1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về tính chính xác của thông tin trên báo chí

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khoiks, 22/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Bàn về tính chính xác của thông tin trên báo chí

    Năm 2003, dính líu đến một vụ án, Đức phải ra trước vành móng ngựa. Vì chưa đến tuổi thành niên, Đức chỉ bị đưa đi trường giáo dưỡng. Ở được vài tháng, Đức trốn trường dạt về thành phố cảng Hải Phòng, thuê nhà, kiếm sống bằng nghề cờ bạc bịp học được trong những ngày giang hồ ở Hà Nội. (trích từ bài: "Loạn ******** tuổi teen", trang Thanhnien.com.vn, ngày 11/07/2006).
    -----------------------------------------------------------------
    Đấy báo chí bây giờ còn cho rằng đã ra trước vành móng ngựa, nhưng rồi còn được đi trường giáo dưỡng nữa cơ. Tuy báo chỉ nói: "Vì chưa đến tuổi thành niên", không nói rõ trường hợp này phạm tội gì (ít nghiêm trọng/ nghiêm trọng/ rất nghiêm trọng/ đặc biệt...) và độ tuổi cụ thể của Đức như thế nào, nhưng nhình chung nội dung của bài viết cho ta hiểu: ra toà, nhưng do chưa đến tuổi nên được đưa đi giáo dưỡng!.
    ---Đây chỉ là một trong vô số những bài viết thiếu chính xác mà chúng ta bắt gặp thường xuyên, hằng ngày trên báo chí. Thế nhưng hôm nay cũng hơi "Rảnh" nên tôi tạo 1 topic, mong các bạn tham gia.
  2. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn, tôi khó mà biết được bạn muốn bàn về cái gì. Ngoài việc nêu thông tin rằng : Báo chí có lúc đưa tin không chính xác.
    Bây giờ có nhiều loại báo chí, nhiều kênh thông tin, nên thường là để tăng tính thời sự thì người ta không thể làm tốt tính chuyên sâu được. Phóng viên săn tin một chiều, miễn là thấy thuận tai vừa mắt là gởi đăng luôn. Ban biên tập dù có là thánh cũng khó mà kiểm soát được việc này.
    Vậy thì, khi một công dân, một cơ quan, đơn vị, hay tổ chức nào đó có phản ảnh về tính trung thực, tính chính xác của sự kiện, sự việc đã nêu trong bài báo, có khi cả bài báo thì trách nhiệm của người làm báo là gì, nghĩa vụ của họ là sao, cái gì ràng buộc họ làm việc đó hiệu quả nhất ? hình như chưa được rõ lắm thì phải ?
    Có phải ý của bạn muốn nói vậy không ?
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  4. vovinammienbac

    vovinammienbac Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Cũng một phần vì lý do cho có tính "thời sự" để dành bạn đọc nên đôi khi các nhà báo phải chớp nhoáng khi đưa tin, nếu để hôm sau mới đăng thì đã có báo khác đăng rồi.
    Điều quan trọng là cần có các cộng tác viên cung cấp các nguồn tin đáng tin cậy để vừa mang tính thời sự vừa đảm bảo tính chính xác (ở mức độ chấp nhận được)
  5. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Người nào bức xúc nhất thì người đó chủ động liên hệ với các phóng viên. Cánh phóng viên thì biết quá rõ chuyện này. Nhạy cảm nhất là mấy anh muốn kiếm thêm chút đỉnh, ngoài nhuận bút. Một số anh khác thì quá ức do bị một số cơ quan lạnh nhạt đón tiếp nên sẵn sàng phang cho nó mấy nhát. Đáng tiếc là loại phóng viên này vẫn thấy đâu đó trên các mặt báo. Số phóng viên có chất lượng cao thì sau khi có những thông tin ban đầu rồi thì khai thác các nguồn khác để tạo những thông tin đa chiều, có chiều sâu, đương nhiên là lập luận đầy tính thuyết phục, những thông tin chưa rõ ràng thì những phóng viên này không đưa ngay lên đâu.
  6. plhtoan

    plhtoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Các phóng viên của các báo thường chỉ được rèn luyện kỹ năng viết và lấy tin, còn vấn đề pháp lý thì đôi khi không nắm rõ. Đôi khi viết 2 câu kế nhau nhưng đối nhau về nghĩa
  7. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Ừ, bạn nói đúng đó. Nhưng ở Việt Nam, những tờ báo nào được xếp vào loại báo lá cải như bạn nói. Chẵng nhẽ mỗi tờ báo được phép đưa tin lá cải một chút. Đôi khi phải ngẫm nghĩ khi dưới mỗi tờ báo đều có dòng tít : Cơ quan ngôn luận của ... tiếng nói của ... Không phải, không phải, cái mọi người muốn nói là ràng buộc pháp lý kiểu gì để nội dung bài báo thật hơn, khách quan hơn,... ngoài tính thời sự. Nếu không, tính thời sự trở thành vô nghĩa.
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Nếu nhìn vào các bài báo của VN viết về pháp luật và tội phạm thì dễ thấy tình trạng sau :
    Chuyện Việt Nam :
    Ông X bị bắt về tội xyz;
    Chuyện nước ngoài :
    Ông X bị bắt giam vì bi nghi ngờ phạm tội xyz;
    Có lẽ tại tự viết và dịch thuật lại có khác nhau nhưng trong suy nghĩ nhà báo ta chưa học và rút được kinh nghiệm rằng, bị bắt tạm giam chưa đồng nghĩa với có tội.
    Hơi đáng tiếc.
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  10. chichchoepheo

    chichchoepheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Không phản đối những gì bạn bức xúc,nhưng mình cãi hộ tác giả bài báo.
    Đức dính líu đến 1 vụ án hình sự và đã bị khởi tố, truy tố ra tòa. Hôm xét xử Tòa thấy vụ việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục về tố tụng: Ví dụ cụ thể là có bằng chứng cho thấy Đức mới từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi mà lại phạm tội ít nghiêm trọng (hoặc nghiêm trọng) nên HĐXX đã quyết định đình chỉ phiên tòa giao Đức về cho UBND để xử lý hành chính (đưa đi trường giáo dưỡng) nhé.
    Kết luận trường hợp này PV viết không sai nhưng chưa biết cách diễn đạt khiến bạn đọc không nắm được PL rất khó hiểu.
    (Xin xem thêm điều 12 và diều 69 Bộ luật Hình sự).
    Thân mến bạn khoiks

Chia sẻ trang này