truyền chấn động nổ với tốc độ cao. Ngoài ra, khi cháy, nó toả nhiệt lượng rất lớn và không cần lưu huỳnh hay bột than trong quá trình lưu hoá (những thứ này gây cản trở việc sử dụng các chất dễ tham gia các phản ứnh hoá học, gây mất ổn định thành phần hoá học dẫn đến nguy hiểm).
    Các thành phần chính của Semtex như sau:
    [​IMG]
    Tên thành phần Semtex H Semtex A
    Chất nổ PETN
    49.8 % 94.3 %
    Chất nổ RDX
    50.2 % 5.7 %
    Chất mầu nhuộm Sudan I (cho màu cam đỏ)
    Sudan IV
    Chất ổn định, chống oxy hoá N-phenyl-2-naphthylamine
    Cũng vậy
    Chất tạo dẻo, hay gọi là chất làm mềm di-n-octyl phthalate, tri-n-butyl citrate
    Cũng vậy
    Chất kết dính Cao su styrene-butadiene
    Cũng vậy
    Theo các hiệp định chống khủng bố, phụ gia ethylene glycol dinitrate được thêm vào để dễ phát hiện, các sợi kim loại mảnh cũng được trộn vào cho mục đích này. Efforts không thành công khi nỗ lực tạo ra sự tự huỷ sau 20 năm của hỗn hợp.
    Semtex mềm dạng như đất sét, rất dễ tạo hình. O,5kg chất này có hình chóp nón khi nổ xuyên được giáp chính của xe tăng hạng nặng. Thuốc nổ này được sử dụng làm đầu đạn của những vũ khí khó thực hiện nhất, đó là các tên lửa vác vai. Semtex cũng được sử dụng trong đặc nhiệm (đặc công) của nhiều nước. Ở các lực lượng này, có nhiều ứng dụng đặc biệt huấn luyện cho binh lính. Những đầu đạn đại bác hai tầng liều nổ lõm, mang khoảng 10kg Semtex xuyên được 1,5 met thép, được dùng để chống tăng và bắn chìm các thiết giáp hạm. Để chống hầm ngầm, một quả bom 50kg chia làm ba đoạn: khối nổ lõm ở đầu xuyên vào đất đát bê tông, khối ở đít đẩy khối chính chui vào cái lỗ vừa tạo rồi phát nổ ở độ sâu 3 mét, một chiếc máy bay nhỏ cũng mang được hàng chục quả bom này, cày nát nhừ cả một sân bay lớn.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 21:17 ngày 03/04/2006
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    RDX là "thuốc nổ vua", "thuốc nổ hoàng gia" Royal Demolition eXplosive, cũng có giả thiết RDX là cụm từ "Research Department Explosive". Thật ra tên hoá học của nó là Cyclotrimethylenetrinitramine hay 1,3,5-trinitro-1,3,5-triazine. Nó thường xuất hiện trong thành phần của các chất nổ mạnh. Nó phân huỷ rất chậm trong nước, tích luỹ lại làm cho các tầu chiếm chìm trở nên rất nguy hiểm. Nó tồn tại ở dạng tinh thể mầu, nhiệt độ nóng chảy 205.5°C (thứ này thì không có nhiệt độ sôi, ai muốn đo nhiệt độ sôi của nó, lấy độ một lạng, cho vào nồi, đun lên, quá đơn giản). Công thức hoá học đơn giản là C3H6N6O6. Sơ đồ phân tử khá phức tạp, như hình vẽ dưới. Tỷ khối 1,82 .
    Hiệu lực nổ ( relative effectiveness factor) là 1,60.
    để so sánh, người ta lấy hiệu lực nổ của TNT làm đơn vị, tức hiệu lực nổ của RDX bằng 1,6 TNT. Một vài thứ thông dụng:
    Ammonia nitrate = 0.42
    Thuốc nổ đen = 0.55
    C4 = 1.34
    HMX = 1.70
    Nitroglycerine = 1.50
    PETN = 1.66
    RDX = 1.60
    TNT = 1.00
    Như vậy, RDX thuộc nhóm thuốc nổ mạnh nhất, hơi kém HMX và PETN. Nhưng một đặc điểm cực trội quyết định vai trò hàng đầu của nó, tức là tốc độ truyền sóng nổ lên đến 8750m/s (bột có tỷ khối trung bình 1,76). Nhờ tốc độ đặc biệt cao này, hỗn hợp có chất này nổ hoàn toàn 100%, trong khi cục bột ép TNT nặng vài trăm gram nổ tự do trong khí chỉ đạt 70%, phần còn lại bay đi trước khi nổ. Lượng nổ nhỏ hơn và bộc phá không có vỏ càng cần đến ưu thế tốc độ truyền nổ của RDX. Tuy truền nổ nhanh nhưng nó chỉ nổ khi bị kích bằng kíp nổ, còn thường thì cháy ổn định. Bắt đầu phân huỷ ở nhiệt độ 170 độ C. Chất này trở nên đặc biệt nguy hiểm ở -4 độ C: tinh thể ròn và cực dễ tự phát nổ. Chất này rất độc, dễ chế tạo và dễ làm ô nhiễm nước ngầm.
    Điều chế từ phản ứng giữa nitric acid và hexamine.
    (CH2)6N4 + 4HNO3 ?' (CH2-N-NO2)3 + 3HCHO + NH4+ + NO3-
    Hexamine chế tạo trong lò phản ững hoá học từ Formaldehyde và Ammonia. Hexamine được bán nhiều dưới dạng tinh thể trong thương mại. Nó dùng làm chất bám dính trong công nghiệp cao su và vải. Nó cũng được dùng làm viên nhộng nhiên liệu (để đốt nấu ăn khi cắm trại).
    http://en.wikipedia.org/wiki/Hexamine
    Được tìm ra năm 1890 bởi một người Đức là Hans Henning, đến năm 1920 thì người ta biết được đặc điểm nổ mạnh của nó qua Herz, trong chiến tranh, nó là cốt lõi của một số chất nổ dẻo. Vào những năm 1920, người ta nitro hoá trực tiếp hexamine để điều chế RDX. Ross và Schiessler ở Canada và ở nước Đức đã sử dụng phương pháp điều chế khác, từ para-formaldehyde, ammonium nitrate và acetic anhydride. Ross và Schiessler lấy bằng sáng chế vấn đề này ở Anh năm 1947 và Mỹ năm 1948, nhưng phần chĩnh xác hơn có lẽ đó chỉ là một thục tục kinh doanh, còn phương pháp lấy từ người Đức bại trận. Urbanski cung cấp chi tiết của 5 phương pháp điều chế, đạt được hỗn hợp nhiều HMX hơn RDX của Anh. American Bachmann sản xuất từ năm 1941 bằng hexamine dinitrate, ammonium dinitrate và acetic anhydride. Phân tích sự xuất hiện của HMX đã tìm ra phương phát chế tạo hàng loạt chất này, Bridgwater bắt đầu sản xuất HMX năm 1955. Torpex là hỗn hợp của TNT (42%),RDX (40%) nhôm (18%) được dùng nhiều trong chiến tranh thế giới 2 như là thuốc nổ rắn mạnh nhất. Nó cũng là thành phần cơ bản của các chất nổ dẻo đến những năm 1960 và sau này ở phương Tây.
    Mô hình phân tử Hexamine và RDX:
    [​IMG]
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    PETN
    Pentaerythritol Tetranitrate, thông thường được gọi bằng tên Penthrite. C(CH2ONO2)4. Rất nhậy cảm với chấn động và ma sát. Không bao giờ được sử dụng ở ngòi nổ. Tỷ khối 1,773, dạng bột tỷ khối 1,7 có tốc độ dẫn nổ 8400m/s. Nó cũng ít được sử dụng độc lập. Nó có hiệu suất nổ đến 1,66. Nóng chảy ở 141 độ C và phân huỷ ở nhiệt độ 190 độ C.
    [​IMG]
    Tuy là một trong những chất nổ mạnh nhất, chế tạo thằng này cũng không khó. Đầu tiên, chuẩn bị một cốt 600ml, độ vài lít nước muối đóng băng, một lít tuyết. Làm lạnh đến 5 độ C 400ml nitric acid đậm đặc trong cốc, đặt nguyên cốc trong nước đá. Bỏ từ từ một ít ure vào cốc tạo thành nitric acid trắng, vẫn giữ ở 5 độ C, cho từ từ cùng khuấy mạnh 100gram pentaerythritol , tiếp tục khuyấy đến 15 phút sau thì đổ hỗp hợp vào 3 lít đá. Ta đã có sản phẩn thô. Sản phẩm được rửa sạch và tinh chế như sau. Rửa sạch sản phẩm trong nước, rồi ngâm vào 1 lít nước có 0,5% NaCO3 nóng. Rồi lại rửa sạch, rồi sấy khô, động tác này để làm sạch acid. Việc tinh chế thực hiện bằng cách trộn tinh thể với acetone nóng rồi để nguội. Khi đã nguội, cho lượng nước đúng bằng acetone vào, lọc lấy tinh thể, sấy khô.
    C(CH2OH)4 + 4HNO3 ?' C(CH2ONO2)4 + 4H2O
    Pentaerythritol
    http://en.wikipedia.org/wiki/Pentaerythritol
    Là một chất được dùng nhiều trong hoá học, được chế tạo dễ dàng trong điều kiện thường hoặc lò phản ứng http://en.wikipedia.org/wiki/Cannizaro_reaction:
    CH3CHO + 4 CH2O + 1/2 Ca(OH)2 -> C(CH2OH)4 + 1/2 (HCOO)2Ca
    Nói chung đây là một thứ thuốc nổ rất nguy hiểm. Được cái dễ chế tạo,mạnh và rẻ.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    HMX.
    Không phải bàn nhiều, đây là thuốc nổ hoá học mạnh nhất. Những năm 1930, nó được chế tạo để nhồi bom nguyên tử, động cơ tên lửa. Nó có hình dáng tinh thể mầu. Có thể chế tạo làm thuốc nổ rắn hay thuốc nổ dẻo.
    Công thức C4H8N8O8
    Tỷ khối 1.91 g/cm3
    Tốc độ dẫn nổ 9,100 m/s
    Hiệu quả nổ 1.70
    Nóng chảy 276 to 286 °C
    Bay hơi và phân huỷ 280°C
    [​IMG]

    Nó đắt, nhưng xắt ra miếng. Tuy nổ mạnh hơn Penthrite nhưng lại rất ổn định với ma sát và chấn động. Người ta thường nấu chảy 1 phần TNT và trộn 3 phần HMX vào để làm thành bánh thuốc nổ OKTOL cứng. Thuốc dẻo OKFOL chứa 95% HMX còn lại là phụ gia. Đây chính là thuốc thường được dùng làm liều lõm chống thiết giáp hạng nặng. Trước đây, chỉ những súng rất nặng mới hạ được giáp tăng, nhờ có liều lõm, đạn xuyên thiết giáp hạng nặng mới bắn đi được từ súng nhỏ, nhẹ như các bệ phóng tên lửa vác vai. Hồi thế chiến đế trước những năm 1960, người Mỹ và phương Tây dùng C4 để nhồi liều lõm. Sau đó, Liên Xô và các nước sử dụng vũ khí hệ của họ dùng Semtex cho các bộc phá và HMX cho các đầu đạn lõm. http://en.wikipedia.org/wiki/Shaped_charge

    Việc nghiên cưu HMX rất phát triển. Do đặc tính nổ cực mạnh và an toàn, nó là thuốc nổ lý tưởng để làm ngòi cho bom hạt nhân. Đỉnh cao của kỹ thuật nổ là bom neutron. Với mục tiêu thiết kế là tạo ra một thứ bom không phá hoaị nhiều công trình, sát thương địch bằng phóng xạ, nhưng chất phóng xạ có sức sát thương mạnh lại phải nhanh tan để quân ta tiến chiếm mục tiêu. Phóng xạ mạnh, đi xa, đâm xuyên mạnh qua thiết giáp, vỏ hầm.... Phóng xạ lý thưởng đó là neutron sinh ra từ phản ứng H3+H2=He+3N . Có điều, đây là phản ứng nhiệt hạch (hạch sách đòi nhiệt). Cái thứ nhiệt mà nó hạch phải hàng triệu độ đến hàng trăm triệu độ (càng cao càng tốt, để phản ứng nhiều hơn là bay đi). Nhiệt đó thuốc nổ thông thường không tạo ra được, và cũng như các bom kinh khí khác, bom neutron cần một ngòi nổ là bom nguyên tử phân rã. Thông thường, bom nguyên tử bao gồm hai khối chất phản ứng phân rã dây chuyền (Uranium 235 hoặc Plutonium). Mỗi khối chất này có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn và tổng lớn hơn. Khi chập hai khối vào nhau, điều kiện tới hạn được thực hiện cho phản ứng dây chuyền. Cài ngòi nổ này là một quả bom nguyên tử. hai quả bom nguyên tử đầu tiên, được ném xuống Nhật bản là hai loại bom khác nhau, một quả sơ khai, Uranium làm giầu kích nổ kiểu súng, còn quả kia hiện đại hơn là Plutonium kích nổ hướng tâm. Kỹ thuật sơ khai đó không cho phép tạo bom neutron do lượng phóng xạ do ngòi nổ sinh ra rất lớn, làm bẩn trái bom sạch.
    H3+H2=He+3N là phản ứng lý tưởng về độ sạch. Phản ứng sinh ra năng lượng bằng tốc độ hai loại hạt, He là hạt mang điện tích và khối lượng lớn, nhanh chóng bị không khí cản lại trong vài chục mét và tan loãng, cũng một lượng phóng xạ thứ phát (do He, tia anpha phản ứng với mối trường), nhưng không nhiều. Còn N (neutron ) có khả năng đâm xuyên rất mạnh, qua hàng mét tường bê tông (tương đường hàng chục km không khí). Chất phóng xạn này ít để lại "dư chấn" lâu dài, chỉ một vài giờ sau và xe tăng và vài ngày sau là các thiết bị khác đã chiếm được mục tiêu..
    Như vậy, vẫn đề chỉ là một ngòi nổ sạch. Hay là chế tạo một bom nguyên tử nhỏ và tin cậy.
    Một khối thuốc nổ HMX dẻo bót bẹp một khối plutonium, làm khối này đạt đến tới hạn, phát sinh phản ứng dây chuyền, kích nổ một khối H2 và H3 tham gia phản ứng nhiệt hạch. Do tới hạn đạt được do tăng mật độ nguyên liệu phân rã dầy chuyền, chứ không phải tăng khối lượng, nên ngòi nổ nguyên tử có hiệu quả phản ứng, khối lượng nguyên liệu và tỷ lệ khối lượng nguyên liệu tham gia phản ứng rất tốt. Ưu thế đạt được ở chất nổ mạnh và ổ định. (chất nổ thông thường HMX làm mồi cho bom nguyên tử phân rã, bom nguyên tử phân rã làm mồi cho bom nhiệt hạch.)
    HP trình bầy hơi dài dòng về ứng dụng phức tạp lớn nhất của thuốc nổ để nhấn mạnh vấn đề chất lượng. Dù thuốc nổ có kém ổn đến mấy, người ta vẫn có thể tránh tình trạng quân ta giết quân mình bằng nhiều cách. Thế nhưng, chất nổ kém ổn định dẫn đến "bóp méo" chứ không "bóp tròn" ngòi nổ phân rã hạt nhân, điều này dẫn đến cần lượng Plutonium lớn hơn và tỷ lệ tham gia phản ứng ít hơn.
    Vào giữa thế kỷ 20, việc phân tích cấu trúc phân tử hữu cơ vẫn là diều khó khăn, tốn kém và mất thời gian. HMX được phát minh một cách tình cờ khi người ta nhận thấy sản phẩm của quá trình tổng hợp RDX không ổn định. Hoá ra, xuất hiện tỷ lệ HMX tuỳ vào điều kiện phản ứng.
    Trong thế chiến, ở Liên Xô, chất nổ dẻo được ứng dụng rất rộng, mặc dù đắt đỏ. Chính chất nổ dẻo được ứng dụng trong đạn phản lực nổi tiếng, cả phần trái phá và phần nhiên liệu động cơ. Nhiên liệu động cơ năng lượng cao, dẻo có biệt danh là "cháo bắc cực". Còn tên C4 thì như trên, là tên thuốc nổ dẻo ở Anh-Mỹ. Nhưng thiếu HMX, đạn lõm hồi đó chưa phát triển. Liên Xô đã thử chế tạo và không thể ứng dụng trong chiến tranh đạn lõm bắn từ pháo tăng. Đạn lõm súng vác vai ban đầu cũng được nhồi TNT, sau đó cũng lại nhồi thứ này cho rẻ dù đã xuất hiện chất nổ dẻo rộng rãi.
    TNT dược ứng dụng ở đầu thế kỷ 20. Nó không được Anh Pháp Mỹ chú ý, do mật độ năng lượng và tốc độ bắt cháy không có gì nổi trội, điều đó đã phải trả bằng giá đắt.
    Các chất như tri nitro toluen (TNT) và tri nitro xenluloe (thuốc nổ không khói) giá rẻ, được sử dụng rộng rãi nhất trong quân sự, được gọi chung là thuốc nổ rắn. Các chất này có thể đúc thành cục có độ bền cơ học tốt, một điều kiện để điều khiển tốc độ cháy, đã đưa súng tiến bộ vượt bậc (từ súng ngắn, súng trường, đại bác). Trước đây, súng không nhồi được nhiều thuốc phóng, nòng ngắn do thuốc phóng cháy quá nhanh, đến đầu thế kỷ 20, nhờ làm chậm được tốc độ cháy như ý muốn, những loại đại bác lớn nhất mọi thời đại đã được chế tạo. Ngày nay, những thuốc nổ này là những chất được dùng nhiều nhất trong quân sự để phóng đầu đạn. Chúng được chế tạo thành bánh, dạng bột, dạng viên. Thuốc phóng là thuốc nổ rắn gia cường độ bền, đúc thành các viên. Thuốc phóng súng nhỏ có dạng viên cỡ dưới 1mm hình hộp, thuốc phóng súng lớn dạng viên trụ rỗng, thuốc phóng súng cối dạng khuyên dát mỏng. Bộc phá và trái phá thì thuốc được đúc thành khối lớn hay để dạng bột ép, có thể thêm ít chất kết dính. Bột ép cũng được đúc trong các ống nhỏ dài để nổ phá trong công nghiệp. Viên thuốc hình nón lõm được gọi là liều định hướng, khi phát nổ có sức đâm xuyên lớn. Thuốc nổ rắn có tính ổn định cao, trong một dải điều kiện rộng, tốc độ cháy tỷ lệ thuận với tổng diện tích bề mặt, nhiệt độ tuyệt đối và áp suất, đồ thị rất thẳng đẹp, nên dễ dàng kiểm soát tốc độ cháy, tạo thành nhiều ứng dụng. Do đó, dạng bột và dạng bột ép có diện tích bề ngoài rất lớn, dễ kích nổ và nổ mạnh. Còn viên trụ rỗng cỡ vài cm thì có tốc độ cháy rất đều, được sử dụng cho đại bác lớn, đạt sức mạnh và độ chính xác cao. Do có dạng trụ rỗng, nên cháy trong ra ngoài vào không làm thay đổi nhiều diện tích bề mặt. Viên thuốc được gia cường độ bền cơ học bằng các chất kết dính. Các chất làm thay đổi tốc độ cháy cũng được thấm vào bề mặt viên thuốc. Sử dụng chất thấm làm chậm là giải pháp thuận lợi cho súng bộ binh nhỏ. Do thời gian phát nổ của thuốc phóng chỉ phần vạn giây, nên viên thuốc phải nhỏ cỡ vài phần mm, rất khó làm dạng trụ rỗng. Viên thuốc hình hộp khi cháy đi thì giảm diện tích bề mặt, làm cho phản ứng cháy rất mạnh ban đầu nhanh chóng tụt xuống. Dạng viên thuốc dát mỏng và thấm chất làm chậm trên bề mặt sẽ điều khiển tốc độ cháy tốt hơn. Ban đầu, viên thuốc có diện tích lớn nhưng bề mặt ngấm chất làm chậm, sau đó, viên thuốc giảm diện tích bề mặt nhưng chất lớp ngấm làm chậm đã hết, tốc độ cháy thay đổi ít hơn. Do đầu đạn chuyển động trong nòng súng nhanh dần nên người ta cố gằng làm thuốc cháy nhanh lên dần hay hạn chế hiện tượng càng ngày càng cháy chậm. Các nòng đại bác có thời gian chuyển động của đạn trong nòng cỡ phần nghìn hay phần chục giây thì viên thuốc rất lớn, đến vài cm, dễ tạo hình và áp dụng nhiều giải pháp điều khiển cháy. Viên thuốc vỡ gây bất lợi cho việc ổn định tốc độ cháy nên viên thuốc được gia cường có độ bền cơ học rất tốt, ổn định hình dạng trong suốt vụ nổ có áp suất hàng ngàn atmosphere thay đổi đột ngột.
    TNT được chế tạo từ toluen C6H5CH3, còn toluen là phụ phẩm của nhành chưng cất than đá. TNT có công thức hoá học C6H2(NO2)3CH3, đó là một chất hữu cơ màu vàng xám, kết tinh, hơi thơm hơm, nóng chảy ở 81 độ C. Rất dễ nung chảy và đúc thành viên thuốc nổ rắn khác nhau. So với chất Nitroglycerin, TNT ổn định hơn nhiều, nó chịu được các cú đập mạnh, chấn động, mài mòn. Nó không hút ẩm, không phản ứng với thành bình kim loại, để hàng năm mới vẫn dùng tốt. Nó chỉ có thể nổ khi kích nổ bằng kíp. Tính kiềm giúp nó ngăn ngừa hoạt động của các thành phần bất ổn. Tỷ khối 1.654 g/cm³, độ ổn định cơ nên nó nhanh chóng trở thành thuốc nổ tiêu chuẩn. Trong ứng dụng thực tế, nó thường được trộn với một số chất khác dùng như thuốc nổ rắn. Do khi nổ, nó thừa oxyd nên có thể trộn thêm phụ gia như bột gỗ min hay bột nhôm. Được chế tạo bởi nhà hoá học Đức Joseph Wilbrand, nó được áp dụng chậm, do khó kích nổ và năng lực yếu. Nhưng về sau này, người ta hiểu rằng "năng lực yếu" chủ yếu do thuốc được kích nổ không tốt, bay đi nhiều hơn là nổ. Việc sử dụng kíp nổ tốt sau đó rộng rãi, rồi khả năng nung chảy bằng hơi nóng an toàn, làm nó nhanh chóng thay thế chất Nitroglycerin. Người Đức sử dụng chất TNT cho đạn đại bác năm 1902, rồi người Anh sử dụng thay thế lyd***e (trinitrophenol) năm 1907. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, lyd***e (trinitrophenol) được nhồi trong đạn quân Anh phát nổ sớm, làm giảm sức xuyên vào các thiết giáp hạm và xe cộ bọc thép mới xuất hiện. Trong khi đó, đạn Đức nhồi đầy TNT tở ra ưu thế hơn khi nổ bên trong giáp xe, xuyên vào trong giáp kỳ hạm Anh (thiết giáp hạm là vũ khí đối kháng chủ lực lúc đó, kỳ hạm là chiến hạm chỉ huy hạm đội). Điều này khẳng định vai trò số một của TNT trong một thời gian dài. Do không thể thoả mãn nhu cầu TNT trong chiến tranh (hậu quả của việc coi thường nó ở Anh-Mỹ), người ta trộn nó với 40% hoặc 60% ammonium nitrate, tạo thành chất nổ amatol. Chất này có sức phá gần như TNT nhưng kém chịu đựng thời tiết hơn, nó hút ẩm. Minol là một dẫn xuất khác, chứa thêm 20% bột nhôm. Sử dụng bột nhôm là phương pháp tiên tiến lúc đó, nhưng do chưa có các trạm truyền nổ RDX sau này, nên gặp cảnh hỗn hợp bay đi mà chưa kịp cháy, lúc này, minol được dùng cho mìn sâu dưới nước, hạn chế nhược điểm này. Chế tạo TNT đơn giản, người ta trộn toluene với hỗn hợp acid sulfuric và acid nitric. Lần lượt hai nhóm nitro được gắn vào toluene. Sau đó, người ta trộn hỗn hợp với oleum (acid sulfuric được trộn với trên 60% SO3, dạng dầu, dùng để hút hết nước đẩy nhanh phản ứng), nhóm thứ ba gắn vào sau đó acid được làm sạch. Cuối cùng, thuốc súng không khói và TNT được kiềm hoá, một bí mật của người Đức, làm cho thuốc nổ ổn định khi cháy và không tạo thành lớp nguy hiểm khi phản ứng với vỏ kim loại, cũng như hút ẩm khi dự trữ.
    Thuốc nổ nhồi trong trái phá TNT, thuốc phóng đạn trong súng TNT và TNX chính là mấu chốt để đại bác Đức chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế chiến 1. Cũng làm thành một phần ưu thế của xe tăng Liên Xô và Đức trong thế chiến 2.
    Đến cuối thế chiến 2, cùng với việc xuất hiện tên lửa, khả năng dùng đầu đạn tốc độ thấp xuyên giáp, chất nổ dẻo mới có chỗ đứng khi nhồi vào trái phá. Còn nhiệm vụ phóng đạn đi từ súng truyền thống, thì TNT và TNX vẫn ưu thế.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 06:46 ngày 04/04/2006
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Một số chất hay dùng trong công nghiệp và quân sự.
    Nitroglycerin, chất cốt lõi của thuốc nổ công nghiệp đầu tiên mang tên Nobel.
    TNT Trinitrotoluene, được nấu từ toluene, một sản phẩm của quá trình chưng than đá. Chất nổ TNT được dùng phổ biến nhất trong quân đội
    http://en.wikipedia.org/wiki/Trinitrotoluene
    http://www.islandgroup.com/ExplosiveChemistry.html
    http://en.wikipedia.org/wiki/Nitroglycerine
    Ammonium nitrate
    http://en.wikipedia.org/wiki/Ammonia_nitrate
    Ammonium nitrate được sử dụng nhiều nhất trong thuốc nổ công nghiệp. Nó có giá thành rẻ, trước đây sử dụng như một loại phân đạm. Tính chế nó cũng đơn giản, mà chả cần tinh chế thì thuốc nổ vẫn tốt. Hỗn hợp nổ đơn giản nhất là chất này với bột than mịn. Cao cấp hơn thì dùng bột nhôm. Thuốc nổ được chữa vào các ống giấy, giấy thấm chất ngăn ẩm như dầu mỡ hay polyme. Đầu ống giấy có lỗ tra kíp. Chẳng cần kíp, đốt bằng ngòi hỗ hợp cũng nổ, nhưng dễ hỏng. Người ta khoan lỗ rải ra, trong lỗ đặt thuốc nổ tra kíp điện, lượng thuốc và lưới các lỗ khoan có thể được máy tính tính kỹ. Một thiết bị kích nổ chung kích nổ lần lượt các lỗ sao cho tận dụng tối đa sóng chấn động. Nó đắt cỡ khoảng 2 lần xăng dầu, dễ kiếm như phân bón. Trong thế chiến thứ 2, nhưng bom khổng lồ như boy tall được chế tạo, đồnng thời với những chất truyền nổ như như RDX. Người ta làm ống lớn chưa hàng tấn và hàng chục tấn hỗn hợp ammonium nitrate-nhôm, giữa là các ống truyền nổ chứa RDX. Điều này khắc phục tốc độ cháy chậm chưa kịp cháy đã bay đi của hỗn hợp này.
    Một chất hay được dùng là phụ gia Naphthalene. Nó làm nhiên liệu ít bay hơi, khó bắt cháy và ổn định hơn. Nó pha vào các Ankal phân tử lớn bảo bệ nhiên liệu khônh cháy ở 600 độ C, thậm chí còn được xịt vaò thân máy bay để làm mát, điều này là một trong những yếu tố quyết định thành công của A-12, máy bay nhanh gấp 3,5 lần tiếng động. Chất cháy trộn khá nhiều Naphthalene để cháy bám dính và ổn định.
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/explosives-nitramines.htm
    http://en.wikipedia.org/wiki/Nitroglycerine
    http://en.wikipedia.org/wiki/C-4_%28explosive%29
    http://www.google.com.vn/search?num=50&hl=vi&newwindow=1&q=semtex&meta=lr%3Dlang_en
    http://en.wikipedia.org/wiki/PETN
    http://en.wikipedia.org/wiki/PETN
    http://en.wikipedia.org/wiki/C-4_%28explosive%29
    http://en.wikipedia.org/wiki/Cyclotrimethylene_trinitramine
    http://www.atsdr.cdc.gov/tfacts78.html http://www.islandgroup.com/ExplosiveChemistry.html
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/explosives-nitramines.htm
    RDX
    http://www.atsdr.cdc.gov/tfacts78.html
    http://en.wikipedia.org/wiki/Relative_effectiveness_factor
    Explosive material
    http://en.wikipedia.org/wiki/Explosive
    http://www.islandgroup.com/ExplosiveChemistry.html
    http://en.wikipedia.org/wiki/Naphthalene
    http://en.wikipedia.org/wiki/Explosive
    http://en.wikipedia.org/wiki/Cyclotrimethylene_trinitramine
    http://www.atsdr.cdc.gov/tfacts78.html
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/explosives.htm
    Cuối cùng, xin lỗi các bác về ván đề Ka và K. Chuyện là thế này, đây là chuyên đề nghiên cứu HP viết cho một ông bạn, tên là Điềm Đạm. Một ông bạn nữa tham gia, nảy ra cãi cọ Ka và K, ông ta để nguyên đoạn nhầm của HP đem trưng bầy. Đến nay vẫn cãi là Ka hay K ai đúng. Vậy HP để nguyên văn lên đây để các bác thưởng lãm.
    http://www.islandgroup.com/ExplosiveChemistry.html
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 05:29 ngày 04/04/2006

Chia sẻ trang này