1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về tính chất của lực hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi eurika, 03/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bàn về tính chất của lực hấp dẫn.

    [​IMG]

    [​IMG]



    Như các bác đã biết, và tôi đã biết. Âm thanh và ánh sáng có tính chất sóng. Còn về nhiệt độ có tính chất sóng hay không thì tôi quên rồi.

    Cả 3 âm thanh - ánh sáng - nhiệt độ đều lan toả đều theo mọi hướng. Cho dù vật to hay nhỏ đều nhận cường độ đều nhau với khoản cách là đều nhau.

    Nhưng với lực hấp dẫn, chúng ta lại thấy rằng, Vật càng nhỏ thì lực hấp dẫn càng nhỏ, vật càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn. lực hấp dẫn Không đồng đều nhau khi chúng đều nhau về khoản cách r = R +h.

    Nếu chúng ta làm 1 thí nghiệm Đặt 1 khối chì lớn giữa tâm như hình vẽ. và 4 khối chì nhỏ A, B, C, D đặt đều theo bán kính r = R+h. Thì điều gì sẽ xảy ra.?

    Âm Thanh - Ánh Sáng - nhiệt độ. Với 1 bán kính nhất định nào đó. Chúng ta vẫn đo được mức cường độ trung bình của chúng.

    Nhưng với lực hấp dẫn. Cường độ (độ mạnh yếu) trung bình của lực hấp dẫn là bao nhiêu.?

    Điều này chứng minh cho ta thấy, chung quanh vật luôn có 1 môi trường gọi là các hạt Graviton là vô căn cứ. Vì nếu chung quanh vật bức ra các hạt Graviton (có mang điện tích hay không không quan trọng) Chúng ta sẽ tính toán hoặc đo đạt được lực hấp dẫn trung bình của khối trung tâm.

    Mặc khác. Nếu làm thí nghiệm với mô hình y như hình vẽ gồm có khối tâm và các vật A, B, C, D. Khi di chuyển đều chúng vào gần khối trung tâm. Các vật A, B, C, D chắc chắn sẽ bị tác động khác nhau. Vì

    F= GMm / r2

    Chúng ta thấy rằng. Tất cả A, B, C, D đều có r = R+h bằng nhau.
    => chỉ có duy nhất m là khác nhau => lực hấp dẫn khác nhau.

    Mặt khác, nếu chúng ta làm rơi 4 vật đó tại tầng Bình Lưu còn trong khí quyển với khoản cách 80Km so với mặt nước biển. Thì chắc chắn rằng, cả 4 vật đó đều rơi vào bề mặt Trái Đất.

    Cũng với khoản cách là 80 Km đó đến bề mặt, nếu chúng ta cho 4 tàu thám hiễm bay quanh Mặt Trăng cùng thời điểm, chúng ta thả 4 vật đó ra. Thì vật nào sẽ rơi vào Mặt Trăng.?

    Lưu ý: bán kính của 4 vật đó là quá nhỏ so với bán kính Trái Đất và Mặt Trăng, nên chúng sẽ có lực hấp dẫn tác động tại Trái Đất lên 4 vật là gần = nhau. Và trên Mặt Trăng cũng là gần bằng nhau.

    Nếu Trái Đất không có khí quyển. Liệu 4 vật đó có rơi vào Trái Đất không.? Điều này có thể kiểm nghiệm với 1 hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời có khối lượng và bán kính tương đương Trái Đất nhưng không có khí quyển.

    Hiện nay chúng ta chỉ mới dựa vào các công thức Vật Lý tính toán được khối lượng của hành tinh này chênh lệch so với hành tinh kia => lực hấp dẫn cũng chênh lệch nhau, chứ chúng ta cũng đâu có tính được lực hấp dẫn trung bình của mỗi hành tinh là bao nhiêu đâu.?

    Có thể không phải hạt Graviton mang điện tích nhưng chúng sẽ mang giá trị âm và dương để biểu diển cho mức đẩy và mức hấp dẫn của các hạt Graviton. Vậy thì đặt ra giả thuyết có các hạt Graviton chung quanh vật là vô căn cứ.
  2. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Chịu khó học hỏi nhỉ, Hoan hô!
    Cái hạt Graviton chưa tìm được bằng thực nghiệm , chỉ có giả thuyết. Thời Newton, ông này cũng chẳng biết tới nó. Khi nào học xong cơ lượng tử hẵng hay, bay giờ quyên nó đi, học xong Newton đã. Vạn vật hấp dẫn nghĩa là mọi cái đều có thể rôi vào nhau, mọi cái đều có trường hấp dẫn của mình: từ quả cầu bằng chì của thí nghiệm đo G đến thiên thạch, sao chổi, hành tinh, hay thậm chí chính 60kg của cậu cũng có trường hấp dẫn.
    các thiên thể không rơi vào nhau vì chúng quay quanh nhau, lực ly tâm cân bằng với lực hấp dẫn. Quỹ đạo của chúng đảm bảo điều này.
  3. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là đè tài mà mathotinhlang đang quan tâm sau vụ đọc bài "bàn về thuyết vạn vật hấp dẫn" của bác Trí đây!
    eurika nhờ đọc bài của bác trí mà nảy sinh việc tìm hiểu về sự hấp dẫn này (post liền 2 Topic có liên quan) sao không cám ơn bác Trí lại đi chửi rủa bác ấy vậy?
    Để hôm nào rảnh rảnh mathotinhlang scand phần có liên quan trong bài của bác Trí lên đây cho mọi người cùng đọc!
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Eurika đưa ra cái so sánh sóng âm, nhiệt và ánh sáng với lực hấp dẫn thật là sai lầm. Trong mấy ví dụ của eurika, các vật thu bức xạ (A, B, C và D) là thụ động, như vậy thì cuờng độ chỉ phụ thuộc khoảng cách r là đúng rồi. Còn trong lực hấp dẫn, thì quả cầu trung tâm tác dụng lên A 1 lực và lực đó phụ thuộc cả vào A nữa. Khối lượng A = 0 thì lực hấp dẫn cũng bằng 0. Thực chất thì quả cầu TT và A tác động tương hỗ qua lại nhau, chứ không thể nói chỉ có quả cầu TT tác dụng lên A hay chỉ có A tác dụng lên quả cầu TT được.
    to mathotinhlang: eurika thắc mắc về lực hấp dẫn, về G , trước khi thuyết bác Trí xuất hiện trên ttvn.
  5. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Nhiệt với nhiệt độ khác nhau mà .
  6. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi!
    ý kiến này trùng hợp với ý kiến của mathotinhlang! lực của trái đất tác dụng lên vật là lực tổng hợp của hai lực tác dụng hỗ tương với nhau.
    Nhưng mathotinhlang nghĩ mãi vẫn chưa hiểu ra được cái cơ chế để phát sinh hợp lực này nó là như thế nào để mà dẫn đến công thức mà trong đó hai khối lượng lại nhân với nhau (nếu là cộng thì dễ hiểu hơn)!
  7. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Newton phát biểu: Giữa 2 vật sẽ xuất hiện 1 lực hấp dẫn tỷ lệ với tích 2 khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoản cách giữa chúng.
    Bác Trí và 1 người nữa lại đọc hiểu thành.
    Trái Đất hấp dẫn quả táo 1 lực = chính quả táo hấp dẫn Trái Đất 1 lực.
    ở giữa Trái Đất và quả táo tồn tại 1 hằng số hấp dẫn G.
    Bác Trí nói Newton sai.
    Còn người kia nói phải là tổng khối lượng.
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 00:18 ngày 05/12/2006
  8. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Dạ bẫm cụ... Em bắt đầu sợ các cụ rồi.
    Xin hỏi, trong cái bài mà tôi viết. Có cái đoạn nào nói khối TT tác động riêng lẽ lên A và A tác động riêng lẽ lên TT không.??
    Tôi không nói thì hà cớ gì bác suy bụng ta ra bụng người để có người hí ha hí hửng mừng thầm là bác giống với người đó kìa.
    Và cả ông Trí cũng giống người đó nốt. Rồi bảo Newton sai.
    Rõ ràng là cái bài thơ của tôi có tác dụng đấy chứ.
  9. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    À..... Nói thêm tí với bác haidelft. Bác đã đọc kỹ mấy cái dòng phía dưới tôi lấy VD về thả rơi 4 vật đó trong khí quyển tại tầng bình lưu cách mực nước biển 80 Km chưa.?
    Bác tự phân tích và tự đi tìm câu trả lời. Tôi thấy rằng mình đã viết rất chi tiết và cụ thể. Có cả thí nghiệm trong đó rồi đấy bác ạ. Vấn đề còn lại là đi làm thí nghiệm để đo đạc lại thôi bác ạ.
    Các bác chú ý:
    Tôi lập ra cái topic này chủ yếu nói về, khi mọi vật to nhỏ khác nhau có cùng khoản cách đến nơi phát ra ÂM THANH - ÁNH SÁNG - NHIỆT đều nhận được một giá trị là không thay đổi.
    Nhưng với lực hấp dẫn là thay đổi, và thay đổi theo khối lượng m của vật.
    Câu hỏi đặt ra: Lực hấp dẫn trung bình của Trái Đất là bao nhiêu.? Tâi sao lại thay đổi theo Khối lượng vật.?
    Điều này có thể làm thí nghiệm kiểm tra để chứng minh.
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 00:48 ngày 05/12/2006
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ===============================
    Eurika lại láu cá rồi, cậu đưa ra các ví dụ về âm thanh, nhiệt và ánh sáng, đó toàn là những trường hợp thụ động, có nghĩa là vật thu nhiệt, ánh sáng hay âm thanh đó không tác động lại nguồn sáng. Như vậy tôi mới nói trong trường hợp lực hấp dẫn, vật chịu tác động không thụ động mà cũng có tác động ngược lại.
    Chở lại cái ví dụ của cậu, quả cầu TT cố định, các quả cầu A, B, C và D cái nào to thì sẽ có lực hấp dẫn với TT lớn hơn thôi, thực chất đây là phép cộng lực của vô số các phần tử khối lượng trong mỗi quả cầu (nếu coi A, B, C và D không ảnh hưởng tới nhau).

Chia sẻ trang này