1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về tính năng kỹ thuật, khả năng tác chiến của các loại máy bay trực thăng quân sự hiện đại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 28/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Bàn về tính năng kỹ thuật, khả năng tác chiến của các loại máy bay trực thăng quân sự hiện đại

    Máy bay trực thăng được sử dụng ngày càng nhiều như là một phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm tăng cường khả năng tấn công, phòng thủ, vận tải ...cho quân đội các nước đặc biệt vùng rừng núi, biên giới hải đảo

    Topic này bàn về các khía cạnh của KTQS không chứa những bài khiêu khích hay kích bác lẫn nhau giữa các mem. Cám ơn các đc quan tâm.
  2. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Khái niệm cơ bản về máy bay trực thăng
    [​IMG]
    Trực thăng Kaman Seasprite của Hải quân Hoa Kỳ đang hạ cánh trên tàu chiến
    Máy bay trực thăng (cách gọi của miền Nam) hay máy bay lên thẳng (cách gọi của miền Bắc) là một loại phương tiện bay có động cơ, hoạt động bay bằng cánh quạt, có thể cất cánh, hạ cánh thẳng đứng, có thể bay đứng trong không khí và thậm chí bay lùi. Trực thăng có rất nhiều công năng cả trong đời sống thường nhật, trong kinh tế quốc dân và trong quân sự.
    Nếu so sánh với máy bay cánh cố định thì máy bay trực thăng có kết cấu, cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều, khó điều khiển, đắt hơn, hiệu suất khí động học thấp, dẫn đến chi phí bay cao hơn, tốn nhiều nhiên liệu, tốc độ và tầm bay xa kém hơn rất nhiều. Nhưng bù lại những nhược điểm đó, khả năng cơ động linh hoạt, khả năng cất cánh ?" hạ cánh thẳng đứng không cần sân bay và tính năng bay đứng của nó làm cho loại máy bay này là không thể thay thế được. Thực tế là máy bay trực thăng có thể đến bất cứ nơi nào chỉ cần bãi đáp có kích thước lớn gấp rưỡi đường kính cánh quạt là nó đều có thể hạ cánh và cất cánh được.
    Vì các đặc tính kỹ thuật đặc biệt đó mà các máy bay cánh cố định không thể có được, máy bay trực thăng ngày càng phát triển, song hành cùng các loại máy bay cánh cố định thông thường và có ứng dụng ngày càng đa dạng: trong lĩnh vực giao thông vận tải nó cùng với các loại máy bay có cánh cố định lập thành ngành Hàng không dân dụng, trực thăng có vai trò rất lớn trong vận tải hàng không đường ngắn, trong các điều kiện không có đường băng, sân bay và để chở các loại hàng hoá cồng kềnh, siêu trường, siêu trọng vượt quá kích thước khoang hàng bằng cách treo dưới thân. Trong đời sống thường nhật, trực thăng được sử dụng như máy bay cứu thương, cứu nạn, cảnh sát, kiểm soát giao thông, an ninh, thể thao, báo chí và rất nhiều các ứng dụng khác. Đặc biệt trong quân sự nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng không quân và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.
    Về mặt phân loại máy bay trực thăng là khí cụ bay nặng hơn không khí, bay được nhờ lực nâng khí động học (lực nâng Zhukovsky) được tạo bởi cánh quạt nâng nằm ngang. Cũng như đối với máy bay thông thường, lực nâng khí động học được tạo thành khi có chuyển động tương đối của cánh nâng đối với không khí, nhưng khác với máy bay thông thường là cánh nâng gắn cố định với thân máy bay, trực thăng có cánh nâng là loại cánh quạt quay ngang (thường có từ 2 đến 6 cánh quay trong mặt phẳng nằm ngang, cánh quạt này còn đọi là cánh quạt nâng). Với đặc điểm của cánh nâng như vậy, khi cánh quạt nâng quay vẫn bảo đảm được sự chuyển động tương đối của không khí đối với cánh nâng và tạo lực nâng khí động học trong khi bản thân máy bay không cần chuyển động. Vì vậy máy bay trực thăng có thể bay đứng treo một chỗ và thậm chí bay lùi.
    Nguyên lý hoạt động
    Lực nâng khí động học
    [​IMG]
    Mô hình lực nâng khí động học bằng tiếng Anh: Thrust: lực đẩy (tạo bởi động cơ); Drag: lực cản của không khí; Weight: trọng lực; Lift: lực nâng khí động học (Zhukovski)
    trực thăng cũng như máy bay thắng được trọng lực và bay lên được là nhờ lực nâng khí động học hay còn gọi là lực nâng Zhukovski. Đó là kết quả của sự chênh lệch áp suất không khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể (cánh nâng) khi dòng khí chuyển động tương đối chảy bao bọc qua vật thể. Để có lực nâng khí động học thì thiết diện vật thể (cánh nâng) phải không đối xứng qua trục chính và đường biên của mặt trên phải lớn hơn của mặt dưới, những vật thể có hình dạng thiết diện như vậy được gọi là có hình dạng cánh khí động học. Khi không khí chảy bao quanh hình cánh khí động sẽ có lực nâng khí động học và đồng thời xuất hiện lực cản. Hình khí động học nào cho hiệu ứng lực nâng càng cao mà lực cản càng ít thì được coi là có hiệu suất khí động học càng tốt.
    Khi không khí chảy qua hình khí động là cánh nâng, tại mặt dưới sẽ có áp suất cao hơn so với mặt trên và hệ quả là sẽ xuất hiện một lực tác động từ dưới lên vuông góc với cánh. Lực nâng đó có độ lớn bằng tổng diện tích các cánh nhân với chênh lệch áp suất hai mặt. Độ chênh lệch áp suất phụ thuộc vào hình dạng thiết diện cánh tức là phụ thuộc vào hiệu suất khí động học của cánh, góc tấn (tiếng Anh: angle of attack) ?" góc chảy của không khí tương đối với vật khí động, và vận tốc dòng chảy (đồng nghĩa với vận tốc quay của cánh quạt nâng). Như vậy khi cánh quạt nâng đạt đến vận tốc quay nào đó thì chênh lệch áp suất (đồng nghĩa với lực nâng) sẽ đủ để thắng trọng lực và trực thăng có thể bay lên được.
    [​IMG]
    Cánh nâng của máy bay trực thăng là một hoặc vài bộ cánh quạt quay ngang (cánh quạt nâng): khi cánh quạt nâng quay nó tạo sự chuyển động tương đối của cánh nâng và không khí và tạo lực nâng. Như vậy đối với máy bay có cánh cố định thì chuyển động tương đối của cánh nâng đối với không khí là chuyển động của chính máy bay, nên lực nâng chỉ có khi máy bay có đủ vận tốc, mất vận tốc sẽ mất lực nâng (thất tốc) nên máy bay cánh cố định không thể bay đứng một chỗ. Trực thăng cũng theo nguyên tắc lực nâng khí động học nhưng các cánh nâng là cánh quạt ngang quay xung quanh trục nên vẫn đảm bảo chuyển động tương đối với không khí và có lực nâng khi trực thăng vẫn đứng yên, nên trực thăng có thể bay đứng một chỗ thậm chí bay lùi.
    Chính vì sự khác nhau khi tạo lực nâng như vậy dẫn đến sự khác nhau về sử dụng công suất của trực thăng và máy bay cánh cố định: Đối với trực thăng gần như toàn bộ công suất động cơ máy bay là để tạo lực nâng chỉ một phần rất nhỏ để tạo lực đẩy ngang. Trong khi đó phần lớn công suất của máy bay cánh cố định là để tạo lực đẩy ngang chỉ có một phần nhỏ để tạo lực nâng một cách gián tiếp. Chính vì vậy nếu có cùng công suất máy thì máy bay trực thăng chở được nặng hơn nhiều máy bay có cánh cố định, nhưng vận tốc thì kém xa. Đây là điểm khác nhau rất lớn của hai loại máy bay này về khía cạnh công suất và tính năng.
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 12/11/2008
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đáp lại việc BTT dọa đánh phủ đầu, mới đây 31/10/2008 quân đội Hàn quốc tiến hành tập trận lớn quanh thủ đô Seoul
    Máy bay Cobra AH-1S của HQ bắn tên lửa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được vaputin sửa chữa / chuyển vào 21:09 ngày 27/11/2008
  4. Unknowdevice

    Unknowdevice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Trực thăng là thứ đập bộ binh và tàu ngầm vô cùng hiệu quả. Trực thăng tác chiến ở độ cao thấp cho phép nó tiếp cận mục tiêu một cách dễ dàng và ít bị phát hiện. Ta thử tưởng tượng khi bộ binh hai bên đang giao tranh thì một trong hai bên bỗng dưng được yểm trợ bằng 1-2 chiếc Apache AH-64 hoặc Ka-50, hoặc Mi-28 Havoc.... trực thăng xuất hiện, quất một loạt đại bác 20-30 mm vào chính giữa đội hình bộ binh phía bên kia, teo khối lính, rồi còn rocket... nó lượn vài vòng thì chắc là bộ binh đối phương bị thiệt hại cực kỳ nặng. Nhưng trực thăng thì cũng có nhược điểm là phạm vi tác chiến của nó ngắn, giờ bay khá hạn chế.
  5. xuanhuy1511

    xuanhuy1511 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    14
    trực thay bắn xe tank cũng khá ác .... điển hình là trong chiến tranh việt nam .
  6. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Èo, AH-1 mà cũng được gọi là Apache à??? Thú nhỉ
  7. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    [​IMG]
    Góp vui với chủ topic
    http://209.85.175.104/search?q=cache:kbxTAjlV9scJ:www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/uh-1.htm+UH-1&hl=vi&ct=clnk&cd=4&gl=vn
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:13 ngày 04/11/2008
  8. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một vài hình ảnh về UH-1
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:30 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:31 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 04/11/2008
    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 04/11/2008
  9. lqmmanh

    lqmmanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    133
    Thôi đi ông tướng! mấy cái hình đó là AH1 cobra. Chiến tranh VN cũng đã có dùng rồi. AH64 rất dễ nhận ra mà vẫn nhầm à?
  10. VINASAT01

    VINASAT01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Công dụng và uy lực của máy bay trực thăng thì rõ rồi
    nhưng em thấy còn một điều nữa mà các bác chưa nhắc tới, đó là điểm yếu của máy bay trực thăng. Điểm yếu chết người của nó là tốc độ bay quá thấp và cũng ko bay cao được điều đó làm cho khả năng nó bị bắn rơi bởi súng bộ binh là rất cao, điển hình là trong chiến tranh VN, UH_1 của Mĩ và VNCH bị AK bắn rơi lả tả, đến khi tên lửa phòng không vác vai ra đời thì khả nang nó bị băn rơi ngay càng cao, điển hình là trong chiến tranh Chesnia lần thứ 2 một chiếc MI_26 bị băn rơi bởi một tên lửa đối không vác vai làm gần 200 lính Nga đi trên máy bay đó bị chết hoặc bị thương. Nhưng đến khi Apache ra đời với vỏ thép bọc khoang lái chịu được đạn 5,65; 7,65; 12,7 ly và khi KA_50/52 ra đời với vỏ thép bọc khoang lái chịu được đạn 20; 30 ly thì khả năng nó bị bắn rơi bởi súng bộ binh giảm đi đang kể nhưng mỗi khi gặp tên lửa phòng không vác vai thì phi công trực thăng vẫn run!!!!!!!!
    Chúng ta thấy tương lai của tổ quốc yêu dấu
    Trong chiến thắng của lí tưởng cộng sản bất tử
    Chúng ta sẽ mãi mãi trung thành
    Dưới lá cờ đỏ thắm của tổ quốc vinh quang

Chia sẻ trang này