1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về tính chất của lực hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi eurika, 03/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Ôi dào ôi. Có người tiếng Việt đọc không xong.
  2. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bác không hiểu ý em dzồi.
    Nói với bác thế này. Tôi đem 4 vật có khối lượng m nặng nhẹ khác nhau lên một độ cao nào đó khỏan trên 80Km. Tôi đem lên bằng kinh khí cầu hoặc bóng thám không chẳng hạn.
    Sau đó tính tóan làm sao cho: Khỏan cách từ bế mặt Trái Đất đến tâm các vật là như nhau. r =R +h
    Trong đó:
    R : là bán kính Trái Đất.
    h : là khỏan cách từ bề mặt Trái Đất đến tâm vật.
    Vậy thì một khi tôi đã tính tóan sao cho r = R + h. Thì:
    F= GMm/ r2
    Ta có r của 4 vật là đều nhau (không đổi)
    M là khối lượng Trái Đất (không đổi).
    G là hằng số hấp dẫn (bất biến).
    Vậy chỉ còn duy nhất m của vật là thay đổi.
    F1= GMm1/ r2
    F2= GMm2/ r2
    F3= GMm3/ r2
    F4= GMm4/ r2
    Đến đây có người đọc tiếng Việt không hiểu nên mới đổ thừa cho tôi là Trái Đất chỉ tác động lên vật. Nói thật, tiếng Việt còn chưa hiểu thế mà cứ đòi dong thuyền ra biển chứng minh Newton sai bằng tiếng anh.
    Điều mà chúng ta thấy rằng. Cho dù m của vật cực nhỏ (100gr) hay cực lớn thì với độ cao là 80Km. Vật đó vẫn rơi vào bề mặt Trái Đất. Vì vẫn còn trong khí quyển Trái Đất.
    Nếu Trái Đất không có khí quyển, thì với độ cao đó vật có rơi vào bề mặt Trái Đất không.? Chỉ có thể làm thí nghiệm này với 1 hành tinh có khối lượng và bán kính tương đương Trái Đất nhưng không có khí quyển và bên ngòai Thái Dương Hệ. Bên trong Thái Dương Hệ sẽ không chính xác.
    Và cũng với độ cao là 80Km đó. Chúng ta sẽ tính tóan ra được lực hấp dẫn của 4 vật tương tác với Trái Đất là không bằng nhau. Nhưng nếu là âm thanh hay ánh sáng hay nhiệt, chúng ta sẽ đo được chúng là đều nhau.
    Chính vì Trái Táo rơi, nên Newton nói Trái Đất có lực hút. Có người đọc lại hiểu là Trái Đất hấp dẫn quả táo = quả táo hấp dẫn lại Trái Đất thế mới chết người ấy chứ.
    Trái Đất có lực hút: vậy lực hút của Trái Đất là bao nhiêu N....????
    Hay nó chỉ biết mỗi việc tương tác với m sẽ cho ra lực hấp dẫn khi M không đổi r không đổi...?????
    Cơ chế nào để cho Trái Đất (vật) có lực hấp dẫn khi có m..????
    Hay nó là cơ chế do chính 1 người là Newton quy định ra.?
    F=GMm/ r2
    Mặt khác, khi thả rơi 1 vật có khối lượng là 3 Kg. Phần đầu nặng 2,5 Kg, phần giữa nặng 0,5Kg phần đuôi nặng 1Kg. Khi thả rơi vật nằm ngang ta thấy rằng phần đầu luôn luôn hướng xuống.
    Vậy hỏi. Lực hấp dẫn tác động lên vật hay tác động lên từng phần của vật.?
    Vậy thì
    F = GM. deltam / r2
    hay delta F = GMm / r2
    Trong đó mỗi F có trong delta F chính là lực hấp dẫn tương tác giữa từng phần hoặc thậm chí là tương tác với từng chất điểm có trong vật. hay là delta m là tổng khối lượng từng phần, từng chất điểm trên vật.?
    Chính vì vậy Newton đã đưa ra tích phân và vi phân áp dụng vào lực hấp dẫn...?????
    Vậy thì xin hỏi. Lực hấp dẫn tương tác lên vật hay tương tác với từng chất điểm, hay từng phân tử, hay từng hạt nhân có trong vật.?
    Xin lỗi các bác..... Nếu các bác bảo tôi là đưa ra vấn đề không khoa học. Thì xin vui lòng chỉ ra chính xác cái nào là không khoa học. Đừng nói không không như thế nữa nhá. Tôi chán lắm rồi.
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Xong câu thứ nhất, tiếp đến câu thứ hai:
    Cường độ không phải là cái để cho hay nhận đâu bạn eurika ơi. Việc lan toả đều theo mọi hướng cũng không chính xác. Điều đó chỉ đúng trong một môi trường nào đó thôi. Nếu sóng truyền trong ống dẫn thì nó đâu có lan đều theo mọi hướng đâu.
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Vật có rơi vào Trái Đất hay ko ko phụ thuộc vào Trái Đất có khí quyển hay ko mà phụ thuộc vào các điều kiện ban đầu của năng lượng của hệ Trái Đất-vật, vectơ vận tốc lúc BAN ĐẦU CỦA vật. Nếu vận tốc này bằng vận tốc cực tiểu để thoát ra khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất thì nó sẽ duy trì qũy đạo vòng quanh Trái Đất.
    Ngay cả việc bạn cho rằng vai trò của khí quyển vào trong đây thì cho thấy rằng bạn ko hiểu gì về hấp dẫn cả! Bạn thấy rằng vệ tinh, Mặt Trăng, các hành tinh bay quanh Mặt Trời chẳng có ở trong môi trường khí nào nên nó mới duy trì được quỹ đạo à? Còn hễ vật nào đó vẫn còn ở trong khí quyển thì nó ko thể chuyển động vòng quanh Trái Đất được à?
    Việc rơi thẳng của các vật được quy định bởi điều kiện ban đầu: vật có vectơ vận tốc ban đầu có phương xuyên qua tâm Trái Đất. Trái Đất được xem như là đứng yên.
  5. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bác đưa vào ống dẫn thì bác đã cố tình tạo ra 1 cái điều kiện phi thực tế (không hiện thực) rồi. Đó là 1 điều kiện nhân tạo..Ok.!
    Tôi nói với bác thế này, việc mà bóng đèn tròn lan toả nhiệt đều theo mọi hướng, mấy bà bán bánh mì rất hay áp dụng. Trước tiên họ tạo ra 1 cái ***g, họ treo bóng đèn điện ở giữa. Họ chất chung quanh cái ***g đó trên 10 ổ bánh mì. Để giữ nhiệt cho bánh mì giòn đừng bị xẹp ấy mà.
    hơn 10 ổ bánh mì khi chất chung quanh bóng đèn với khoản cách đều nhau R=20cm. Chúng nóng đều nhau hết. Ở đây tôi nói nóng đều nhau dám có người bảo tôi rờ bằng tay hay đo bằng nhiệt kế lắm à.
    Mặt khác, ánh sáng lan toả đều theo mọi hướng, với 1 khoản cách nhất định nào đó, cho dù đứng ở đâu cũng đo đạc được thông số không thay đổi. Âm thanh cũng vậy.
    Cường độ ở đây ý của tôi là nói về tần số âm thanh mà loa phát ra. Là lượng nhiệt mà sợi đốt phát ra, là mức độ sáng của bóng đèn. V ì nói về 3 cái đó nên tôi gộp chung lại vào cái chữ cường độ cho nó tiện. Chủ yếu là các bác hiểu được ý là Ok rồi.
    Cường độ là ý tôi ám chỉ đến mạnh yếu, sáng hay tối ấy mà.
  6. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Rõ là ấm ớ hội tề!
    Đem vấn đề khí quyển ra để xem xét sự hấp dẫn thì cho thấy bác này bị chập cheng nặng rồi! chả hiểu gì về hấp dẫn cả!
    Bầu khí quyển chỉ có tác dụng cản trở hấp dẫn do nó tạo ra lực ma sát khi vật di chuyển trong nó mà thôi, nếu không có khí quyển thì không còn ma sát, hấp dẫn càng dễ dàng hơn, một điều đơn giản như vậy mà cũng không biết!!! không lẽ đây là cao thủ của Box vật lý đây sao???????
    Vậy chứ thế nào là khoa học??? chắc bác trả lời rằng: "cái gì tôi cho là khoa học thì nó là khoa học phải không?"
    ở trên đời sao lại có kẻ mát dây nặng thế nhỉ????
  7. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Về mặt ý nghĩa của hấp dẫn. Cái gia thoại quả táo Newton tôi không biết có thật hay không. Nhưng nói đại loại là như vầy. Quả táo trên cây, cách mặt đất 1 khoản h.
    Khi quả táo rơi khỏi cây, nó ''''rơi dính'''' vào mặt đất. Nên Newton mới nói Trái Đất có lực hút. Xét về chữ hút, Hút ở đây là 2 vật hút dính vào nhau. Giống như nam châm hút dính chặt nhau là do lực từ. Quả táo nằm trên mặt đất chính là dính vào mặt đất. Hạt bụi khi rơi, không cần biết nó rơi như thế nào nhưng kết quả cuối cùng là nó nằm trên mặt đất. Gọi là trái Đất hút hạt bụi, hay nói theo ''''khoa học'''' là trái Đất và hạt bụi có lực hấp dẫn tương tác lẫn nhau. Hạt bụi có khối lượng rất bé nhưng vẫn rơi trên mặt đất, chiếc máy bay trọng tải lớn vẫn rơi trên mặt đất. Và tất cả đều rơi dính vào mặt đất. Cho nên gọi là hấp dẫn.
    Thí nghiệm của ****ndish cũng là 2 vật hấp dẫn nhau.
    Trên net có mấy cái đoạn phim quay lại cảnh làm thí nghiệm của ****ndish, tôi xem mà nằm lòng trong bụng đây này, không cần phải trực tiếp làm đâu.
    Còn việc các vệ tinh quay quanh Trái Đất hay các hành tinh quay quanh Mặt Trời, theo Newton đó là do lực hấp dẫn = lực hướng tâm. Nhờ lực hướng tâm nên nó mới có quỹ đạo.
    Điều trớ trêu là các vệ tinh quay quanh Trái Đất có quỹ đạo gần như tròn rất khó thấy là hình elip. Nhưng các hành tinh quay quanh Trái Đất là hình elip rõ rệt.
    Buộc 1 sợi dây vào 1 viên đá, và quay nó. Nó có quỹ đạo gần như là tròn vì khoản cách sợi dây không đổi. Newton nói sợi dây chính là tác nhân của lực hướng tâm = lực hấp dẫn giữ cho viên đá có quỹ đạo tròn.
    Vậy quỹ đạo elip của các hành tinh làm thay đổi lực hướng tâm (lực hấp dẫn), hay tại lực hấp dẫn mà thay đổi quỹ đạo tròn sang elip.? Tại sao lực hấp dẫn không giữ cho các hành tinh bay theo quỹ đạo tròn đi...???
    Thân.
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 05/12/2006
  8. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Đây là bàn về vấn đề thực tiển chứ không bàn về cãi cùn. Đề nghị ai thích cãi cùn xin vui lòng ra ngoài cho. Bác Random Walker hay bác Tungsin nếu được, 2 bác xoá dùm tôi mấy cái bài của mathotinhlang dùm, tôi rất cám ơn.
    Tôi bây giờ rất nghiêm túc đấy các bác nhé.
  9. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    ha ha ha...... đọc mấy cái bài của eurika ở đây mà chết cười!!!!
    Mấy bác trong cái box này cãi nhau với eurika thành ra ấm đầu hết cả!
    Thôi em không tranh luận nghiêm túc với bác nữa! vì bác chẳng hiểu các cóc khô gì cả mà lại hay nói bậy! cái đầu em cũng hơi âm ấm lên vì viết bài phản bác rồi đây này!
    hiiiiiiiiiiiii ha ha ha...... thì ra cao thủ Box vật lý là như vậy!!!!
    Được mathotinhlang sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 05/12/2006
  10. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói về xoá thì cần xoá bài của bác mới đúng!!!!
    Kể từ bây giờ em sẽ không cãi nghiêm túc với bác nữa! vì bác chẳng biết cóc khô gì cả mà cứ hay nói bậy, em lấy bác làm đối tượng để luyện thiền cho chắc ăn đây!

Chia sẻ trang này