1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về thuốc nổ quân sự ....

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi haidangtim, 31/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ở trên, tuy hơi dài, nhưng chỉ là rất sơ lược về thuốc nổ, qua đó các bác thấy rằng, C4 hay Semtex, TNT hay thuốc súng không khói TNX đều không phải là thuốc nổ mạnh. Việc sử dụng thuốc nổ lại không phải ở đâu cũng cần mạnh. Ví dụ, TNX (Tri-Nitro-Xenlulôza) là thuốc nổ yếu, nhưng được ứng dụng rất rộng rãi trong việc phóng đạn.
    Những thành công trong việc nghiên cứu quá trình phóng đạn từ súng truyền thống (tên gọi :"thuật phóng trong") đã làm đại bác Đức trong thế chiến 1 chiếm ưu thế tuyệt đối. Từ đại chiến thế giới lần thứ hai, những khẩu đại bác tốt nhất là đại bác trên xe tăng. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 là lúc xe tăng ra đời và được chứng minh cấu tạo, vai chò, chiến thuật, chiến lược phát triển. Nhiều người cãi rằng, từ năm 190x và thế chiến 1, người ta đã làm tăng. HP cũng đã đôi lần bàn về chiếc xe tăng đầu tiên của thế giới được sản xuất tại Nga, mang động cơ hơi nước và súng liên thanh. Nhưng xe tăng chỉ được ra đời vào thời điểm giữa chiến tranh Tây Ban Nha và chiến tranh Xô-Đức trong thế chiến 2. Các loại xe trước đó không phải xe tăng, chỉ là những loại xe sau này là xe hỗ trợ bộ binh, pháo tự hành, xe bọc thép .....
    Xe tăng đúng nghĩa của nó không phải là xe bọc thép. Nó là xe đối kháng trên bộ, nhiệm vụ và diệt xe cơ giới, mà xe cơ giới dùng để đối kháng của Địch cũng là xe tăng. Vậy, xe tăng là xe chế tạo để đấu tăng.
    Với định nghĩa đó, nó có nhiều ưu thế: ngắm bắn tốt, chạy nhanh, ổn định súng, chạy đường dài....Nhưng hai đặc điểm cơ bản nhất là súng bắn đạn xuyên giáp mạnh và giáp tốt để đỡ đạn xuyên giáp.
    Đến tận giữa thế kỷ 19, người ta không thể làm được nòng pháo dài, do đó tầm bắn chỉ dừng ở vài trăm mét đến vài km. Đường đạn cũng cong veo như võng mắc chổng ngược, khó mà bắn những mục tiêu di động đang lao vào ta như báo châu Phi. Nguyên nhân là thuốc nổ để phóng đfạn cháy quá nhanh, nếu làm nòng dài ra, thuốc nổ cháy hết mà đạn chưa đi được, làm vỡ nòng.
    Người Đức trước và trong Thế Chiến 1 đã phát triển thuật phóng trong, chế ra đại bác khổng lồ, chế ra đạn thiết giáp hạm bắn chìm chiến hạm Anh-Mỹ, bằng ưu thế của TNT và thuốc súng không khói. Hai thứ thuốc nổ có tỷ lệ năng lượng / khối lượng thấp. Nhưng ưu thế về ổn định đã quyết định vai trò của nó. Rõ ràng, các chất nổ gốc glyxerin tuy rất mạnh nhưng chỉ có thể bắn thứ súng và trái phá tương đương súng cối dùng sát thương ngày nay. Trong khi đó, TNT và TNX yếu hơn lại dùng để xuyên thiết giáp hạng nặng.
    Từ thế chiến 1 trở đi, các nhà khoa học đã tập trung năng lực hoá học mạnh nhất để ổn định hai chất này, tạo nên những đại bác trên xe tăng danh tiếng. Đây là hình ảnh liều phóng sử dụng viên thuốc hình trụ rỗng. Viên đạn cực vền chịu được áp suất hàng ngàn atm, thay đổi đột ngột trong phần nghìn giây. Nếu viên thuốc không chịu được điều đó, nó vỡ ra, diện tích cháy tăng lên và tốc độ cháy cũng thế. Cái vòng luẩn quẩn này làm tăng vọt áp suất và nhiệt độ cháy, lại làm vỡ thuốc và cứ thế. Do đó, để đẩy đầu đạn trong đại bác của xe tăng, chất nổ dẻo là thứ quá tồi. Mặt khác, TNX được sử dụng nhiều do ngày nay, để tập trung năng lực cho những phát đạn khủng khiếp, nòng xe tăng rất kém bền, chỉ thọ được vài trăm phát bắn mạnh. TNT và đặc biệt là TNX lúc này, lại đạt được ưu thế do tính...kém năng lượng của chúng. Do không phải sử dụng những phụ gia đặc biệt, chúng không tạo thành sản phẩm cháy rắn cứng (như oxyd nhôm chẳng hạn), nhiệt độ khí cháy cũng thấp, làm bền nòng.
    [​IMG]
    Bằng kinh nghiệm trong thế chiến, người Nga đạt trình độ siêu đẳng trong việc chế tạo những xe tăng tốt nhất thế giới. Xe tăng của họ bao giờ cũng dùng ít nguyên liệu quý và kết cấu vững chắc hơn, xe nhỏ hơn và giáp dầy hơn. Ưu thế cơ bản đạt được do kết cấu khoang trong xe hợp lý, rất nhỏ và tròn đều. Khoang trong nhỏ và tròn đều tạo ra diện tích vỏ nhỏ và thấp. Vỏ nhỏ và tròn đều tạo ra độ vững chắc của xe, cho phép đại bác lớn. Vỏ thấp và diện tích bề mặt ít tạo ra ưu thế của giáp: nhẹ dầy và dốc. Xe thấp nhỏ tạo ra ưu thế về ổn định nòng, cơ động và xác suất trúng đạn.
    Để so sánh, ta thấy rằng xe tăng phương Tây thường nặng khoảng 70 tấn, đạn khoảng 80 viên, giáp trước tương đương khoảng 400mm thép cán, xe cao khoảng 2,5 mét. Còn xe tăng Nga, thường nặng khoảng 50 tấn, giáp trước tương đương 800mm thép cán, đạn khoảng 40 viên, xe cao khoảng 2,2 mét.
    Sức mạnh đối kháng của xe tăng Nga càng trội khi tốc độ của súng tự động cao gấp đôi, đại bác bao giờ cũng lớn hơn.
    Từ hồi thế chiến, Nga và Đức sản xuất hai loại tăng. Một chú là tăng hạng trung, khối lượng vừa phải, cơ động. Một chú là tăng hạng nặng, đại bác lớn. Chiếc IS-2 được đánh giá là tốt nhất của thế chiến thật ra ù lỳ, tốc độ bắn cực đủng đỉnh, 1phát phút. Nó chỉ thắng bằng giáp (tháp pháo tương đương 300mm thép cán) và đại bác lớn (đạn của nó khi không xuyên cũng đủ sức nổ thổi bay tháp pháo tăng hạng trung). Các King Tiger trong trận chiến Prokhôva (trận đánh trung tâm của Kursk) đã chứng tỏ bị T-34 đánh bại, khi giáp và đại bác được chú trọng đến mức hy sinh cả tính cơ động. Nhưng T-34 thiệt hại cũng rất lớn, Chỉ sau trận này, IS mới được quan tâm phát triển. Việc phân ra hai loại tăng có thể coi kết thúc ở T-62 và T-64, hậu duệ cả T-34 và IS-2 đến đây có các tham số đã phát triển đến mức gần giống nhau, người ta không gọi là tăng hạng nặng và hạng trung nữa, mà gọi chung là MBT.
    Ưu thế của tăng Nga đạt được quá rõ ràng. Trong khi nước Đức chỉ sản xuất được 20 ngàn tăng hạng trung và vài trăm chiếc tăng hạng nặng (Tiger 4 và King Tiger) thì 13 ngàn chiếc IS-2 cùng hơn 50 ngàn chiếc T-34 đã xuất xưởng. Đã thế, ưu thế về hệ thống động lực còn trội nữa, hầu hết các tăng hạng nặng Đức đều không đến được chiến trường do trục trặc. Việc thiết kế giáp đứng dầy đã làm nước Đức kiệt quệ măng-gan. Hai năm cuối thế chiến, có thể thấy các vết đạn phá hỏng tăng Đức vỡ toác thành cạch sắc như đập chai thuỷ tinh: vỏ đứng làm bằng hợp kim giầu carbon và nicken, khi trúng đạn không phân tán được sức chịu đựng. Trong khi đó, các vết đạn giết tăng Nga vẫn là lỗ khoan tròn của đạn xuyên.
    Trong thế chiến, người Nga gặp giới hạn kỹ thuật ở IS-3. Chiến công lớn nhất của nó là làm kinh hoàng Đồng Minh khi xuất hiện trong lễ diễu binh mừng chiến thắng chung. Sau vinh quang đó, nó là xe gặp rất nhiều trục trặc như là King Tiger. Đến tận thời T-62 và T-64, những khó khăn về động lực mới được giải quyết.
    King Tiger cho đến nay vẫn là xe lý tưởng về độ ăn lái: tỷ lệ dài rộng gần 1:1. Nhưng trình độ luyện kim hồi đó không cho phép kết cấu mạnh mẽ này hoạt động tin cậy.
    Xe tăng gặp phải chấn động rất lớn khi bắn, hạn chế kết cấu động lực của nó, làm vỡ côn hoặc phanh, hay bắt buộc trở nên chậm chạp. Rất nhiều cải tiến tiên phong về kỹ thuật được áp dụng. Như Fec-đi-măng, là xe hạng nặng sử dụng dây truyền động mềm cho hộp số liên tục, như xe gas của bác Ăn Hành Tây ngày nay. Trước khi T-62 và T-64 xuất hiện, rất nhiều giải pháp đã áp dụng cho những hậu duệ của IS, kể cả truyền động điện tiên tiến ngày nay.
    Quay trở lại với phần súng.
    Trước và giai đoạn đầu thế chiến, có một sự thay đổi ngược hoàn toàn về súng tăng và súng phòng không. Điều đó dẫn đến sau này, súng phòng không nhỏ đi còn súng tăng lại sử dụng súng phòng không hồi đó. Kể cả tăng Đức và Nga. Sau chiến tranh, tiếp tục phát triển dẫn đến việc sử dụng nòng trơn. Đầu thế kỷ 19, việc tăng tầm bắn và độ chính xác dẫn đến việc sử dụng đạn dài thay cho đạn cầu. Dẫn đến việc áp dụng nòng xoắn. Nhưng vào những năm 1960, các nhà hoá học đã hoàn thiện cái liều phóng cực mạnh trên, dẫn đến việc phá hỏng nòng xoắn. Thế là nòng trơn với các loại đạn đắt đỏ được áp dụng. Đáng buồn cho ông Anh Quốc, hậu quả của việc theo đuôi Mỹ, đến tận Iraq 2003 vẫn ra oai bằng nòng xoắn, nhìn đủ biết tăng rởm. Thật ra, các nhà bác học Anh vẫn rất giỏi về pháo tăng, nhưng những nhà chính trị Anh thì khá tồi về thứ đó.
    Kể từ IS-2 người Nga đã xác định chiến lược thiết kế xe tăng có tháp tròn đều và thấp. Điều đó dẫn đến việc sử dụng đạn liều rời. Do đạn ngắn, xe tăng đạt được ưu thế về thể tích trong nhỏ và tròn đều. Liều rời dó đó tạo ưu thế về độ vững của hệ cơ học và thể tích hữu ích, cho phép đại bác lớn. Hồi thế chiến, chính liều rời đã làm giảm tốc độ bắn của IS-2 đến mức trên. Đến T-6x, hệ thống nạp đạn tự động mới đủ khắc phục, đến đây thì kết cấu băng đạn tròn nạp tự động hoàn toàn tạo ưu thế về đại bác lớn, tháp phảo nhỏ, giáp dầy và bắn nhanh.
    Nhưng đạn liều rời gây hạn chế lớn về tốc độ cháy của thuốc phóng. Do liều rời nên các loại đạn có khối lượng đầu đạn khác nhau phải dùng chung liều. Nếu liều cháy nhanh để đẩy đạn sabot, vốn rất nhẹ, đi đủ tốc độ thì khi bắn đạn trái phá chống công sự bị vỡ nòng. Điều này chỉ được khắc phục ở những xe hoàn toàn tự động hoá tháp pháo như T-95 và T-2000.
    Trên đã nói các nhà bác học Anh rất giỏi về súng tăng. Chính họ chế ra đạn DU nén rất cứng và tỷ khối lớn: đạn sabót dự ứng lực có vỏ là hợp kim 3/4titanium, 1/4 DU, bêb trong là DU đúc nén. Thế nhưng các nhà chính trị Anh lại rất tồi về súng tăng, nên thứ này nay thuộc về Mỹ. Còn xe tăng Anh Quốc, vẫn đem nòng xoắn diễu oai (nòng này thì chẳng cần DU). Đạn liều liền cho phép các nhà làm đạn tận dụng tối đa nòng pháo cho sabot.
    Đạn kim loại nặng được Đức sử dụng lần đầu trong trận chiến ngoại ô Maxcơva. Trong thế chiến, người Nga sử dụng kết cấu đạn đặc biệt: lõi kim loại nặng, vỏ nhôm hay thép có tỷ khối nhỏ hơn lõi, mũi bằng kim loại mềm. Thứ đạn này khi dùng hồi đó rất ưu thế, với tốc độ đầu nòng trên dưới 1km/s tối đa lúc đó, đạn bám vào mục tiêu, làm mất hiệu quả của giáp nghiêng. Chính điều này làm cho người Đức hầu như không thể áp dụng giáp nghiêng, dẫn đến cuộc hoảng măng gan như đã nói. Còn sau thế chiến, với sự xuất hiện của hỗn hợp HMX rắn, người Nga tập trung vào phát triển đạn lõm (cũng là một nguyên nhân thúc đẩy họ phát triển liều rời và hệ thống dẫn bắn điện tử).
    Đó là một vài khó khăn mà các nhà hoá học gây ra, sau khi họ trình bầy ưu thế thuốc phóng của đại bác. Nếu như sau thế chiến, các thiết giáp hạm trở thành ông già ghẻ, bị tháo sắt vụn, thì đại bác trên tăng phát triển, trở thành một trong những đỉnh cao kỹ thuật.
    Hậu duệ của T-34 ngày nay là chiếc T-2000, còn hậu duệ của IS-2 là chiếc T-95. Cũng giống chư tổ tiên, chiếc T-95 tập trung toàn lực cho giáp và những phát đạn mạnh. Còn chiếc T-2000 có thêm phần sau tháp pháo cho những ứng dụng diện tử đa dạng mới xuất hiện. Cả hai đều có tháp pháo hoàn toàn tự động hoá, cho phép xe tăng thấp bé (1,8 mét, ngang đầu người). Khối lượng tăng lên trong khi xe lùn tịt và tròn đều, tạo thành một thứ giáp mạnh. Giáp này vừa tiện cho lớp vỏ tàng hình, hệ thống bảo vệ chống tên lửa tích cực, vừa có độ dầy tương đương đến 900mm thép cán ( tưởng tượng ra tháp pháo xe chỉ còn như cái vạc lớn, thấp hơn, nặng gần đến chục tấn, toàn là thép).
  2. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Cái anh Huyphuc này có kiến thức về VKQS hơn người; chắc vì anh ta có người yêu bị dở hơi chăng? Tuy nhiên rất cảm ơn anh Huyphuc đã "mở mắt" cho tôi. Anh có thể cho biết thêm rằng hiện nay việc nghiên cứu tìm ra những thuốc nổ mới dựa vào những nguyên tắc định hướng cơ bản nào? Chẳng lẽ cứ để vận may tình cờ nào đó dẫn dắt thế sao
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.586
    @ huyphuc dau tuat: đề nghị đồng chí cẩn thận hơn với ngôn ngữ văn viết nhé, cần phải làm trong sáng tiếng Việt khi dịch tài liệu nước ngoài. Mấy cái tên hóa học thì một là đồng chí xài tiếng Việt hẳn, hai là xài tiếng Anh thì cũng đừng có trộn thêm đủ thứ tiếng tào lao khác vô (VD: kali thì gọi béng là kali, chớ kalium thì đúng là chả có ai gọi như vậy cả, tên tiếng Anh của nó là potassium). Còn cái này nữa: efforts dịch ra tiếng Việt là "các nỗ lực", nó đứng đầu câu nên phải viết hoa làm đồng chí tưởng là tên của một đồng chí nào đó.
    Anyway , mọi thứ khác đều ok, nhất là các chi tiết "mặt trời XHCN thì tất yếu to hơn mặt trời TBCN".
  4. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Tay quẹt gỉ vớ vẩn thật , chấp nhặt những cái đó làm gì , nếu bác Tuất có sai về kĩ thuật thì chỉ ra, chứ đừng spam lung tung làm bác Tuất hết hứng thì anh em lấy gì mà đọc.
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Còn phần kíp nổ, ngòi nổ nữa chưa thấy bàn gì hết cả mà đã chuyển sang đề tài tăng thiết giáp thế này à?
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Các nước sử dụng hệ Anh dùng tên potass (bồ tạt), còn các nước từ Pháp, Nam Âu, Đông Âu dùng tên Kali. Bản tuần hoàn các nguyên tố lấy tên là Kalium, ký hiệu K, như vậy, tên Bồ Tạt chỉ là một tên địa phương.
    Có thể rằng, sự thiên vị hệ đông nam Âu do người lập ra quy luật tuần hoàn là Mendeleev, một người Nga, mà nước Nga thì ở Đông Âu. Nhưng dù sao thì tên Kalium đã là tên chính thức dùng trong các tài liệu chuyên môn hơn là ttvnol. Bác có thích tên bồ tạt (potassium) thì đó là một từ địa phương, khi nói chuyện ở ngòai đại phương bác, tạm quên đi vậy, bênh từ địa phương, bảo đó là từ chuẩn, e người ta dánh giá bác "cực đoan cục bộ" (một cách nói theo kiểu thánh hiền, nghĩa nôm là "quê đặc").
    Ở trên net, vào đây là nhanh nhất để quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố Mendeleev
    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n_nguy%C3%AAn_t%E1%BB%91
    Còn đây, thứ này ở địa phương nhà bác, người ta gọi là bồ tạt. Bên trái là một cột, tìm trong cột đó, có nút bấm (hospot) english, sẽ chuyển sang tiếng Anh.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Kali
    Anh Ngữ:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Potassium.
    "It has the symbol K (L. kalium)"
    ----
    Không chỉ mặt trời mà pháo tự hành, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, cũnh như xe tăng, HP hay lấy ví dụ các đỉnh cao kỹ thuật ở Nga, vì mặt trời ở đó chiếu sáng các thứ này tốt hơn ở Anh và Mỹ.
    Ở thời điểm các pháo tự hành chuyển thành xe tăng ở Nga và Đức, người Anh và Mỹ đã chế các xe tăng trên biển, là các thiết giáp hạm. Nhưng kết quả chiến đấu ngược nhau. Các xe tăng trở thành vũ khí quyết định trên chiến trường, còn các thiết giáp hạm (battle ship) thì những chiếc không bị bắn chìm sẽ bị tháo lấy sắt vụn. Về tên lửa hành trình, các tên lửa thế hệ Bạch Dương hay Quả Chuỳ, cũng như các tên lửa chống hạm khác đều là thứ đáng tự hào, chưa ai sánh kịp.
    Xe tăng T-2000 là xe tăng chiến đấu đa năng, được phát triển nối tiếp T-34, T-80. Xe tăng T-95 là xe tăng tập trung vào đối kháng, hậu duệ của IS-2, T-72, T-90. Cả hai xe tăng này đều là ước mơ của Anh và Mỹ. Chỉ có dòng xe Leopard phương Tây có thể so sánh ở một vài điểm. Nhưng giáp vững chắc và kích thước nhỏ thì không thứ nào sánh được.
    --------------------
    Chúng ta quay trở lại với thuốc nổ. Ở trên đã nói, các nhà hoá học phát triển thuốc nổ đã làm các nhà cơ khí đau đầu. Ngoài việc phát triển phần thân xe và súng, đạn tăng cũng chịu những ảnh hưởng lớn, trong việc phát triển vũ khí quyết định trên bộ này.
    Trong thế chiến, những đại bác trên tăng mạnh nhất, được lắp trên tăng Nga và Đức không thể bắn được đạn lõm. Những đạn lõm đầu tiên được dùng trên súng vác vai và đại bác không giật. Nguyên nhân là đạn lõm phát nổ trong nòng hoặc phát nổ không đúng khoảng cách khi chạm mục tiêu với tốc độ lớn. Đó là chưa kể, lúc đó chưa có HMX nguyên chất, mà để nhiệt độ xuống dưới -5 độ C, thì RDX trở nên rất dễ bị kích nổ, chỉ cần đánh rơi đầu đạn không ngòi là chết.
    Đạn lõm đầu tiên được nhổi TNT. Khi đó, dó mật độ năng lượng của thuốc này không cao, người ta làm tấm chắn sóng nổ ở sau liều lõm và tấm tích năng lượng ở trước liều. Tấm tích năng lượng là miếng kim lõm vào theo chiều lỗm liều nổ, khi đạn nổ, nó lộn lại tăng tốc, trở thành "đạn" xuyên giáp. Đến khi các chất nổ gốc HMX rắn (HMX trộn với TNT hoặc nhôm-NH3NO3), ổn định xuất hiện sau thế chiến, thì đạn lõm mới phát triển. Giờ đây, nó khoan giáp bằng luồng khí nóng 4-6 ngàn độ, tốc độ 2-3km/s. Kể từ đây, đạn lõm bắn từ đại bác xe tăng có tên HEAT: đạn dùng thuốc nổ mạnh chống xe tăng. Nhờ đặc tính dẫn cháy nhanh, HMX khoan giáp rất mạnh. Trong khi đó, nó không bị kích nổ sớm như RDX hay PENT.
    Một tiến bộ nữa, cũng rất quan trọng trong sử dụng đạn lõm là ngòi nổ điện. Đạn lõm cần nổ ở một khoảng cách rất chính xác với mục tiêu. Nếu gần hay xa quá, luồng khoan đều bị phân tán. Trong dòng súng vác vai, RPG-7 là súng dùng ngòi nổ điện đầu tiên.
    Sabot khoan giáp bằng tốc độ cao. Do đó, người ta chế nó có sơ tốc lớn. Điều đó làm cho nó dễ ngắm bắn mục tiêu di động hơn. Nhưng đạn này dê mất tốc độ trong không khí, nên các MBT chỉ bắn được giáp trước của nhau tầm trên dưới 1km nếu dùng sabot.
    Trong khi đó, HEAT khi tốc độ bằng không vẫn khoan giáp tốt, đưa tầm bắn tăng vọt, xứng đáng là đạn của chiến trường hiện đại. Tốc độ thấp buộc người ta chế ra các hệ ngắm bắn điện tử để bắn mục tiêu di động. Do là thứ đạn mấu chốt để đưa tầm bắn lên, nên đạn này được coi là đạn quyết định của pháo tăng, được tập trung đầu tư nghiên cứu nhiều nhất.
    Ngoài HEAT, đầu đạn lõm dùng thuốc nổ mạnh cũng là đầu đạn của ATGM, tên lửa chống tăng có điều khiển, thứ vũ khí ngày càng phổ biến, cực nhiều ưu việt. Thậm chí, nó được coi là kẻ sẽ hạ bệ vai trò đế vương của xe tăng. Điều đó cho thấy những vai trò của thuốc nổ, ngòi nổ và các hệ thống điện tử.
    ----
    Như đã nói RDX, PENT, HMX là những chất nổ gốc của thuốc nổ dẻo, nhiều người cho là những thuốc nổ mạnh nhất. Nhưng thực tế không phải. Đó là những thuốc nổ có khả năng dẫn cháy nhanh (một viên HEAT cháy hết, kể từ thời điểm chất nổ chính bắt cháy, dưới một lphần vạn giây). Còn tỷ lệ năng lượng/khối lượng của chúng không cao.
    Thực chất, chất nổ mạnh nhất là hỗn hợp Hydrat-Liti và băng (H2O). Nhưng rõ ràng, mang theo cái tủ lạnh ra chiến trường là điều không tưởng. Hỗn hợp thuốc nổ đen cải tiến, gồm NH3NO3-Al có năng lượng rất cao, nhưng bắt cháy chậm, bay đi khi chưa kịp cháy. Do đó, RDX, PENT và HMX có năng lượng thấp nhưng ở liều nhỏ mạnh hơn.
    Chiến tranh thế giới 2 xuất hiện những thiết giáp hạm và công sự lớn. Cần đến những bom lớn. Lúc này, vụ nổ lớn làm thời gian thoát khỏi đám cháy lâu, những hỗn hợp bắt cháy chậm trên ưu thế về năng lượng cao. Thế là, thuốc nổ đen quay trở lại, trở thành thứ thuốc nổ mạnh nhất, phổ biến nhất, được vinh dự nhồi cho những thứ bom lớn nhất. Ban đầu có thể kể đến bom khoan Tall Boy.
    Tall Boy ban đầu được chế tạo như là một loại bom khoan khổng lồ. Nó được bọc thép tốt để khoan xuống sâu mà không hỏng, mũi bom đến trên 100mm. Sau này, khi hệ thống điện tử cho phép nâng cao khả năng bắn hạ tên lửa hành trình, thì những đầu đạn kiểu này vẫn là thứ duy nhất mà tầu chiến bó tay chịu chết. Đến chiến tranh Việt Nam, càng bế tắc trong chiến tranh, càng thúc đẩy nghiên cứu vũ khí. Người ta đặt trong khối hỗn hợp NH3NO3-Al những ống dài, nhồi đầy RDX. Đây là các trạm truyền nổ. Lợi dụng tốc độ cháy nhanh của thuốc này truyền đám cháy ra toàn bộ khối bột nhôm nhanh chóng, cho phép chế tạo nhiều loại bom mà bột nhôm ít bay đi. Năm rồi, nhà ta tháo được quả bom lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Đây là loại bom phát quang, gọi là bom phạt, có cấu tạo như vậy. Cũng năm rồi, người Mỹ thử nghiệm loại bom phạt lớn nhất thế giới. Đó là bom lượn điều khiển GPS, mang 8 tấn hỗn hợp bột nhôm.
    Khi phá đá, tuy liều nổ nhỏ, nhưng lại được đặt kín trong đá hay nước, do đó, hạn chế tỷ lệ bay đi không cháy (thực tế, liều nổ vài trăm gram cháy gần hết). Vậy là hỗn hợp bột nhôm được sản xuất rất nhiều và dùng trong kinh tế. Người ta sử dụng song song thuốc nổ này và chất nổ gốc glyxerin hay TNT trong công nghiệp. Một lượng nhỏ thuốc nổ glyxerin hay TNT được dùng cho những vụ nổ trên bề mặt, rất hiếm gặp. Người ta trộn hỗ hợp bột nhôm với chất kết dính là thứ thuốc nổ nào đó, như TNT, đúc thành ống, cũng có khi dùng Tri-Nitro-Glycerin như là chết kết dính, chúng được gọi chung theo tên Nobel đã đặt là dynamite.
    lại quay trở lại thuốc phóng.
    Jules Verne đã nói về khẩu đại bác nòng dài 3km bắn đạn lên mặt trăng. Rồi Bush và đệ tử nói về khẩu đại bác của Iraq... Nhưng đọc đoạn về thuốc phóng trên, các bác hình dung ra vấn đề. Để kéo nòng dài ra quá cỡ những khẩu thần công thời trung cổ, phải điều khiển được tốc độ cháy đến phần trăm giây, và đầu thế kỷ 20 mới chỉ làm được nòng pháo dài vài chục mét, và gặp giới hạn đến nay. Jules Verne làm đầu óc chúng ta bay đến mặt trăng khi các định luật cháy chưa được biết đến. CÒn Bush thì nói chuyện đó với những kẻ không cần biết định luật cháy đã ra đời hơn trăm năm. Với khẩu đại bác 3km, phải chế ra loại thuốc nổ viên lớn, không vỡ trong 4000 atm thay đổi trong cỡ phần ngàn giây, cháy đều trong hàng chục hay hàng trăm giây. Những chất kết dính mới nhất được dùng trong động cơ tên lửa, mới chỉ hứa hẹn giữ vững khối thuốc lớn ở áp suất cỡ trăm atm. Nhưng không sao, ngày nay, chúng ta không bắn đạn đi mà bắn nòng đi trong các tên lửa, vẫn đến mặt trăng và xa hơn.
    Thế là, những đại bác tốt nhất bây giờ không to, mà chỉ là đại bác trên tăng. Như trên đã nói, đạn được đẩy bằng thuốc nổ Tri-Nitro-Xenluloz hay TNT, có thể trộn thêm các chất nổ gốc Glycerin, bí mật công nghệ là phối trộn với các phụ gia để tạo thành viên thuốc bền gần như thép. CHất thuốc cũng được kiềm hoá để chống sự bay hơi gốc NH3, CL04, tạo ra tính cháy không ổn định. Viên thuốc được chế thành ống rỗng. Khi cháy, viên thuốc hình ống rỗng ít thay đổi diện tích bề mặt. Nòi nổ được đặt ở giữa, là một ống chịu áp nhồi chất nổ đen kiểu cũ. Nhờ ống chịu áp, chất nổ đen đã bắt cháy đều mới phá ống, làm áp suất ngăn chứa thuốc nổ chính tăng đột ngột chứ không từ từ. Đầu đạn cũng có chốt hãm, để khi chưa đủ lực đẩy thì chưa bay đi. Những thứ đó làm giảm thời gian áp suất và nhiệt độ chưa đủ để thuốc cháy ổn định, đạn chỉ hành trình khi quá trình cháy đã làm việc đúng định luật, đưa đến độ chính xác cao và tốc độ mạnh.
    Tall Boy. Ban đầu bom được nhồi thuốc nổ của ngư lôi, sau đó, các bom lớn được nhồi hỗn hợp bột nhôm. Barnes Wallis chế tạo năm 1944.
    Dài 6,35 meter (21 feet)
    đường kính 0,95 meter (38 inches)
    tổng nặng 5.443 kg (12.000 lb)
    thuốc nổ 2.358 kg (5.200 lb)
    số lượng sử dụng 854
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các bác vào đây xem trận Tall Boy hạ Tirpitz.
    http://www.bismarck-class.dk/tirpitz/tirpitz_menu.html
    [​IMG]
    Rõ ràng, cùng các ưu thế về thân xe tăng và hệ thống điện tử, đạn HEAT Nga đã đẩy tầm bắn pháo tăng của họ đến 3-5km, vượt quá sabot chỉ 1km. (tất nhiên, đây là tầm bắn đấu tăng thực tế, bao gồm xác suất trúng và xuyên. còn như ông Tầu bảo T-98 nhà ông ấy bắn được 5km thì kệ ông ấy).
    Người Mỹ quyết tâm trung thành với sabot, dẫn đến những hy vọng mới về hoá học và vật lý thuốc nổ.
    Một là, với đại bác lớn. Một nhà bác học Canada đã định đứa thiết giáp hạm trở lại biển với nguyên lý bắn mới. Nguyên nhân là, nếu làm đại bác nòng dài ra, thì không lượng thuốc nỏ đẩy tăng lên, và phần lớn năng lượng dùng để đẩy khí thuốc chứ không phải đầu đạn. Phương án mới là dùng đầu đạn kép, trên là đầu đạn chính trong một nòng đường kính nhỏ, dưới là đầu đạn trung gian trong nòng đường kính lớn. Giữa hai đầu đạn và Hydro nén. Khi thuốc nổ đẩy đầu đạn trung gian, nó nén Hydro có tỷ khối nhỏ, đẩy đầu đạn chính đi với tốc độ cao. Nhưng chưa thử nghiệm nào bắn được quá một phát. Nếu thành công thì đại bác tầm xa luôn ăn đứt đầu đạn tên lửa do tốc độ cao và bọc thép tốt.
    Một thứ nữa là thuốc nổ lỏng hai thành phần, việc điều khiển tốc độ chay không phải bằng định luật cháy mà bằng tốc độ của các bơm thuốc cháy.
    Thứ nữa là súng điện. Đạn chuyển động trên 4 ray, hai là nam châm và hai là điện cực, đạn trở thành phần chuyển động của một động cơ điện.
    Thế nhưng, tất cả các hướng trên đều đang bế tắc, cùng với đầu đạn sabot. Một phương án hiện nay đưa được tốc độ cao là động cơ tĩnh siêu âm ScramJet, một thứ động cơ phản lực dùng không khí không máy nén. Nhưng hiện tại nó không đủ chính xác.
    Có thể nói, bất chấp mọi nỗ lực của sabot, HEAT-đạn xuyên giáp dùng thuốc nổ mạnh đã và vẫn thay thế thời đại của sabot.
    Ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke.
    HP dịch xong rồi.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 06/04/2006
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.586
    Đồng chí Tuất đúng là "cả ... lấp miệng em". Khi nào đồng chí dịch xong hết thì báo tớ 1 tiếng để tiếp tục làm sáng tỏ đề tài tiếng La Tinh nhé, kẻo làm mất hứng đồng chí.
  8. trai_tao_thom

    trai_tao_thom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2005
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Đúng là có tài liệu viết là Kalium. Bác vào Google gõ để kiểm tra lại. Tuy vậy bác t d t dùng từ có vẻ "văn học" quá.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Kè kè kè.
    các bác thông cảm, dùng từ văn học do hay bị kiện quá.
    Không những là một chất nổ mạnh, phổ biến, hỗn hợp hậu duệ của thuốc nổ đen còn có một đặc điểm là rất nguy hiểm. Nó ổn định, khó kích nổ, khó kích nổ được hiệu quả tốt, nhưng nõ nguy hiểm ở chỗ dễ kiếm. Chỉ mới cách đây 20 năm, chấy NH3NO3 còn được dùng như là một thứ phân đạm tốt, móc ở đâu cũng ra vài chục tấn. Bây giờ, mua một cái máy trộn bê tông cỡ nhỏ, đổ bào đấy vài chục cân đá cuội cỡ 100gram một viên, đổ tiếp phân "đạm ba lá" vào và quay. Chỉ cần 1 ngày làm việc như thế là ta có vài tấn bột NH3NO3 mịn. Cũng một ngày làm việc như thế, ta có đủ lượng bột than mịn đủ dùng. Còn nếu mua được bột nhôm (ông thợ sơn nào cũng mua được cả đống) thì sẽ được thuốc tốt hơn mà không cần nghiền than. Một cự binh chiến trường Việt Nam đã đánh sập một cao ốc bằng cách như vậy. Vụ khủng bổ ở Indônêxia cũng dùng thứ này. Trong khi người ta họp àn kỹ các hiệp định, yêu cầu các nhà sản xuất trộn chất dễ nhận biết vào Sermtex, rồi cãi nhau um tỏi vì thứ này, thì rất khó kiểm soát thứ hỗn hợp phân đạm trên.
    Trong chiến tranh Việt Nam, 12 tấn sermtex chuyển cho miền Bắc đã gây lo ngại lớn, thì sau đó là hàng trăm tấn cho không những chỉ Việt Nam (ít nhất 500 tấn cho Lybi, 312 gram trong số năm trăm tấn đó trở thành tác phẩm của PA 103). Rồi không những Tầu sản xuất được các chất gốc của thuốc nổ bắt cháy nhanh, Iraq cũng dự trữ hàng ngàn tấn HMX, rồi bị mất trộm hết. Đến nay thì việc chế tạo HMX đã không còn là bí mật.
    Thế nhưng, không một thứ thuốc nổ nào dễ kiếm như hỗn hợp chất nổ đen. Dù công thức HMX và các thiết bị điện tử để điều khiển lò phản lức đã dễn kiếm, vẫn cần hàng chuc ngàn USD vốn liếng.
  10. hanoi341956

    hanoi341956 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghe nói ngày xưa KGB có một quyển giáo trình về khủng bố trong đó huấn luyện kỹ năng sản xuất vũ khí bằng các phương tiện đơn giản sẵn có. Sau đó quyển sách này nghe nói bị đưa lên Net làm đau đầu các chuyên gia chống khủng bố. nhạy cảm Túm lại, tôi đoán bạn HP đã nghiên cứu tài liệu huấn luyện của KGB rồi nên mới biết đến chi tiết dùng máy trộn bê tông để nghiền phân đạm để thu được bột amôni nitrát. Bạn biết mánh gì hay như thế thì kể ra để anh em mở mang tầm mắt. Cảm ơn trước!
    u?c chiangshan s?a vo 20:51 ngy 08/04/2006

Chia sẻ trang này